Học sinh viết đúng chính tả là thể hiện sự thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, thể hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết để
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU I/- Lý do chọn đề tài:
Chính tả là một nội dung của chương trình môn tiếng Việt ở Tiểu học
Nó là phân môn có vị trí khá quan trọng Chính nhờ thành thạo kĩ năng chính
tả mà học sinh có một công cụ học tập tốt, tạo điều kiện cho họ thuận lợitrong giao tiếp xã hội Học sinh viết đúng chính tả là thể hiện sự thống nhất
của ngôn ngữ dân tộc, thể hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi ( ) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
của chương trình Tiểu học
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói – phải làm sao cho “ở nước ta, số người viết tốt, nói tốt mỗi ngày một nhiều hơn” Nói cách khác,
nói tốt, viết tốt là yêu cầu cần đạt đối với mọi người, nhất là với học sinh tiểuhọc
Thế nhưng, vấn đề chính tả của chữ Việt dù đã được bàn bạc ka1 nhiều
và thực tế đã đạt được những thành tựu tốt vẫn không phải là không còn gìphải bàn cải Do vậy, muốn rèn luyện kĩ năng viết đúng không phải là vấn đềđơn giản Viết đúng tiếng Việt là một yêu cầu thoạt nhìn tưởng như là lẽ tấtnhiên bởi tiếng Việt được xây dựng dựa trên hệ thống chứ cái Latin Trong đócác chữ hầu như có sự tương ứng một – một giữa âm và chữ Tuy nhiên, bêncạnh những ưu điểm, tiếng Việt cũng còn không ít những hạn chế Một trong
số những hạn chế đó là sự không tương ứng giữa âm và chữ ở một số âm vị,chữ viết tiếng Việt lại mang quá nhiều dấu phụ Với những người có nhữngbiểu biết nhất định, viết đúng hoàn toàn những trường hợp nêu trên có thể đạtđược Nhưng với học sinh tiểu học, khi mà trình độ nhận thức chưa đủ đểgiúp các em nắm vững các quy tắc chính tả hay phân biệt được những hiệntượng chính tả đặc biệt thì việc viết đúng hoàn toàn chính tả tiếng Việt không
Trang 2phải là dễ thực hiện Mặt khác, chúng ta lại chưa xây dựng được một hệ thốngngữ âm tiêu chuẩn cho tiếng Việt, do vậy việc rèn luyện chính âm để viếtđúng chính tả hầu như khó thực hiện.
Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ nói chung, khả năng viết đúng nói riêngcủa học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Một trong nhữngyếu tố đó là vấn đề ảnh hưởng cách phát âm của địa phương nơi các em sinhsống, hay còn gọi là ảnh hưởng của vấn đề phương ngữ Tiếng Việt là ngônngữ thống nhất nhưng còn nhiều phương ngữ Là ngôn ngữ được sử dụngtrong một địa phương, một vùng nào đó, phương ngữ đưa lại sự phong phúcho ngôn ngữ nhưng cũng đưa lại không ít khó khăn cho sự thống nhất củangôn ngữ dân tộc Nhiều học sinh có thể do ảnh hưởng của phương ngữ đãviết sai chuẩn chính tả qui định Tỉnh Đồng Tháp được các nhà nghiên cứuxếp vào vùng chính tả thuộc phương ngữ Nam bộ với những đặc trưng riêngtrong phát âm Mặt khác, chương trình chính tả hiện nay, dù đã có những điềuchỉnh cần thiết nhưng vẫn chưa và không thể xây dựng đầy đủ các dạng bàitập chính tả cho từng vùng cụ thể Do vậy, tìm hiểu lỗi chính tả của học sinhhuyện Hồng Ngự và đưa ra các định hướng, các giải pháp rèn luyện là cầnthiết trong việc thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở tỉnh Đồng Tháp, gópphần giữ gìn trong sáng của tiếng Việt
II/- Lịch sử nghiên cứu: Lỗi chính tả và cách chữa lỗi là vấn đề được các
nhà nghiên cứu quan tâm Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về hainhóm:
1/- Những nghiên cứu về mặt lý thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài:
Chuẩn hóa tiếng Việt là vấn đề giành được sự quan tâm của đông đảocác tầng lớp trong xã hội, trong đó chuẩn về chính tả có thể coi là bộ phận
được chú ý đặc biệt Giáo dư Hoàng Tuệ đã nhận xét “Riêng về chuẩn chính
tả và thuật ngữ tiếng Việt, thư mục Phòng tư liệu Viện Ngôn ngữ học (có cả phần trước cách mạng) lên tới gần 800 (sách, bài báo, tài liệu hội nghị ”
[TCNN số 4/1983, tr 18] Do vậy, trong điều kiện khách quan khó có thể có
Trang 3điều kiện tiếp xúc đầy đủ các tư liệu trên và cũng xuất phát từ mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ chú ý tìm hiểu những tài liệuliên quan trực tiếp đến đề tài mà nhóm nghiên cứu đang thực hiện.
Đầu tiên, phải nhìn nhận rằng, GS Hoàng Tuệ là người tâm huyết với
vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ Trong “Ngôn ngữ và đời sống xã hội – văn hóa”,
có một loạt bài GS Hoàng Tuệ đề cập đến chuẩn mực hóa tiếng Việt, thể hiệnnhững ý tưởng, những mong muốn về vai trò văn hóa – xã hội của tiếng địaphương (tr 82), về Chuẩn ngôn ngữ với những bó buộc và lựa chọn, ổn định
và phát triển (tr 124) Một số vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ (tr 101) ;
Nhìn lại công việc chuẩn hóa tiếng Việt (tr 142) Trong “Tiếng Việt trong trường học”, tác giả đề cập đến khía cạnh “Những vấn đề về phát âm tiếng
Việt (tr 110) Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra vai trò của người giáo viên trước các
vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt, đó là “Ở trường học, sự chủ động của giáo viên
là một nhân tố luôn luôn cần thiết” [Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt – sđd, tr 262].
Tác giả Vũ Bá Hùng, trên các tạp chí ngôn ngữ đã đưa ra một số ý kiến
về “Vai trò của hệ thống ngữ âm các phương ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp xã hội” [TC NN số 4/1980 tr 1-7] hoặc “Chuẩn mực ngữ âm và vấn đề dạy tiếng Việt” trong nhà trường ; Khi xác định vai trò của hệ thống các
phương ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, tác giả đã chỉ ra được một
số biến thể ngữ âm của các phương ngôn với “quy luật đối ứng chặt chẽ”
giữa các phụ âm đầu, vần, âm cuối có sự khác nhau trong phát âm giữa cácvùng [TCNN số 1/1994, trang 6-17] Từ đó, bên cạnh việc khẳng định vai trò,giá trị của hệ thống ngữ âm các phương ngôn trong giao tiếp xã hội, tác đãcũng đưa ra ý kiến về vấn đề chuẩn mực hóa ngữ âm của tiếng Việt trong nhàtrường, các biện pháp thực hiện
Nhóm tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ
trong Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại đã đưa ra những nội dung, nguyên tắc,
yêu cầu của chính tả trong nhà trường và một vài gợi ý về phương pháp khắc
Trang 4phục lỗi Là một tài liệu có tính chất giáo trình, cuốn sách cung cấp cho nhómnghiên cứu một số gợi ý khoa học.
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt lớp 3, trong phần dạy Chính tả, mục những nội dung dạy học, các tác giả nêu
rõ những định hướng về nội dung và hình thức của chính tả âm vần “Giáo viên căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới cho thích hợp Hình thức bài chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng mang tính tình huống và thể hiện
rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học ” [13, 21].
Tập Bài giảng Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học là tài liệu do
nhóm giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt, khoa Tiểu học –Mầm non biên soạn, đã cung cấp cho sinh viên tiêu học những kiến thức cótính chất cơ bản về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu
học Trong chương Phương pháp dạy các phân môn có phần viết về phương
pháp dạy chính tả Ngoài việc xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ, chươngtrình và sách giáo khoa, cơ sở khoa học của việc dạy học chính tả ở tiểu học,nhóm tác giả chủ yếu nêu lên các phương pháp và biện pháp dạy học chính tả
Nhóm tác giả cũng lưu ý hiện tượng chính tả phương ngữ “trong dạy học chính tả, giáo viên phải chú ý đến các bài tập chính tả lựa chọn để nhanh chóng giúp học sinh sửa lỗi sai chính tả do phương ngữ gây ra” [3, 66].
Tiếng Việc thực hành của nhóm tác giả Lê A, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng(1997) bên cạnh những nội dung chủ yếu đề cập đến việc thực hành tri thức
tiếng Việt, cũng dành một chương trình bày vấn đề Chữ viết trong văn bản.
Trong đó, các tác giả điểm qua nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ, những bấthợp lí của chữ quốc ngữ, chính tả tiếng Việt và một số lỗi sai chính tả thườnggặp và gợi ý cách viết đúng Về vấn đề viết đúng chính tả, nhóm tác giả có
những nhận xét “Muốn viết đúng chính tả, điều quan trọng vẫn là phải nhớ nghĩa của từ ở mặt chữ viết” [2, 239]
Trang 5Nhìn chung, các tài liệu theo hướng nghiên cứu lí thuyết đều nêu lên vaitrò của việc viết đúng chính tả, ảnh hưởng của ngữ âm trong việc viết đúngchính tả, yêu cầu phải có hệ thống bài tập chính tả lựa chọn phù hợp với đặcthù từng địa phương trong dạy học chính tả Các tài liệu là cơ sở và gợi ýcho đề tài trong việc xác định cơ sở lí luận và đưa ra một số giải pháp phùhợp.
2/- Những nghiên cứu có tính chất công cụ, đề xuất mang tính giải pháp : những công trình thuộc dạng này trước hết phải kể đến Chữa lỗi chính
tả cho học sinh của tác giả Phan Ngọc Cuốn sách ra đời khá sớm (1984) do
Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành Trong đó, ngoài phần nhận xét về phươngpháp – cơ sở cho những giải pháp chữa lỗi ở phần II, tác giả đã đưa ra cácphương pháp (mà tác giả gọi là “mẹo”) rất cụ thể, từ thanh điệu cho tới âmđiệu, âm chính, âm cuối Phần III và Phần IV tác giả chỉ ra cách áp dụngnhững kết quả của thống kê vào việc dạy chính tả, các kiểu bài tập về chính tảđược soạn dựa vào cách chữa lỗi ở phần II Cuốn sách có hạn chế là những lỗichính tả và cách sửa mà tác giả nêu ra chỉ mới dựa trên cứ liệu về lỗi chính tảcủa miền Bắc và một số lỗi của miền Trung Còn các lỗi của miền Trung và
miền Nam, như tác giả viết “không có điều kiện điều tra tại chỗ” nên “mới chỉ dừng lại ở lỗi phổ biến”, tác giả chờ đợi sự cộng tác của các giáo viên để
có thể “biên soạn riêng những quyển cẩm nang chính tả cho từng vùng một”.
Mặc dù vậy, Chữa lỗi chính tả cho học sinh đã giúp chúng tôi những cơ sở về
lý luận và giả thuyết khoa học, giúp xây dựng hệ thống bài tập chính tả chotừng loại lỗi
Như để tiếp tục công việc mà tác giả Phan Ngọc chưa có điều kiện thựchiện, cuốn Mẹo luật chính tả của TS Lê Trung Hoa (NVB Trẻ, 1994) ra đời
Cuốn sách như tên gọi đã cố gắng “cung cấp một số hiểu biết về các hiện tượng có tính cách quy luật chi phối chính tả tiếng Việt, đồng thời nêu một số mẹo, giúp học sinh và bạn đọc phía Nam tránh được các lỗi chính tả thường mắc phải” [5,5] Nhìn chung, cuốn sách mang tính chất thực hành, phù hợp
Trang 6với học sinh và bạn đọc phổ thông Chúng tôi có thể tìm thấy ở cuốn sáchnhững cứ liệu dùng làm ngữ liệu khi xây dựng hệ thống bài tập chính tả chohọc sinh rèn luyện.
Tác giả Phan Thiều trong Rèn luyện ngôn ngữ (Bài tập tiếng Việt thực
hành) bên cạnh các phần bài tập rèn luyện từ ngữ, luyện nói, viết đúng ngữpháp, tác giả giành hẳn hai chương để xây dựng hệ thống bài tập rèn luyệnchính âm và chính tả Cuốn sách nêu lên cơ sở lý luận và thực tiển để từ đóđưa ra những bài tập chính tả cho người học luyện tập Những bài tập này lấyphụ âm đầu và âm cuối làm cơ sở, các âm chính dễ sai được gắn vào với các
âm cuối để luyện tập luôn Bài tập về thanh điệu tập trung vào lỗi sai phổ biếnthành hỏi và thanh ngã Nhìn chung, cuốn sách cho phép nhóm nghiên cứu sửdụng một số ngữ liệu khi xây dựng các bài tập chính tả tương tự cho học sinhtiểu học huyện Hồng Ngự rèn luyện
Qua những tài liệu đã nêu có thể thấy, vấn đề lỗi chính tả đã được nhiềunhà nghiên cứu quan tâm, đưa ra khá nhiều giải pháp nhưng chưa có giải phápnào chiếm ưu thế tuyệt đối Gần đây, có tác giả đã tiếp thu có chọn lọc cácgiải pháp dạy học chính tả truyền thống và đề xuất phương pháp khắc phục lỗiqua việc xây dựng hệ thống bài học bài tập chính tả cho học sinh tiểu học của
một địa phương cụ thể Đó chính là đề tài Phương pháp khắc phục lỗi chính
tả cho học sinh tiểu học Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục
của Hoàng Thảo Nguyên, cán bộ giảng dạy của trường Cao đẳng Sư phạmHuế Trên cơ sở khảo sát lỗi chính tả qua các bài thi tốt nghiệp của học sinhlớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả luận án đã đưa ra những định hướng chung
về phương pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ cho học sinh tiểu họcThừa Thiên Huế Đây là tài liệu mang tính thực tiển, gần gũi với đề tài
III/- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm đề xuất được những giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinhtiểu học huyện Hồng Ngự, đề tài có những nhiệm vụ sau :
Trang 7- Khảo sát, thống kê, xác định được các loại lỗi chính tả cơ bản, phổ biếncủa học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự mắc phải, chỉ ra được các nguyênnhân chính gây nên các lỗi sai đó.
- Từ đó, đưa ra một số giải pháp phù hợp, có tính khả thi và cụ thể hóacác giải pháp bằng hệ thống bài tập chính tả lựa chọn và hướng dẫn thực hiệncác bài tập đó, giúp giáo viên có thể thực hiện tốt yêu cầu dạy chính tả theovùng miền, giúp học sinh luyện tập nhằm hạn chế việc viết sai chính tả khi tạolập văn bản
IV/- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
1/- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bài viết
của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của 12 trường tiểu học trong huyện HồngNgự, thuộc các địa bàn khác nhau (vùng thị trấn, vùng ven, vùng sâu, biêngiới) để tìm hiểu về những lỗi chính tả phổ biến mà các em mắc phải
2/- Phạm vi nghiên cứu: Lỗi chính tả là một phạm trù rất rộng, đề tài
này chỉ tập trung tìm hiểu các lỗi về phụ âm đầu, vần, thanh điệu qua các bàichính tả nghe – viết (chính tả đoạn bài và chính tả âm vần), các bải kiểm tragiữa kì II (năm học 2003 – 2004), các phiếu điều tra, khảo sát của nhómnghiên cứu đưa ra Những vấn đề khác về lỗi chính tả như viết hoa, qui tắc bỏdấu, viết từ phiên âm… chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu
V/- Phương pháp nghiên cứu :
1/- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: đề tài sử dụng các
phương pháp như:
- Quan sát sư phạm: giúp nhóm nghiên cứu có thể thu nhập những thôn
tin cần thiết từ thực tế dạy và học của các trường được nghiên cứu, từ đó cóthể kiểm chứng được các lý thuyết, các giả thuyết của đề tài đã đưa ra Quansát sư phạm cũng giúp cho nhóm nghiên cứu có cơ sở khi đối chiếu nhữngvấn đề lí thuyết với thực tế
- Điều tra: nhằm giúp nhóm nghiên cứu khảo sát được một số lượng lớn
các đối tượng nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trong cùng một thời điểm
Trang 8để có thể thu thập rộng rãi cá số liệu, các hiện tượng, phát hiện ra các vấn đềcần giải quyết.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp giúp nhóm
nghiên cứu có thể sử dụng trí tuệ của các chuyên gia về lĩnh vực phương phápdạy học để bổ sung kiến thức, kiểm tra những giả thuyết khoa học một cáchtrung thực
- Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm: giúp nhóm
nghiên cứu có được những thông tin cụ thể, khách quan về lỗi chính tả củahọc sinh tiểu học
2/- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Từ những tài liệu lý thuyết đã có, phân tích và tổng hợp chúng để xâydựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu, đảm bảo tính hệ thống,khách quan và chặt chẽ Những nghiên cứu lí thuyết cũng cho phép nhómnghiên cứu xây dựng giả thuyết khoa học cho đề tài
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhưphương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,phân tích, chọn mẫu…
VI/- Đóng góp của đề tài:
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho những người làm công tácgiảng dạy môn Tiếng Việt và phương pháp dạy học ở nhà trường có cơ sởthực tiễn trong việc điều chỉnh nội dung kiến thức và hệ thống bài tập thựchành khi dạy học bộ môn để phù hợp hơn với thực tiễn Với các cấp quản lígiáo dục, các giáo viên ở các trường tiểu học của huyện Hồng Ngự, những sốliệu khảo sát, những nguyên nhân mắc lỗi được lí giải sẽ giúp họ có cái nhìn
cụ thể hơn, chính xác hơn về thực trạng chính tả của học sinh tiểu học trongđịa bàn mình quản lí; qua hệ thống các giải pháp mà đề tài đưa ra, các giáoviên sẽ có thêm công cụ để giúp học sinh rèn luyện nhằm hạn chế lỗi sai khitạo lập văn bản viết Nói cách khác, hiệu quả học tập chính tả của học sinh sẽđược nâng cao, lỗi chính tả sẽ được hạn chế nếu áp dụng thành công những
Trang 9giải pháp thông qua hệ thống bài tập chính tả lựa chọn phù hợp với từng khốilớp.
VII/- Cấu trúc đề tài :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề viết đúng chính tả Chương II : Thực trạng chính tả của học sinh tiểu học huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Chương III : Một số giải pháp và khuyến nghị.
Trang 10PHẦN NỘI DUNG :
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
I/- Cơ sở lí luận :
1/- Cơ sở Tâm lí học :
Tâm lí học đã chỉ ra rằng : để hình thành bất cứ một kĩ năng, kĩ xảo nào(trong đó có kĩ năng, kĩ xảo chính tả), người dạy có thể tiến hành theo haicách : có ý thức và không có ý thức
Theo cách không có ý thức, việc thành thạo một hoạt động nàoi đó chỉ cóthể là sự lặp lại một cách tự nhiên máy móc một hành động mà không cầnphải quan tâm tới phương thức đề thực hiện hành động Bằng cách lặp đi lặplại nhiều lần một hành động, con người sẽ hình thành cho mình những kĩnăng, kĩ xảo cần thiết Trong việc dạy học chính tả cũng vậy, việc hình thànhnhững kĩ năng, kĩ xảo theo cách nêu trên thường mất khá nhiều thời gian, đòihỏi tới mức tối đa sự ghi nhớ máy móc và thường làm hao tốn nhiều sức lựccủa học sinh Việc hình thành kĩ xảo chính tả như vậy dường như tỉ lệ thuậnvới sự ghi nhớ máy móc Ở đây, vai trò của ý thức đã bị gạt bỏ, và cũng vìvậy, nếu làm theo cách này thì việc viết đúng chính tả được quan niệm mộtcách đơn giản là phải viết chữ đúng mẫu, chép đúng mẫu, không cần có sựtham gia của ý thức Nếu muốn biết đúng sai, người viết tự tra từ điển hoặcxem văn bản của bài viết mà không cần ghi nhớ hoặc lĩnh hội bất kì một quytắc nào
Cách thứ hai trong việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo là bằng con đường có
ý thức Việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo theo cách này không phải là sự lặp đi,lặp lại những hành động quen thuộc mà là bắt đầu từ sự nhận thức được cácquy tắc chính tả và tìm ra những phương thức hành động Các nhà tâm lí học
đã chỉ ra rằng : kĩ xảo, đó là những thành tố tự động hóa của hoạt động có ýthức được hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động đó
Trang 11Từ những lí thuyết về sự hình thành kĩ xảo này, chúng tôi thấy rằng việcdạy học sinh viết đúng chính tả trong nhà trường cần phải tiến hành theo cảhai cách : có ý thức và không có ý thức Cách không có ý thức đối với nhữnghiện tượng chính tả bất quy tắc hoặc có quy tắc nhưng những quy tắc đó phức
tạp, khó giải thích cho học sinh hiểu Ví dụ : “cuốc” trong “cái cuốc”, và
“quốc” trong “Tổ quốc, quốc gia…” hoặc “gì”, “giết” trong “làm gì”, “giết giặc” Cách có ý thức là trọng tâm, tức là hình thành kĩ xảo trên cơ sở nắm
vững các quy tắc, các mẹo luật chính tả Do đặc điểm tâm lí chung, trẻ khôngthể nhớ hết được những từ riêng lẻ và người dạy cũng không cần thiết phảibắt các em nhớ hết các từ nếu như các em đã nắm được những quy tắc cơ bảnnhất của chính tả Một thực tế cho thấy rằng, trong quá trình dạy học nếu cácthầy cô giáo không dạy những quy tắc chính tả thì bản thân các em trong quá
trình học tập nhiều khi các em cũng tự rút ra những “nguyên tắc” riêng cho
bản thân mình (được hình thành do việc tập chép và sự ghi nhớ máy móc của
học sinh) Tất nhiên, những “nguyên tắc” này nhiều khi dẫn các em tới chỗ
sai, bởi vì nó đi chệch khỏi những quy tắc chính tả chung Chẳng hạn như có
học sinh tự rút ra “nguyên tắc” riêng cho mình trong quá trình học chính tả như từ “đã” luôn viết dấu ngã Điều này chỉ có thể đúng khi “đã” đi kèm với
một động từ phía sau để chỉ một hành động xảy ra rồi như đã học, đã đi, đã
chạy… Nhưng nếu gặp những từ như đả kích, đả đảo, đả phá… thì các em sẽ
viết sai Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, việc giáo viên hình thành kĩ xảochính tả để giúp học sinh viết đúng những trường hợp trên là cần thiết
So với việc dạy chính tả không có ý thức, việc dạy chính tả có ý thức cómột số ưu điểm như sau :
- Nắm được c ác quy tắc chính tả, học sinh nắm được hầu hết cách viếtđúng các từ mà không cần phải đòi hỏi một sự ghi nhớ máy móc những từriêng lẻ
- Rút ngắn được thời gian hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả
Trang 12- Rèn luyện được khả năng tư duy cho học sinh Dựa vào các quy tắcchính tả đã nắm được, gặp những trường hợp cụ thể, học sinh có thể dựa vào
sự đối chiếu, so sánh, khái quát và từ đó lựa chọn cách viết đúng
Chính vì lí do này, hiện nay trong việc dạy chính tả, con đường ngắnnhất, hiệu quả nhất để dạy chính tả là con đường có ý thức
Nhưng làm thế nào để nắm được quy tắc chính tả một cách chủ động ?
Theo ý kiến của nhà sư phạm Nga V.P Seramepava thì : “Quy tắc và khái niệm không đi trực tiếp từ đầu giáo viên sang đầu học sinh” mà việc nắm
vững các quy tắc, khái niệm đòi hỏi một số hoạt động tích cực trong nhậnthức của học sinh Đó không phải là việc học thuộc lòng các quy tắc chính tả
mà đó là việc vận dụng các quy tắc chính tả vào hoạt động của bản thân Vìvậy để tạo ra được kỉ xảo chính tả cho học sinh theo con đường có ý thức cầnphải bảo đảm được những điều kiện nào ?
Có thể nêu lên một số điều kiện cơ bản sau đây :
- Cần phải phát huy cao độ tính tích cực chủ động, tự giác của học sinhkhi tiếp thu những tài liệu chính tả mới Tính chủ động này thể hiện ở việcchú ý cao độ của học sinh trong giờ học Muốn vậy, người giáo viên cần cónhiều thủ pháp giảng dạy khác nhau để duy trì được sự hưng phấn của họcsinh trong suốt giờ học
- Thông báo nhiệm vụ và mục đích bài học chính tả Điều quan trọng làlàm sao để học sinh thấy rằng nhiệm vụ và mục đích này không phải là dogiáo viên áp đặt mà chính là những nhiệm vụ và mục đích của bản thân họcsinh đòi hỏi phải giải quyết Có thực hiện được điều này, việc lĩnh hội, tiếpthu các quy tắc chính tả mới để trở thành nhu cầu của bản thân học sinh Đócũng là cơ sở để tạo hứng thú và duy trì sự chú ý của học sinh trong suốt quátrình học chính tả
Từ những đặc điểm vừa trình bày, chúng tôi thấy rằng để hình thành kĩxảo chính tả cho học sinh cần đi theo hai con đường không ý thức và có ý
Trang 13thức Trong đó con đường có ý thức là chủ đạo, con đường nhanh nhất, hiệuquả nhất trong việc dạy chính tả.
2/- Cơ sở ngôn ngữ học :
Sự giao tiếp ngôn ngữ là một nhu cầu tất yếu của xã hội Sự giao tiếp này
có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết Ở dạng nói con người phải dùngtiếng nói, ở dạng viết con người luôn dùng chữ viết Tiếng nói và chữ viết làcông cụ chung của toàn xã hội Vì vậy, người sử dụng đều cần tuân thủnhững quy tắc chung được toàn xã hội chấp nhận Tổng hợp các quy tắcchung được toàn xã hội công nhận và sử dụng về chữ viết (để ghi tiếng nói)được gọi là chính tả
Chính tả của một thứ tiếng nào đó thường tuân theo một vài nguyên tắc,trong đó có một vài nguyên tắc chỉ đạo Ba nguyên tắc thường gặp trongchính tả là : ngữ âm (hay ghi âm), lịch sử (hay truyền thống) và hình thái.Chính tả ngữ âm là loại chính tả mỗi âm ghi bằng một chữ và mỗi chữghi một âm Theo nguyên tắc này, cách đọc và cách viết thống nhất với nhau.Đọc như thế nào viết như thế ấy Trong những giờ chính tả theo nguyên tắcngữ âm, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chínhxác âm thanh của lời nói Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên
hệ giữa ngữ âm và chữ Nếu phân tích âm thanh nghe đọc một cách chính xác
và nhớ được bằng chữ cái thì việc viết đúng sẽ không quá khó khăn đối vớihọc sinh Trong trường hợp này qui tắc thường được nêu lên là : hãy viết như
đã nghe
Chính tả lịch sử là loại chính tả dựa vào cách phân loại cổ truyền hoặc
âm xa xưa, không kể ngày nay phát âm như thế nào Chính vì vậy, không thểdựa vào âm thanh để xác định cách viết trong chính tả lịch sử Ở đây để viếtđúng chính tả theo nguyên tắc lịch sử, học sinh cần phải ghi nhớ các từ Khácchính tả ngữ âm (mẫu âm thanh rất quan trọng), chính tả lịch sử lấy mẫu thịgiác làm chỗ dựa
Trang 14Chính tảhình thái là loại chính tả dựa vào dạng gốc của từ hay của mộtyếu tố cấu tạo từ, không kể cách phát âm thực tế như thế nào Chính tả hìnhthái chữ quy định cách viết của một số hành vi nhất định nên việc phân tíchbản chất ngữ pháp của các hiện tượng chính tả là quan trọng và cần thiết (vìchỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa).
Chính tả tiếng Việt về cơ bản là chính tả ngữ âm học Do dựa vàonguyên tắc ghi âm nên chữ viết tiếng Việt tương đối thuận tiện và đơn giản.Tuy vậy, trong chính tả tiếng Việt cần chú ý một vài điểm sau :
- Chính tả tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế củamột vùng nhất định nào Bởi lẽ, mỗi địa phương đều có những điểm chưa
chuẩn trong cách phát âm Vì vậy, không thể dựa vào việc “nghe như thế nào, viết như thế nấy được” Chẳng hạn, không thể viết là lo (trong từ ấm no)
khi nghe một người vùng Hải Hưng nói ; Còn ở vùng Nghi Lộc tỉnh Nghệ An,không chỉ học trò mà cả người dân trong các vùng khi nghe phát âm sẽ khóphân biết được đâu là tiếng mang thanh huyền, đâu là tiếng mang thanh sắc
Do vậy, mới có câu hài hước rằng “cà có cuống (quả cà) và cà có đuôi (con cá)” ! Và khi nghe người phía Nam phát âm “dzỗ dề” không thể cứ viết y
như vậy
- Trong chính tả tiếng Việt còn một số điều bất hợp lí Chẳng hạn cũng
phát âm là “ngờ” nhưng cách viết lại có chỗ khác nhau : nga (ng) nhưng nghe (ngh); cùng đọc là “cờ” nhưng lại có tới ba cách viết khác nhau : nông cạn (c), kinh ngạc (k) và quốc gia (q)… Sự bất hợp lí tồn tại ngay từ khi mới xây
dựng chữ quốc ngữ cho đến tận ngày nay Có những hiện tượng như trên là vìviệc xây dựng chữ quốc ngữ của ta dựa theo chính tả của một số nước Tây Âucách đây đã rất nhiều năm mà đến ngày nay hình thức ngữ âm đã khác xưa rất
nhiều Cũng có những trường hợp như d / gi (gìn giữ, hiền dữ), cũng thật sự
gây khó khăn cho người viết Những trường hợp này có thể lí giải là do sựphát triển của hệ thống ngữ âm tiếng Việt
Trang 15- Chữ viết của chúng ta được viết tách rời từng âm tiết Mỗi âm tiết làmột chữ dù cho âm tiết đó có nghĩa hay không Mỗi âm tiết đều mang mộtthanh điệu vì vậy dấu thanh ở chữ viết là điều bắt buộc đối với chính tả tiếngViệt.
- Mặc dù chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tếcủa việc dạy viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ là rất quan trọng, trongnhững trường hợp cụ thể việc nắm nghĩa của từ nhiều khi quyết định cách viết
đúng Chẳng hạn, nếu giáo viên chỉ đọc cho học sinh từ “vẽ” thì rất có thể một vài em nào đó sẽ viết thành “dẽ” hay “dẻ” hoặc “vẻ” Nhưng nếu giáo viên đọc “vẽ tranh” thì chắc chắn nhờ vào việc xác định nghĩa của từ một
cách chắc chắn (kết hợp với từ tranh), các em sẽ viết đúng chính tả Chính vì
lí do này, một số người cho rằng chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa.Đây cũng là cơ sở cho việc hướng dẫn cách đọc chính tả cho học sinh ở tiểuhọc
Trên cơ sở ngôn ngữ học nói chung, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hànhcác quy định về chính tả trong nhà trường phổ thông vào những năm 1980,
1984 và mới đây là năm 2003 Những quy định đó là cơ sở vững chắc choviệc dạy học chính tả trong nhà trường tiểu học
II/- Cơ sở thực tiễn :
1/- Hồng Ngự là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp Là huyện
thuộc vùng sâu nhất của tỉnh, có một phần ranh giới với nước bạn Campuchia.Huyện được thành lập từ năm 1989 Nền kinh tế chủ yếu của huyện là nôngnghiệp Dân số của huyện khoảng 24.700 người Dân cư trong huyện phần lớn
là dân di cư từ các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng,
ở một vài vùng, có thêm các cư dân từ một vài tỉnh của đồng bằng Bắc bộ vàođây sinh sống từ năm 1954 đến nay Sau giải phóng 1975, thành phần dân cưcủa huyện lại được bổ sung thêm một số dân cư của các tỉnh phía Bắc Trung
bộ như Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa… Bên cạnh đó cũng còn một số dân
Trang 16cư từ các tỉnh lân cận như An Giang, Bến Tre chuyển đến đây lập nghiệp Số
bà con là Việt kiều Campuchia về đây sinh sống từ năm 1978 cũng khá nhiều
Là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh, nhưng khoảng 10 nămtrở lại đây, Hồng Ngự đã có nhiều thay đổi về phát triển kinh tế Từ một vùngđất nhiều phèn mặn, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa, ngày nay phần lớn đấtđai ở đây đã được chuyển sang 2 vụ/năm nhờ nhiều hệ thống kênh rạch xẻdọc, xẻ ngang trên những cánh đồng Có nơi, nhờ hệ thống đê bao ngăn lũ,nông dân còn làm được ba vụ lúa trong năm Đường giao thông giữa các xãtrong huyện với thị trấn, với các huyện khác và với tỉnh đã có nhiều thuận lợilớn Các trục giao thông từ xã, huyện, tỉnh đã được rải đá hoặc tráng nhựa làmcho kinh tế của huyện càng thêm khởi sắc Mạng lưới điện quốc gia đã vềkhắp các xã trong huyện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất Đời sốngvăn hóa của người dân ngày càng được nâng cao do sự nắm bắt các thông tinhết sức dễ dàng và thuận tiện
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế và văn hóa, ngành giáo dục của huyệncũng có những bước tiến mới Các phòng học tranh tre nứa lá đã không còn ởcác điểm trường không còn cảnh học sinh phải học ba ca, bốn ca trong ngàynhư mười mấy năm về trước Mỗi xã có ít nhất hai trường tiểu học và nhiềuđiểm học để học sinh đi học được dễ dàng Năm học 2003 – 2004, huyệnHồng Ngự có 22 trường tiểu học trên 08 xã và 01 thị trấn với tổng số 10.357học sinh Huyện cũng có tới 617 giáo viên tiểu học Trong đó, hầu hết cácgiáo viên tiểu học của huyện đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (598/617).Nhiều giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học hệ chính quy do Trường Caođẳng sư phạm Đồng Tháp đào tạo, một số khác đã tốt nghiệp Cử nhân Tiểuhọc tại chứcf và từ xa do Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 và Đại học Huếđào tạo Đại bộ phận giáo viên tiểu học trong huyện tốt nghiệp chính quy hệCao đẳng tiểu học hoặc chuẩn hóa xong chương trình Trung học sư phạm 12+ 2 hiện đang theo học chương trình đào tạo từ xe của Đại học Huế hoặc đanghọc chuyên tu hệ Cử nhân Tiểu học, Cao đẳng Tiểu học do trường Đại học sư
Trang 17phạm Đồng Tháp đào tạo Hiện nay, huyện Hồng Ngự chỉ còn khoảng 2%giáo viên chưa đạt chuẩn (19/617 người).
Với những đặc điểm nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc dạy viết đúngchính tả cho học sinh tại huyện Hồng Ngự sẽ gặp những thuận lợi và khókhăn sau :
- Thuận lợi : Đại bộ phận giáo viên ở các trường tiểu học được đào tạo
và bồi dưỡng đạt chuẩn hoặc trên chuẩn Vì thế có thể nói giáo viên có kiếnthức tiếng Việt khá vững vàng, nắm được phương pháp dạy tiếng Việt nóichung và phương pháp dạy chính tả nói riêng Mặt khác, theo sự chỉ đạochung của toàn ngành giáo dục tỉnh nhà, Phòng giáo dục huyện Hồng Ngự vàBan giám hiệu các trường thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy củacác giáo viên Điều đó giúp đỡ cho giáo viên rất nhiều trong công tác chuyênmôn, giúp họ tìm ra những biện pháp, thủ pháp hay để nâng cao hơn nữa chấtlượng giảng dạy Ngoài ra, các khối lớp của các trường cũng tham gia sinhhoạt chuyên môn thường xuyên để giúp các giáo viên bổ sung các kiến thức,cập nhật những thông tin mới về phương pháp dạy học để nâng cao hơn nữahiệu quả giảng dạy của các giáo viên trong trường Theo sự chỉ đạo củaPhòng giáo dục, ở trường đã tổ chức những hoạt động thi đua “Dạy tốt, họctốt” một cách sôi nổi Đây là điều kiện để từng giáo viên phát huy tốt hơn khảnăng chuyên môn của mình Phong trào rèn chữ viết trong giáo viên và họcsinh được tổ chức thường xuyên, thu hút rất nhiều trường tham gia Chấtlượng chữ viết nhờ đó cũng có những chuyển biến thật sự Một điều quantrọng là sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ởtiểu học nói chung, trong phân môn chính tả nói riêng đã góp phần quan trọngnâng cao chất lượng môn chính tả trong học sinh bằng hệ thống bài tập phongphú và đa dạng ở cả hai phần : phần cứ và phần mềm, tạo thế chủ động vàtính thiết thực trong dạy học chính tả
- Khó khăn : Do sự đa dạng về thành phần dân cư nên có thể nói huyện
Hồng Ngự là nơi tập trung tất cả các phương ngữ của ba vùng Bắc, Trung,
Trang 18Nam Sự đa dạng về phương ngữ sẽ đưa đến sự phức tạp trong dạy học chính
tả Do ảnh hưởng từ môi trường sống cho nên trong học sinh hiện nay nhiều
em viết sai chính tả do việc phát âm theo phương ngữ Với những học sinh cógốc miền Trung, các em chịu sự ảnh hưởng của phương ngữ Trung bộ từ cha
mẹ và những người xung quanh nên có những trường hợp giáo viên đọc chính
tả đúng nhưng khi các em nhằm lại để viết vào vở thì lại viết sai Chẳng hạn,
khi giáo viên đọc từ “đất nước” các em lại viết thành “đắt nước” Hiện nay,
học sinh của trường viết sai chính tả nhiều nhất là ở phần vần của âm tiết, bêncạnh đó, phụ âm đầu, thanh điệu cũng bị các em viết sai không ít Đó làtrường hợp giáo viên đọc chính tả cho các em viết, còn những bài tập làm văn
do các em vận dụng ngôn ngữ sẳn có của mình để tạo lập văn bản thì lỗi sai
về chính tả cũng khá nhiều Đây là một trong những khó khăn lớn mà ngườigiáo viên của trường tiểu học gặp phải khi rèn luyện viết đúng cho các em
Về phía giáo viên, dù trình độ đào tạo đạt chuẩn nhưng ngoài những giáoviên có ý thức rèn luyện để đọc thật chuẩn chính tả cho học sinh viết đúng thìvẫn còn một số giáo viên chưa khắc phục được những thói quen phát âm doảnh hưởng từ phương ngữ Một số giáo viên còn mắc lỗi phát âm ở một số các
tiếng có âm cuối c / t hay n / ng Một vài giáo viên thậm chí còn sai một vài
âm, vần, thanh tương đối đặc biệt (ê ơ ; thanh hỏi/ngã biến thành thanhnặng) Trong giảng dạy, còn có những giáo viên chưa thật coi trọng yêu cầuviết đúng chính tả mà chỉ chú trong vào việc truyền thụ kiến thức tiếng Việtnói chung cho học sinh (ôi âu, chổi chẩu)
2/- Những đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học bộ môn chính tả cũng là một cơ sở thực tiển đề tài cần lưu ý :
Chương trình tiểu học 2000 (gọi tắt là CTTH – 2000) đang thực hiện đạitrà trong cả nước đến chương trình lớp 3 (năm học 2004 – 2005), trong đómôn chính tả cũng có khá nhiều điều đổi mới
Nhiệm vụ của môn chính tả được chương trình quy định như sau:
Trang 19- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng viết đúng chính tả và kĩ năngnghe.
- Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cốnghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác
tư duy, nhận xét, liên tưởng, so sánh, ghi nhớ…
- Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết cho học sinh như : tínhcẩn thận, tính chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm
Ở tiểu học hiện nay đang phổ biến các hình thức chính tả sau :
- Chính tả nhìn – viết (ở tất cả các lớp 1, 2, 3) : học sinh nhìn lên bảnghoặc nhòn trong sách giáo khoa để viết vào vở
- Chính tả nghe – viết (ở tất cả các lớp 1, 2, 3) : giáo viên đọc từng cụm
từ, từng câu cho học sinh viết
- Chính tả nhớ - viết (lớp 3) giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhớ lại bàihọc thuộc lòng, đọc nhẩm từng câu để viết lại, nhắc nhở cách viết đúng vàtrình bày theo thể loại thơ
Ngoài các hình thức trên, trong mỗi bài chính tả còn có chính tả âm vần,tức là các loại bài tập chính tả để giúp học sinh rèn luyện thêm về cách viếtđúng Hình thức loại bài tập chính tả này rất phong phú và đa dạng Ngoài racòn có các bài tập về trật tự bảng chữ cái, nhận xét chính tả cuối bài (quy tắcviết hoa, khi xuống dòng, viết dòng thơ, trình bày bài thơ…) Trong sách giáokhoa các lớp 1, 2, 3 theo chương trình Tiểu học 2000, bài tập trong các tiếtchính tả được cấu trúc thành hai phần rõ rệt Phần 1, kí hiệu là 1, là những bàitập chính tả bắt buộc dùng chung cho toàn quốc Phần 2, ở hầu hết các tiếtdạy chỉ có một bài tập được kí hiệu là 2); ở một số ít tiết khác có thêm bài tậplựa chọn thứ hai, kí hiệu là 3) Trong mỗi bài tập lựa chọn như vậy thường cóhai mục a) và b), người dạy sẽ tùy thuộc vào đặc điểm chính tả của vùngmình, địa phương mình mà có sự lựa chọn cho phù hợp
Trong chương trình tiểu học 2000, quy trình dạy một tiết chính tả đượcquy định như sau :
Trang 20- Giới thiệu bài.
Việc dạy chính tả hiện nay cần chú ý phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh với nhiều hình thức thi đua, tổ chức trò chơi Trên cơ sở đảm bảonhững yêu cầu và quy trình tiến hành giờ học, giáo viên có thể linh hoạt, sángtạo, tùy từng bài dạy cụ thể và đặc điểm của lớp học mà đưa những kĩ thuật,thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp hơn
Mặt khác, tuy sự đổi mới về chương trình và sách giáo khoa và phươngpháp dạy học đã góp phần quan trọng trong việc định hướng nội dung vàphương pháp dạy học chính tả cho giáo viên song phần bài tập chính tả theovùng miền mới chỉ ở cấp độ các vùng lớn trong cả nước Mà chúng ta đã biết,việc dạy chính tả đảm bảo tính thiết thực, sát đối tượng học sinh phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng “tạo phần mềm” của từng giáo viên Về điều này, không
phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được
Chính vì những lẽ trên, qua đề tài chúng tôi muốn giúp giáo viên tiểu họctrong tỉnh nói chung, trong huyện Hồng Ngự nói riêng, có ý thức dạy họcchính tả gắn với địa phương và bước đầu biết cách sử dụng và có thể tự mình
tạo một số “phần mềm” chính tả cho học sinh của mình để có thể nâng cao
chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học, góp phầnthực hiện mục tiêu dạy học
Trang 21CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
TIỂU HỌC HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
I/- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG :
1/- Chính tả và lỗi chính tả : Chính tả theo Từ điển tiếng Việt là “Cách
viết chữ được coi là chuẩn” [8, 157].
Từ đó có thể hiểu, lỗi chính tả là lỗi viết sai chuẩn chính tả bao gồm cáchiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và biểuthị chữ số và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữviết, tức chữ viết ghi sai từ, hay còn gọi là lỗi âm vị Lỗi âm vị trong tiếngViệt thường thể hiện qua các dạng : lỗi âm vị âm đoạn tính và lỗi âm vị siêu
âm đoạn tính Lỗi âm vị âm đoạn tính bao gồm, lỗi sai về phụ âm đầu, âmđệm, âm chính, âm cuối Lỗi âm vị siêu đoạn tính chính là hiện tượng viết saithanh điệu Đè tài này chỉ quan tâm đến lỗi âm vị của học sinh tiểu học huyệnHồng Ngự Và cũng để thuận lợi cho việc khảo sát, thống kê cũng như sẽ phùhợp cho việc đưa ra những dạng bài tập lựa chọn cho học sinh luyện tập trongphần giải pháp, chúng tôi sẽ khảo sát lỗi chính tả (lỗi âm vị) bao gồm : lỗi sai
về phụ âm đầu, lỗi sai về vần, lỗi sai về thanh điệu
2/- Vấn đề chọn mẫu :
2.1/- Các trường chọn để khảo sát :
Năm học 2003 – 2004, Hồng Ngự có 22 trường tiểu học ở 08 xã và 01thị trấn Như trên đã phân tích, thực tế địa lý và dân cư của huyện rất phứctạp Để số liệu điều tra chính xác, phù hợp với thực tế, việc khảo sát phải đảmbảo yêu cầu chọn mẫu đủ, có khả năng bao quát, có thể phản ánh tình hìnhchính tả của học sinh tiểu học trong huyện, chúng tôi đưa ra tiêu chí chọn mẫu:
- Số mẫu chọn khảo sát phải đạt từ 50% số trường thực tế có trong địabàn huyện, trong mỗi trường chọn khảo sát tất cả các khối, mỗi khối chỉ 01lớp
Trang 22- Số mẫu được chọn ngẫu nhiên theo nhóm dựa vào vị trí địa lý trên cơ
sở những qui định về tính vùng sâu, vùng xa, biên giới áp dụng cho huyệnHồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Dựa vào hai yêu cầu trên, chúng tôi đã chọn 12 điểm trường như sau :Trường Tiểu học Trần Phú, Trường Tiểu học Bình Phú 1, Trường Tiểu họcBình Phú 2, Trường Tiểu học Thông Bình 3, Trường Tiểu học An Phước 1,Trường Tiểu học Tân Công Chí 1, Trường Tiểu học tân Công Chí 2, TrườngTiểu học Bình Phú 3, Trường Tiểu học Tân Thành A1, Trường Tiểu học TânThành A2, Trường Tiểu học Thông Bình 2, Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1
2.2/- Đối tượng khảo sát :
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chọn đối tượngkhảo sát như sau :
2.2.2./- Với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục :
Mẫu được chọn bao gồm các cán bộ chuyên viên tiểu học của phònggiáo dục, các cán bộ quản lý các trường tiểu học được chọn khảo sát (hiệutrưởng, hiệu phó, các khối trường) và các giáo viên trực tiếp đứng lớp ở cáctrường được chọn khảo sát
3/- Vấn đề lập phiếu điều tra :
3.1/- Phiếu khảo sát cán bộ quản lí :
Phiếu này dành cho đối tượng là các chuyên viên Phòng Giáo Dục, hiệutrưởng và phó hiệu trưởng, các khối trường các trường tiểu học được khảo sát.Mục đích khảo sát đối tượng này của chúng tôi là tìm hiểu là những nhận xétcủa các cán bộ trực tiếp, các cán bộ cốt cán về khả năng viết chính tả của độingũ giáo viên do họ trực tiếp quản lý Phiếu cũng nhằm lấy ý kiến về mối
Trang 23quan hệ giữa chính âm và chính tả, những lỗi chính âm, chính tả phổ biến,cũng như những kinh nghiệm, những giải pháp mà được các cán bộ quản lígiáo dục cho là cần thiết và họ đã thực hiện để có thể cải thiện tình hình chính
tả của học sinh tiểu học ở địa phương mình
3.2/- Phiếu khảo sát giáo viên tiểu học :
Phiếu khảo sát giáo viên tiểu học ngoài mục đích tìm hiểu những thôngtin về tình hình chính âm, chính tả của học sinh các lớp giáo viên trực tiếpgiảng dạy còn sơ bộ nắm được khả năng tổ chức một tiết dạy chính tả củagiáo viên, ghi nhận những biện pháp mà họ đã thực hiện nhằm giúp học sinhviết đúng
3.3/- Phiếu khảo sát học sinh :
Với học sinh, chúng tôi tiến hành lập phiếu khảo sát trên nguyên tắc phùhợp với trình độ của học sinh từng lớp, theo chương trình Tiểu học của BộGiáo Dục – Đào Tạo ban hành
- Phiếu khảo sát học sinh lớp 1 : Không chuẩn bị sẵn nội dung, bài khảosát là một đoạn văn do giáo viên tự chọn (trùng với bài chính tả của tuần đó)
- Lớp 2, 3, 4, 5 : một phiếu khảo sát bao gồm 2 phần, phần chính tả đoạnbài ở phía trên và phần chính tả âm vần ở phía dưới Các ngữ liệu trong chính
tả đoạn bài được lựa chọn với yêu cầu có những hiện tượng chính tả cần khảo
sát Một số đoạn chính tả được chọn ở các bài tập đọc lớp 2, 3 Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên (TV2, t2, tr48) ; một đoạn trong bài tập đọc Tiếng đàn
(TV3, t2, tr56) ; riêng hai đoạn ngữ liệu của lớp 4, 5 được chọn trong cuốn
Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1 của Phan Thiều (Chiều, tr68 và Mưa dông tr78).
Chính tả âm vần được xây dựng dựa vào dự đoán khả năng sai nhiều của cáclỗi chính tả cấu tạo dưới dạng các lựa chọn một đáp án đúng
Mặt khác, để có thể có cái nhìn một cách toàn diện về lỗi chính tả củahọc sinh tiểu học huyện Hồng Ngự, chúng tôi cũng khảo sát phần Tập làmvăn trong bài kiểm tra giữa kì 2 của các học sinh lớp 4, 5
Trang 244/- Điều tra qua dự giờ chính tả của giáo viên : Để có thể nhận xét một
cách toàn diện nguyên nhân sai lỗi chính tả của học sinh tiểu học, đưa ra cácgiải pháp khắc phục phù hợp, thiết thực chúng tôi tiến hành dự giờ chính tảcủa một số giáo viên ở các trường khảo sát Các tiết chính tả được dự mộtcách ngẫu nhiên, tùy thuộc vào thời khóa biểu, chỉ báo cho trường, cho giáoviên đứng lớp trước 15 phút
II/- KẾT QUẢ KHẢO SÁT :
1/- Qua phiếu phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý :
Kết quả thu được : (xem bảng 01).
Nhận xét : Theo các cán bộ quản lí, lỗi phát âm phổ biến của học sinhtiểu học huyện Hồng Ngự bao gồm :
Về thanh điệu : hai thanh điệu học sinh phát âm lẫn lộn là thanh hỏi (?)
và thanh ngã (~) (56/61 phiếu)
Về phụ âm đầu :
Sai, lẫn lộn phụ âm tr ch (51/61 phiếu)
Sai âm s x (45/61 giáo viên)
Các âm v d/gi và r g : mỗi loại có 25/61 giáo viên khẳng định
Ngoài ra, học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự còn mắc các lỗi q h ;
r d Những lỗi này ít hơn các lỗi đã nêu trên
Về vần :
Các vần phát âm sai nhiều là ăt ăc (48/61 phiếu) ; ăn ăng
(38/61 phiếu) ; an ang (35/61 phiếu) ; êu iu (33/61 phiếu) ; oan oang (32/61 phiếu) ; ươn ương (32/61 phiếu) ; ut uc (30/61 phiếu) ; âng ăng (23/61 phiếu) ; ai ay (15/61 phiếu).
Trang 25 Một số lỗi khác có tỷ lệ ý kiến nhận xét không cao lắm : om – ôm –
ơm ; ac – at ; ac – ăc – âc ; im – iêm ; in – inh ; ong – ông.
Câu 2 & 3 : Khi đứng lớp, giáo viên tiểu học đã phát âm chuẩn chưa ? Nếu sai thì những lỗi nào phổ biến ?
Kết quả thu được :
Có 07/61 ý kiến cho rằng giáo viên đã phát âm chuẩn, chiếm 11,48%
Có 54/61 ý kiến cho rằng giáo viên còn một số phát âm sai, chưachuẩn chiếm 88,52%
Từ kết quả trên ta thấy đa số giáo viên lên lớp phát âm vẫn chưa chuẩn
hoặc còn phát âm sai Các lỗi giáo viên phát âm sai nhiều nhất là tr – ch ; s –
x ; an – ang ; ăn – ăng ; ai – ay ; ươn – ương và thanh hỏi – thanh ngã.
Câu 4 : Học sinh huyện Hồng Ngự thường sai những lỗi chính tả nào ?
Kết quả thu được (xem bảng 01)
Nhận xét : theo ý kiến của các cán bộ quản lý, học sinh tiểu học huyệnHồng Ngự có những lỗi chính tả phổ biến như sau :
Về dấu thanh : có sự lẫn lộn giữa dấu ngã và dấu hỏi, nhất là dấu ngãviết thành dấu hỏi (có 53/61 ý kiến)
Lỗi về phụ âm :
Hai phụ âm học sinh viết sai nhiều nhất là tr ch và s x
Các âm đầu v gi/d ; ng ngh học sinh cũng viết sai tương đốinhiều
Một số học sinh viết sai các phụ âm c k (8/61 ý kiến) ; âm q h
(7/61 ý kiến) ; có 02 ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng học sinh còn sai âm l
n ; g gh ; r d.
Lỗi về vần :
Những vần học sinh sai nhiều nhất là ăn ăng, ăc ăt, ut uc,
iên iêng, êu iu, an ang (từ 20 – 42/61 ý kiến).
Học sinh cũng sai những lỗi khác như : âng ăng, uôi ui, ươn
ương, ai ay, oan oang (từ 16 – 19/61 ý kiến).
Trang 26 Ngoài ra một số ít học sinh còn sai các vần ao au, in inh, oat
oac, ong ôn, om ơm.
Câu 5 & 6 : Trong giáo án, trên bảng lớp, giáo viên tiểu học đã viết đúng chính tả chưa ? Những lỗi sai cụ thể ?
Những lỗi chính tả giáo viên thường mắc :
Dấu hỏi – dấu ngã
Âm s x
Vần ut uc, êu iu, iên iêng, ươn ương
Câu 7 : Học sinh viết sai chính tả do những nguyên nhân nào ?
Kết quả thu được :
Do học sinh phát âm sai dẫn đến viết sai : (59/61
Trang 27Nhận xét : Đa số cán bộ quản lý cho rằng nguyên nhân viết sai chính tảcủa học sinh là do phát âm sai, ảnh hưởng đến cách viết, học sinh không nắmquy tắc viết chữ Việt hoặc do tùy tiện, cẩu thả trong khi viết.
Câu 8 : Những giải pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh ?
Kết quả thu được : Đa số các cán bộ quản lí với các giải pháp sau :
Giáo viên cần viết đúng chính tả trên bảng lớp : 27/61
Chú ý giảng cách viết chữ khó, làm các bài tập chính tả : 44/61
Tổ chức thi đua viết đúng, viết đẹp : 52/61
Trang 2840.9 8
25
40.9 8
35
57.3 8
38
62.3 0
42
68.8 5
30
49.1 8
23
37.7 0
33
54.1 0
32
52.4 6
15
24.5 9
33
54.1 0
32
52.4 6
20
37.7 9
24
39.3 4
20
32.7 9
33
54.1 0
42
68.8 5
30
49.1 8
31
50.8 2
16
26.2 3
16
26.2 3
33
54.1 0
19
31.1 5
18
29.5 1
19
31.1 5
53
86.89
Bảng 01 : Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lí về lỗi phát âm và lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự.
Trang 291.2/- Ý kiến của giáo viên tiểu học huyện Hồng Ngự về lỗi chính tả của học sinh :
Tổng số giáo viên được khảo sát : 80
Gồm giáo viên các trường : Trường Tiểu học Trần Phú, Trường Tiểu họcBình Phú 1, Trường Tiểu học Bình Phú 2, Trường Tiểu học Thông Bình 3,Trường Tiểu học An Phước 1, Trường Tiểu học Tân Công Chí 1, TrườngTiểu học tân Công Chí 2, Trường Tiểu học Bình Phú 3, Trường Tiểu học TânThành A1, Trường Tiểu học Tân Thành A2, Trường Tiểu học Thông Bình 2,Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1
Kết quả thu được : (xem bảng 02).
Nhận xét :
Lỗi về phụ âm đầu :
Đa số giáo viên cho rằng học sinh thường phát âm sai các phụ âm đầu
tr – ch ; s – x ; v – d – gi.
Một số học sinh còn phát âm sai phụ âm đầu : r – g ; q – h
Lỗi về vần :
Học sinh phát âm sai nhiều ở các vần có âm n ở cuối (phát âm thành
ng) ; âm t ở cuối (phát âm thành c) Ví dụ : an ang ; ươn ương ; at
ac
Các vần có âm chính là â thường bị học sinh phát âm thành ă : ân
ăng (nhân dân – nhăng dăng) ; các vần có i ở cuối đều bị phát âm thành y : ai
ay.
Ngoài ra các giáo viên được khảo sát còn cho rằng, học sinh tiểu học
huyện Hồng Ngự còn phát âm sai nhiều vần khác Chẳng hạn : oan on ; uôi ui ; iêt iêt ; oat oac ; ong ông ; iên iêng ; oai oi ; oanh anh ; om ơm ; iêm im Nhìn chung đó là các lỗi sai về âm
đệm và nguyên âm dôi trong các vần
Lỗi về thanh :
Trang 30Đa số giáo viên được khảo sát cho rằng học sinh phát âm sai thanh hỏi,thanh ngã và ngược lại.
Có thể tổng hợp các ý kiến của giáo viên trực tiếp đứng lớp qua bảng sau:
Trang 3167.5 0
17
21.2 5
18
22.5 0
39
48.7 5
48
60.0 0
42
52.5 0
19
23.7 5
12
15.0 0
33
41.2 5
40
50.0 0
Trang 322/- Một số nhận xét rút ra qua dự giờ các tiết chính tả của giáo viên tiểu học huyện Hồng Ngự :
Tổng số tiết dự : 25 (trong đó có 05 tiết lớp 1 ; 06 tiết lớp 2 ; 05 tiết lớp 3
; 04 tiết lớp 4 và 05 tiết lớp 5)
Khâu kiểm tra bài cũ :
Giáo viên kiểm tra lại các từ khó viết của bài trước bằng hình thức đọccho học sinh viết bảng con Qua các tiết dự, khi viết lại các chữ khó của bàitrước, học sinh còn sai các lỗi sau :
ăp âp : xa tắp viết thành xa tấp.
iên iêng : đầu tiên đầu tiêng.
ay ai : nơi này nơi nài.
ang an : ngang ngược ngan ngược ; sang sông san
Khâu hướng dẫn viết từ khó :
Giáo viên để học sinh phát hiện từ khó viết, cũng có giáo viên, tự nêunhững từ khó
Nhiều giáo viên chỉ đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con, sau đónhận xét, sửa sai mà chưa giảng cách viết (phát âm, phân biệt nghĩa, phân biệtcấu tạo chữ)
Một số giáo viên đã giảng cách viết các chữ khó rồi mới cho học sinhviết vào bảng con
Trang 33Nhìn chung, khâu hướng dẫn viết từ khó còn nhiều giáo viên tiến hànhchưa đúng phương pháp : học sinh không được giảng cách viết, không đượclàm quen với chữ viết đúng.
Khâu đọc bài chính tả cho học sinh viết :
Đa số giáo viên còn phát âm sai thanh hỏi, thanh ngã (không có thanhngã, thanh hỏi được đọc như thanh ngã)
Một số giáo viên chưa phân biệt các âm c – t (ở cuối), các vần an –
ang ; ươn – ương ; it – ưt (vịt vựt) ; ên – ơn (chó vện chó vợn) Giáo viên còn phát âm sai nhiều do bị ảnh hưởng của phương ngữ miền Trung : lăn tăn
leng teng ; bắt béc ; vằng vặc vèng vẹc ; trăng treng ; chân
chăng
Đa số giáo viên đã đọc đúng quy định đọc chính tả : lần một đọc toànbài, lần hai đọc câu ngắn hoặc cụm từ cho học sinh viết, lần ba đọc toàn bàicho học sinh dò lại Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên khi đọc chính tảcho học sinh viết còn đọc từng từ, từng tiếng riêng lẻ, chưa đọc theo cụm từ
có nghĩa nên học sinh khó viết vì mất chỗ dựa về ý nghĩa
Khâu hướng dẫn học sinh chấm, chữa bài :
Đa số giáo viên hướng dẫn học sinh bắt lỗi bằng cách đối chiếu sách giáokhoa hoặc chép bài lên bảng phụ, đọc cho học sinh dò theo đề bắt lỗi
Khâu hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả :
Đa số các giáo viên được dự giờ đã chú ý đến các hình thức đổi mớitrong khâu hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả như sử dụng phiếu bàitập, vở bài tập giấy A4, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, làm việc độc lập tương đối phù hợp với từng bài tập
Một số ít giáo viên hướng dẫn bài tập còn đơn điệu, chỉ sử dụng mộthình thức gọi học sinh lên bảng chữa, lớp nhận xét, chưa huy động được cảlớp vào hoạt động làm bài tập nên khâu hướng dẫn học sinh làm bài tập chính
tả còn nhàm chán, học sinh thụ động
3/- Qua thực tế bài viết của học sinh :
Trang 343.1/- Để có thể đánh giá một cách tổng quát về tình hình mắc lỗi chính tả
của học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự, chúng tôi tiến hành phân tích, thống
kê các lỗi thể hiện trên các bài khảo sát (phần chính tả đoạn bài) của học sinhnhững trường được chọn
Tổng số bài tiến hành khảo sát : 1334 bài / 5 khối / 12 trường tiểu họctrong huyện
Số loại lỗi mà các em học sinh mắc phải trong bài khảo sát có thể có cácdạng sau : Lỗi về phụ âm đầu, lỗi về vần, lỗi về thanh điệu ; lỗi về phụ âmđầu và vần ; lỗi về phụ âm đầu và thanh ; lỗi về vần và thanh và lỗi phụ âmđầu, vần, thanh Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi quy ước
- Lỗi phụ âm đầu được gọi là a, lỗi vần được gọi là b ; lỗi thanh điệuđược gọi là c ;
- Lỗi phụ âm đầu và vần gọi là ab ; lỗi phụ âm đầu và thanh gọi là lỗi ac ;lỗi vần và thanh điệu gọi là lỗi bc; lỗi sai cả phụ âm đầu, vần, thanh điệu gọi
%
Lỗi a Lỗi b Lỗi c Lỗi
ab
Lỗiac
Lỗibc
Lỗiabc
Trang 351334 7.80 2.55 13.94 2.40 23.46 1.20 7.50
41.41
5 92.20
Bảng 3 : Tình hình chung về lỗi chính tả của học sinh tiểu học
huyện Hồng Ngự qua bài khảo sát (chính tả đoạn bài).
3.1.1/- Nhận xét chung : Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy.
Tình hình học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự viết sai chính tả rất trầmtrọng, tới 1230/1334 bài, chiếm tỉ lệ 92,20% ; số học sinh viết đúng chính tảchỉ có 104/1334 bài, chiếm tỉ lệ 7,80%
Tình hình học sinh viết sai chính tả của các khối tăng dần Các khốihọc sinh càng lớn, tỉ lệ viết sai chính tả càng cao Trong số bài viết đúng, sốbài của học sinh lớp 1 là chủ yếu (67/104 bài), số bài viết đúng của các khốitheo thứ tự tiếp theo là 13/238, 06/308, 0/251 và 18/273 học sinh Như vậy,tại sao ở các lớp trên, học sinh được luyện viết chính tả nhiều hơn mà tỉ lệ viếtsai của các em lại cao hơn ?
Tỉ lệ lỗi sai : nếu gọi lỗi a, b, c là lỗi đơn, các lỗi ab, ac, bc là lỗi đôi,còn lỗi abc là lỗi ba, ta thấy :
Số bài mắc lỗi đơn là 252/1334 chiếm tỉ lệ 19,89%
Số bài mắc lỗi đôi là 429/1334 chiếm tỉ lệ 32,16%
Số bài mắc lỗi ba là 549/1334 chiếm tỉ lệ 41,15%
Nếu chỉ tính trong số các bài mắc lỗi chính tả (1230 bài), số lỗi ba (là cácbài sai cả phụ âm đầu, vần, thanh điệu) có tới 549/1230, chiếm 44,63% Điềunày càng khẳng định nhận xét của chúng tôi ở trên về thực trạng chính tả củahọc sinh tiểu học huyện Hồng Ngự là hoàn toàn chính xác
Loại lỗi sai : Nếu làm phép thống kê, trong các lỗi sai, ta có thể thấyrằng : Ngoài số lỗi ba (abc) chiếm số lượng lớn nhất (547/1221 bài mắc lỗi),tổng số lỗi sai phụ âm đầu (a) và lỗi sai cả phụ ẩm đầu và vần (ab) nhỏ hơntổng số lỗi sai phần vần (b) và lỗi sai cả phụ âm đầu và vần (ab) ; tổng số lỗisai thanh điệu (c) và lỗi sai vần và thanh điệu (bc) nhỏ hơn tổng số lỗi sai vần
Trang 36(b) và lỗi sai vần và thanh điệu (bc), tổng số lỗi sai thanh điệu (c) và lỗi saiphụ âm đầu và thanh điệu (ac) nhỏ hơn tổng số lỗi sai phụ âm đầu (a) và lỗisai phụ âm đầu và thanh điệu (ac) Có thể biểu diễn bằng phép tính :
và
a + ab < b + ab (34 + 313 < 186 +313)
b + bc > c + bc (186 + 100 > 32 + 100)
c + ac < a + ac (32 + 16 < 34 + 16)Điều đó cho thấy : Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hồng Ngựmắc phải có thể xếp theo thứ tự : lỗi b, lỗi a, lỗi c Có nghĩa là loại lỗi họcsinh thường mắc phải nhất là lỗi về phần vần, kế đến là lỗi về phụ âm đầu,cuối cùng là lỗi về thanh điệu
3.1.2/- Nhận xét cụ thể :
lời
Trang 37Lỗi Phụ âm đầu Vần Thanh
Trang 39 Lỗi phổ biến về phụ âm đầu :
Phụ âm tr ch : chiếm vị trí nhiều nhất trong các lỗi sai với 371
trường hợp Hầu hết các lỗi sai tr ch thường gặp trong các tiếng trường, tre viết thành chường, che (lớp 1) ; tre, trên viết thành chẻ, chên (lớp 2) ; chiêng, trống viết thành chiêng, chống (lớp 3) ; trầm (bổng), trôi viết thành chầm (bổng), chôi (lớp 4) ; trời, trong viết thành chời, chong (lớp 5)
Phụ âm s x : chiếm vị trí thứ hai trong các lỗi sai với 296 lỗi Lỗinày do các lớp 1 thường ít gặp, nhưng ở các lớp trên, nhất là học sinh khối 5,
số học sinh mắc lỗi rất cao (187/296) Các tiếng học sinh thường viết sai cặp
phụ âm s x là xuống suống, xám xịt sám sịt, sát xát, (loàng) xoàng
(lòn) sòn / (loãn) soãn, sầu xầu
Phụ âm r d / gi : Ở lỗi này có hai dạng, học sinh có thể viết r d
hoặc viết r gi Các tiếng học sinh thường viết sai của lỗi r d/gi là rủ (nhau) dủ, (mười) giờ rở, giọng (sáo) rọng, dường (như) rường, (khán) giả rả/dả, rạch (xẻ) dạch
Phụ âm d gi : Lỗi d gi xuất hiện ở học sinh tất cả các khối lớp,chủ yếu có ở học sinh các lớp cuối cấp Những tiếng học sinh thường viết sai
là (cái) dáng dán, giăng giăng dăng/dăn, giai (điệu) dai, giảm (sút) dảm, (gan) dạ giạ, dường (như) giường, giương (buồm) dương
Phụ âm r g : Lỗi này có ở các khối lớp, trừ học sinh khối 1 và làmột trong những lỗi đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ Các tiếng thường
gây nhầm lận khi viết là gửi rửi, rạch (xé) gạch, gan (dạ) rạn, (mát) rượi gươi
Phụ âm v q : Đây cũng là lỗi sai đặc trưng của phương ngữ Nam
Bộ Lỗi sai này rải đều cho tất cả các khối lớp Những tiếng học sinh thường
viết sai cặp phụ âm này là ven (hồ) quen, quanh vanh, (đu) quay vay,
về quề, qua va
Lỗi phổ biến về vần : Một điều dễ nhận thấy là lỗi sai về vần thường
rơi nhiều vào các vần có phụ âm cuối : c / t, n / ng hoặc các bán âm cuối u (o)
Trang 40/ i (y) ; hoặc đó là các vần có âm đêm được viết bằng u hoặc o Ở đây chúng
tôi liệt kê một số vần có số lượng học sinh viết sai theo thứ tự giảm dần
Vần an ang : Đây là lỗi có số lượng lớn nhất trong các lỗi sai chính
tả của phần vần Số lượng lỗi này ở các khối lớp học sinh đều mắc phải, nhiềunhất là học sinh khối 3 (167 lỗi) Học sinh thường viết sai ở những tiếng như :
đang đan, dáng dán, (không) gian giang, đàn đàng
Vần ai ay : Có tới 303 lỗi dạng này trong các lỗi phần vần Hầu
như trong bài khảo sát có tiếng chứa vần “ai” hoặc vần “ay” thì có thể tính một lỗi sai Sự lẫn lộn giữa hai bán âm cuối vần i y thường xuyên xảy ra, có khi ngay trong hai câu văn liền nhau Chẳng hạn, trong câu “Tiếng đàn bay
ra vườn Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi” (Bài viết khảo sát của học sinh lớp 2), học sinh thường viết lẫn hai vần “ai” và “ay” trong các tiếng “bay”, “vài”, “ái” bai, vày, áy Học sinh cũng thường viết chạy chại, mái (nhà) máy, ngày ngài, này nài
Lỗi về âm đệm : Chúng tôi gộp tất cả các lỗi có liên quan đến âm đệmvào một loại lỗi có tên gọi là lỗi về âm đệm Đó có thể là lỗi sai về viết thiếu
âm đệm (loảng xoảng lỏn xỏn, thuyền thiền, xuất (phát) xất, (năng) suất sút/xút) hoặc có khi học sinh viết không đúng quy tắc thể hiện trên chữ viết của âm đệm (quanh quoanh, thủy thủi, (đu) quay qoai ) hoặc có khi tiếng không có âm đệm nhưng học sinh lại viết thành có âm đệm (chiêng
chuyên, khiển khuyển ) Có tất cả 253 bài mắc lỗi âm đệm trong số bàikhảo sát của học sinh 5 khối , trong đó khối 5 có số lượng học sinh mắc lỗi về
âm đệm cao nhất
Vần ac at : Lỗi về loại vần này cũng chiếm vị trí khá cao trongbảng thống kê Loại lỗi này rải đều ở các khối lớp Những ví dụ về các tiếng
bị viết sai là hát hác, mát (rượi) mác, (xuất) phát phác,
Vần au ao : Cũng như vần ai ay, lỗi sai về vần ao au cũngxảy ra một cách phổ biến, 172 lỗi Chủ yếu là sự lẫn lộn cách viết giữa các
tiếng cao cau, (hăng) máu máo, (giọng) sáo sáu,