ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh và là một trong những nhân tố thúc đẩy sự đi lên về mọi mặt của tập
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Người thực hiện: Lê Thị Hương Chức vụ: Giáo Viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
Trang 2THANH HÓA NĂM 2013
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh và là một trong những nhân tố thúc đẩy sự đi lên về mọi mặt của tập thể lớp.Thực tế ở các trường THPT cho thấy ở đâu có giáo viên tận tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, thực sự thương yêu học sinh thì
ở đó có những tập thể lớp học sinh vừa đoàn kết vừa chăm ngoan, học giỏi Chính
vì vậy, việc làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh - nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang trở thành nhu cầu cấp thiết Xây dựng tập thế lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường
Là một giáo viên đã nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm tôi thường suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm tại lớp mình? Làm sao để xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, để các học sinh trong lớp ngày càng tiến bộ về mọi mặt, góp phần đào tạo nên một thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên” Trong năm học 2012-2013 chúng ta tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, cùng với việc đổi mới ấy, việc quản lí, giáo dục học sinh đặc biệt là việc đổi mới, tìm hiểu để làm tốt công tác chủ nhiệm là một vấn đề được nhiều giáo viên trăn trở Công việc chủ nhiệm tuy vất vả nhưng niềm vui mang lại từ sự trưởng thành của mỗi thế hệ học sinh là những món quà vô giá mà không phải công việc lao động nặng nhọc nào cũng có được Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lí luận:
Trang 3Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội Giáo dục
và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước, của toàn nhân dân, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục dứt điểm các yếu kém kéo dài Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu đất nước, trung thành với lí tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò không nhỏ trong quá trình thực hiện mục tiêu trên Bởi vì ở các trường phổ thông họ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em học sinh Việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm vừa như người mẹ dịu dàng, vừa là nhười thầy nghiêm khắc, là người bạn gần gủi, người trọng tài phân minh Thành công của giáo viên chủ nhiệm là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng; xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, mọi thành viên đều nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện.Muốn làm được điều đó mọi hành động của giáo viên đều phải xuất phát từ tình yêu thương học sinh, người giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực về tác phong, lối sống và thực sự có cái tâm với nghề
II.Thưc trạng của vấn đề nghiên cứu:
1 Thực trạng
Trong những năm gần đây công tác chủ nhiệm ở trường THPT đã được quan tâm đúng mức Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đã thực sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bám lớp bám trường, quan tâm tìm hiểu học sinh và có những biện pháp tích cực giúp tập thể lớp đi lên Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự
Trang 4du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng, tình cảm của thanh thiếu niên Công tác quản lý, sự kết hợp giữa ba môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình và xã hội” đôi khi còn chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự nhiệt tình, chưa có nhiều kinh nghiệm và có biện pháp phù hợp trong việc quản lí, giáo dục học sinh nên công tác chủ nhiệm chưa thu được hiệu quả như mong muốn
2 Kết quả của thực trạng trên
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng nếu giáo viên chỉ đưa ra những quy định mang tính chủ quan, áp đặt, chưa chủ động tìm hiểu, gần gủi học sinh, giờ sinh hoạt lớp chỉ dừng lại ở việc nhận xét, đánh giá chung về mọi hoạt động của tập thể lớp và phê bình, kiểm điểm, xử phạt học sinh vi phạm nội quy, chúng ta chỉ giáo dục học sinh theo kiểu giáo viên nói, học sinh nghe, giáo viên yêu cầu học sinh thưc hiện mà không nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của học sinh thì chắc chắn hiệu quả của công tác giáo dục không cao Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: Học sinh thường
đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi Game, hiện tượng bỏ tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không chuẩn mực, sống vô cảm với những người xung quanh, sống không có lí tưởng và hoài bão, coi cái tôi của mình là trên hết, nghiêm trọng hơn là một bộ phận không nhỏ học sinh sa vào các tệ nạn xã hội thậm chí là
vi phạm pháp luật
Trong các năm học từ 2006 đến 2009 tôi chủ nhiệm lớp M6 trường Triệu Sơn 4 ( theo ba năm liên tiếp) mặc dù rất nhiệt tình, thực sự tận tâm với công việc
và hết lòng vì học sinh nhưng khi đó do còn thiếu kinh nghiệm, đưa ra một số biện pháp chưa thực sự phù hợp nên hiệu quả công tác giáo dục chưa cao Cụ thể là:
- sau năm lớp 10 lớp tôi có 2 học sinh bỏ học và có 1 học sinh không được lên lớp
- Đến lớp 12 vẫn còn em Lê Đinh Võ là học sinh cá biệt
- Lớp thường đứng thứ 12 về nền nếp (trong bảng xếp loại thi đua trên tổng
số 24 lớp của trường)
Trang 5- Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2009- 2010 lớp 12 M6 là:
- Năm học 2008- 2009 lớp tôi thi tốt nghiệp kết quả chỉ có 39 em đỗ, một em
bị trượt, thi đại học chỉ có 12/40 em đỗ vào các trương đại học (không tính cao đẳng)
Xuất phát từ thưc tế đó, tôi đã học hỏi một số giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm trong trường (các đồng chí Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị oanh, Tạ Ngọc Thanh,Trần Thị Hương…) và từ những thất bại, thành công trong công tác chủ nhiệm của bản thân, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình giáo dục học sinh và đã áp dụng vào trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp B3(là lớp
cơ bản A trình độ tương đương lớp m6) khóa học 2009- 2012
III.Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Tôi đã tham gia làm công tác chủ nhiệm tại hai lớp có chất lượng, trình độ nhận thức ngang nhau tại trường THPT Triệu Sơn 4
Từ năm 2006 đến 2009 lớp m6 trường triệu Sơn 4 tôi thực hiện các vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm nhưng chưa áp dụng đầy đủ, linh hoạt mười biện pháp trong nội dung sáng kiến này
Từ năm 2009 đến 2012 tôi tiến hành thực hiện vai trò, nhiệm vụ của ngưởi giáo viên chủ nhiệm tại lớp b3 và đã vận dụng linh hoạt mười biện pháp sau:
1 Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh:
Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau
- Điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm cũ (nếu bản thân giáo viên không chủ nhiệm các em từ lớp 10)
- Lập phiếu điều tra các thông tin cá nhân theo mẫu sau:
Thông tin cá nhân học sinh
Trang 6I Phần tự ghi của học sinh
1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính: ……
2 Ngày sinh …… Dân tộc:… … Tôn giáo:………
3 Nơi sinh: Xã huyện tỉnh
4 Địa chỉ thường trú: Xóm (thôn)…….……… xã ……….huyện ………
5.Tình trạng sức khỏe:
6.Số điện thoại bàn của gia đình:………
7.Họ tên cha nghề nghiệp nơi ở
Điện thoại
8.Họ tên mẹ nghề nghiệp nơi ở
Điện thoại
9 Số anh chị em trong gia đình
10 Điều kiện gia đình ( hộ nghèo, cận nghèo, diện chính sách )
11 - Xếp loại của năm học trước - Học lực Hạnh kiểm Danh hiệu
- Chức vụ đã làm ở năm học trước:………
12 Sở thích Năng khiếu
13 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
14 Em sẽ làm gì để đạt được chỉ tiêu phấn đấu của bản thân và góp phần xây dựng tập thể lớp vững mạnh?
15.Ước mơ về nghề nghiệp sau này của bản thân:
16 Em có nguyện vọng, ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
II Nội dung dành cho phụ huynh Mẫu chữ kí của bố học sinh:
Mẫu chữ kí của mẹ học sinh:
Phụ huynh có kiến nghị, đề xuất gì với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm:
………
- Sau khi nắm được thông tin cá nhân của từng học sinh tôi tiến hành phân loại học
Trang 7sinh theo các tiêu chí:
+ Học lực - hạnh kiểm - thi HSG - năng khiếu các lĩnh vực
+ Khả năng làm cán bộ Đoàn, cán bộ Lớp
+ Hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, sở thích cá nhân…
+ Đối với những học sinh cá biệt cần tìm hiểu kĩ qua bạn bè, gia đình, giáo viên bộ môn và các kênh thông tin khác để có biện pháp giáo dục thích hợp
+ Sự phân loại và các thông tin trên sẽ là căn cứ để lựa chọn những em có năng lực nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm
2 Lựa chọn ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn.
Việc lựa chọn được đội ngũ cán sự tốt có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của công tác chủ nhiệm và sự đi lên của tập thể lớp chủ nhiệm
a) Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh, căn cứ vào những thông tin cá nhân của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm đã thu thập được
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp
- Căn cứ vào sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương mẫu
và các biểu hiện ban đầu của học sinh trong tập thể lớp
b) Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm
và nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm
- Cơ cấu của Ban cán sự lớp:
Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể, lớp phó lao động, bốn tổ trưởng, cán sự các bộ môn; ban chấp hành chi đoàm gồm bí thư, phó bí thư và một ủy viên
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
Trang 8+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT, Nhà trường và tập thể lớp
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện
và đời sống
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp;
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp
- Nhiệm vụ của các lớp phó học tập:
+ Ðôn đốc các bạn học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc;
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời
+ Cùng với cán sự bộ môn chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng nội dung và quản lý tập thể lớp trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ
+ Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm
- Nhiệm vụ của lớp phó văn thể
+Chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp
+ Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn
- Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
+ Tổ chức và quản lý HS thực hiện lao động XHCN, công tác trực nhật, vệ sinh trường lớp, các hoạt động bảo vệ môi trường
+ Đôn đốc tập thể lớp thực hiện các hoạt động xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực mà nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã đề ra
- Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn :
Trang 9+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ
+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp… do huyện Đoàn và Đoàn trường phát động
- Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
+ Đôn đốc các thành viên trong tổ mình phụ trách đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc
+ Kiểm tra sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp của các thành viên trong tổ
+ Nhắc nhở chấn chỉnh kịp thời về trang phục, đầu tóc, việc đeo thẻ, mặc đồng phục của các thành viên trong tổ
+ Theo dõi, nhắc nhở tinh thần thái độ học tập của các thành viên tổ mình phụ trách
+ Tính điểm thi đua tuần học của các cá nhân, của tập thể tổ theo tuần, tháng, bầu chọn cá nhân xuất sắc để động viên, khen thưởng kịp thời
+ Bầu xét hạnh kiểm dân chủ trong tổ theo từng tuần, từng tháng trước khi bầu xét dân chủ tại lớp
- Nhiệm vụ của Ban cán sự bộ môn:
+ Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn + Nắm bắt các thông tin về tình hình học tập của lớp (những bạn học tốt, những bạn học kém, tình trạng tiếp thu bài, kết quả các bài kiểm tra…) đối với môn
mà bản thân được giao nhiệm vụ phụ trách để kịp thời báo cáo với GVCN
Ngoài ra giáo viên có thể phân thêm tổ phó, bàn trưởng ( có sự thay đổi luân phiên theo từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh
c.Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản:
Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng
là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm
Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và
tự phê bình Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp
Trang 10Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, mua sổ theo dõi Mỗi tuần giao ban một lần vào 15 phút SH đầu giờ thứ 6
để thứ 7 có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời
Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp
Cụ thể trong ba năm học qua nhờ việc chọn được đội ngũ cán bộ lớp, cán
bộ chi đoàn tốt Nhờ đó, tôi đã rất dễ dàng trong công tác chủ nhiệm, nhiều khi giáo viên chủ nhiệm do một số lý do nào đó không trực tiếp quản lý đôn đốc các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện
3 Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
a) Căn cứ để lập sơ đồ lớp:
Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp tôi không quá áp đặt và cũng không đưa ra tiêu trí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau (trước đây một số GVCN thường xếp nam, nữ ngôi xen kẻ để hạn chế việc các em nói chuyện riêng-việc làm này nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn) mà dựa trên các cơ sở sau:
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu ngồi gần bảng
- Căn cứ vào học lực của học sinh: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi ngồi sau
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp
b) Những lưu ý:
- Học sinh cần ngồi đúng theo sơ đồ lớp học dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn trong các tiết học, của bàn trưởng, tổ trưởng,…
- Giáo viên cần có sự điều chỉnh chồ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp lí theo phản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, giáo viên bộ môn,… ví
dụ mất trật tự, không chú ý, nhận thức chậm
4 Có kế họach và xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể cho từng cá nhân học sinh, tổ học sinh, lớp học sinh.