1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật

92 511 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 715,5 KB

Nội dung

Đặt vấn đề Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý hết sức phức tạp của nhiều cơ quan của cơ thể, đặc trưng trong thời kỳ thai nghén xảy ra sau 20 tuần tuổi thai. Bệnh có tỉ lệ mắc cao và gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ và thai nhi. Tại Hoa Kỳ theo số liệu của Sibai năm 1995 tỉ lệ mắc TSG là 5-6% [64], tại Pháp theo kết quả nghiên cứu của Uzan năm 1995 là 5% [8], tại Việt Nam trong một công trình điều tra có quy mô rộng lớn, toàn diện với sự hợp tác của Tổ chức y tế thế giới đã cho thấy tỷ lệ này vào khoảng 3 - 5% sản phụ nếu lấy tiêu chuẩn huyết áp là 140/90 mmHg và tỷ lệ này vào khoảng 10% đến 11% nếu lấy tiêu chuẩn huyết áp là 135/85 mmHg [8]. Biến chứng TSG gây ra cho mẹ có thể là chảy máu do rối loạn đông máu, phù phổi cấp, sản giật, hôn mê và cho thai nhi như thai chết lưu, tử vong chu sinh, thai kém phát triển trong tử cung. Với tầm quan trọng như trên, đã có nhiều nghiên cứu với qui mô khác nhau về chẩn đoán, điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Nhìn chung các nghiên cứu đều thống nhất về đặc điểm cơ bản của bệnh là: một hội chứng mạch thận gắn liền với thời kỳ thai nghén, bệnh thường khỏi không để lại di chứng sau đẻ nếu được điều trị và phát hiện sớm, ngăn ngừa những biến chứng. Chỉ có những khác nhau nhá trong một số quan điểm, trong đó rõ ràng nhất là giữa quan điểm cổ điển và quan điểm mới: triệu chứng phù được đưa vào định nghĩa bệnh hoặc không. Theo cổ điển, nhiễm độc thai nghén muộn bao gồm: THA, phù và protein niệu. Theo quan điểm mới đượcTổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra từ năm 2002: phù không còn được đưa vào định nghĩa của TSG. Ở Việt Nam quan điểm mới này được áp dụng từ năm 2003 (theo chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản) [4]. Nhưng vẫn còn tồn tại một số quan điểm LS, một số nhà sản khoa vẫn sử dụng vai trò của triệu chứng phù trong phân loại, theo dõi, dự đoán tiến 1 triển của TSG, một số khác cho đó là có Ýt căn cứ. Mà trong thực tế hiện nay, triệu chứng phù không được chú trọng, thậm chí người ta không quan tâm đến sự có mặt của triệu chứng này trong bệnh lý TSG. Chỉ có một sè Ýt nghiên cứu vẫn khẳng định vai trò của dấu hiệu phù, đặc biệt có phù nặng nặng. Vậy triệu chứng phù có là một dấu hiệu lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng TSG hay không. Đã có nhiều nghiên cứu được làm để đi tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề này, nhưng hẳn chưa đi đến hồi kết, nên có những nghiên cứu thêm về triệu chứng phù trong TSG cũng là cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật ”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả một số đặc điểm của phù trong TSG. 2. Xác định mối liên quan của các mức độ phù với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác trong tiên lượng TSG. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. vấn đề chung về phù Phù là tình trạng tích nước quá mức bình thường của dịch kẽ, các hốc tự nhiên của cơ thể [7]. Dịch kẽ là một phần của dịch ngoại bào ở bên ngoài hệ thống mạch, là dịch nằm trong các khoảng kẽ giữa các tế bào. Ở người bình thường dịch kẽ chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Thể tích và thành phần của dịch kẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi giữa huyết tương và dịch kẽ qua thành mao mạch, nghĩa là phụ thuộc vào cấu tạo của thành mạch và những lực tác dụng lên thành mao mạch. Thể tích dịch kẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính [3]: 1. Những lực có tác dụng đẩy dịch và các chất hòa tan từ huyết tương vào khoảng kẽ. Những lực này bao gồm: áp suất thủy tĩnh của mao mạch, áp suất dịch kẽ, áp suất keo của dịch kẽ do một lượng nhỏ protein huyết tương có thể qua lỗ của thành mao mạch vào dịch kẽ. 2. Áp suất keo của huyết tương, có tác dụng hút lại dịch từ khoảng kẽ: do các phân tử protein không khuếch tán qua màng tạo ra. 3. Tốc độ dẫn lưu bạch huyết. 4. Bilance nồng độ Na + : có vai trò chủ yếu gây giữ nước khi thận suy, hoặc thông qua tác dụng của hormon dẫn đến giữ nước. Sự chênh lệch giữa các áp lực hút, đẩy dịch bình thường trong và ngoài mao mạch gây lọc ở mao động mạch (từ mạch ra khoảng kẽ) và gây tái hấp thu ở mao tĩnh mạch (từ khoảng kẽ về mạch), cùng với sự lưu thông của hệ bạch huyết, hoạt động của thận, tác dụng của hormon làm cho dịch kẽ luôn được trao đổi cân bằng giữa trong và ngoài mao mạch, giữ thể tích dịch kẽ trong giới hạn 3 bình thường. Có bất thường các yếu tố trên sẽ dẫn đến phù (tăng thể tích dịch kẽ) hoặc tăng thể tích huyết tương gây tăng khối lượng tuần hoàn. * Các nguyên nhân gây phù [7]: - Tăng áp lực thuỷ tĩnh làm cho nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn lượng nước trở về do áp lực keo của protein. Cơ chế này có trong phù do chèn Ðp. Ở phụ nữ có thai tử cung to chèn Ðp vào các tĩnh mạch chậu và các tĩnh mạch trong vùng tiểu khung gây phù chi dưới, phù do cơ chế này tăng vào những tháng cuối của thai kỳ, được coi là phù sinh lý ở phụ nữ có thai. - Giảm áp lực keo huyết tương: áp lực keo do vai trò của Albumin là 80%. Khi áp lực này giảm, nước trong lòng mạch bị áp lực thuỷ tĩnh đẩy ra khỏi lòng mạch gây phù. Cơ chế này gặp ở mọi loại phù có giảm protein huyết tương. - Tăng tính thấm mao mạch (với protein). Protein thoát qua vách mạch ra ngoài khoảng gian bào làm áp lực thẩm thấu keo triệt tiêu nhau. Do đó áp lực thuỷ tĩnh tự do đẩy nước ra khỏi lòng mạch. - Tăng áp lực thẩm thấu (do tăng nồng độ muối trong huyết tương): gây ưu trương, do đó giữ nước, cơ quan đào thải muối chủ yếu là thận, với sự điều hoà của aldosteron . - Tắc mạch bạch huyết. - Mật độ mô làm cho phù biểu hiện sớm hay muộn, rõ rệt hay không, giúp ta phân biệt phù thuận lợi hơn. * Các loại phù: - Phù nặng: có tăng thể tích nước và đậm độ muối trong cơ thể - Phù cục bộ: không có tăng tuyệt đối thể tích nước trong cơ thể mà chỉ có sự phân bố lại nước. 4 * Khám và phân loại mức độ phù theo lâm sàng (định tính): - Khi có phù vùng bị phù sưng to hơn, màu da vùng đó nhợt nhạt, Ên vào da ở vùng này trong trường hợp phù mềm sẽ cho thấy dấu ngón tay vẫn còn giữ lại khoảng một vài phút sau khi rót tay ra. Tùy mức độ phù, những vùng bị phù nhiều sẽ căng mọng, làm che lấp các chỗ lồi lõm bình thường (mắt cá, nếp nhăn, đầu xương ). - Muốn phát hiện phù sớm ta chó ý phần dưới mắt cá chân trong nếu có phù Ên vào sẽ lõm, chó ý đến những tổ chức mềm, lỏng lẻo như hố mắt, bình thường lõm nếu có phù sẽ đầy lên, mi mắt cũng “nặng” ra. - Trong trường hợp kín đáo, sự ứ nước có thể chưa nhiều để biểu hiện thành những triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nhưng thường đủ để làm thay đổi cân nặng của người bệnh một cách nhanh chóng, cho nên những trường hợp kín đáo, cần phải cân người bệnh hằng ngày: tăng cân nhanh trong vài ngày chỉ có thể giải thích bằng hiện tượng phù. * Phương pháp đo xác định tăng thể tích dịch kẽ (định lượng): Nói chung, khối dịch cơ thể bao gồm huyết tương và dịch kẽ được đo bằng phương pháp thay thế. Một lượng đã biết chất chỉ thị được tiêm vào tĩnh mạch, nồng độ của nó trong huyết tương hoặc nước của huyết tương được đo sau khi đã phân bố đều trong một giới hạn nào đó đã xác định. Lấy số lượng tổng chất tan chia cho nồng độ sẽ được thể tích phân bố hay còn gọi là “khoảng chiếm chỗ”. Nguyên lý thật đơn giản nhưng áp dụng lại phức tạp nên người ta khó mà có thể đo được một cách chính xác thể tích dịch ngoại bào. Phương pháp thông thường để đo thể tích dịch ngoại bào thực ra là đo thể tích phân bố albumin trong lòng mạch và một chút ngoài lòng mạch. Ví dụ như T-1824 màu xanh, chất màu này sẽ nhanh chóng liên kết với albumin 5 trong huyết tương và chất màu đi theo albumin đến những nơi cần thiết. Mét phương pháp phổ biến khác, albumin huyết tương người được đánh dấu iod phóng xạ và được tiêm vào tĩnh mạch như một chất chỉ thị. Albumin lọt ra khỏi hệ thống mạch, nhất là ở gan, nếu tính toán thành công thể tích dịch ngoại bào từ nồng độ chất chỉ thị biến đổi lần lượt theo thời gian thì nó sẽ tăng theo hàm mũ. Khi ước lượng thể tích dịch ngoại bào, nồng độ chất chỉ thị giảm theo thời gian lần lượt được đánh dấu dạng đồ thị trên một biểu đồ bán loga. Sau khi chất chỉ thị phân bố đều trong huyết tương, các điểm đánh dấu sẽ ở trên một đường thẳng. Ngoại suy đường thẳng trở về mốc thời gian 0 sẽ cho nồng độ chất chỉ thị đạt được ngay sau khi khuếch tán hoàn toàn. Sau đó chia tổng lượng chất tan tiêm ban đầu cho nồng độ đó được thể tích dịch ngoại bào. Rất nhiều nhà điều tra không thực hiện được việc đánh dấu sự biến đổi nồng độ chất chỉ thị theo thời gian, họ chỉ đo đạc 1 lần nồng độ chất chỉ thị, thường ở phút thứ 10 sau tiêm và tính toán ra thể tích dich ngoại bào từ đó. Mặc dù thể tích được tính toán như vậy cao hơn thể tích nhận được bởi phương pháp ngoại suy nhưng sự khác nhau không lớn. Trong suốt kỳ thai nghén muộn, chất chỉ thị cũng thường không đạt phân bố đều trong vòng 10 phót khi người phụ nữ nằm ngửa hoặc ngồi. Chất chỉ thị thường dùng là thyocyanate. Chất này đạt phân bố khoảng 86 – 93% trong huyết thanh [35]. 1.2. phù ở thai nghén thường Ở người bình thường chẩn đoán phù không khó khăn, nhưng chẩn đoán phù ở phụ nữ có thai trong trường hợp kín đáo khó thấy hơn. Để đánh giá chính xác một sản phụ có phù hay không trong quá trình thai nghén, cần theo dõi cân nặng của thai phụ. Biểu hiện có phù khi thai phụ tăng cân quá nhanh, tăng trên 500g/tuần hoặc trên 2250 g/tháng [8], [12]. 1.2.1. Cơ chế gây phù ở thai nghén thường 6 Vài nguyên nhân có thể dẫn tới tăng dịch kẽ trong thời kỳ thai nghén thường: 1. Tăng áp lực tĩnh mạch đùi vì thế gây tăng áp lực mao mạch chi dưới trong suốt thời kỳ thai nghén. 2. Áp lực thấm của huyết tương giảm khoảng 20% vì nồng độ của albumin giảm khoảng 1g/100ml [34]. 3. Tốc độ bài tiết và nồng độ trong huyết tương của estrogen và aldosterone tăng nhiều trong suốt thời kỳ thai nghén. Áp lực tĩnh mạch đùi được đo khi người phụ nữ nằm ngửa lên tới 90 mm nước trong thời kỳ sớm của thai nghén và lên tới khoảng 240 mm vào cuối kỳ thai nghén [41]. Khi ở trạng thái ngồi hoặc đứng, áp lực tĩnh mạch đùi còn tăng cao hơn, Brakkee AJ và Kuiper JP (1978) đo áp lực tĩnh mạch nông ngay dưới da trong tư thế đứng của phụ nữ mang thai thấy trung bình là 955 mm nước, dao động trong khoảng từ 822 – 1433 mm nước [30]. Áp lực tĩnh mạch phản ánh áp lực trong mao mạch và nó thường cao hơn áp lực thấm (trung bình khoảng 290 mm nước trong thời kỳ thai nghén muộn [3]). Trong hầu hết thời kỳ thai nghén liên tục có sự phá vỡ cân bằng giữa áp lực thủy tĩnh và áp lực thấm trong mao mạch chi dưới làm tăng khối lượng dịch kẽ, nhất là ở thời kỳ thai nghén muộn, lúc đó hai chi dưới chiếm khoảng 37% trọng lượng cơ thể của phụ nữ cân đối (Leitch, 1971) [45], nên một khối lượng đáng kể của dịch ngoại bào tích lũy ở chi dưới khi người phụ nữ mang thai ở tư thế đứng. Trong khi nằm sấp hoặc nằm nghiêng, một phần hoặc toàn bộ lượng dịch dự trữ được huy động và bài tiết, do đó giải thích phần nào nguyên nhân gây ra hiện tượng phụ nữ trong thời kỳ thai nghén muộn thường bài tiết một lượng lớn nước tiểu về đêm hơn là ban ngày [45]. Về nguyên nhân giảm nồng độ albumin huyết tương, phù nặng được giải thích do sự giãn mạch theo thuyết prostaglandin, gây thoát quản những 7 protein có trọng lượng phân tử nhỏ, Ýt nhiều làm giảm áp lực keo trong máu, gây phù [42], [71]. Phù nặng của thai nghén thường có lẽ do sự liên kết dịch bởi chất nền của mô liên kết. Chất nền được cấu tạo bởi rất nhiều thành phần, bao gồm acid mucopolysaccharide, các polysaccharide trung tính khác, protein, collagen dạng hòa tan với tỷ lệ khác nhau trong khối tổng thể chất keo. Khi khối chất keo này có mật độ dày đặc thì có Ýt nước, khi mật độ khối chất keo giảm là lượng nước được giữ trong các vi mạch tăng. Estrogen làm giảm mật độ của khối tổng thể chất keo và có thể cũng khiến cho tăng tổng hợp nhiều mucopolysaccharide hơn, kết quả là nhiều nước được giữ lại, thậm chí đến ngưỡng phù. Trong suốt kỳ thai nghén ở người, sự bài tiết và tập trung của estrogen tăng rất nhiều và có dấu hiệu của tăng hydrat hóa toàn bộ chất nền [57]. Ví dụ nh tăng tính đàn hồi và mềm dẻo trong một số mô. Do đó, dường nh estrogen biểu lộ sự tăng hydrat hóa của chất nền trong suốt kỳ thai nghén, thường dẫn đến phù nặng có thể thấy rõ. Tác dụng của estrogen không giải thích cho phù nặng trong TSG, vì trong TSG sự bài tiết estrogen thường giảm nên có thể giải thích dựa trên một vài cơ sở khác mà sẽ được nói đến ở phần phù TSG. Nồng độ của aldosterone trong huyết tương tăng trong suốt kỳ thai nghén thường [72]. Bayard (1970) [31] báo cáo rằng nồng độ aldosterone huyết tương của những phụ nữ mang thai thường trong nghiên cứu của họ gấp đôi so với trong nhóm chứng. Do tác động của nồng độ aldosteron trong huyết tương làm tăng cường giữ muối, dẫn đến dịch bị ứ đọng ở các khoảng gian bào trong các mô [55]. 1.2.2. Tỷ lệ phù và tăng lượng dịch kẽ ở thai nghén thường Phù là một triệu chứng xuất hiện sớm. Nhân tố cơ học đã giải thích nguyên nhân gây ra phù gặp rất nhiều trong suốt thời kỳ thai nghén thường. 8 Davison J.M. (1997) thấy rằng 78% phụ nữ có phù nh vậy vào cuối ngày [36]. Robertson (1981) , trong một nghiên cứu ở 83 phụ nữ mang thai, thấy rằng 69 phụ nữ chiếm 83% có phù và 17% còn lại thì có sự tăng liên tục khối lượng hai chi dưới [62]. Ngoài ra khi có phù do cơ học, nhiều phụ nữ phù nặng cũng là bình thường. Theo báo cáo của Collaborative study of Hypertensive Disordes of pregnancy [68] thấy phù tay, phù mặt hoặc phù trên người ở 41% của hơn 17.000 phụ nữ da trắng. Theo một vài nghiên cứu sau này, phù thường có thể gặp ở 80% ở tất cả các phụ nữ mang thai có huyết áp bình thường [55], [62]. Vì vậy phải coi nó là bình thường. Nó phản ánh sự giữ nước sinh lý, có thể đạt tới khoảng 5 lít đối với phụ nữ có HA bình thường, phổ biến ở phụ nữ có thai. Xu hướng phổ biến này sẽ rõ ràng hơn ở những phụ nữ nặng cân, chiếm tỉ lệ cao [69]. Biểu hiện phù sinh lý này phát triển chậm, có liên quan tới tăng cân chậm và thường phù ở phần thấp của cơ thể. Có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm cách đo lượng dịch tăng trong thai nghén bình thường, từ đó xác định ngưỡng phù sinh lý và hy vọng có thể dự đoán được phù bệnh lý trong TSG. Các chất chỉ thị đã được dùng để đo lượng dịch ngoại bào (huyết tương và dịch kẽ), chất được dùng nhiều nhất là thiocyanate, người ta đã đo thể tích phân bố các chất chỉ thị từ đó suy ra thể tích dịch ngoại bào tăng theo nguyên lý đã được trình bày ở trên. Chesley (1972) từ một nghiên cứu chủ yếu là cắt ngang, một phần là nghiên cứu dọc ở 442 phụ nữ có thai, kết luật rằng mức tăng trung bình tổng thể tích dịch ngoại bào thông qua việc đo thể tích phân bố của thiocyanate trong suốt kỳ thai nghén thường là 6,3 lít. Trong đó khoảng 4,1 lít là tăng lượng máu và dịch kẽ của cơ thể người mẹ, xác định bằng việc trừ đi khoảng 2.2 lít đo được trong dịch ối, rau và thai [35]. Một nghiên cứu sau này của ông xác định cụ thể trong 4,1 lít tăng, 1,43 lÝt là lượng dịch tăng trung bình trong máu, còn lại lượng dịch kẽ tăng là 2,67 lít [34]. Con số thể tích dịch kẽ 9 tăng này gần nh tương ứng với giá trị tính được dựa trên nghiên cứu về sự giảm protein huyết tương ở phụ nữ mang thai thường của Valenuela G.J. (1989) [71]. Họ thấy rằng giảm bít 1g protein huyết tương/100 ml liên quan tới tăng lượng dịch kẽ lên đến 3,8% trọng lượng cơ thể. Trong thai nghén thường, protein huyết tương giảm 1g/100 ml. Trọng lượng trung bình của phụ nữ lúc ngay trước đẻ là 69kg [45]. Nh vậy, lượng dịch kẽ tăng tương ứng là 69 x 0,038 bằng 2,62 lít. Theo vài nhà điều tra sau này, báo cáo tăng thể tích phân bố thiocyanate dịch ngoại bào trong khoảng từ 6 - 7,1 lít [31], [32]. Có con số gần nh không khác nhau trong những nghiên cứu khác nhau cùng sử dụng chất chỉ thị thyocyanate. Sự phân phối của lượng dịch ngoại bào tăng ở thai, rau, nước ối, máu và dịch kẽ của mẹ phù hợp với lượng mất đi trong sinh và trong thời kỳ sau sinh. Hơn nữa, lượng tăng thêm phân phối trong dịch kẽ gần đúng với lượng tăng được tính toán theo sự giảm nồng độ của protein huyết tương. Về ngưỡng phù, Abitbol M.M. (1979) báo cáo rằng phù chân không thể phát hiện được đến tận khi có sự tăng dịch đủ để làm tăng khối lượng Ýt nhất 8% [25]. 1.2.3. Giá trị của dấu hiệu phù trong thai nghén thường liên quan đến tình trạng trẻ sau sinh và dự báo TSG Theo những nghiên cứu của Thomson, Hytten và Billewicz (1967) đã chỉ ra rằng những phụ nữ phù nặng thì sinh những đứa trẻ to với tỷ lệ chết chu sinh thấp. Phù nặng thường gặp và liên quan tới việc sinh ra những đứa trẻ to đến mức phải phẫu thuật lấy thai có thể là bình thường hoặc có lợi [66]. Duffus, MaGillivray và Dennis (1971) đưa ra một nghiên cứu rằng những đứa trẻ to liên quan tới sự tăng cân nhiều hơn, phù nhiều hơn, lượng huyết tương nhiều hơn và tổng lượng nước cơ thể nhiều hơn ở người mẹ [38]. Những đứa 10 [...]... xuất hiện trong một nửa số trường hợp là sinh lý và có lợi Hai, phù tiền sản giật, có thể có cơ chế khác với phù sinh lý Phù tiền sản giật Ýt gặp hơn phù sinh lý và hai loại phù này có thể phân biệt được hay không trong giai đoạn đầu chím tiền sản giật vẫn là một câu hỏi 1.3 phù ở thai nghén TSG 1.3.1 Tỷ lệ phù, lượng dịch tăng, tăng cân nhanh và nguy cơ TSG Sự giữ nước quá mức là nét đặc trưng của TSG... bao gồm: - Các thai phụ có tiền sử: bệnh tim, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh Basedow, bệnh đái tháo đường - Các thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt ngang 2.2.2 Cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu các yếu tố liên quan đến phù, đặc biệt là phù nặng trong TSG Cỡ mẫu dựa theo... năm 1979) Nhưng các báo cáo này không chỉ ra lý do để cho rằng quá tăng cân là một dấu hiệu lâm sàng có giá trị [25] Theo các nghiên cứu gần đây, dấu hiệu phù và tăng cân nhanh của người mẹ có thể Ýt ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh và các biến chứng của mẹ và thai Mét nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ THA trong số những phụ nữ không phù tương tự tỉ lệ THA trong số những phụ nữ phù sớm hoặc phù muộn hơn [59]... phát hiện phù Trong khoảng thời gian từ tháng 3/ 2008 đến hết tháng 8/2008 chúng tôi thu nhận vào nghiên cứu được 126 bệnh nhân 2.2.3 Các chỉ số, biến số nghiên cứu 2.2.3.1 Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu:  Các mức độ phù [8]: - Phù nặng: phù lan lên tay, mặt và có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng - Phù trung bình: Phù chỉ ở 2 chi dưới và lan lên bụng - Phù nhẹ:... Nội và Hội đồng khoa học BVPSTƯ, đảm bảo tính khoa học, thực tế 34 Chương 3 kÕt quả nghiên cứu 3.1 một số đặc điểm của phù trong TSG 3.1.1 Tỷ lệ phù, tỷ lệ các mức độ phù trong TSG Bảng 3.1 Tỷ lệ các mức độ phù Mức độ phù n Tỷ lệ % Phù nặng 53 42,1 Phù nhẹ hoặc TB 55 43,6 Tổng thai phụ có phù 108 85,7 Không phù 18 14,3 Nhận xét: - Có 85,7% (108/126) thai phô có phù (bao gồm phù nặng, phù trung bình và. .. so sánh các tỷ lệ kết quả giữa các nhóm nghiên cứu, tính nguy cơ tương đối OR, RR, phân tích tầng Sự khác nhau về kết quả giữa các biến số được coi là có ý nghĩa thống kê ở các mức độ p < 0,05 2.3 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2008 - 1/2009 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.4 VÊn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu này là mô tả, các biến số ghi nhận được đều lấy trong. .. khác không có sự khác biệt về mức độ phù nặng giữa các nhóm tuổi 36 3.1.3 Phân bố mức độ phù trong TSG theo số lần đẻ Tỷ lệ % Nhận xét: - Không có sự khác biệt về tỷ lệ các mức độ phù giữa các nhóm thai phụ có số lần đẻ khác nhau (p > 0,05) 3.1.4 Phân bố mức độ phù trong TSG theo giới tính thai Bảng 3.3 Liên quan giữa phù nặng trong TSG và giới tính thai Phù nặng (n=53) Không phù nặng (n=73) n % n %... khi sản phụ có phù nặng và nguy cơ phù phổi, sản giật kèm theo Trong báo cáo của Lê Thanh Minh-Trần Quốc Anh đã mô tả phù phổi cấp đã xảy ra ở 1 sản phụ có HA không cao nhiều, dao động trong khoảng 120/90mmHg đến 150/100mmHg nhưng có dấu hiệu phù nặng nặng, và giả định rằng, nguyên nhân chính của phù phổi cấp trong trường hợp này là giảm áp lực keo trong máu do mất protein ra đường tiểu [21] Trong nghiên. .. Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản [4] Triệu chứng Chẩn đoán Huyết áp tâm trương 90 - 100 mmHg đo 2 lần cách nhau Tiền sản giật nhẹ 4 giê, sau 20 tuần tuổi thai Protein niệu có thể tới ++(tương đương < 3g/l) Không có các triệu chứng khác Huyết áp tâm trương 110 mmHg trở lên, đo 2 lần cách Tiền sản giật nặng nhau 4 giê, sau 20 tuần tuổi thai Và protein niệu +++ hoặc hơn(tương... 3g/l) Ngoài ra có các dấu hiệu sau: - Tăng phản xạ - Đau đầu tăng, chóng mặt - Nhìn mờ hoa mắt - Thiểu niệu (dưới 400ml/24giờ) - Đau vùng thượng vị - Phù phổi Có cơn giật Hôn mê Kèm theo một số dấu hiệu của tiền sản giật nặng Sản giật 22 1.4.4 Các biến chứng mẹ và thai trong TSG 1.4.4.1 Biến chứng với mẹ • Tử vong mẹ: Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ tử vong mẹ do TSG ở các nước đang phát . đề tài: Nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật ”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả một số đặc điểm của phù trong TSG. 2 TSG. 2. Xác định mối liên quan của các mức độ phù với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác trong tiên lượng TSG. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. vấn đề chung về phù Phù là tình trạng. là sinh lý và có lợi. Hai, phù tiền sản giật, có thể có cơ chế khác với phù sinh lý. Phù tiền sản giật Ýt gặp hơn phù sinh lý và hai loại phù này có thể phân biệt được hay không trong giai

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tỷ lệ các mức độ phù - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.1. Tỷ lệ các mức độ phù (Trang 34)
Bảng 3.2. Tỷ lệ phù nặng theo tuổi mẹ - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.2. Tỷ lệ phù nặng theo tuổi mẹ (Trang 35)
Bảng 3.3. Liên quan giữa phù nặng trong TSG và giới tính thai - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.3. Liên quan giữa phù nặng trong TSG và giới tính thai (Trang 36)
Bảng 3.4. Liên quan giữa có phù trong TSG và giới tính thai - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.4. Liên quan giữa có phù trong TSG và giới tính thai (Trang 37)
Bảng 3.12. Phân bố các biến chứng mẹ và thai theo các mức độ phù, THA và protein niệu - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.12. Phân bố các biến chứng mẹ và thai theo các mức độ phù, THA và protein niệu (Trang 43)
Bảng 3.15. Liên quan giữa mét số yếu tố tiên lượng với biến chứng chảy - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.15. Liên quan giữa mét số yếu tố tiên lượng với biến chứng chảy (Trang 47)
Bảng 3.19. Kết quả phân tích tầng, phân tích liên quan phù nặng hoặc   phù nhẹ và trung bình kết hợp với một yếu tố tiên lượng khác gây nên - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 3.19. Kết quả phân tích tầng, phân tích liên quan phù nặng hoặc phù nhẹ và trung bình kết hợp với một yếu tố tiên lượng khác gây nên (Trang 53)
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ có phù trong TSG với các tác giả khác - nghiên cứu về mối liên quan và giá trị tiên lượng của triệu chứng phù với các triệu chứng khác trong tiền sản giật
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ có phù trong TSG với các tác giả khác (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w