Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

55 443 0
Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tài chính doanh nghiệp CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH Như chúng ta đã biết bản chất của Tài chính Doanh nghiệp là hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, từ đó thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu thông qua việc thực hiện 3 quyết định: Quyết định đầu tư; Quyết định tài trợ và Quyết định phân phối.

Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Chương 32: CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH Như chúng ta đã biết bản chất của Tài chính Doanh nghiệp là hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, từ đó thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu thông qua việc thực hiện 3 quyết định: Quyết định đầu tư; Quyết định tài trợ và Quyết định phân phối. Ở các chương trước, chúng ta đã lần lượt đi nghiên cứu về quyết định tài trợ (chương 14,15,16) và quyết định phân phối (chương 13). Tuy nhiên, các quyết định này chỉ được xem xét một cách riêng biệt. Ở chương này, chúng ta sẽ nói về cách thức kết hợp cùng lúc ba chiến lược này và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Cách thức kết hợp như thế được gọi là xây dựng chiến lược tài chính thích hợp cho doanh nghiệp. Vòng đời phát triển của một doanh nghiệp thường trải qua 4 giai đoạn: Khởi sự, Trưởng thành, Sung mãn và Suy thoái. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi sâu vào nghiên cứu về chiến lược tài chính phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. I. Chiến lược tài chính, mục tiêu của chiến lược tài chính:  Chiến lược tài chính là sự kết hợp của ba quyết định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.  Mục tiêu: Tối đa hóa tài sản cho chủ sở hữu. II. Hoạch định chiến lược tài chính:  Nguyên tắc: dựa vào mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để và đặc điểm của từng giai đoạn từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Ở chương 7, chúng ta đã tìm hiểu về đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp. Mỗi doanh nghiệp đều phải duy trì đòn bẩy tổng hợp ở mức thích hợp. Các CFO thường mắc phải sai lầm khi sử dụng số lượng đòn bẩy quá mức.Ở chương này, chúng ta sẽ đưa ra chiến lược tài chính phù hợp để cân đối mức độ đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp. CHk22_Tài chính_ngày Trang 1 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Rủi ro kinh doanh gắn liền với hoạt động đầu tư, gắn với đặc thù ngành, phần nhiều bị chi phối bởi các yếu tố khách quan như thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các yếu tố đầu vào,…. Rủi ro kinh doanh là cái có sẵn do bản chất hoạt động của doanh nghiệp, chịu tác động của đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động trong đó. Nếu nhìn vào rủi ro kinh doanh qua bốn giai đoạn thì bao giờ giai đoạn khởi sự cũng có rủi ro kinh doanh cao nhất; giai đoạn tăng trưởng rủi ro kinh doanh có giảm nhưng vẫn còn cao; rủi ro kinh doanh giảm xuống mức trung bình ở giai đoạn sũng mãn và giảm xuống thấp ở giai đoạn suy thoái. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào: - Chu kỳ sống của sản phẩm: Ở giai đoạn khởi sự, sản phẩm mới được đưa ra thị trường nên chưa được thị trường chấp nhận. Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để thị trường chấp nhận sản phẩm, do đó, rủi ro kinh doanh rất cao. Ở giai đoạn tăng trưởng, lúc này sản phẩm đã được thị trường chấp nhận nên mức độ rủi ro kinh doanh có giảm so với giai đoạn khởi sự, tuy nhiên, nhiệm vụ của doanh nghiệp lúc này là giành thị phần, chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với nhiều đối thủ nên giai đoạn tăng trưởng rủi ro kinh doanh vẫn còn cao. Sang giai đoạn sung nãm, lúc này doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, có thị phần đáng kể, nhiệm vụ bây giờ là duy trì thị phần. Việc có và giữ thị phần dễ hơn việc giành giật, chiếm lĩnh thị trường nên rủi ro kinh doanh trong giai đoạn sũng mãn thâp hơn giai đoạn tăng trưởng. - Doanh số: Giai đoạn khởi sự, mới đưa sản phẩm ra thị trường, doanh số có thể có nhưng rất thấp do dòng tiền ra chi chi đầu tư lớn hơn rất nhiều so với dòng tiền vào. Giai đoạn tăng trưởng, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, có doanh số nhưng không ổn định do doanh nghiệp vẫn phải giành giật, chiếm lĩnh thị phần. Giai đoạn sung mãn thì doanh số đã ổn đinh. Có thể dựa vào biến động trong doanh số và dòng tiền hiện hữu trong từng giai đoạn để xác định rủi ro kinh doanh. Do đó, các CFO không thể thay đổi rủi ro kinh doanh. Rủi ro tài chính thì gắn với quyết định tài trợ. Chỉ khi nào sử dụng nguồn tài trợ mà tốn chi phí cố định thì mới phải đối mặt với rủi ro tài chính nên đây là loại rủi ro có thể triệt tiêu được. Do đó, các giám đốc tài chính chỉ có thể từ rủi ro kinh doanh xác CHk22_Tài chính_ngày Trang 2 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên định mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể chấp nhận để từ đó đưa ra quyết định tài trợ phù hợp.  Như đã nói ở trên, chiến lược tài chính là sự kết hợp ba quyết định quan trọng của doanh nghiệp, tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn có thể chỉ tập trung vào một quyết định. Nói như vậy không có nghĩa là không thực hiện các quyết định còn lại mà tùy giai đoạn sẽ có những quyết định mà doanh nghiệp cần phải quan tâm và cân nhắc nhiều nhất. Ví dụ, ở giai đoạn khởi sự, doanh nghiệp cần phải đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ và phân phối, tuy nhiên, cần tập trung nhất vào quyết định tài trợ, liên quan đến vấn đề xác lập cấu trúc vốn tối ưu cho giai đoạn này. 1. GIAI ĐOẠN KHỞI SỰ 1.1. Đặc điểm của giai đoạn khởi sự: Giai đoạn này rủi ro kinh doanh rất cao. Như đã nói ở trên, trong giai đoạn này, sản phẩm mới được tung ra thị trường, chưa được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, dòng tiền ra do chi đầu tư rất lớn trong khi đó dòng tiền vào lại nhỏ nên doanh số thường âm. Do đó, giai đoạn khởi sự là giai đoạn có rủi ro kinh doanh cao nhất. 1.2. Chiến lược tài chính: 1.2.1. Quyết định đầu tư: Ở giai đoạn khởi sử, doanh nghiệp chỉ đang xem xét để đưa sản phẩm ra thị trường, chưa có sự chắc chắn về mức độ thành công – rủi ro kinh doanh cao. Do đó, ở giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào những tài sản cần thiết, đầu tư ở mức độ vừa phải để tránh lỗ nếu kinh doanh thất bại. 1.2.2. Quyết định tài trợ: Trong giai đoạn này rủi ro kinh doanh rất lớn nên doanh nghiệp phải giữ rủi ro tài chính ở mức thấp. Do đó, cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn này phải là cấu trúc vốn không sử dụng nợ. Doanh nghiệp không thể vay nợ, bởi muốn vay nợ, doanh nghiệp phải hoạt động có lãi và thừa khả năng thanh toán lãi vay. Nhưng trong giai đoạn này, doanh nghiệp hoạt động chưa có lãi, dòng tiền thuần thường âm và rất lớn CHk22_Tài chính_ngày Trang 3 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên nên nếu doanh nghiệp vay nợ sẽ làm khuếch đại lỗ. Điều này không phù hợp với mục tiêu của chiến lược tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn này doanh nghiệp không sử dụng nợ, nhưng cũng không thể sử dụng vốn cổ phần đại chúng được. Lý do, doanh nghiệp lúc này chưa có uy tín trên thị trường, nhà đầu tư không biết doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp cũng chưa có sản phẩm hiện hữu trên thị trường, tất cả tài sản đang nằm dưới dạng ý tưởng; bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không có báo cáo tài chính. Do đó, nhà đầu tư thông thường không có căn cứ để đặt niềm tin vào doanh nghiệp ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng các điều kiện của pháp luật (chẳng hạn: vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ, hoạt động có lãi trong hai năm liên tiếp,…). Các lý do trên cho thấy doanh nghiệp khoogn thể huy động vốn cổ phần đại chúng trong giai đoạn khởi sự. Trong giai đoạn khởi sự, doanh nghiệp không thể vay nợ và phát hành vốn cổ phần, do đó, các giám đốc tài chính phải tìm đến nguồn tài trợ thích hợp, mà nguồn tài trợ này phải đến từ các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, đồng thời, nhà đầu tư này còn phải chấp nhận không nhận cổ tức (do giai đoạn này dòng tiền thuần của doanh nghiệp âm) mà chỉ nhận lãi vốn; bên cạnh đó, các nhà đầu tư này thường đầu tư trong khoảng thời gian ngắn, từ 3-5 năm, và thông thường giai đoạn khởi sự cũng thường kéo dài từ 3-5 năm nên rất phù hợp với loại nhà đầu tư này. Các nhà đầu tư này được gọi là nhà đầu tư mạo hiểm. Vốn mạo hiểm: là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng. Vốn mạo hiểm được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó điển hình nổi bật là việc tài trợ vốn thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Về bản chất, đó là một quỹ đầu tư nhưng mục tiêu hoạt động của họ là nhắm vào những dự án có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn mức thông thường. Tham gia vào quá trình này có 3 đối tượng chủ yếu: nhà đầu tư – người bỏ vốn nhưng không trực tiếp quyết định đầu tư; nhà tư bản mạo hiểm- người đứng ra huy động vốn, quản lý nó và trực tiếp quyết định nên đầu tư vào CHk22_Tài chính_ngày Trang 4 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên đâu nhằm mục đích sinh lợi tối đa; và còn lại chính là các đối tượng nhận đầu tư: những công ty trẻ, những dự án về sản phẩm dịch vụ công nghệ mới đầy tiềm năng … Một đặc điểm của quá trình đầu tư vốn mạo hiểm đó là “rót vốn” theo từng giai đoạn. (Các giai đoạn đầu tư của nhà đầu tư vốn mạo hiểm được trình bày cụ thể ở Phụ lục 2) Thông thường, một nhà tư bản mạo hiểm không gắn bó với các đối tượng nhận đầu tư lâu dài. Khoảng thời gian phổ biến cho các doanh vụ là từ 3 đến 5 năm. Việc thu hồi vốn đầu tư của hoạt động này cũng có những đặc trưng: thoát vốn bằng phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), bán thương mại hoặc trong trường hợp không khả quan thì phương án mua lại được áp dụng. Qua đó, có thể thấy rằng môi trường hoạt động của vốn mạo hiểm không thể không có mặt của thị trường chứng khoán. Tiếp nhận đầu tư từ những nhà đầu tư vốn mạo hiểm không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về vốn (giới hạn cứng) mà còn giúp doanh nghiệp khắc phục giới hạn mềm (kinh nghiệm, chuyên mốn, tư vấn, …). Với các đặc điểm kể trên cho thấy doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự rất phù hợp với các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Tuy nhiên, không chỉ phù hợp, các doanh nghiệp còn phải thuyết phục nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vốn vào công ty mình. Bởi vì trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp khởi sự tìm kiếm nguồn vốn mạo hiểm, đồng thời các nhà đầu tư mạo hiểm cũng phải xem xét rất kỹ trước khi đầu tư vì đây là loại đầu tư có rủi ro rất cao. Do đó, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp, vấn đề quan trọng là phải làm sao để thu hút được nguồn vốn này.  Làm sao để thu hút nhà đầu tư vốn mạo hiểm? Một doanh nghiệp khởi sự thường quyết định thu hút sự quan tâm của công ty đầu tư vốn mạo hiểm (VC) để có cơ hội phát triển mạnh. Để có được sự đầu tư các doanh nghiệp cần phải thuyết phục nhà đâu tư vốn mạo hiểm rằng khi họ đầu tư vào doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận rất lớn. Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các yếu tố sau:  Chứng minh doanh nghiệp bạn có khả năng thực hiện kế hoạch đã vạch ra: CHk22_Tài chính_ngày Trang 5 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Một ý tưởng kinh doanh là không đủ. Bạn phải có khả năng thuyết phục một nhà đầu tư tiềm năng là bạn có thể biến ý tưởng của bạn thành doanh thu và lợi nhuận. Có rất nhiều doanh nghiệp có sản phẩm tuyệt vời và dịch vụ sáng tạo, nhưng không có ý tưởng làm thế nào để kiếm tiền từ chúng. Vì vậy, trong bản kế hoạch gửi các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần trình bày rõ chiến lược, kế hoạch kinh doanh hoặc mô hình thể hiện rõ những gì doanh nghiệp bạn sẽ thực hiện và chứng minh là nó khả thi.  Bạn không nên có ảo giác về quyền lực: Rất nhiều doanh nghiệp có được ý tưởng lớn và cảm thấy họ phải được hưởng một mức lương rất lớn tương xứng với các Giám đốc điều hành khác. Điều này hoàn toàn sai! Bạn có thể có ít hoặc không có hồ sơ theo dõi, không có khả năng chứng mình kỹ năng quản lý và công ty có khả năng đang là con nợ. Hãy thực tế về mức lương kỳ vọng. Giữ cho chúng phù hợp với nhu cầu của bạn, chứ không phải ở mức bạn mong muốn nếu bạn mong đợi nhận đưuọc tài trợ từ một nhà đầu tư vốn mạo hiểm.  Có một sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng: Nếu bạn bắt đầu nói chuyện với các nhà đầu tư về tài trợ nghiên cứu và phát triển, bạn mắc phải lỗi nghiêm trọng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm đang tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ có tính khả thi và sẵn sàng cho thị trường. Không một nhà đầu tư mạo hiểm sẽ đánh cược vào việc tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, thực tế, họ sẽ đầu tư vào cổ phiếu công nghệ sinh học nếu mục tiêu của họ là để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển.  Phát triển một thị trường mục tiêu đã được chứng minh Cần chuẩn bị để chứng minh cho nhà đầu tư mạo hiểm thấy được khách hàng của doanh nghiệp bạn là ai (thị trường mục tiêu) và bao nhiêu người chấp nhận sản phẩm (tiềm năng thị trường). Bạn cần phải cho các nhà đầu tư mạo hiểm thấy bạn đã chuẩn bị tích CHk22_Tài chính_ngày Trang 6 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên cực cho dự án này như thế nào. Các vẫn đề thuộc về con người là một thành phần quan trọng trong dự án của bạn. Không có nhà đầu tư mạo hiểm nào sẽ tài trợ cho một doanh nghiệp mà không thể chứng minh họ một thị trường mạnh mẽ cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các nhà đầu tư mạo hiểm có kinh nghiệm biết đượcthực tế khắc nghiệt của thị trường này. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện mình cũng là người am tường, có nhiều hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, ý tưởng của doanh nghiệp phải là ý tưởng hoàn toàn mới, chưa có bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào tương tự đã xuất hiện trên thị trường. Và điều cuối cùng là doanh nghiệp bạn cần khẳng định ý tưởng của bạn khả thi.  Một tôn trọng lành mạnh cho tiền của nhà đầu tư Tránh thể hiện một thái độ bất kính đối với tiền của nhà đầu tư mạo hiểm VC. Một công ty đầu tư mạo hiểm có thể có nhiều tiền hơn bạn, nhưng họ định giá tiền của họ cũng nhiều như bạn đánh giá tiền của chính mình. Cuối cùng, cần tránh những buổi ăn trưa đắt tiền, nhà hàng sang trọng, phòng ốc tốn kém và kiểu cách không cần thiết. Tất cả những thứ xa xỉ có khả năng làm hỏng tài trợ của bạn bằng cách cho các nhà đầu tư ấn tượng rằng bạn không đặt tiền vào chỗ thích hợp. Đó là lợi thế của bạn để gây ấn tượng với bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng mà bạn cho là bảo thủ, thậm chí tiết kiệm, khi nói đến tiền bạc. 1.2.3. Quyết định phân phối: Chính sách cổ tức đề nghị cho một công ty mới khởi sự là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 0. Lý do: - Đặc điểm của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm chủ yếu đòi hỏi lãi vốn, ít quan tâm đến cổ tức. - Dòng tiền thường âm và âm ở mức cao, cộng với việc khó khăn trong huy động vốn nên doanh nghiệp cũng không có tiền để chi trả cổ tức. CHk22_Tài chính_ngày Trang 7 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên - Bên cạnh đó, triển vọng phát triển trong tương lai rất cao nên cần tập trung nhiều vốn để phát triển. Do đó, nếu trong giai đoạn này mà chi trả cổ tức thì không hiệu quả. 1.3. Mô hình tổng thể: Giai đoạn khởi sự Rủi ro kinh doanh Rất cao Rủi ro tài chính Rất thấp Nguồn tài trợ Vốn mạo hiểm Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức: 0% Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Danh nghĩa hoặc âm Giá cổ phần Tăng nhanh hoặc biến động cao - Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) rất cao: do trong giai đoạn này, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa có lãi, EBIT rất nhỏ hoặc âm nên EPS cũng sẽ rất nhỏ. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng tương lai rất cao nên P/E trong giai đoạn này cũng rất cao. - Giá cổ phần tăng nhanh hoặc biến động cao: do giá cổ phần trong giai đoạn này tùy thuộc vào từng bước thử nghiệm sản phẩm có thành công hay không. Nếu ở bước đầu, sản phẩm thành công sẽ phát tín hiệu tốt đến thị trường làm giá cổ phần tăng. Nhưng nếu ở bước thứ hai có bất lợi thì giá cổ phần sẽ dao động xuống. Sau đó, nếu bước tiếp theo sản phẩm lại có dấu hiệu thành công sẽ giá cổ phần sẽ tăng lên. Nói chung, trong giai đoạn khởi sự, giá cổ phần tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ thành công qua từng bước thử nghiệm sản phẩm. 2. GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG: 2.1. Đặc điểm của giai đoạn tăng trưởng Trong giai đoan tăng trưởng, sản phẩm mới đã được tung ra thị trường thành công, doanh số sẽ bắt đầu tăng nhanh chóng nhưng không ổn định kéo theo dòng tiền doanh nghiệp dương có biến động cao, việc không ổn định ở đây là do doanh nghiệp trong giai đoạn này phải giành giật, chiếm lĩnh thị trường khi nhiều khi ít với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải nắm lấy thời cơ tăng trưởng, nhanh chóng xúc tiến hoạt động sản xuất, chiêu thị, bán hàng để đảm bảo doanh số cao nhằm tăng thị phần. CHk22_Tài chính_ngày Trang 8 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Rủi ro kinh doanh ở giai đoạn tăng trưởng còn cao là do sự không chắc chắn trong EBIT, doanh thu không ổn định do phải giành giật thị trường, khó khăn trong việc điều chỉnh giá đầu ra có thể lớn khi giá đầu vào thay đổi sẽ tác động ngay lập tức đến doanh số bán hàng, tỷ lệ định phí cao trong khi nhu cầu sản lượng không ổn định, ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành và trình độ quản lý, kiểm soát của nhà quản trị trong giai đoạn này. Doanh nghiệp không thể triệt tiêu được rủi ro kinh doanh mà từng giai đoạn trong vòng đời doanh nghiệp sẽ có nhưng mức độ rủi ro kinh doanh khác nhau, trong giai đoạn tăng trưởng thì rủi ro kinh doanh cao, nhưng không cao bằng ở giai đoạn khởi sự và rủi ro kinh doanh giai đoạn tăng trưởng cao hơn rủi ro kinh doanh ở giai đoạn sung mãn và suy thoái. Doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thì phải tối thiểu hóa rủi ro, kiểm soát rủi ro, gánh được tổn thất, thiệt hại của rủi ro đem lại. Bằng cách tạo cho doanh nghiệp rủi ro tài chính thấp gắn với quyết định tài trợ vốn cổ phần, do đó rủi ro tài chính có thể triệt tiêu được bằng cách hướng đến sử dụng 100% vốn cổ phần. Tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là nhân tố quyết định đến việc tối thiểu hóa rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Vậy, chiến lược tài chính của doanh nghiệp xoay quanh mục tiêu phải để rủi ro tổng thể hợp lý nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 2.2. Các chiến lược tài chính 2.2.1. Quyết định đầu tư : Giai đoạn tăng trưởng, doanh số lúc này sẽ cao nhưng không ổn định do thị trường tiêu thụ sản phẩm tác động. Công ty sẽ đầu tư thêm nhiều cho hoạt động phát triển trên thị trường và mở rộng thị phần, cũng như các đầu tư cần thiết để theo kịp mức độ hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đầu tư với tỷ suất sinh lợi kì vọng cao. Chú ý là ở trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư chỉ xoay quanh sản phẩm cốt lõi hiện tại, đầu tư cùng ngành. CHk22_Tài chính_ngày Trang 9 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Ví dụ: Doanh nghiệp ngành may mặc ở giai đoạn khởi sự chỉ đầu tư mua sắm cho các nhu cầu cần thiết nhất cho việc tạo ra sản phẩm để nhanh chóng đưa ra thị trường, đầu tư cần thiết nhất trong giai đoạn khởi sự là vào máy may trước, còn máy vắt sổ thì chưa cần thết nên thuê vắt sổ ở bên ngoài. Nhưng đến giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp phải mua máy vắt sổ về để đáp ứng tốt hơn, chủ động hơn cho hoạt động phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa năng suất lao động, giảm giá thành, cung ứng kịp thời nhanh chóng cho phát triển mởi rộng thị phần. Đồng thời doanh nghiệp có thể đầu tư cải tiến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cao hơn nữa vì trong giai đoạn khởi sự chỉ là giai đoạn doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường tuy là có điều tra thị trường trước sau đó sản phẩm được sản xuất ra và được thị trường chấp nhận thì không có nghĩa là doanh nghiệp cứ thế mà sản xuất, doanh nghiêp cần phải khảo sát thêm về thị trường để xem phản ứng của khác hàng như thế nào đối với sản phẩm doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu, thì hiếu của người tiêu dùng cho phù hợp. Việc mà cải tiến sản phẩm dịch vụ bằng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là rất cần thiết, do sản phẩm đang trong giai đoạn gành giật thị trường mà có đối thủ cạnh tranh thấy lợi nhảy vào và có những sản phẩm tương tự, bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp thì có nguy cơ phải bị mất thị trường. Ví dụ: Công ty nước giải khát Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm nước uống đóng chai Trà Xanh Không Độ thì các thủ khác trong ngành cho ra đời các tương tư của Trà Xanh Không Độ, để đối phó với đối thủ canh tranh Tân Hiệp Phát cải tiến thêm nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm ban đầu như Trà Xanh Không Độ không đường, hay là thể tích của sản phẩm tăng lên, giảm xuống, thêm lựa chon chứa trong thủy tinh tái chế bảo vệ môi trường… Đồng thời tăng cường quảng cáo trên tất cả các kênh thông tin quảng cáo từ báo mạng, báo giấy, phát thanh, truyền hình Ta thấy hành động đầu tư vào sản phẩm, thương hiệu, phân phối trên có hiệu quả, nhưng chi phí bỏ ra là khá lớn so với đòng tiền dương thu được, có khi dòng tiền dương ấy còn không đủ. Việc đầu tư là cần thiết vì nó giúp tăng trưởng thị trường cao tấn công mạnh mẽ vào đối thủ cạnh tranh để có thể tạo tiền đề cho giai đoạn sung mãn có thể thu lợi một cách thuân CHk22_Tài chính_ngày Trang 10 Năm 2013 [...]... lai đối với doanh nghiệp - Nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu vì thiếu tiền mặt do khó khăn tài chính thì điều ấy rõ ràng là có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu 2.3 Mô hình tổng thể Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài chính Nguồn tài trợ CHk22 _Tài chính_ ngày Giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng Cao Thấp Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng Trang 22 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 Chính sách cổ... một tỷ lệ tài trợ nợ cao trong một doanh nghiệp đang suy thoái không thực sự mâu thuẫn với lý thuyết, miễn là các giám đốc nhân thức được vấn đề một cách hợp lý 4.2.2.2 Các chiến lược tài chính khác để trì hoãn hoặc tránh được cái chết CHk22 _Tài chính_ ngày Trang 34 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Như đã đề cập, nếu công ty áp dụng một chiến lược tài chính thích... khác của doanh nghiệp Vì ta thấy nếu doanh nghiệp thấy được cơ hội đầu tư sinh lợi cao thì sẽ phát sinh ra nhu cầu về tiền đầu tư, đều này làm ảnh hưởng đến quyết định tài trợ và quyết định phân phối của doanh nghiệp CHk22 _Tài chính_ ngày Trang 11 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 2.2.2 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Quyết định tài trợ: Chuyển tiếp từ khởi sự đến tăng trưởng, rủi ro kinh doanh giảm... kết thúc đáng buồn cho quá trình liên tục phát triển kinh doanh và các chiến lược tài chính trước đó Điều quan trọng là xem xét chiến lược tài chính và thực hiện các thay đổi thích hợp khi công ty chuyển từ giai đoạn sung mãn qua mức ổn định đi vào suy thoái Rủi ro kinh doanh giảm đã đẫn đến mô hình chiến lược tài chính tổng thể cho rằng tỷ lệ tài trợ nợ nên tăng trong giai đoạn này Dĩ nhiên, về mặt... ro tài chính của doanh nghiệp CHk22 _Tài chính_ ngày Trang 12 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Nguồn tài trợ mà giám đốc tài chính công ty nghĩ đến đầu tiên là nguồn tiền từ lợi nhuận giữ lại của công ty vì đây là nguồn tiền có sẵn có thể sử dụng được ngay, giúp công ty chủ động tái đầu tư vào cơ hội đầu tư hứa hẹn tỷ suất lợi cao nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, ... chứng khoán (IPO): Giai đoạn tăng trưởng sau khi sản phẩm doanh nghiệp đã được thị phần chấp nhận, tiềm năng, triển vọng và giá trị doanh nghiệp dần tăng lên Lúc này, doanh nghiệp phải tìm kiếm một nguồn tài trợ mới để phù hợp với trạng thái rủi ro kinh doanh và tài chính thực tại của doanh nghiệp Một trong số những lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp là phát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu (IPO)... tăng rủi ro tài chính qua việc sử dụng nợ và việc tài trợ nợ vay lúc này khá thực tế vì dòng tiền thuần của công ty là dương, ổn định và có khả năng thanh toán lãi vay, từ đó làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Công ty thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, sự thay đổi trong chiến lược tài chính từ hầu như tài trợ hoàn... cực, nếu doanh nghiệp trì hoãn cái chết, đưa nợ vào cấu trúc vốn trong giai đoạn này là hợp lý, do rủi ro kinh doanh quá thấp, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư và trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp đang thực hiện các lý thuyết trò chơi, đẩy rủi ro về phía chủ nợ, đây thực chất là một hành động bảo vệ cổ đông 4.2 Các chiến lược tài chính: 4.2.1 Quyết định đầu tư: Tùy thuộc vào ý đồ của Doanh nghiệp. .. ro Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư Nói cách khác, khi định giá trị tài sản doanh nghiệp để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ CHk22 _Tài chính_ ngày Trang 16 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên... việc mua lại cổ phần 3.3 Mô hình tổng thể: Giai đoạn doanh nghiệp sung mãn Rủi ro kinh doanh Trung bình Rủi ro tài chính Trung bình Nguồn tài trợ Lợi nhuận giữ lại + nợ vay Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cao Triển vọng tăng trưởng tương lai Từ TB đến thấp Tỷ số giá thu nhập (P/E) Trung bình EPS Cao CHk22 _Tài chính_ ngày Trang 30 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp_ Chương 32 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Giá . Tài chính doanh nghiệp _Chương 32 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Chương 32: CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH Như chúng ta đã biết bản chất của Tài chính Doanh. tài trợ và Quyết định phân phối. Ở các chương trước, chúng ta đã lần lượt đi nghiên cứu về quyết định tài trợ (chương 14,15,16) và quyết định phân phối (chương 13). Tuy nhiên, các quyết định này chỉ. mức.Ở chương này, chúng ta sẽ đưa ra chiến lược tài chính phù hợp để cân đối mức độ đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp. CHk22_Tài chính_ngày Trang 1 Năm 2013 Tài chính doanh nghiệp _Chương 32 GVHD:

Ngày đăng: 17/11/2014, 00:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chia cổ tức cổ phần

  • Chi nhỏ cổ phần

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan