Con đ−ờng quốc lộ số 1 từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh chạy dọc theo các
đồng bằng ven biển, khi v−ợt qua khỏi đèo Hải Vân đến Bình Thuận có dạng địa hình
dốc đứng làm cho bờ biển có đoạn bằng phẳng, có đoạn khúc khuỷu và nhiều vịnh. Đó là miền duyên hải Nam Trung bộ bao gồm các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong lịch sử, đồng bằng Quảng Nam - Tam Kỳ đã là nơi dân c− đông đúc. Vào
thế kỷ thứ 17 và 18, Hội An là một th−ơng cảng quan trọng hoạt động tấp nập, thuyền bè có thể đi từ Đà Nẵng đến Quảng Nam theo sông Vĩnh Điện qua sông Hội An, sông Thu
Bồn rồi theo dòng Tr−ờng Giang xuống tận cửa Tam Kỳ đến vịnh An Hoà suốt dọc bờ
biển từ Bắc xuống Nam.
Đồng bằng Quảng Ngãi rộng khoảng 1200km2 bao gồm cả thung lũng sông Trà
Bồng, sông Trà Khúc và sông Vệ cũng cấu tạo t−ơng tự đồng bằng Quảng Nam. Nh−ng
vào mùa khô, sông Trà Khúc và sông Vệ đều cạn n−ớc, có chỗ ng−ời ta có thể lội qua. Hiện nay trên sông Trà Khúc đã có công trình thuỷ nông Thạch Nham ngăn sông, xây dựng hệ thống kênh m−ơng chuyển n−ớc phục vụ sản xuất cho nhiều huyện.
Vùng Bình Định với tổng diện tích đồng bằng 1750km2 có nhiều nguồn n−ớc sông
cung cấp cho đồng bằng. Sông Lại Giang cấp n−ớc cho đồng bằng Tam Quan - Bồng
Sơn, sông La Xiêm cấp n−ớc cho đồng bằng Vạn Phúc, đồng bằng Phú Mỹ và cuối cùng
là đồng bằng Quy Nhơn do nhiều sông bồi đắp mà quan trọng nhất là sông Hà Giao bắt nguồn từ dãy núi An Khê chảy vào cửa biển Thị Nại.
Mạng l−ới sông ngòi ở vùng Nam - Ngãi - Định cung cấp n−ớc t−ơng đối phát triển, mặc dù về mùa khô n−ớc cạn đi nhiều nh−ng đã tạo nên các đồng bằng màu mỡ. Ng−ời ta đã trồng lúa và nhiều nhất là mía, lạc, khoai, dừa. Bờ biển vùng Nam - Ngãi - Định có nhiều cá và hai cảng lớn là Đà Nẵng, Quy Nhơn hàng năm đánh bắt đ−ợc hàng chục tấn cá.
Vùng Phú Yên có khoảng 816 km2 với hai đồng bằng chính: đồng bằng Tuy An do
nguồn n−ớc sông Cái cung cấp, đồng bằng Tuy Hoà do nguồn n−ớc sông Ba (sông Đà
Rằng) cung cấp tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ nhất. Với đập Đồng Cam ở Cảng Sơn trên sông Ba cấp n−ớc cho hệ thống kênh m−ơng đảm bảo n−ớc t−ới cho các vùng đất cao trong mùa khô để trồng mía nổi tiếng ngon và ngọt. Trong vùng có nhiều sông nhỏ
cấp n−ớc cho nhiều đầm (đầm ông Tong, đầm Ô Loan), giữa đầm có nhiều đảo nhỏ
Nha Trang có nguồn n−ớc sông Cái, sông Trà Đục cung cấp phù sa cho đồng bằng
rộng 135km2, còn sông Cần Lam ở Ninh Hoà cấp n−ớc và phù sa cho diện tích đồng
bằng khoảng 100km2. Nguồn n−ớc trong các vịnh ở Nha Trang rất có giá trị, trong đó vịnh Cam Ranh là vịnh tự nhiên tốt nhất thế giới với diện tích 338km2. Nha Trang, Cam Ranh đều là những cảng cá quan trọng của đất n−ớc.
Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều thuộc vùng khô hạn nhất của Nam Trung bộ, hai đồng bằng Phan Rang và Phan Rí của tỉnh Ninh Thuận đều sử dụng nguồn n−ớc của sông Cái và sông Luỹ. Nguồn n−ớc hai sông này phụ thuộc chủ yếu vào l−ợng m−a hàng năm. Tuy hai đồng bằng này cách nhau không xa nh−ng lại có chế độ m−a rất khác nhau. ở Phan Rang l−ợng m−a trung bình năm là 695mm, có năm chỉ 413mm, số ngày m−a là 49 ngày tập trung trong 3 tháng (9, 10 và 11) nh−ng không có tháng nào l−ợng m−a rơi lại v−ợt quá 185mm. ở Phan Rí mùa m−a lại bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 nh−
ở đồng bằng Nam bộ (l−ợng m−a hàng tháng khoảng 100mm). Tình trạng khô hạn này lại đ−ợc tăng c−ờng do trong đồng bằng các bãi cát và cồn cát chiếm diện tích lớn đến
500km2 làm gia tăng sự bốc hơi và làm độ ẩm không khí hạ xuống đến mức thấp nhất.
Vào mùa hè có một hiện t−ợng kỳ lạ là trên mặt bãi cát nóng bỏng có vô số những hạt muối trắng đ−ợc mang từ d−ới sâu lên do hiện t−ợng bốc hơi quá mạnh theo mao quản.
Đồng bằng Phan Thiết rộng đến 310km2 nhận n−ớc t−ới từ hàng chục con suối và sông chảy thẳng từ miền núi phía Bắc và phía Tây tới trong đó có hai con sông Cái. Một sông Cái chảy theo phía Đông Bắc Phan Thiết để ra biển, còn sông Cái thứ hai chảy từ phía Tây đến đổ vào thị xã Phan Thiết ở sát bờ biển.
Nói chung các khu vực đất cao trong vùng Ninh Thuận -Bình Thuận đều là những khu vực đất tốt nh−ng vì thiếu n−ớc t−ới nên ch−a sử dụng hết. Nếu có hệ thống kênh m−ơng dẫn n−ớc t−ới thì đây là vùng đất lý t−ởng để canh tác bông, mía, nho, tỏi, hành tây và nhiều loại cây ăn quả.