Có lẽ không một ai trong chúng ta, dù bất cứ ở địa ph−ơng nào lại không có cảm giác về một điều gì thân thuộc khi nói đến vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng lại quen thuộc đến mức, đôi khi chúng ta không thấy cần phải nhận thức điều gì khác hơn là tính chất bằng phẳng, đặc tính phì nhiêu và trù mật của một vùng châu thổ có đỉnh ở Việt Trì còn đáy thì kéo dài từ Quảng Yên đến tận Ninh Bình.
Châu thổ là do phù sa sông bồi đắp lên, do đó Đồng bằng sông Hồng là “món quà” của dòng sông Hồng và sông Thái Bình hợp lại. Sông Hồng và sông Thái Bình đều chia ra nhiều nhánh. Sông Hồng sau khi rời khỏi Sơn Tây đã tách ra một sông nhánh quan trọng là sông Đáy, xuống địa bàn đầu Hà Nội thì tách ra sông Đuống, đến H−ng Yên thì chia n−ớc theo sông Luộc và sông Phủ Lý, xuống Nam Định - Thái Bình thì toả ra thành
sông Trà Lý, sông Nam Định và sông Ninh Cơ. Với tổng l−ợng n−ớc trung bình của
sông Hồng 114.000m3 và tổng l−ợng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm. Sông Thái Bình có hai nhánh là sông Kinh Thầy và sông Thái Bình, nh−ng xuống đến Hải D−ơng và Quảng Yên trở ra biển thì tạo thành một vùng đất trũng mà mặt ruộng và mặt n−ớc sông cũng nằm trên cùng một độ cao. So với sông Hồng thì sông Thái Bình nhỏ hơn nhiều, mặc dù đó là phần hạ l−u của sông Cầu, sông Th−ơng và sông Lục Nam hợp lại,
ch−a kể nhờ sông Đuống và sông Luộc mà sông Thái Bình còn nhận đ−ợc thêm nguồn
n−ớc và phù sa của sông Hồng (khoảng 32,6% tổng l−ợng n−ớc của sông Hồng ở Sơn Tây và chừng 17 triệu tấn phù sa một năm).
Nguồn n−ớc của sông Hồng và sông Thái Bình đều chịu ảnh h−ởng của gió mùa
nên chế độ n−ớc rất thất th−ờng. Mùa m−a thì thừa n−ớc, mùa khô thì có thể thiếu n−ớc. N−ớc là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tự nhiên của châu thổ, đối với vùng đồng bằng châu thổ đã ổn định, ng−ời ta không thể không chú ý đến hiện t−ợng n−ớc quá thừa vào mùa m−a lũ và mối quan hệ của nó tự bảo vệ rừng và quá trình xói mòn ở vùng th−ợng l−u. ở vùng đồng bằng này mới trông thì thừa n−ớc, nh−ng để có đủ n−ớc t−ới tiêu và thau chua rửa mặn cho các vùng đất nông nghiệp khác nhau thì không phải là thừa. Có tài liệu nghiên cứu cho rằng ở toàn bộ vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng tính từ Việt
Trì trở xuống, tổng l−u l−ợng còn thiếu khoảng 330 m3/s. Đó không phải chỉ là một vấn đề khoa học tự nhiên mà còn là của khoa học kinh tế và sự điều hành kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, nguồn n−ớc ở vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn đủ đảm bảo bơm n−ớc t−ới ruộng và giao thông vận tải thuỷ quanh năm.