1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền hình cáp catv tại việt nam

31 754 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 691,5 KB

Nội dung

Truyền hình cáp catv tại việt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CƠ SỞ KĨ THUẬT TRUYỀN HÌNH ĐỀ TÀI: TRUYỀN HÌNH CÁP CATV TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Phạm Trung Hiếu Lâm Trung Tuyển Lê Đức Trung Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Anh Dũng Lời mở đầu Như chúng ta đều biết công nghệ truyền thanh, truyền hình đã ra đời từ rất lâu đời. Nó đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực cho cuộc sóng nhân dân. Truyền hình là cơ quan thông tin, ngôn luận của quần chúng. Công nghệ truyền hình ra đời đã góp phần đem lại nhiều thông tin bổ ích, cần thiết cho xã hội về mặt văn hóa cũng như kinh tế. Ngoài ra truyền hình còn đem lại nhiều chương trình phong phú và hấp dẫn người xem. Trước nay, truyền hình chỉ phục vụ khán giả trong không gian hạn hẹp và thời gian phát sóng có hạn với thời lượng phát sóng rất ít. Dần dần về sau, trước những đòi hỏi ngày càng nhiều về thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật và giải trí, các đài truyền hình đã tăng cường lượng thời gian phát sóng và mở rộng vùng phủ sóng để phục vụ khán giả hâm mộ nhiều hơn, nhưng các đài truyền hình trong nước chỉ phát sóng được một vài kênh truyền hình tổng hợp ít ỏi cho nên không thể thỏa mãn được nhu cầu về truyền hình của đông đảo khán giả, mặt khác việc thu sóng truyền hình tại các vùng lõm, các chung cư và cao ốc thường rất khó khăn vì cao ốc đã trở thành vật cản sóng truyền hình đối với các căn hộ bên trong cao ốc đó, tín hiệu thu được thường rất xấu gây bóng và nhiễu. Bước sang thế kỉ 21, đòi hỏi của người xem không những các chương trình truyền hình quảng bá mà còn có nhu cầu được thông tin tức thời (ngay lập tức) các diễn biến, biến cố xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới, kể cả những đòi hỏi được học tập, giải trí giao dich mua sắm ngay trên thiết bị truyền hình của mình. Ngoài ra, trong từng khán giả còn có những nhu cầu khác nhau, thời gian khác nhau và yêu cầu được đáp ứng các nhu cầu riêng lẻ. Hiện nay chỉ có truyền hình cáp là có thể thoải mãi được nhu cầu như trên. Khả năng của truyền hình cáp, nhất là truyền hình cáp hữu tuyến HFC (Hybrid-Fiber- Coaxial Cable) là hệ thống truyền hình mà tín hiệu truyền hình được truyền dẫn bằng cáp đến từng hộ thuê bao. Càng ngày có nhiều nhu cầu về công nghệ truyền hình như: Có những khán giả thì thích xem phim, ca nhạc, khám phá thế giới…Nhưng các đài truyền hình trong nước chỉ phát sóng được một vài kênh truyền hình tổng hợp ít ỏi, cho nên không thể thỏa mãi được nhu cầu về truyền hình của đông đảo khán giả. Chính vì vậy, trước tình hình này, với những đòi hỏi như trên, đã thôi thúc nhiều công nghệ, dịch vụ truyền hình ra đời với nhiều chủng loại khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau. Cung cấp ngày càng nhiều chương trình hấp dẫn và phong phú nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu đòi hỏi của các tầng lớp khán giả. Ngày nay, nói đến công nghệ truyền hình là nói đến những đòi hỏi về khả năng cung cấp chương trình, vùng phủ sóng rộng; chất lượng âm thanh hình ảnh cao. Điều quan trọng là giá thành phục vụ và chi phí lắp đặt thấp. Hiện nay trên thế giới hoặc một số thành phố trong nước ta như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, thành phố Cần Thơ…đã sử dụng phương thức truyền hình cáp (CATV). Đồng thời những năm gần đây do đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nên đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện nhiều, các dịch vụ thông tin, dịch vụ truyền hình và dịch vụ giải trí cũng đòi hỏi ngày càng cao. Đây thực sự là động lực thúc đẩy sự ra đời của hệ thống truyền hình cáp, nhằm đáp ứng nhu cầu thích đáng của nhân dân cũng như các nhà đầu tư và du khách. Cùng với sự phát triển này, tiểu luận “Tìm hiểu truyền hình cáp CATV tại Việt Nam” trình bày những nội dung cơ bản nhất của công nghệ CATV và xu hướng phát triển của CATV tại Việt Nam. I: Tổng quan về mạng truyền hình cáp CATV 1: Lịch sử phát triển truyền hình cáp: Hệ thống truyền hình cáp (CATV) xuất hiện vào những năm cuối của thập niên 40. Thuật ngữ CATV xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 tại Mỹ khi thực hiện thành công hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable Television). Một năm sau, cũng tại Mỹ hệ thống truyền hình anten chung (CATV – Community Antena Television) cung cấp dịch vụ thuê bao bằng đường truyền vô tuyến đã được lắp đặt thành công. Từ đó, thuật ngữ CATV được dùng để chỉ chung cho các hệ thống truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến. Mục tiêu ban đầu của truyền hình cáp là phân phát các chương trình quảng bá tới những khu vực do các điều kiện khó khăn về địa hình mà không thể thu được bằng các anten thông thường, gọi là vùng lõm sóng. Một hệ thống cáp đơn giản nối những tín hiệu truyền hình thu được từ anten tới những thuê bao được tạo ra bởi cáp đồng trục và những bộ khuếch đại băng rộng. Tầng khuếch đại cáp rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, sự điều chỉnh liên tục của nhân viên kỹ thuật thì cần thiết đảm bảo bảo độ lợi và đáp ứng tần số. Sự suy giảm cáp ban đầu chỉ có thể mang từ kênh 2 đến kênh 6, và hệ thống này gọi là hệ thống năm kênh. Những trạm truyền hình nhận tín hiệu ở tần số siêu cao (UHF) hoặc trên kênh 7 đến 13 và sau đó tại thiết bị đầu cuối nó được biến đổi thành những kênh trong băng tần từ 2 đến 6. Tại thời điểm đó, vào đầu những năm 1950, năm kênh đã là nhiều và những người thuê bao phải chịu đựng nhiều sự lỗi thời và những vấn đền kỹ thuật của hệ thống hơn chúng ta ngày nay. Khi mà dây cáp trở nên khan hiếm và có thêm nhiều hệ thống được xây dựng, những nhà sản xuất đã đáp lại bằng việc cải thiện lại bộ khuếch đại và dây cáp. Cáp với vỏ bọc bằng nhôm bên trong được đổ đầy bột polyethelence và dây dẫn nhôm phủ đồng ở giữa, sớm trở thành tiêu chuẩn công nghiệp. Trong suốt những năm 60 và 70 kiểu dây cáp này có hai loại kích cỡ chính: loại có đường kính ngoài 0,412 inch và 0,5 inch. Cáp 0,412 inch được sử dụng làm dây fiđơ và loại 0,5 inch được sử dụng cho những mục đích trung chuyển. Bên cạnh đó, việc thiết kế hệ thống cũng được cải thiện, thay vì nối những thuê bao tới một hệ thống khuếch đại cáp đơn thì một sơ đồ vận chuyển tín hiệu theo dạng hệ thống trunk-fiđơ được phát triển. Tại đây hệ thống cáp chính (trunk) cho những tín hiệu truyền hình từ thiết bị đầu cuối tới những đầu của hệ thống, mà những đầu này biến đổi theo khoảng cách và số lượng những đường chia hệ thống. Những cáp dẫn (fiđơ) nối tới thuê bao được bắt đầu ra từ hệ thống đường chia cáp chính tại những bộ khuếch đại trung chuyển (trunk amplifier), do vậy nó cung cấp sự cách ly hệ thống thuê bao với hệ thống cáp chính, Với sự phát triển của transistor, những bộ khuếch đạu cáp sớm được cải thiện về hiệu suất và tiêu hao công suất thấp. Khi hệ thống phát triển hơn thì bộ nối định hướng và bộ chia tín hiệu được cải thiện, điều này làm xuất hiện thiết bị nối ra nhiều đường thuê bao. Những thiết bị nối ra này ban đầu chỉ có 2 hoặc 4 cổng thuê bao. Ngày nay thiết bị nối ra có 8 công là thông dụng, đặc biệt là ở những vùng dân cư đông đúc. Năm 1980 vào thời gian đầu các chương trình giải trí trở nên sẵn có thông qua các kênh vệ tinh. Các chương trình này đầu tiên được chuyển đổi sang hệ NTSC để điều chế một số kênh sóng mang hướng lên vệ tinh và hệ thống phát của vệ tinh chuyển tới trạm anten thu mặt đất của một hệ thống truyền hình cáp địa phương. Hệ thống thu tại thời điểm này dùng những anten lớn (10m) bởi vì những bộ khuêch đại anten vi sóng có nhiễu và độ lợi bị hạn chế. Suốt những năm 1980 đã cải thiện được những bộ khuếch đại anten thu nhiễu thấp hay những bộ khuếch đại nhiễu thấp (LNA s ) có kích thước nhỏ và chi phí thấp. Những anten thu parabol được xuất hiện nhiều trong thời điểm này. Sự ra đời của những bộ chuyển đổi nhiễu thấp (LNBC) sau những năm 1980 thì chất lượng được cải thiện và giá thành thấp. LNBC về bản chất là bộ khuếch đại nhiễu thấp được lắp trên anten. Tín hiệu tần số 4000 MHz (4 GHz) thấp hơn bao gồm 24 kênh chương trình được chuyển đổi thành 24 kênh trong băng tần, ví dụ như từ 950 đến 1450 MHz. Vì thê cáp từ anten xuống bộ thu có suy hao thấp hơn tại 950 đến 1450 MHz so với tại 3.7 đến 4.2 GHz. Bởi vì những kênh truyền hình vệ tinh là các kênh xem phải trả tiền nên một vài cách thức của việc chia tín hiệu tại đường nối ra tới thuê bao rất cần thiết để ngăn tín hiệu tới các thuê bao không muốn trả tiền cho dịch vụ. Một mạch gồm các điện trở, tụ điện và cuộn dây được làm theo dạng ống như một bộ lọc bẫy và được cài đặt trong một hộp bằng kim loại. Bộ lọc này có ý nghĩa loại bỏ các kênh không mong muốn từ nhà của thuê bao và nó được gọi là bộ bẫy tín hiệu kiểu Negative. Các chương trình vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều, vì vậy những hệ thống vệ tinh nhiều hơn 24 kênh được dùng , điều này làm cho những nhà khai thách hệ thống truyền hình cáp đặt kế hoạch tăng dung lượng kênh lên. Dĩ nhiên, loại cáp chất lượng tốt nhất và những bộ khuếch đại được cải thiện, những hệ thống mới được thiết kế tới 30 kênh (55 đến 270 MHz), 35 kênh (55 đến 300Mhz) , 40 kênh (55 đến 450 MHz), 52 kênh (55 đến 400 MHz), 62 kênh (55 đến 450 MHz), cho đến 78 kênh (55 đến 550 MHz). Theo thời gian cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử-viễn thông truyền hình cáp đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới vỡi hàng trăm triệu thuê bao. Phát triển nhất là Mỹ, Châu Âu và hiện nay đang phát triển mạnh mẽ tại Châu Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, và ngay cả Băngladesh, Campuchia cũng phát triển mạnh mẽ loại truyền hình cáp. Tại Việt Nam chúng ta đã có công ty truyền hình cáp Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ hơn 5 năm nay và cũng đã có số lượng thuê bao lớn và phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2002 đã có thêm các công ty truyền hình cáp Đã Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Nghệ An do liên doanh giữa các đài truyền hình và các công ty đầu tư truyền hình cáp đang phát triển tốt. Như vậy, truyền hình cáp được hiểu một cách đơn giản là hệ thống truyền hình mà tín hiệu được truyền đến từng điểm bằng cáp có thể là cáp đồng trục, cáp quang. Nội dung chương trình hết sức phong phú vì phát được nhiều kênh: tin tức, thể thao, giải trí, phim ảnh, giáo dục, và phát các kênh của các đài truyền hình địa phương, trung ương…Đồng thời khắc phục các nhược điểm của truyền hình bằng sóng vô tuyến như: không thu được sóng tại các điểm khuất, chất lượng thu sóng không đồng đều, tại các điểm thu không còn các trụ anten tua tủa lên trời nữa. 2: Khát quát công nghệ truyền hình cáp CATV Hiện nay, ở Việt Nam các đài truyền hình và một số nhà cung cấp dịch vụ đã đưa ra các dịch vụ truyền hình tương tự, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp…Sau đây là cách nhìn tổng quan về các dịch vụ truyền hình. 2.1: Truyền hình tương tự: Là công nghệ truyền hình phổ biến nhất và hiện được sử dụng rộng rãi trước đây. Gọi là truyền hình tương tự vì các trạm thu phát đều là thiết bị tương tự, tín hiệu thu phát cũng là tín hiệu tương tự. Tín hiệu được truyền dẫn trong không gian thông qua trạm anten phát, vệ tinh mặt đất hoặc lên vệ tinh địa tĩnh rồi phát xuống trở lại. Thiết bị đầu cuối để thu được có thể là anten. • Đặc điểm: Chất lượng hình ảnh và âm thanh không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng của thiết bị đầu cuối, yếu tố thời tiết (nắng, mưa…). Và đặc biệt là chi phí rất rẻ do chỉ cần có anten thu và tivi có thể xem được vài chương trình. 2.2: Truyền hình cáp: Hiện nay cả nước đã có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ trả tiền bằng nhiều loại hình thức công nghệ khác nhau gồm truyền hình cáp CATV, MMDS, DTH, truyền hình số mặt đất. CATV là dịch vụ phân phối kênh truyền hình của các nhà khai thác cáp tới các thuê bao qua hệ thống cáp quang hay cáp đồng trục. CÁc nhà cung cấp dịch vụ CATV ở Việt Nam đang dùng công nghệ tương tự để cung cấp các chương trình truyền hình trả tiền chủ yếu là qua đường cáp đồng trục. Là công nghệ truyền dẫn vô tuyến thông qua cáp, cáp được sử dụng ở đây có thể là cáp quang hay cáp đồng trục. Đồng thời tín hiệu truyền dẫn là tín hiệu kỹ thuật số, do đó ở đầu cuối cần có bộ thu và giải mã. Thường tín hiệu thu tại đầu thuê bao lớn hơn tín hiệu truyền từ vệ tinh và tương đối ổn định, nhưng do truyền trong môi trường đồng nhất (trong lõi cáp), nên cũng chịu những sóng phản xạ tương đối mạnh do hiện tượng không phối hợp trở kháng hoàn toàn. Hình 1: Sơ đồ tổng quát của truyền hình cáp • Đặc điểm: Băng thông lớn, chất lượng tín hiệu rất tốt, chất lượng còn tùy thuộc vào từng loại cáp để truyền tín hiệu (trên đường truyền bị suy hao). Ngoài ra có thể tận dụng đường truyền cho các mục đích truyền dữ liệu, Internet…Hiện nay truyền hình cáp có 2 loại: Truyền tín hiệu bằng dây dẫn, truyền hình cáp hữu tuyến (CATV) và loại truyền vô tuyến. • Nhược điểm: lại phụ thuộc rất lớn vào mạng truyền dẫn, nếu mạng truyền dẫn không tốt thì chất lượng các chương trình cũng bị xấu đi. 2.2.1: Hệ thống thiết bị trung tâm Hệ thống thiết bị trung tâm (Headend System) là nơi cung cấp, quản lý chương trình hệ thống mạng truyền hình cáp. Đây cũng chính là nơi thu thập các thông tin quan sát trạng thái kiểm tra hoạt động mạng và cung cấp các tín hiệu điều khiển. Với các hệ thống mạng hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền tương tác, truyền số liệu, hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm các nhiệm vụ như: mã hóa tín hiệu quản lý truy nhập, tính cước truy nhập, giao tiếp với các mạng viễn thông như internet… 2.2.2: Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ trung tâm mạng đến các thuê bao. Tùy theo đặc trưng của mỗi hệ thống truyền hình cáp, môi trường truyền dẫn tín hiệu thay đổi: với hệ thống truyền hình cáp như MMDS môi trường truyền dẫn tín hiệu sẽ là sóng vô tuyến. Ngược lại, đối với hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable TV) môi trường truyền dẫn sẽ là các hệ thống cáp hữu tuyến (cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng xoắn…). Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu phát ra từ các thiết bị trung tâm, điều chế, khếch đại và truyền vào mạng cáp. Các thiết bị khác trong mạng có nhiệm vụ khếch đại, cấp nguồn và phân phối tín hiệu hình đến tận thiết bị thuê bao. Hệ thống mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là bộ phận quyết định đến đối tượng dịch vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng thuê bao và khả năng mở rộng cung cấp mạng. 2.2.3: Thiết bị tại nhà thuê bao Với một mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự, thiết bị tại thuê bao có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệ từ mạng phân phối tín hiệu. với mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao gồm các bộ chia tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set-top-box) và các cáp dẫn…Các thiết bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu và đưa đến TV để sử dụng các dịch vụ của mạng: Chương trình TV, truy cập Internet, truyền dữ liệu… II: Cấu trúc mạng CATV 1: Các thông số kỹ thuật chính của mạng CATV [...]... Với công nghệ cáp quang lai cáp đồng trục, truyền hình cáp Việt Nam đã có mặt hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, truyền tải gần 100 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều kênh truyền hình duy nhất chỉ có trên mạng cáp CATV • 7 kênh truyền hình của Đài THVN • 13 kênh truyền hình chuyên biệt do VCTV biên tập • 6 kênh phim truyện hấp dẫn với phụ đề và thuyết minh tiếng Việt • 5 kênh... phim truyện đặc sắc dành riêng cho khán gia truyền hình cáp Việt Nam VCTV7 • Tháng 3/2006: kênh phim truyện phụ đè tiếng Việt Cinemax • Tháng 5/2006: kênh tin tức toàn cầu BBC,; kênh hoạt hình thuyết minh tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam BiBi • Trong tháng 8/2009: các kênh SCTV, SCTV8 và SCTV2-YAN TV chính thức được phát sóng trên mạng truyền hình cáp Việt Nam nâng tổng số lượng kênh phát sóng trên... trao đổi của khách hàng để xác định phí sử dụng hàng tháng Hình 3: Cấu trúc mạng HFC 3.2.2: Mạng truyền dẫn và phân phối: Hình 4: Sơ đồ cấu trúc mạng truyền dẫn tín hiệu quang Là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ Headend đến nhà thuê bao Trong truyền hình cáp hữu tuyến HFC, môi trường truyền dẫn là cáp quang Điển hình là một hay nhiều mạch vòng cáp quang kết nối giữa HE và HUB thứ cấp, trong một số trường... đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 rời bệ phóng bay vào không gian Sự kiện này được dự đoán sẽ tạo nên nhiều thay đổi trong lĩnh truyền hình ở nước ta Ngay cả trước khi VINASAT-1 được đưa vào hoạt động thì sự cạnh tranh giữa những công nghệ truyền hình trả tiền cũng không kém phần sôi động so với thị trường thông tin di động và Internet băng rộng (ADSL) 1: Truyền hình cáp Việt Nam VCTV (Viet Nam Cable Television)... nước ta là Internet băng thông rộng trên mạng truyền hình cáp Để thực hiện được điều này thì các thiết bị trên mạng truyền hình cáp phải đảm bảo truyền được thông tin hai chiều Ngoài ra tại đầu cuối, thuê bao cần có modem cáp để chuyển đổi dữ liệu theo chuẩn truyền dữ liệ trên mạng cáp (theo chuẩn DOCSIS-Data Over Cable Serivce Interface Specification) và tại Headend phải có bộ CMTS (Cable modem Termination... vụ Internet 3: Tương lai của truyền hình cáp CATV Trong quá trình cạnh tranh, mỗi nhân tố phải tự thay đổi, phải tự làm mới, phải biết phát huy những ưu điểm, lợi thế của mình Ngành truyền hình không nằm ngoài quy luật đó Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mạng truyền hình cáp hữu tuyến cũng bộc lộ nhiều hạn chế, để có thể đứng vững trong cuộc chạy đua về công nghệ, truyền hình cáp cần phát huy những ưu thế... kênh truyền hình cần thu d: Khối IF/RF: là khối chuyển đổi từ tín hiệu trung tần lên tín hiệu cao tần trong dải tần của hệ thống truyền hình cáp để ghép kênh và truyền lên mạng đến thuê bao e: Khối Combiner: là khối kết họp kênh hay còn gọi là khối ghép kênh, nó có chức năng ghép các kênh truyền hình thu được từ truyền hình quảng bá và vệ tinh vào một dải tần đường xuống (65MHz ~862MHz) của hệ thống truyền. .. lên 61 kênh 2: Các dịch vụ cộng thêm trong mạng CATV Phần lớn kênh truyền hình phát triển trong mạng cáp hiện nay sử dụng kỹ thuật tương tự (analog) Như chúng ta đã biết truyền hình kỹ thuật số (digital) cho chất lượng hơn hẳn so với kỹ thuật analog Nắm bắt được vấn đề này các công ty đang dần triển khai dịch vụ truyền hình cáp ký thuật số trên mạng cáp của mình Để xem được dịch vụ mới này, khách hàng... ta là chưa có nhà cung cấp nào cung cấp tín hiệu truyền hình theo công nghệ HD Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với cơ sở hạ tầng hiện có của mình hoàn toàn có thể đưa công nghệ HD vào sử dụng Một trong những ưu thế của truyền hình cáp hữu tuyến là có thể truyền tín hiệu theo cả hai chiều Chúng ta hãy khai thác ưu thế này băng dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (Video on demand) có nghĩa là người... khắp hành tinh • 3 kênh truyền hình dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu nhi • 5 kênh tin tức quan trọng Và chục kênh truyền hình đến từ khắp nơi trên thế giới, thỏa mãn mọi nhu cầu giải trí và thông tin của khách hàng VCTV liên tục tăng kênh theo đúng lộ trình cam kết Năm 2005, VCTV phát sóng 29 kênh trên mạng truyền hình cáp Tiếp theo là sự xuất hiện của hàng loạt các kênh truyền hình ăn khách nhất thế . “Tìm hiểu truyền hình cáp CATV tại Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản nhất của công nghệ CATV và xu hướng phát triển của CATV tại Việt Nam. I: Tổng quan về mạng truyền hình cáp CATV 1:. công nghệ truyền hình cáp CATV Hiện nay, ở Việt Nam các đài truyền hình và một số nhà cung cấp dịch vụ đã đưa ra các dịch vụ truyền hình tương tự, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp Sau. HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CƠ SỞ KĨ THUẬT TRUYỀN HÌNH ĐỀ TÀI: TRUYỀN HÌNH CÁP CATV TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện:

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w