Trong những thàng gần đây, một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã tìm cách áp dụng các nghiệp vụ can thiệp tiền tệ.. Điều này dẫn đến m
Trang 1DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM DREAM:
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Phần I: Tổng quan về chính sách tỷ giá, chế độ tỷ giá và vai trò của Ngân hàng Trung ương 4
I Chính sách tỷ giá 4
II Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW 6
Phần II: Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản 8
I Giới thiệu về đất nước Nhật Bản 8
II Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản 11
1 Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản giai đoạn 2003-2004 11
2 Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản 15/09/2010 11
Phần III: Đánh giá chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản 18
Kết luận 20
Trang 3Lời mở đầu
Khủng hoảng kinh tế khiến Chính phủ nhiều nước trên thế giới can thiệp mạnh vào chính sách tiến tệ để tránh cho nội tệ tăng giá, thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại Những can thiệp này quá sâu khiến hoạt động điều chỉnh chính sách tiền tệ trở thành hoạt động “thao túng tỷ giá”, đẩy thế giới đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh tiền tệ Xu thế chung của cuộc chiến này là các quốc gia can thiệp làm suy yếu đồng nội tệ.
Trong những thàng gần đây, một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã tìm cách áp dụng các nghiệp vụ can thiệp tiền tệ Chính phủ Singapore, Thái Lan, Campuchia cũng thực hiện những biện pháp tương tự Điều này dẫn đến một cuộc chạy đua về tỷ giá trong năm
2010, chứng kiến những sự biến động bất thường về tỷ giá của Đô-la Mỹ, Euro, Yên Nhật - những đồng tiền có ý nghĩa quan trọng trên thế giới.
Một trong những sự kiện được thế giới quan tâm trong thời gian qua liên quan đến sự bất ổn tỷ giá là động thái can thiệp vào thị trường tiền tệ của Nhật Bản hôm 15/9 - lần can thiệp đầu tiên trong 6 năm qua, bán Yên mua Đô-la Mỹ vào để ngăn việc tăng giá của đồng Yên đang đe dọa đến sự phục hồi “mỏng manh” của nền kinh tế Tại sao Chính Phủ Nhật lại quyết định can thiệp tỷ giá? Sự can thiêp này của Nhật Bản có cần thiết hay không? Tác động của nó đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được đề cập đến trong nội dung của bài nghiên cứu này.
Trang 4PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ, CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ VÀ
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.
I Chính sách tỷ giá:
1 Khái niệm chính sách tỷ giá:
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia
2 Nội dung của chính sách tỷ giá.
Hành vi phá giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ để đồng nội
tệ trở nên được định giá thấp hơn
Hành vi nâng giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ để đồng nội
tệ trở nên được định giá cao hơn
Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệp của chính phủ để duy trì tỷ giá là ổn định không đổi
Không can thiệp, để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu của thị trường
3 Công cụ của chính sách tỷ giá.
Công cụ trực tiếp: là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông
qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ
tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi)
Điều kiện: NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh
Công cụ gián tiếp:
Trang 5Lãi suất tái chiết khấu: khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ tác đ
ộng làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, điều này sẽ hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ
có tác động ngược chiều
Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu
giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, điều đó dẫn tới nội tệ lên giá Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại
Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng giống thuế quan cao Dỡ bỏ hạn ngạch có
tác dụng như thuế quan thấp
Giá cả: chính phủ có thể trợ giá cho những hàng hóa xuất khẩu chiến lược
hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất Chính phủ có thể trợ giá cho những hàng hóa xuất khẩu và bù giá cho những hàng hóa nhập khẩu
Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM: ngoài mục đích chính là
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm
áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối
II Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW.
Các quốc gia luôn xây những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của rieng mình Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia này
1 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Khái niệm: là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tụ do quy luật cung
cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW
Đặc điểm: trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không
có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối
Trang 6Vai trò của NHTW: NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành
viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên
tỷ giá hay để cố định tỷ giá
2 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.
Khái niệm: chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ trong đó NHTW tiến hành
can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định
Đặc điểm: NHTW không cam kết duy trì cố định tỷ giá hay một biên độ dao động
hẹp xung quanh tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một giới hạn tỷ lệ % nhất định so với ngày hôm trước Chế độ
tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Vai trò của NHTW: tích cực và chủ động can thiệp lên tỷ giá.
3 Chế độ tỷ giá cố định.
Khái niệm: là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy
trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm – Central Rate) trong một biên độ đã được định trước
Đặc điểm: tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ
2% - 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng tiền khác
Vai trò của NHTW: trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay
bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động cảu nó trong một biên độ hẹp đã định trước Để tiến hành can
Trang 7thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trự ngoại hối nhất định
Giới thiệu hệ thống chế độ tỷ giá ngày nay:
1 Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange rate arrangements with no separate legal tender).
2 Chế độ bản vị tiền tệ (Currency board arrangements).
3 Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventional pegged arrangements).
4 Chế độ tỷ giá cố định với biên độ giao động rộng (Pegged exchange rates within horizontal bands).
5 Chế độ tỷ giá cố định trượt (Clawling pegs).
6 Chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ (Exchange rates within crawling bands).
7 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed floating with
no preannounced path for exchange rate).
8 Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independent floating).
9 Cấu trúc tỷ giá (Exchange rate structure).
PHẦN II: CHÍNH SÁCH CAN THIỆP TỶ GIÁ CỦA NHẬT BẢN.
I Giới thiệu về đất nước Nhật Bản:
Nhật Bản là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng
là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (Bắc Hải
Trang 8Đạo), Honshu (Bản Châu), Shikoku (Tứ Quốc) và Kyushu (Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh
Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản, núi Phú Sĩ Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống
Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa
Kỳ Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, Nhật Bản là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng Đây
là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ
Văn hóa Nhật Bản:
Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước
Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các
lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản
Kinh tế:
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới
Trang 9về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản
Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô
la Mỹ Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006 Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công
ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi and Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, Toyota Financial Services and Sony Financial Holdings
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005) Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần
nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005) Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc
Tính cách con người Nhật Bản:
Trang 10Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này, người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau
• Có óc cầu tiến và rất nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới
• Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn
• Người Nhật rất chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
• Tinh thần làm việc tập thể
• Người Nhật không thích đối đầu với người khác
• Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ
• Lòng trung thành
Bên cạnh những tính cách nêu trên, người Nhật còn có một số đặc tính:
• Luôn làm việc theo mục tiêu đã định
• Tôn trọng thứ bậc và địa vị Rất coi trọng tôn ti trật tự
• Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao
• Yêu thiên nhiên và có tính thẩm mỹ
• Tinh tế, khiêm nhường
• Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài
II Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhật Bản:
1 Chính sách tỷ giá của Nhật giai đoạn 2003- 2004:
Nhật Bản chưa hề can thiệp để bán đồng Yên trên thị trường ngoại hối kể từ năm
2004 đến nay Tỷ giá giao dịch thời điểm năm 2004 là 109 Yên Nhật/ USD
Từ tháng 01/2003 đến tháng 01/2004, Nhật Bản đã bán tổng cộng khoảng 35 nghìn tỷ Yên trong nỗ lực giải quyết tình trạng giảm phát và làm chậm tiến trình nâng giá đồng nội tệ Tuy nhiên, hoạt động can thiệp vào thị trường có ít tác động trong việc cản đồng Yên tăng giá
2 Chính sách tỷ giá của Nhật ngày 15/09/2010:
Trang 11a Bối cảnh kinh tế trước khi Nhật can thiệp tỷ giá:
• Kinh tế thế giới:
Thoả thuận đạt được với các tiêu chuẩn cao hơn về nguồn vốn dự trữ của ngân hàng trên toàn cầu như là một phần trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai Sự phục hồi rõ nét của kinh tế châu Âu,trong khi Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề
UNCTAD dự báo về kinh tế toàn cầu: Trong dự báo mới nhất về hiện trạng
nền kinh tế toàn cầu,UNCTAD đã dự báo, GDP thực tế của nền kinh tế toàn cầu tăng 3,5% trong năm 2010 Sự gia tăng này đã dẫn đến sự phục hồi mạnh của
thương mại toàn cầu, nhưng theo UNCTAD, điều đó vẫn rất mong manh và không đồng đều UNCTAD cho biết các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu là ở châu Á và Mỹ Latinh, vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế Trong khi, các nền kinh tế chuyển tiếp ở Trung và Đông Âu phục hồi yếu Sự phục hồi yếu ớt cũng được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển Nhu cầu trong nước ở Mỹ phục hồi nhanh hơn ở các nước có thặng dư tài khoản vãng lai hàng đầu như Nhật Bản và Đức Châu Âu đã trở thành trung tâm của khủng hoảng nợ và trì trệ trong phục hồi kinh tế Các nền kinh tế châu Phi ít bị tác động trực tiếp của khủng hoảng do ít hòa nhập vào thị trường tài chính quốc tế
Chuẩn mới cho NH toàn cầu- Thoả thuận Basel III: 12/9 vừa qua, Nhóm các
Thống đốc NHTW và người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát đã tổ chức họp bàn về các quy định mới về vốn của Ủy ban Basel tại Basel, Thụy Sỹ Theo đó, Nhóm các Thống đốc NHTW và người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát đã công bố thỏa thuận đạt được về các tiêu chuẩn cao hơn về nguồn vốn dự trữ của ngân hàng trên toàn cầu Các quy định mới này được đưa ra như là một phần trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.Thỏa thuận mang tên "Basel III" yêu cầu các ngân hàng duy trì nguồn vốn dự trữ lớn hơn nhiều: vốn điều lệ tăng từ 2% hiện nay lên 4,5%, bắt đầu từ ngày 1/1/2015; vốn đệm tăng lên 2,5% từ ngày 1/1/2019 Như vậy, tổng số vốn dự trữ của các ngân hàng sẽ lên đến 7% Thỏa thuận sẽ được đưa ra thảo luận