Ngày 19/04/2008 tên lửa Arian-5 đã mang vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 rời bệ phóng bay vào không gian. Sự kiện này được dự đoán sẽ tạo nên nhiều thay đổi trong lĩnh truyền hình ở nước ta. Ngay cả trước khi VINASAT-1 được đưa vào hoạt động thì sự cạnh tranh giữa những công nghệ truyền hình trả tiền cũng không kém phần sôi động so với thị trường thông tin di động và Internet băng rộng (ADSL).
1: Truyền hình cáp Việt Nam VCTV (Viet Nam Cable Television)
Với công nghệ cáp quang lai cáp đồng trục, truyền hình cáp Việt Nam đã có mặt hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, truyền tải gần 100 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều kênh truyền hình duy nhất chỉ có trên mạng cáp CATV.
• 7 kênh truyền hình của Đài THVN.
• 13 kênh truyền hình chuyên biệt do VCTV biên tập.
• 6 kênh phim truyện hấp dẫn với phụ đề và thuyết minh tiếng Việt.
• 5 kênh thể thao quốc tế trực tiếp các giải đấu thể thao đỉnh cao trên khắp hành tinh.
• 3 kênh truyền hình dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu nhi.
• 5 kênh tin tức quan trọng.
Và chục kênh truyền hình đến từ khắp nơi trên thế giới, thỏa mãn mọi nhu cầu giải trí và thông tin của khách hàng. VCTV liên tục tăng kênh theo đúng lộ trình cam kết. Năm 2005, VCTV phát sóng 29 kênh trên mạng truyền hình cáp. Tiếp theo là sự xuất hiện của hàng loạt các kênh truyền hình ăn khách nhất thế giới đánh dấu bước đột phá mới của VCTV về nội dung chương trình.
• Tháng 2/2006: kênh phim truyện nổi tiếng HBO, kênh phim truyện đặc sắc dành riêng cho khán gia truyền hình cáp Việt Nam VCTV7.
• Tháng 3/2006: kênh phim truyện phụ đè tiếng Việt Cinemax.
• Tháng 5/2006: kênh tin tức toàn cầu BBC,; kênh hoạt hình thuyết minh tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam BiBi.
• Trong tháng 8/2009: các kênh SCTV, SCTV8 và SCTV2-YAN TV chính thức được phát sóng trên mạng truyền hình cáp Việt Nam nâng tổng số lượng kênh phát sóng trên VCTV lên 61 kênh.
2: Các dịch vụ cộng thêm trong mạng CATV
Phần lớn kênh truyền hình phát triển trong mạng cáp hiện nay sử dụng kỹ thuật tương tự (analog). Như chúng ta đã biết truyền hình kỹ thuật số (digital) cho chất lượng hơn hẳn so với kỹ thuật analog. Nắm bắt được vấn đề này các công ty đang dần triển khai dịch vụ truyền hình cáp ký thuật số trên mạng cáp của mình.
Để xem được dịch vụ mới này, khách hàng cần đầu tư thiết bị giải mã bao gồm một đầu thu kỹ thuật số (set top box) và một smart card. Giái thành hiện nay của bộ giải mã còn khá đắt, đây chính là nguyên nhân làm cho truyền hình cáp kỹ thuật số chưa được triển khai rộng rãi trong thực tế.
Việc cung cấp tín hiệu truyền hình cáp đến từng thuê bao, đó là việc cung cấp tín hiệu một chiều, từ Headend đến khách hàng. Với những thiết bị phù hợp, mạn CATV có thể cung cấp các dịch vụ tương tác hai chiều, từ khách hàng có thể gửi các yêu cầu, gửi các thông tin đến
Headend. Một trong những ứng dụng tương tác hai chiều đã triển khai ở nước ta là Internet băng thông rộng trên mạng truyền hình cáp.
Để thực hiện được điều này thì các thiết bị trên mạng truyền hình cáp phải đảm bảo truyền được thông tin hai chiều. Ngoài ra tại đầu cuối, thuê bao cần có modem cáp để chuyển đổi dữ liệu theo chuẩn truyền dữ liệ trên mạng cáp (theo chuẩn DOCSIS-Data Over Cable Serivce Interface Specification) và tại Headend phải có bộ CMTS (Cable modem Termination System) để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet.
3: Tương lai của truyền hình cáp CATV
Trong quá trình cạnh tranh, mỗi nhân tố phải tự thay đổi, phải tự làm mới, phải biết phát huy những ưu điểm, lợi thế của mình. Ngành truyền hình không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mạng truyền hình cáp hữu tuyến cũng bộc lộ nhiều hạn chế, để có thể đứng vững trong cuộc chạy đua về công nghệ, truyền hình cáp cần phát huy những ưu thế vốn có của mình.
Không ít người nhận định rằng “HDTV là tương lai của truyền hình” (HDTV-High
Definition TV). Với công nghệ HD người xem được tận hưởng những hình ảnh sắc nét, rõ ràng, màu sắc trung thực nhờ có thêm điểm ảnh trên từng cm và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn nhiều.
Hầu hết TV LCD được bày bán trên thị trường hện nay đều hỗ trợ công nghệ HD. Như vậy thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng cho việ áp dụng công nghệ mới này. Vấn đề hiện nay của nước ta là chưa có nhà cung cấp nào cung cấp tín hiệu truyền hình theo công nghệ HD. Các nhà cung cấp
dịch vụ truyền hình cáp với cơ sở hạ tầng hiện có của mình hoàn toàn có thể đưa công nghệ HD vào sử dụng.
Một trong những ưu thế của truyền hình cáp hữu tuyến là có thể truyền tín hiệu theo cả hai chiều. Chúng ta hãy khai thác ưu thế này băng dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (Video on demand) có nghĩa là người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem.
Công nghệ truyền hình HD và dịch vụ “On demand” là hai vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể triển khai trong thời gian sắp đến để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của mình. Tiếp sau đó chúng ta cần quan tâm đến việc tích hợp những ứng dụng internet vào trong truyền hình cáp. Với một set top box và remote control, ngoài việc có thể xem hàng trăm kênh truyền hình HD, chúng ta còn có thể lướt web, xem các đoạn video chất lượng cao từ Youtube hay xem những bức ảnh từ Flickr. Thậm chí thông qua mạng cáp này những giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện thông qua những cái chạm tay trên màn hình TV. Tương lai của nghành truyền hình cáp hữu tuyến còn ở phía trước.