Bắt đầu từ phía Nam đèo Hải Vân trở đi cho đến miền Đông Nam bộ, khối núi
Tr−ờng Sơn Nam hầu nh− bao bọc hết diện tích của miền Trung Trung bộ và cực Nam
Trung bộ, còn các đồng bằng duyên hải chỉ là một đ−ờng viền nhỏ hẹp mà cuộc sống
kinh tế trong quá khứ cũng nh− t−ơng lai không hề tách rời với khối núi này. Đó là miền
đất cao rộng lớn nằm sau l−ng gờ núi Tr−ờng Sơn Nam th−ờng quen gọi là “Tây
Nguyên” bao gồm nhiều cao nguyên có những độ cao khác nhau. Cao nguyên Kontum - Pleiku ở phía Bắc cao dần từ 400 - 800m, cao nguyên Di Linh tận cùng ở phía Nam vẫn còn cao 1000m, bao gồm các tỉnh Kontum, Gia Lai, ĐăkLăk, Đắc Nông và Lâm Đồng.
Tây Nguyên nằm hoàn toàn ở phía Nam của vĩ tuyến 160 Bắc, do đó chịu ảnh
h−ởng của khí hậu nhiệt đới ẩm một cách thực sự. Tuy nhiên, do toàn vùng đều nằm ở một độ cao nhất định nên khí hậu cũng thay đổi theo tính chất của xứ nóng: Kontum, M’Drăc, Buôn Ma Thuột có nhiệt độ trung bình năm là 23 - 250C, Pleiku cũng có nhiệt độ t−ơng tự, riêng Đà Lạt cao 1500m có nhiệt độ 16 - 180C.
ở miền Nam nói chung và trên các cao nguyên Tây Nguyên nói riêng, biểu hiện sự luân phiên giữa mùa m−a và mùa khô còn sâu sắc hơn là ở miền Bắc.
Mùa m−a ở Tây Nguyên phủ cho rừng núi một bức màn trắng xoá, làm bầu trời,
mặt đất, thân cây, ngọn cỏ, mái nhà rông và nóc bếp... chịu cảnh m−a dầm kéo dài liên miên. Từ Kontum đến Pleiku, Buôn Ma Thuột đến M’Drắc l−ợng m−a trung bình th−ờng trên d−ới 2000m, số ngày m−a chiếm 130 - 170 ngày trong năm. Cũng có nơi l−ợng m−a
lớn hơn nh− núi Ngọc Linh hàng năm nhận hơn 4000mm n−ớc, nhiều khu vực núi cao
khác từ 2500 - 3000mm. Đáng chú ý là vùng Hòn Bà nằm giữa Đà Lạt và Nha Trang, m−a hình nh− kéo dài quanh năm, số ngày m−a lên tới 251 ngày. Các tháng 2, 3 và 4 có l−ợng m−a ít nhất nh−ng mỗi tháng vẫn còn hơn 100mm n−ớc và 13 - 15 ngày m−a.
ở Tây Nguyên chỉ có một nơi m−a ít nhất, đó là thung lũng Cheo Leo, l−ợng m−a không quá 1300mm. Khí hậu ở đây t−ơng đối khô và cây cối bao gồm những loài chịu đ−ợc hạn, lá dày và đầy gai thích ứng với môi tr−ờng nh− chuối, mít, dứa, đu đủ, thanh long ...
Mùa m−a ở Tây Nguyên kéo dài từ tháng 5 - 11, có nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào
đất liền nh−ng không v−ợt qua đ−ợc s−ờn Đông của dãy Tr−ờng Sơn Nam nên ở Tây Nguyên không có bão, chỉ có những cơn gió lốc.
Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài từ 6 đến 9 tháng tuỳ từng vùng. Trái với mùa m−a, vào thời kỳ này nắng gay gắt và không khí khô một cách khốc liệt. Hầu nh− ánh nắng
dần dần hút cạn hết từng giọt n−ớc trong đất, làm cho mặt đ−ờng đất đỏ trên các cao nguyên phủ một lớp bụi dày, bụi bay trong không khí khoác lên thân cây và bụi cỏ xung quanh một màu đỏ vàng, nhiều rừng cây rụng gần hết lá, đặc biệt là rừng cây họ Dầu (rừng “khộp”) làm tăng thêm vẻ tiêu điều của cảnh vật. Suối nhiều nh−ng cũng có vùng đi hàng chục kilomet không có một dấu vết của n−ớc, còn n−ớc ngầm thì nằm sâu d−ới mặt đất đến 30 - 60m. Vùng thung lũng Kontum - Pleiku là nơi lý t−ởng cho trồng bông, mía, thuốc lá, cafê ... vào mùa khô mực n−ớc ngầm hạ thấp đến 12m d−ới mặt đất, điều này cộng với khí hậu khô hạn làm cho việc gieo trồng ở đây nhất thiết phải có n−ớc t−ới. Nh−ng nhờ các suối đổ từ các núi cao bao quanh có m−a nhiều không ngừng tiếp tế n−ớc
cho dòng sông Ba nên vào mùa khô hạn đã giải quyết n−ớc t−ới cho sản xuất nông
nghiệp, mặc dù còn nhiều khó khăn trong khai thác.
Vùng cao nguyên ĐăkLăc nằm ở hữu ngạn sông EaAydun và sông Ba trở về đến
vùng hồ ĐăkLăc nằm d−ới chân cao nguyên Lâm Viên. Đây là cao nguyên đất đỏ phì
nhiêu nhất, đông dân c− nhất và có thành phố Buôn Ma Thuột quan trọng hàng đầu của Tây Nguyên. Các dòng sông gần nh− có n−ớc quanh năm, nhiều chỗ n−ớc đọng lại thành
các vũng nhỏ, còn n−ớc ngầm thì khá phong phú nằm ở những độ sâu khác nhau không
xa mặt đất. Sông Crông CơNô tr−ớc khi đổ vào đồng bằng ĐăkLăc đã tạo điều kiện cho việc đắp đập sản xuất ra năng l−ợng thuỷ điện và giữ n−ớc t−ới cho các khu vực đất cao, hạn chế các cơn lũ thất th−ờng hay xảy ra ở miền núi.
Phía Nam cao nguyên ĐăkLăc có hồ Lak, nguồn n−ớc vùng hồ Lak đều đổ xuống
các thung lũng sâu: thung lũng sông Crông CơNô ở phía Bắc, thung lũng sông Đa Đ−ng và ĐaCaNam ở phía Tây, thung lũng sông Đa Nhim ở phía Đông Nam. Vì vậy mùa khô trên cao nguyên ĐăkLăc không khắc nghiệt và không dài bằng ở cao nguyên Kontum - Pleiku.
Cao nguyên Lâm Viên có khí hậu mát quanh năm. Trên cao nguyên có một số hồ nh− hồ Xuân H−ơng rộng khoảng 5km2 nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, đây là một hồ nhân tạo do xây đập làm thuỷ điện ngăn sông Camly. Ngoài ra có hồ Mê Linh, hồ
Than Thở cách thị xã 5km là những nơi tạo nên nguồn n−ớc ngầm phong phú và nguồn
n−ớc mặt t−ới cho vùng rau Đà Lạt.
Vùng cao nguyên Liên Kh−ơng có nhiều suối, tuy cạn về mùa khô nh−ng mực
n−ớc ngầm nằm không sâu lắm, trong vùng chỉ đào khoảng vài mét là có n−ớc.
Vùng cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh vào mùa khô không khắc nghiệt lắm, m−a vẫn
rơi đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có một màu xanh dễ chịu. Các thung lũng sông suối gần nh− có n−ớc quanh năm. Các n−ơng chè nổi tiếng của miền Nam có sản l−ợng cao, đất đai đ−ợc khai thác từ lâu, các buôn làng cũng có mật độ lớn hơn nhiều so với các cao nguyên khác.
Tây Nguyên có nhiều khả năng về mặt nông lâm nghiệp. Do những điều kiện tự nhiên thay đổi rất rõ ràng theo từng vùng mà ng−ời ta phải chú ý đến tính đặc thù của chúng ở các vùng khi sử dụng vào mục đích kinh tế. Tuy nhiên có một điểm chung là, do điều kiện mùa khô kéo dài trong một số tháng liên tục nên cần phải lựa chọn những
giống cây chịu hạn, những cây lâu năm nhiều hơn là cây hàng năm. Khi phát triển cây hàng năm thì vấn đề n−ớc t−ới trở thành vấn đề hàng đầu, mặc dù ngay đối với cây lâu năm, n−ớc cũng có vai trò quan trọng không kém nếu muốn có sản l−ợng cây trồng cao giữa các tháng. Ng−ời ta dễ nhận thấy rằng mặc dù cây cao su là cây chịu hạn tốt nh−ng sản l−ợng trong các tháng mùa khô thiếu n−ớc t−ới đều giảm sút so với các tháng có n−ớc đầy đủ.