Toàn miền có diện tích 27.920km2, cao trung bình từ vài chục mét đến khoảng
200m, gồm có những bề mặt cao nguyên thấp và những đồi l−ợn sóng, rất ít bị chia cắt.
Đó là các tỉnh Đồng Nai, Bình D−ơng, Bình Ph−ớc, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu... Miền Đông Nam bộ nằm ở vĩ tuyến rất thấp (từ 110 vĩ tuyến Bắc trở xuống) nên có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm. Sự thay đổi giữa mùa khô và mùa m−a tạo ra nhịp điệu cấp n−ớc rất rõ rệt. M−a tập trung từ tháng 5 đến tháng 6, tổng l−ợng m−a bình quân 2597mm so với thành phố Hồ Chí Minh là 1937 mm nh−ng số ngày m−a lại kém hơn (146 ngày so với 157 ngày) phù hợp với sự xuất hiện khối khí xích đạo. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm không khí trong thời gian này giảm sút rõ rệt. Theo phân loại của Alixốp, khí hậu toàn miền đã mang nhiều đặc tính của khí hậu xích đạo hay có kiểu khí hậu á xích đạo.
Chế độ khí hậu đặc biệt này đ−ợc phản ánh rõ rệt trong chế độ các sông. Toàn
miền có một mạng l−ới khe suối khá dày đặc và ngắn có đầy cát vào mùa khô nh−ng
có một mạng l−ới sông nhánh khá dày, trong đó các sông nhánh chính là sông La Ngà ở tả ngạn, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ ở hữu ngạn do bắt nguồn từ nhiều h−ớng khác nhau, tạo ra hệ thống sông cấp n−ớc cho một l−u vực rất rộng lớn.
Ven các sông La Ngà, sông Bé và sông Vàm Cỏ cũng có nhiều nơi thung lũng sông mở rộng tạo nên những đồng bằng rất phì nhiêu. Đồng bằng sông La Ngà khoảng 10.000ha, đồng bằng sông Bé rộng 20.000ha và nhiều đồng bằng thung lũng khác ngay
trên sông Đồng Nai nh− thung lũng “Trơ Đát” giữa Lâm Đồng và Long Khánh (thuộc
thành phố Hồ Chí Minh) một phần đã đ−ợc khai thác làm ruộng lúa n−ớc.
Trong khi ở Tây Nguyên, ảnh h−ởng sâu sắc của mùa khô gây nhiều khó khăn cho
nông nghiệp thì ở Đông Nam bộ ảnh h−ởng đó đ−ợc giảm bớt do mực n−ớc ngầm trong các thung lũng kín giữa các đồi lại nằm rất nông, do đó có thể sử dụng đ−ợc vào việc lấy n−ớc t−ới ruộng.
Tất cả các con sông chảy qua trong vùng đều có khả năng xây đập thuỷ điện để tạo ra những hồ chứa n−ớc lớn và sản xuất năng l−ợng thuỷ điện, nhất là trên sông Bé (có thể t−ới cho gần 50.000ha và có nhà máy thuỷ điện tại Thuận Nghĩa); sông Đồng Nai có thể t−ới cho 70.000ha hai bên sông, 30.000ha từ Long Khánh đến Ph−ớc Tuy và đã có nhà máy thuỷ điện Trị An; sông Sài Gòn và sông La Ngà có thể t−ới cho 35.000ha thuộc sông La Ngà và 20.000ha thuộc tỉnh Bình Tuy cũ.
Miền Đông Nam bộ đã đ−ợc ca tụng nh− là “thiên đ−ờng” của cao su, là vùng đất thích hợp cho nhiều cây công nghiệp kể cả mía, ca cao, quế, thuốc lá ...