MÔN: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ SỐ I: I- Các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Vừa đúng vừa sai,Vì sao? 1. Quản trị là một quá trình thể hiện sự khai thác quan trọng hơn việc sử dụng các nguồn lực. 2. Quản trị làm một quá trình thể hiện ý chí của chủ thể quản trị cao hơn ý chí của đối tượng quản trị. 3. Quản trị là một vấn đề mà ở đó tính khoa học, tính nghệ thuật cao hơn bất cứ các khoa học, nghệ thuận nào. 4. Quản trị cũng có nghĩa là tập hợp mọi biện pháp để quản lý sao cho có hiệu quả. 5. Quản trị nó bao gồm cả tri thức, tình cảm cũng như quyền uy của chủ thể quản trị. 6. Chủ thể quản trị là những người tiêu biểu nhất cho một tổ chức quản trị. 7. Chủ thể quản trị luôn thể hiện sự tin tưởng tương đối về đối tượng quản trị. 8. Tổ chức quản trị thể hiện khả năng của mình là có giới hạn, trong đó công việc đòi hỏi là vô hạn. 9. Chủ thể quản trị và đối tượng quản trị nhiều khi nghịch lý với nhau. 10. Chủ thể quản trị thường lo vị trí của mình hơn lo đến sự mất uy tín của mình. II. Trắc nghiệm: Hãy cho biết các vấn đề sau đây vấn đề nào thực hiện đúng đắn nhất trong quá trình quản trị: Quá trình quản trị là một khoa học: 1. Chủ thể quản trị dựa vào các quy luật để ban hành quyết định. 2. Chủ thể quản trị dựa vào các thông tin để ban hành quyết định. 3. Chủ thể quản trị luôn nghĩ mình là người tài giỏi nhất trong một tổ chức quản trị. 4. Chủ thể quản trị hay bằng lòng về thành quả của mình đã đạt được. 5. Chủ thể quản trị luôn lo lắng về sự làm ăn có lãi của một doanh nghiệp. 6. Chủ thể quản trị xây dựng các phương án tối ưu để lựa chọn phương án tối ưu nhất. III- Bài tập tình huống: 3.1- Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh nhưng trong điều kiện cung lớn hơn cầu, giá thấp kéo dài trong một thời gian nhất định. Theo bạn: - Doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay không trong điều kiện giá thấp kéo dài như thế này. - Trường hợp cầu lớn hơn cung, giá cao, Doanh nghiệp phát triển sản lượng như thế nào cho phù hợp? - Trong trường hợp có đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp làm như thế nào để đứng vững trên thị trường. 3.2- Một tổ chức Quản trị làm công tác hành chính, sự nghiệp (giáo dục, y tế) được nhà nước cấp vốn theo hình thức chi thường xuyên. Theo bạn: - Làm như thế nào để doanh nghiệp này vừa thực hiện hết chức năng của nhà nước và đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức của mình. - Trong điều kiện, nguồn vốn DN còn khó khăn, eo hẹp để đổi mới thiết bị máy móc, tăng sức cạnh tranh thì Doanh nghiệp làm như thế nào ngoài vay vốn ngân hàng. - Doanh nghiệp được hưởng chính sách miễn giảm thuế thì tốt hay xấu. IV- Phân tích: Tại sao người ta nói quá trình quản trị là quản trình biến nỗ lực cá nhân thành nỗ lực chung của tổ chức quản trị. V- Bình luận: Bill Gate đã nói: “Quá trình quản trị là quá trình đầy khó khăn, có thể cao hơn núi, nhưng ý nghĩa của nó vẫn cao hơn, đó là ý nghĩa của con người với con người trong quản trị”. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ĐỀ SỐ II: I- Các vấn đề sau đây vấn đề nào đúng, vấn đề nào sai? Vấn đề nào vừa đúng, vừa sai? Vì sao? 1. Đối tượng quản trị luôn lo lắng về tài năng của chủ thể quản trị. 2. Đối tượng quản trị là người khó điều khiển nhất đối với chủ thể quản trị. 3. Đối tượng quản trị là những người luôn coi lợi ích của mình lớn hơn của tổ chức quản trị. 4. Đối tượng quản trị ngày càng khó tính trong hoạt động quản trị. 5. Đối tượng quản trị họ thường lo nghĩ về hôm nay mà không lo nghĩ đến ngày mai. 6. Đối tượng quản trị luôn thể hiện bản lĩnh của mình khi được giao việc thử thách. 7. Đối tượng quản trị là người chắt chiu, nâng nui, hun đúc, tiềm năng của mình hơn bao giờ hết. 8. Đối tượng quản trị thường muốn làm theo ý nghĩ của mình. 9. Đối tượng quản trị họ hay bối rối trước những chỉ trích của chủ thể quản trị. 10. Đối tượng quản trị họ là người mang tài sản và hiến tài sản của mình cho tổ chức quản trị. II- Trắc nghiệm: Hãy cho biết các vấn đề sau đây vấn đề nào thực hiện đúng đắn nhất trong quá trình quản trị: Quá trình quản trị là một nghệ thuật: 1. Chủ thể quản trị sử dụng những người thuộc ê kíp của mình để làm tròn nhiệm vụ được giao. 2. Chủ thể quản trị luôn sử dụng những người có năng lực thực sự. 3. Chủ thể quản trị luôn lo lắng khi doanh nghiệp có khả năng phát triển về chiều sâu. 4. Chủ thể quản trị luôn giáo dục, thuyết phục, tư vấn đối với đối tượng quản trị. 5. Chủ thể quản trị bằng sự thân thiện của mình nhằm thu phục nhân tâm đối với người quản trị. III. Bài tập tình huống: 3.1- Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có nguy cơ phá sản và một cơ quan Chính trị - Xã hội không làm đúng chức năng của mònh gây hậu quả cho nền kinh tế. Theo bạn: - Hai trường hợp này, trường hợp nào cần quan tâm nhất. - Để khắc phục thì biện pháp đầu tiên, đột phá là biện pháp nào? - Trong điều kiện nền kinh tế bị suy giảm, với vai trò của người lãnh đạo cần biện pháp gì để tồn tại và phát triển của tỏ chức quản trị. 3.2- Trong quá trình quản trị người ta hay nói đến tâm và tầm đối với chủ thể quản trị. Theo bạn, có thể áp dụng đối với : - Điều này có thể áp dụng đối với đối tượng quản trị không? Vì sao? - Nếu trường hợp lãnh đạo ban hành các quyết định nhưng phạm sai lầm và đối tượng quản trị phản đối không chấp hành, điều này cần hiểu như thế nào cho đúng. - Khi Chủ thể và đối tượng quản trị có thông cảm và phát triển cùng chiền thì sự lãnh đạo của chủ thể quản trị được thuận lợi như thế nào? IV- Phân tích: Theo bạn, trong quản trị, Chủ thể quản trị sử dụng ba loại người với trình độ: bằng mình, nhỏ hơn mình và lớn hơn mình, loại nào cần sử dụng chủ yếu nhất. V. Bình luận: Nhà quản trị học Taylo đã từng nói: “Với tôi quản trị là phức tạp những cũng rất đơn giản, và sự đơn giản đó cũng là sự phức tạp hơn nhiều”. . Quản trị làm một quá trình thể hiện ý chí của chủ thể quản trị cao hơn ý chí của đối tượng quản trị. 3. Quản trị là một vấn đề mà ở đó tính khoa học, tính nghệ thuật cao hơn bất cứ các khoa học, . đây vấn đề nào thực hiện đúng đắn nhất trong quá trình quản trị: Quá trình quản trị là một khoa học: 1. Chủ thể quản trị dựa vào các quy luật để ban hành quyết định. 2. Chủ thể quản trị dựa. chủ thể quản trị. 2. Đối tượng quản trị là người khó điều khiển nhất đối với chủ thể quản trị. 3. Đối tượng quản trị là những người luôn coi lợi ích của mình lớn hơn của tổ chức quản trị. 4.