bằng các sản phẩm mới. Và công ty ngày càng ý thức được sự cần thiết cũng như tính ưu việt của việc thường xuyên phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Theo đó, các giai đoạn sản phẩm sẽ được lồng ghép vào nhau: giai đoạn khởi sự của sản phẩm mới được triển khai lồng ghép vào giai đoạn bão hòa của sản phẩm cũ. Bên cạnh việc duy trì mức doanh số đang đạt được của các sản phẩm cũ thì đối với các sản phẩm mới công ty cần xây dựng tổ chức tốt hơn để quản trị những ý tưởng sản phẩm mới này, triển khai nghiên cứu có cơ sở và thông qua quyết định trong từng giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những sản phẩm mới có thể gặp rủi ro và thất bại gây tổn thất cho công ty nên cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra, công ty có thể thực hiện chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa bằng cách đầu tư các nguồn vốn dư thừa vào các lĩnh vực có liên quan với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hay những lĩnh vực khác để triển khai các cơ hội tăng trưởng mới, các lợi thế cạnh tranh lâu dài, tăng khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới…..
- Nếu công ty chấp nhận cái chết thì sẽ không thực hiện chiến lược đầu tư thay thế bằng các sản phẩm mới, vì vậy vẫn tiếp tục duy trì doanh số từ việc bán các sản phẩm cũ.
3.2.2. Quyết định tài trợ
Trong các giai đoạn trước, các cổ đông kỳ vọng hầu hết vào lãi vốn nhờ giá cổ phần tăng theo thời gian có được do công ty đã vượt qua nhiều yếu tố tạo ra rủi ro kinh doanh rất cao nhưng đến giai đoạn sung mãn, các rủi ro kinh doanh còn lại liên quan đến độ dài của giai đoạn này. Lợi nhuận và dòng tiền tương đối ổn định nghĩa là rủi ro kinh doanh giảm xuống một phạm vi trung bình, các nhà đầu tư chuẩn bị chấp nhận một lợi nhuận thấp hơn các giai đoạn rủi ro cao trước đây.
- Nếu công ty đi theo kịch bản trì hoãn cái chết thì công ty cần có vốn để tài trợ cho chiến lược đầu tư thay thế ở trên và nguồn vốn này có thể huy động từ tiền mặt dư thừa của công ty hoặc từ việc vay nợ. Sự giảm thiểu trong rủi ro kinh doanh có thể bù trừ bằng sự gia tăng rủi ro tài chính qua việc sử dụng nợ và việc tài trợ nợ vay lúc này khá thực tế vì dòng tiền thuần của công ty là dương, ổn định và có khả năng thanh toán lãi vay, từ đó làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Công ty thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, sự thay đổi trong chiến lược tài chính từ hầu như tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần sang kết hợp với một tỷ trọng nợ ngày càng tăng có thể làm tăng đáng kể giá trị cho các cổ đông.
- Nếu công ty chấp nhận cái chết thì không cần vốn cho đầu tư thay thế nhưng vẫn có thể vay nợ để trả cổ tức cho cổ đông ngoài tiền mặt dư thừa.
Điều quan trọng ở giai đoạn này là tồn tại một nghịch lý: khi không thể huy động được tiền là khi cần tiền; khi huy động tiền dễ dàng thì lại không cần nó. Nghĩa là công ty có thể gia tăng nợ trong khi hiện giờ nó có dòng tiền thuần dương và nhu cầu tái đầu tư giảm.
Cho dù công ty chọn trì hoãn cái chết hay chấp nhận cái chết thì cũng phải chi trả cổ tức cao. Nguồn chi trả cổ tức có thể lấy từ dòng tiền nhàn rỗi của công ty hay từ nợ vay. Việc công ty chấp nhận cái chết và chi trả cổ tức cao được coi như là để hoàn vốn lại cho cổ đông.
a. Chi trả cổ tức cao:
Nguyên nhân: