1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi

94 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Đặt vấn đề Bệnh mạch vành do xơ vữa là một trong những bệnh phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, hiện nay có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [25]. Tại Châu Âu, số bệnh nhân tử vong do bệnh mạch vành lên tới 600.000 người mỗi năm chiếm 40% tử vong nói chung. Theo số liệu thống kê của Mỹ năm 2001: số người mắc bệnh mạch vành là 13,2 triệu người [20]. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý động mạch vành ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam trong vòng 10 năm: từ năm 1980 đến năm 1990 có 108 trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhập viện tuy nhiên con số này tăng lên nhanh chóng trong vòng 5 năm kế tiếp (từ 10/ 1991 đến 10/1995) con số nhập viện là: 82 bệnh nhân [10]. Theo thống kê của Phạm Việt Tuân từ 1/1/2003 đến 31/12/2007 thấy rằng có sự gia tăng đến mức báo động tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, con số này năm 2003 là 11,2% nhưng đến năm 2007 lên tới 24% tổng số bệnh nhân nằm viện điều trị nội trú tại viện Tim Mach Việt Nam [7]. Tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành là một trong những thách thức lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành. Vì vậy, việc đánh giá chính xác tổn thương chỗ chia đôi của mạch vành, để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp hợp lý nhằm giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao là một yêu cầu cấp thiết đặt ra trên thực tế [24]. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học kỹ thuật chế tạo ra nhiều phương tiện chẩn đoán, điều trị bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng, trong đó siêu âm trong lòng mạch (Intracoronary Ultrasound: IVUS) là một trong những phương pháp chẩn đoán hiện đại đó. 1 Hệ thống IVUS hoạt động trên nguyên tắc: Biến xung động âm ở đầu dò được đặt ở trong mạch vành (thông qua Catheter) qua bé vi xử lý trung tâm từ đó tái tạo hình ảnh rõ nét và trung thực trong lòng mạch vành. Đánh giá tổn thương hẹp chỗ phân nhánh động mạch vành thông qua chụp mạch vành qua da còn gặp nhiều hạn chế do những nhược điểm cố hữu của nó [37]. Do chỉ quan sát với góc nhìn hạn chế vì vậy chụp mạch vành qua da thường mắc phải tình trạng chồng hình của các nhánh mạch cạnh nhau, góc chụp và sự rút ngắn chỗ xuất phát của các nhánh bên [38]. Với IVUS do việc thăm dò diễn ra trong lòng mạch, nên đã hạn chế được những khó khăn mà chụp mạch vành qua da mắc phải. Đồng thời nó cũng đánh giá được chính xác bản chất, tính chất của mảng xơ vữa, đặc biệt hỗ trợ cho việc chọn Stent phù hợp với mức độ tổn thương mạch vành khi can thiệp tại chỗ chia nhánh. Hiện nay, Viện Tim Mạch quốc gia là mét trong các cơ sở đầu tiên tại Việt Nam áp dông hệ thống IVUS trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá siêu âm trong lòng mạch là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên, siêu âm trong lòng mạch là một kỹ thuật còn mới mẻ tại nước ta, do đó hiện tại Việt Nam chưa có đề tài và nghiên cứu nào đề cập về phương pháp chẩn đoán có giá trị này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi” với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm tổn thương tại vị trí chia đôi động mạch vành trên IVUS. 2. So sánh đặc điểm tổn thương tại vị trí chia đôi động mạch vành giữa phương pháp IVUS và chụp mạch vành qua da. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. Tình hình mắc bệnh mạch vành trên thế giới và ở việt nam 1.1.1. Trên thế giới: Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, bệnh ĐMV vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn, có xu hướng ngày càng gia tăng do thay đổi mô hình bệnh tật. Tỷ lệ mắc bệnh ĐMV trong 100.000 dân ở Mỹ là 8530 người. Cũng tại Mỹ, theo thống kê năm 2001 cứ 5 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do bệnh mạch vành [20]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính tử vong do bệnh mạch vành trên toàn cầu năm 2002 là 7,1 triệu người sẽ lên đến 11,1 triệu người vào năm 2020. Tỷ lệ mắc bệnh cũng nh tỷ lệ tử vong có liên quan đến tuổi và giới. Các tỷ lệ đó tăng lên rất rõ rệt theo tuổi và ở cùng một lứa tuổi thì tỷ lệ đó cao hơn ở nam giới. 1.1.2. Ở Việt Nam: Bệnh mạch vành ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và trở thành vấn đề thời sự rất được quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu trong chẩn đoán cũng như điều trị. Ở Việt Nam năm 1960 theo tài liệu báo cáo cho biết có 2 trường hợp NMCT. Theo giáo sư Trần Đỗ Trinh và cộng sự tỷ lệ NMCT so với tổng số bệnh nhân nhập viện năm 1991 là 1%, năm 1993 là 2,53% [5]. Theo giáo sư Phạm Gia Khải và cộng sự, tỉ lệ mắc bệnh ĐMV trong số các bệnh nhân nhập Viện Tim mạch Quốc gia là: năm 1994: 3,42%; năm 1995: 5%, năm 1996 tăng lên tới 6,05% [3]. Còng theo thống kê của Phạm Việt Tuân, số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại viện Tim Mạch Việt Nam trong vòng 5 năm từ: 1/1/2003 đến 3 31/12/2007, cho thấy có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ bệnh nhân nhập viện để điều trị nội trú, năm 2003 chỉ có 7.046 bệnh nhân nhưng đến năm 2007 con số này là 10.821 bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chiếm 18,3% trong tổng số bệnh nhân nằm điều trị nội trú [7]. 1.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch vành 1.2.1. Giải phẫu hệ động mạch vành [32] Động mạch vành (ĐMV) là hệ thống mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu cho cơ tim, chúng chạy ở mặt ngoài của lớp thượng tâm mạc. Động mạch vành được xếp vào nhóm động mạch tận vì chúng là nguồn duy nhất cung cấp máu cho tim và có rất Ýt nhánh nối với nhau, vì vậy khi bị hẹp hay tắc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Động mạch vành được chia làm hai động mạch lớn là: Động mạch vành trái và động mạch vành phải. Các động này xuất phát từ xoang vành (Xoang Valsava) ở gốc động mạch chủ. Các xoang Valsava có vai trò nh những bình chứa máu có tác dụng duy trì cung lượng vành ổn định. 1.2.1.1. Động mạch vành trái: Động mạch vành trái xuất phát từ xoang Valsava trước trái, sau khi chạy một đoạn ngắn giữa động mạch phổi và nhĩ trái nó chia đôi thành hai nhánh: Động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Đoạn động mạch ngắn trước khi chia đôi của động mạch vành trái được gọi là thân chung động mạch vành trái. 4 Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành trái. + Thân chung động mạch vành trái: bình thường có độ dài khoảng 1 đến 25mm (Trung bình 10mm) rất Ýt trường hợp không có thân chung (trừ trường hợp động mạch liên thất trước và động mạch mũ sinh ra riêng biệt từ hai thân ở động chủ). + Động mạch liên thất trước: chạy dọc theo rãnh liên thất trước về phía mỏm tim, phân thành những nhánh vách và nhánh chéo. Khoảng 37% các trường hợp có nhánh trung gian xuất phát từ thân chung động mạch vành trái chạy giữa động mạch liên thất trước và động mạch mũ được coi nh là nhánh chéo thứ nhất. - Những nhánh vách chạy vuông góc với bề mặt quả tim, cung cấp máu cho cơ vách liên thất những nhánh này có số lượng và kích thước rất thay đổi. - Những nhánh chéo chạy trên bề mặt của quả tim, cung cấp máu cho vùng trước bên và các cơ nhú trước bên của thất trái có từ 1 đến 3 nhánh chéo. - Động mạch liên thất trước cấp máu khoảng 45%- 55% thất trái gồm: thành trước bên, mỏm tim và vách liên thất. + Động mạch mũ: chạy trong rãnh nhĩ thất trái cho 2 đến 3 nhánh bờ cung cấp máu cho thành bên thất trái. Động mạch mũ cấp máu khoảng 15% đến 25% thất trái (trừ trong trường hợp động mạch mũ ưu năng khi đó động mạch sẽ cung cấp khoảng 40% đến 50% lưu lượng máu cho thất trái) gồm: vùng sau bên và trước bên thất trái. 1.2.1.2. Động mạch vành phải: Xuất phát từ xoang Valsava trước phải, chạy trong rãnh nhĩ thất phải, ở đoạn gần nó cho nhánh vào nhĩ phải (động mạch nút xoang) và thất phải 5 (động mạch nón) rồi vòng ra bờ phải của tim, đi tới đầu sau của rãnh liên thất sau rồi chia đôi làm hai nhánh: Động mạch liên thất sau và nhánh qưặt ngược thất trái. Hình 1.2. Giải phẫu động mạch vành phải. - Các nhánh của động mạch vành phải: + Động mạch nón: thường xuất phát từ rất gần đi về hướng trước trên đường ra thất phải. + Động mạch nút xoang: thường là nhánh thứ 2 của động mạch vành phải, đi ra phía sau rồi tới phần trên của vách liên nhĩ và thành sau giữa của tâm nhĩ phải để cấp máu cho nót xoang và tâm nhĩ phải. + Động thất phải: cÊp máu cho phía trước thất phải. + Động mạch nút nhĩ thất: cÊp máu cho nót nhĩ thất. + Động mạch liên thất sau: cÊp máu cho thành dưới vách liên thất và cơ nhú giữa của van hai lá. 6 + Động mạch quặt ngược thất trái: chạy sang phía thất trái cấp máu cho phía sau dưới thất trái (cấp máu cho 25% đến 35% thất trái). 1.2.2. Cách gọi tên động mạch vành theo CASS (Coronary Artery Surgrey Study). • Thân chung động mạch vành trái: Từ lỗ động mạch vành tới chỗ chia thành động mạch liên thất trước và động mạch mũ - Động mạch liên thất trước: chia thành 3 đoạn + Đoạn gần: từ chỗ chia nhánh tới nhánh vách đầu tiên. + Đoạn giữa: từ nhánh vách đầu tiên tới nhánh chéo hai. + Đoạn xa: từ nhánh chéo thứ hai. - Động mạch mũ chia làm hai đoạn; + Đoạn gần: 1/2 đầu tiên tới giữa lỗ động mạch vành phải và nhánh bờ phải. + Đoạn giữa: giữa đoạn gần và đoạn xa. + Đoạn xa: từ nhánh bờ phải cho tới động mạch liên thất sau. - Động mạch mũ: chia làm hai đoạn + Đoạn gần: từ chỗ chia tới nhánh bờ 1. + Đoạn xa: từ sau nhánh bờ 1. - Động mạch vành phải: chia làm 3 đoạn + Đoạn gần: 1/2 đầu tiên tới giữa lỗ ĐMV phải và nhánh bờ phải. + Đoạn giữa: giữa đoạn gần và đoạn xa. + Đoạn xa: từ nhánh bờ phải cho tới động mạch liên thất sau. 1.3. Đại cương về bệnh mạch vành: 1.3.1. Vài nét về lịch sử bệnh [4] William Herberden là người đầu tiên mô tả thuật ngữ “Đau thắt ngực” bằng bài thuyết trình của ông tại trường Y Khoa Hoàng gia năm 1768, sau đó đã được Ên bản vào năm 1772. Cuốn sách Commentaries on 7 the History and of Diseases của ông đã được dịch ra tiếng Latin năm 1802, trong đó ông đã dùng từ angina (từ gốc Latin có nghĩa là siết chặt cổ họng). Sự mô tả kinh điển của Herberden chính là cột mốc đầu tiên hiểu biết của chúng ta về bệnh mạch vành Năm 1866 Austin Flint và năm 1892 William Osler đã mô tả rất Ýt trong y văn dấu hiệu đau ngực. Ở Mỹ tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành xảy ra vào những năm 1962-1965, từ đó đến nay nó luôn có xu hướng gia tăng không những ở Mỹ mà còn xảy ra trên toàn thế giới. 1.3.2. Chẩn đoán[3],[8],[9],[13],[16] 1.3.2.1. Bệnh sử và thăm khám thực thể a. Xác định đau thắt ngực ổn định: Vị trí: thường ở sau xương ức và là một vùng, thường lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5. Hoàn cảnh xuất hiện: thường xuất hiện khi gắng sức xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá. Tính chất: hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá Thời gian: cơn đau thường kéo dài khoảng vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 20 phút Theo AHA/ACC xác định cơn đau thắt ngực điển hình do bệnh ĐMV dựa trên các yếu tố sau: Đau thắt ngực điển hình: bao gồm 3 yếu tố: • Đau thắt chẹn sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình. • Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm. • Đỡ đau khi nghỉ hoặc dùng nitrat. 8 Đau thắt ngực không điển hình: chỉ gồm 2 yếu tố trên. Không phải đau thắt ngực: chỉ có một hoặc không có yếu tố nào. b. Khám lâm sàng: Khám thực thể ít đặt hiệu nhưng rất quan trọng, có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ hoặc những ảnh hưởng đến tim hoặc giúp chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân khỏc gõy đau thắt ngực như: hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại… Trong cơn đau thắt ngực có thể nghe thấy tiếng T3, T4; tiếng ran ở phổi… Ngoài ra ít có triệu chứng thực thể nào là đặc hiệu. c. Phân mức đé đau thắt ngực ổn định Bảng 1.1. Phân đé đau thắt ngực (Theo Hiệp hội Tim mạch Canada – CCS) Đé Đặc điểm Chó thÝch I Những hoạt động thÓ lực bình thường không gây ĐTN ĐTN chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh II Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường ĐTN xuất hiện khi leo >1 tầng gác hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà III Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực bình thường ĐTN xuất hiện khi đi bộ dài 1- 2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác IV Các hoạt động thể lực bình thường đều gây ĐTN ĐTN khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ Cho đến nay, cách phân loại mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society) được ứng dụng rộng rãi nhất . 1.3.2.2. Thăm dò cận lâm sàng: a. Các xét nghiệm cơ bản: Các xét nghiệm cơ bản nên được tiến hành ở bệnh nhân ĐTNễĐ là: 9 - Đường máu khi đói - Lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid b. Các thăm dò không chảy máu: * Điện tâm đồ lúc nghỉ: - Là một thăm dò sàng lọc trong bệnh mạch vành. - Có tới >60% số bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có ĐTĐ bình thường. Một số bệnh nhân cú súng Q (chứng tỏ có NMCT cũ), một số khỏc cú ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn. - ĐTĐ trong cơn đau có thể thấy sự thay đổi sóng T và đoạn ST (ST chênh xuống, sóng T âm). * Nghiệm pháp gắng sức với ĐTĐ (NPGS) Là một thăm dò rất quan trọng trong đau thắt ngực ổn định, giúp cho chẩn đoán xác định, tiên lượng cũng như điều trị. NPGS có khả năng chẩn đoán bệnh ĐMV với độ nhạy khoảng 68% và độ đặc hiệu là 77%. Đối với một số đối tượng đặc biệt như ở phụ nữ, phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả cao hơn và đối với người già thì nghiệm pháp có tỷ lệ âm tính giả nhiều. * Siêu âm tim Chỉ định làm siêu âm tim ở bệnh nhân ĐTNễĐ: Bệnh nhân có tiếng thổi ở tim mà nghi ngờ có hẹp van ĐMC hoặc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, để đánh giá vùng thiếu máu cơ tim (giảm vận động vùng), khi siêu âm tim có thể tiến hành trong cơn đau ngực hoặc ngay sau cơn đau ngực. * Siêu âm gắng sức: Nguyên lý: gây gắng sức thể lực như trong trường hợp làm NPGS với ĐTĐ. Dựng cỏc thuốc làm tăng co bóp cơ tim và tăng nhịp tim (Dobutamine và Arbutamine là thuốc kích thích ừ1 giao cảm, làm tăng co bóp cơ tim, làm tăng nhu cầu ụxy của cơ tim. 10 [...]... âm trong lòng mạch trong đánh giá tổn thương tại vị trí chia đôi động mạch vành Tổn thương tại chỗ chia đôi động mạch vành chiếm khoảng 20% các tổn thương mạch vành Các tổn thương này thường là những tổn thương phức tạp ( Týp C theo phân loại ACC/AHA) Đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi bằng chụp mạch vành qua da còn gặp nhiều khó khăn vì những hạn chế mang tính chất cố hữu của chụp mạch. .. nếu có thể d Siêu âm trong lòng mạch Hiện nay siêu âm trong lòng mạch (IVUS) được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá tổn thương mạch vành Siêu âm trong lòng mạch không chỉ đánh giá một cách chính xác kích thước lòng mạch tổn thương, nú cũn cung cấp một cách trung thực nhất hình thái tại vị trí mạch vành tổn thương Từ đó IVUS không những chỉ được khuyến cáo trong thăm dò tổn thương, hướng dẫn... thăm dò tổn thương IVUS diện 32 tích hẹp lòng mạch tại vị trí mạch vành đó lại có ý nghĩa can thiệp (diện tích lòng mạch dưới 4mm²) [11] Tại vị trí chia đôi, khi đánh giá độ dài tổn thương của nhánh chính và nhánh bên động mạch vành thường bị hạn chế bởi hiện tượng chồng hình của các mạch cạnh nhau, sự rút ngắn chỗ xuất phát của các nhánh bên Đánh giá độ dài tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi trên... phương pháp này đánh giá tổn thương mạch vành một cách gián tiếp Với hình thức thăm dò trực tiếp trong lòng mạch vành, IVUS cho ta một cái nhìn chính xác hơn hẳn với chụp mạch vành qua da về mức độ tổn thương, hình thái tổn thương trong lòng mạch vành Abizaid và cộng sự đã chỉ ra rằng, có khoảng 25% bệnh nhân khi chụp mạch qua da có đường kính lòng mạch bị tổn thương dưới 50% (tổn thương không có ý... vào của nhánh bên + Týp 2: Tổn thương nhánh chính tại vị trí chia đôi nhưng không tổn thương lỗ vào của nhánh bên + Týp 3: Tổn thương tại nhánh chính ở đầu gần tại chỗ chia đôi Có thể coi là tổn thương tại chỗ chia đôi do có thể làm ảnh hưởng lỗ vào của cả nhánh chính và nhánh bên sau khi đặt stent ĐMV + Týp 4: Tổn thương ở lỗ vào của nhánh chính (Typ 4a) và nhánh bên (Typ 4b) trong khi đoạn gần của. .. nay cung cấp các hình ảnh màu của dòng chảy 1.3.4.2.3 Đánh giá tổn thương động mạch vành trên IVUS Hình 1.8 Mô hình đầu dò số hoá và hình ảnh siêu âm lòng mạch được hiện thị bởi đầu dò số hoá 24 Hình 1.9 Các vị trí đánh giá tổn thương mạch vành trên IVUS Trên thăm dò mạch vành bằng IVUS thường thấy tổn thương có xu thế nặng nề hơn so với những tổn thương thấy trên chụp mạch vành qua da Các nghiên cứu... xuất phát của nhánh bên + Týp C: Tổn thương chỗ chia nhánh, nhưng không ảnh hưởng đến lỗ vào + Týp D: Tổn thương nhánh chính và lỗ vào của nhánh bên 21 + Týp E: Tổn thương lỗ vào của nhánh bên + Týp F: Tổn thương trước chỗ chia đôi và lỗ vào của nhánh bên - Phân loại theo Safian + Týp 1: Tổn thương cả đoạn gần và đoạn xa của chỗ chia đôi Loại A: Tổn thương cả nhánh bên (Tổn thương tại chỗ chia đôi thực... chụp mạch qua da và các phương tiện chẩn đoán khác + Các trường hợp đặc biệt khác: - Đánh giá kết quả và theo dõi đoạn mạch gộp - Theo dõi tổn thương tiến triển hay thoỏi trờn mạch vành - Bệnh lý động mạch chủ, động mạch thận, động mạch cảnh - Đánh giá và theo dõi hiện tượng tái hẹp sau can thiệp - Đánh giá sau phẫu thuật chủ - vành - Đánh giá hình ảnh tổn thương mạch sau xạ trị 1.3.4.2.4 Vai trò của siêu. .. cứu đánh giá vai trò của IVUS trong đánh giá góc tạo bởi nhánh chính và nhánh bên và đều đưa ra kết luận: IVUS đánh giá tốt hơn, chính xác hơn so với chụp mạch vành qua da [36],[60] IVUS đánh giá hình thái tổn thương mạch vành và tầm soát mảng xơ vữa tốt hơn so với chụp mạch qua da Khi nghiên cứu trên 1155 tổn thương, Mintz thấy rằng IVUS phát hiện được 73% tổn thương có canxi hoá trong khi đó chụp mạch. .. nhánh phụ chỗ phân nhánh, mạch cầu nối bị thái hoá Tỷ lệ can thiệp ĐMV thành công Cao > 85% Trung bình (60% -80%) Thấp < 60% 1.3.4.1.4 Định nghĩa và phân loại tổn thương tại chỗ chia đôi động mạch vành: • Định nghĩa: Là tổn thương đáng kể nằm trong vòng 5mm từ chỗ chia đôi của động mạch vành với đường kính so sánh của nhánh bên ≥ 2 mm [ 17] 19 Vị trí các tổn thương tại chỗ chia đôi ĐMV thường gặp có ý . thể. d. Siêu âm trong lòng mạch Hiện nay siêu âm trong lòng mạch (IVUS) được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá tổn thương mạch vành. Siêu âm trong lòng mạch không chỉ đánh giá một cách. về phương pháp chẩn đoán có giá trị này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi với hai mục tiêu:. điểm tổn thương tại vị trí chia đôi động mạch vành trên IVUS. 2. So sánh đặc điểm tổn thương tại vị trí chia đôi động mạch vành giữa phương pháp IVUS và chụp mạch vành qua da. 2 Chương 1 Tổng

Ngày đăng: 16/11/2014, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Andrew P. Selwyn, Eugene Braunwald (1994). Ischemic Heart Disease. Harrison’ principles of internal medicin; 71:1077-1088 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harrison’ principles of internal medicin
Tác giả: Andrew P. Selwyn, Eugene Braunwald
Năm: 1994
11. Abizaid AS, Mintz GS, Mehran R, et al( 1999). One year follow-up affter percutaneous transluminal angioplasty wasnot performed based on intravascular ultrasound finding. Importance of luman dimensions, 100: 256-61 Khác
12. Akasaka T, Yoshida K, Hozumi T, et al (1997). Retinopathy identifies marked restriction of coronary flow reserve in patients with diabetes mellitus Am J Coll Cardiol; 30:935-941 Khác
14. Anzuinin Angelo et al (2001). Immediate and Long- Term Chinical an Angiographic Results from Wiktor Stent Treatment for True Bifurcation Narrowings. Am J Cardiol, Vol 88: 1246-50 Khác
15. Brueck M et al (2002). Sequential vs kissing ballon angioplasty for stenting of Bifurcation coronary lesions. Catheter Cardiovasc Interv, 55(4): 461-6 Khác
16. Bru RB, Cindy LG, Russell I, et al (1994). Six-month Clinical and Angiographic Follow-up After Direct Angioplasty for Acute Myocardial Infarction, 25: 156-162 Khác
17. Bocksch W, Schartl M, Beckmann S, Dreysse S, Fleck E (1998).Safety of intracoronary ultrasound imaging in patients with acute myocardial infarction Am J Cardiol,81:641-643 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Giải phẫu động mạch vành phải. - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch vành phải (Trang 6)
Bảng 1.1.  Phân đé đau thắt ngực (Theo Hiệp hội Tim mạch Canada – - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 1.1. Phân đé đau thắt ngực (Theo Hiệp hội Tim mạch Canada – (Trang 9)
Hình 1.9. Các vị trí đánh giá tổn thương mạch vành trên IVUS - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.9. Các vị trí đánh giá tổn thương mạch vành trên IVUS (Trang 24)
Hình 1.10. Hình ảnh tổn thương xơ vữa mềm - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.10. Hình ảnh tổn thương xơ vữa mềm (Trang 27)
Hình 1.11. Mảng xơ vữa nhiều xơ (Fibrotic Plaque) - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.11. Mảng xơ vữa nhiều xơ (Fibrotic Plaque) (Trang 28)
Hình 1.12. Mảng canxi húa lũng mạch với góc 80º - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.12. Mảng canxi húa lũng mạch với góc 80º (Trang 29)
Hình 1.13. Mảng xơ vữa hỗn hợp - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.13. Mảng xơ vữa hỗn hợp (Trang 29)
Hình 1.14. Huyết khối - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 1.14. Huyết khối (Trang 30)
Hình 2.2. Hình ống thông (catheter) thường dùng để chụp ĐMV - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 2.2. Hình ống thông (catheter) thường dùng để chụp ĐMV (Trang 38)
Hình 2.3. Lượng giá kích thước mạch vành - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 2.3. Lượng giá kích thước mạch vành (Trang 40)
Hình 2.4. Hình ảnh đo đạc lòng mạch trên IVUS - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình 2.4. Hình ảnh đo đạc lòng mạch trên IVUS (Trang 43)
Bảng 3.1. Các biểu hiện trên điện tâm đồ - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.1. Các biểu hiện trên điện tâm đồ (Trang 50)
Bảng 3.3. Các thông số về siêu âm tim - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.3. Các thông số về siêu âm tim (Trang 51)
Bảng 3.4. Bảng phân bố tỷ lệ tổn thương tại chỗ chia đôi - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.4. Bảng phân bố tỷ lệ tổn thương tại chỗ chia đôi (Trang 52)
Bảng 3.5. Tỷ lệ tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành  theo phân loại Medina - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.5. Tỷ lệ tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành theo phân loại Medina (Trang 54)
Bảng 3.6. Các thông số nhánh chính - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.6. Các thông số nhánh chính (Trang 55)
Bảng 3.7. Các thông số nhánh bên - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.7. Các thông số nhánh bên (Trang 56)
Bảng 3.8. Các thông số đoạn gần nhánh chính trên IVUS - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.8. Các thông số đoạn gần nhánh chính trên IVUS (Trang 57)
Hình thái tổn thương, chiếm tỷ lệ cao nhất là thể hỗn hợp 63,15%, mảng xơ vữa mềm 18,42% tiếp đó là mảng xơ vữa 15,79% và Canxi hoá 2,63%. - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Hình th ái tổn thương, chiếm tỷ lệ cao nhất là thể hỗn hợp 63,15%, mảng xơ vữa mềm 18,42% tiếp đó là mảng xơ vữa 15,79% và Canxi hoá 2,63% (Trang 58)
Bảng 3.12.  So sánh hình thái tổn thương giữa đoạn gần  và đoạn xa nhánh chính - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.12. So sánh hình thái tổn thương giữa đoạn gần và đoạn xa nhánh chính (Trang 60)
Bảng 3.13.  So sánh đặc điểm vị  trí phân bố, độ lớn cung canxi  giữa đoạn gần và đoạn xa nhánh chính - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 3.13. So sánh đặc điểm vị trí phân bố, độ lớn cung canxi giữa đoạn gần và đoạn xa nhánh chính (Trang 61)
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ các yếu tố nguy cơ  với các nghiên cứu khác - vai trò của siêu âm trong lòng mạch (ivus) trong đánh giá tổn thương mạch vành tại vị trí chia đôi
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ các yếu tố nguy cơ với các nghiên cứu khác (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w