- Phương thức phân phối cổ tức bằng tiền mặt gián tiếp cho các cổ đông có khả năng dẫn tới một tác động tích cực là trong tương lai do số lượng cổ phần thấp hơn làm
4. GIAI ĐOẠN SUY THOÁI: 1 Đặc điểm chung:
4.1. Đặc điểm chung:
Rất không may là các phát sinh tiền mặt dương mạnh mẽ của giai đoạn sung mãn không thể tiếp tục mãi. Vì cuối cùng nhu cầu sản phẩm sẽ bắt đầu giảm dần. Khi nhu cầu giảm đi, các dòng tiền mặt thu vào cũng giảm, mặc dù không nhất thiết cùng một tốc độ nếu công ty được quản lý tốt. Một khi doanh số bắt đầu sụt giảm không thể tránh được, việc tiếp tục chi tiêu cùng số tiền cho việc duy trì loại hoạt động tiếp thị này không còn hợp lý nữa. Như vậy, có thể duy trì được dòng tiền thuần trong giai đoạn suy thoái ban đầu bằng cách điều chỉnh chiến lược kinh doanh thích hợp.
Bất chấp chiều hướng sụt giảm và các chết không thể tránh khỏi của sản phẩm, rủi ro kinh doanh đi kèm sẽ được xem là vẫn giảm từ mức độ giai đoạn sung mãn trước. Tuy nhiên có một yếu tố khác trong số các yếu tố lúc đầu không được biết, tức là chiều dài của giai đoạn sung mãn, bây giờ còn tiếp tục tồn tại bao lâu nữa.
Công ty trong giai đoạn khởi sự đối đầu với nhiều rủi ro kinh doanh, về khả năng quản lý, tên tuổi, thị phần, chất lượng sản phẩm, mọi thứ đều là thử thách đối với công ty, trong giai đoạn này dòng tiền của công ty không ổn định. Nhưng trong giai đoạn suy thoái, vấn đề là không phải đối đầu với những khó khăn như giai đoạn đầu vì lúc này sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến – nhưng sản phẩm không còn phù hợp với thị trường, nhu cầu sản phẩm sẽ giảm, đưa đến EBIT cũng giảm; nhưng sự giảm ở đây
không phải do tính bất ổn của thị trường, do sự quản lý, tiếp thị… mà là do chính nội tại sản phẩm gây ra. Như vậy trong giai đoạn này không phải là rủi ro kinh doanh gia tăng mà chỉ là một rủi ro hệ thống. Từ rủi ro kinh doanh xuống thấp, do sự tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cho phép có thể tiếp tục gia tăng nợ
vào trong giai đoạn này. Nợ tăng thêm được dùng để chia cổ tức cho cổ đông. Theo hướng tích cực, nếu doanh nghiệp trì hoãn cái chết, đưa nợ vào cấu trúc vốn trong giai đoạn này là hợp lý, do rủi ro kinh doanh quá thấp, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư và trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp đang thực hiện các lý thuyết trò chơi, đẩy rủi ro về phía chủ nợ, đây thực chất là một hành động bảo vệ cổ đông.
4.2. Các chiến lược tài chính:
4.2.1. Quyết định đầu tư:
Tùy thuộc vào ý đồ của Doanh nghiệp khi nó giải quyết “cái chết” của chính mình thế nào: trì hoãn hay đón nhận cái chết mà Quyết định đầu tư là khác nhau.
Có nhiều chiến lược để doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhằm cố gắng trì hoãn hoặc tránh được cái chết chắc chắn sẽ xảy ra này, mà chỉ một vài chiến lược trong số này là có lợi cho các cổ đông. Quyết định đầu tư trong giai đoạn suy thoái của doanh nghiệp có thể là sự kế tiếp các kế hoạch đầu tư vào sản phẩm mới đã được nghiên cứu và triển khai ở giai đoạn sung mãn hoặc đa dạng hóa đầu tư vào các sản phẩm trong phạm vi ngành.
Một chiến lược khác có thể hấp dẫn hơn là xem xét các lý do chính tại sao công ty bây giờ lâm vào tình trạng suy thoái. Rõ ràng, một khác biệt chính giữ một công ty đang phát triển và một công ty đang suy thoái chính là thị phần thấp hơn mà công ty suy thoái nắm giữ. Điều này có thể cho chúng ta thấy một phương cách tăng giá trị của doanh nghiệp, nếu có nhiều công ty nhỏ trong thị trường này, tất cả điều phải đối phó với một tình trạng suy thoái dần dần. Một trong các công ty trong nhóm này có thể quyết định thay đổi động lực trong ngành của mình bằng cách hợp nhất hoặc sáp nhập một số lớn các đối thủ cạnh tranh nhỏ của mình.
Còn nếu trong giai đoạn sung mãn, doanh nghiệp chưa tìm ra sản phẩm nào để thay thế cho sản phẩm cũ, hoặc chưa tìm ra được con đường mới trong kinh doanh – hay doanh nghiệp đang lueaj chọn “kịch bản” “cái chết” thì, một cách rõ ràng, cơ hội đầu tư trong giai đoạn này hầu như không có.
4.2.2. Quyết định tài trợ:
Kế thừa từ giai đoạn sung mãn, cấu trúc vốn bao gồm nợ và vốn cổ phần thì sang giai đoạn suy thoái này thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp vẫn tiếp tục là cấu trúc vốn bao gồm nợ và vốn cổ phần, nhưng doanh nghiệp có thể tăng thêm nợ.
Lý do tăng nợ là vì rủi ro kinh doanh đã rất thấp, nếu tăng nợ thì rủi ro tài chính cao cũng không ảnh hưởng lắm đến rủi ro tổng thể. Lý do chính để tăng nợ trong giai đoạn này, một là để chi trả cổ tức, hai là nếu trong giai đoạn sung mãn, doanh nghiệp đã có một sản phẩm mới đưa vào nghiên cứu – hay giai đoạn khởi sự của sản phẩm mới, thì mục tiêu lại quay lại giành giật, chiếm lĩnh thị trường, và doanh nghiệp lúc này cần vốn để tài trợ cho các hoạt động này– thì nợ trong giai đoạn này một phần được dùng đầu tư vào sản phẩm mới này thay thế cho sản phẩm cũ để trì hoãn cái chết cho doanh nghiệp.
4.2.2.1. Chiến lược tài chính dựa trên những giá trị cuối cùng của tài sản
Giai đoạn suy thoái của vòng đời sản phẩm sẽ không được xem như là một kết thúc đáng buồn cho quá trình liên tục phát triển kinh doanh và các chiến lược tài chính trước đó. Điều quan trọng là xem xét chiến lược tài chính và thực hiện các thay đổi thích hợp khi công ty chuyển từ giai đoạn sung mãn qua mức ổn định đi vào suy thoái.
Rủi ro kinh doanh giảm đã đẫn đến mô hình chiến lược tài chính tổng thể cho rằng tỷ lệ tài trợ nợ nên tăng trong giai đoạn này. Dĩ nhiên, về mặt lý thuyết, tỷ lệ nợ/vốn cổ phần không có tác động đến giá trị vốn cổ phần nhưng chúng ta thường đồng ý rằng có một tác động tích cực của một lá chắn thuế do việc dùng tài trợ nợ tạo nên, cũng như một khía cạnh tiêu cực đi kèm với các chi phí và khả năng có thể có khó khăn tài chính.
Tuy nhiên, các công ty suy thoái không cần huy động nhiều vốn để tái đầu tư vì đã xác định là họ đang cắt giảm giá trị thuần của tài sản. Vì vậy khả năng vay nợ này có thể được dùng để tạo ra tiền mặt chi trả cho cổ đông bây giờ tốt hơn sau này. Có thể đạt được điều này bằng cách vay dựa trên số giá trị có thể thực hiện được cuối cùng của các tài sản của công ty. Nếu không thực hiện được số vốn này bây giờ, các cổ đông sẽ nhận một phân phối vốn cuối cùng khi công ty kết thúc và bằng cách vay tiền dựa trên các tài sản này bây giờ, có thể gia tăng giá của cổ tức trả cho cổ đông với lập luận là chi phí nợ luôn luôn thấp hơn chi phí vốn cổ phần, đặc biệt nếu lợi ích của lá chắn thuế còn làm giảm thêm chi phí nợ. Điều này được minh họa trong ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Tăng thêm giá trị bằng cách vay trong một công ty đang suy thoái
Vì vậy, tài trợ nợ cho một doanh nghiệp đang suy thoái tập trung vào các giá trị cuối cùng có thể thực hiện của tài sản và điều này làm giảm thiểu các chi phí đi kèm các khó khăn tài chính trong tương lai. Thực ra các khoản vay sẽ được cấu trúc sao cho tạo được dễ dàng cho các nhà cho vay trong việc sở hữu và thực hiện giá trị của các tài sản thế chấp, khi doanh nghiệp không còn có thể sử dụng các tài sản này để tồn tại một cách kinh tế nữa. Kết quả là việc sử dụng một tỷ lệ tài trợ nợ cao trong một doanh nghiệp đang suy thoái không thực sự mâu thuẫn với lý thuyết, miễn là các giám đốc nhân thức được vấn đề một cách hợp lý.
4.2.2.2. Các chiến lược tài chính khác để trì hoãn hoặc tránh được cái chết
Giá trị cuối cùng của một tài sản cụ thể là 100.000 đô la và công ty dự kiến tiếp tục hoạt động thêm 5 năm nữa. Lợi nhuận dự kiến từ vốn cổ phần sau thuế của các cổ đông là 15%/năm nhưng công ty có thể vay với lãi suất sau thuế là 8%/năm.
Hiện giá của giá trị sau cùng của tài sản đối với các cổ đông là: 100.000 / 1,155 = 49.717 đô la. Tuy nhiên, nếu công ty vay tiền dựa trên giá trị cuối cùng với lãi suất 8%, bây giờ công ty có thể nhận được 68.058 đô la ngay từ bây giờ (=100.000/1,085). Số tiền này có thể dùng phân phối cho cổ đông.
Như đã đề cập, nếu công ty áp dụng một chiến lược tài chính thích hợp, giai đoạn suy thoái của vòng đời và việc thanh lý cuối cùng của công ty không nhất thiết làm suy giảm giá trị tài sản của các cổ đông.