1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên

153 700 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THANH HẢI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ K

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG

SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

MÃ SỐ: 606216

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá học

Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Văn Minh người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong toàn bộ khoá học

Xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý Tài nguyên khoáng sản, Phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ, UBND thị trấn Trại Cau, UBND xã Phấn Mễ, UBND xã Hà Thượng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn

Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

Thái nguyên, tháng 10 năm 2010 Tác giả

Bùi Thanh Hải

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Tài nguyên đất và tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội 5

1.2 Hoạt động khai thác khoáng sản trên thế giới và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất, thoái hoá đất 8

1.3 Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam 13

1.3.1 Quặng sắt 19

1.3.2 Bô xít 19

1.3.3 Quặng titan 20

1.3.4 Quặng thiếc 21

1.3.5 Quặng đồng 22

1.3.6 Quặng kẽm chì 22

1.4 Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 24

1.4.1 Thực trạng hoạt động khai thác quặng chì kẽm 26

1.4.2 Thực trạng hoạt động khai thác quặng sắt 27

1.4.3 Thực trạng hoạt động khai thác than 29

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 30

2.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 30

Trang

Trang 6

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 30

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 34

3.1 Đặc điểm phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Phân bố điểm mỏ, điểm khoáng sản trên địa bàn tỉnh 38

3.1.3 Hiện trạng khai thác mỏ 45

3.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên tính đến năm 2009 46

3.3 Đánh giá chất lượng đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp tại các khu vực sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên 47

3.3.1 Các nguyên nhân tác động tới môi trường đất trong hoạt động khai thác khoáng sản 47

3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại các khu vực khai thác khoáng sản 48

3.3.3 Đánh giá khả năng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản cho mục đích nông lâm nghiệp 69

3.4 Đề xuất giải pháp cải tạo môi trường đất và quy hoạch, quản lý sử dụng đất sau khai thác khoáng sản 71

3.4.1 Giải pháp về quản lý 71

3.4.2 Giải pháp về công nghệ 71

3.4.3 Giải pháp khắc phục ô nhiễm KLN trong đất 72

3.4.4 Quản lý, quy hoạch sử dụng đất sau khai thác khoáng sản 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ 15

Bảng 1.2 Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ 16

Bảng 1.3 Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả 16

Bảng 1.4 Diện tích khai trường, bãi thải và diện tích đổ thải ra biển 17

Bảng 1.5 Sản lượng khai thác chì kẽm qua các năm 26

Bảng 1.6 Sản lượng khai thác chì kẽm tại một số mỏ 27

Bảng 2.1 Các vị trí lấy mẫu đất 32

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất 33

Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Nguyên 35

Bảng 3.2 Đặc trưng hình thái các sông lưu vực Sông Cầu 36

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 38

Bảng 3.4 Danh sách các mỏ và diện tích hoàn thổ 46

Bảng 3.5 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau 49

Bảng 3.6 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ than Phấn Mễ 59

Bảng 3.7 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ thiếc Đại Từ 66

Bảng 3.8 Biểu hiện tác động do hoạt động khai thác khoáng sản tới đất và cây trồng 69

Bảng 3.9 Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên vùng đất sau khai thác 70

Trang

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng Đông Bắc 34

Hình 3.2 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 34

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện pH của đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 50

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng OM tổng số trong đất khu vực khu vực mỏ sắt Trại Cau 51

Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 52

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng PTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 53

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng KTS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 54

Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng As tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 55

Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 56

Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 57 Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Zn tổng số trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau 57 Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện độ pH của đất trong khu vực mỏ than Phấn Mễ 60

Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng OM trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 61

Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 61

Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng PTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 62

Hình 3.16 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng KTS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 63

Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 64

Hình 3.18 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 64

Hình 3.19 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Zn trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ 65

Hình 3.20 Biểu đồ thể hiện độ pH của đất trong khu vực mỏ thiếc Đại Từ 67

Hình 3.21 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng chất hữu cơ, dinh dƣỡng trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ 67

Hình 3.22 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng As trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ 68

Hình 3.23 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Pb trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ 68

Hình 3.24 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cd trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ 68

Hình 3.25 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Cu trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ 68

Trang

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích 3.541,1 km2 Tỉnh có địa hình đa dạng: phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc có nhiều dãy núi cao (ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai), các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công ở phía Nam có địa hình gò đồi và đồng bằng tương đối bằng phẳng

Thái Nguyên là tỉnh không có sông lớn nhưng có nhiều sông suối nhỏ

và nhiều hồ chứa Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, thuỷ lợi và thủy sản chính cho các địa phương trong tỉnh Trên địa bàn tỉnh, tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng: nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen, mỏ than,

mỏ đá, mỏ sét đã, đang được khai thác hoặc sẽ được khai thác trong tương lai

Và tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong sự phát triển kinh tế của tỉnh

Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển cao (tổng GDP 8-14%/năm) Sự tăng trưởng đó có một phần không nhỏ

sự đóng góp của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Theo quy hoạch phát triển từ nay đến 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Nguyên đến 12-15%/năm cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (8- 9%/năm), trong đó, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đóng góp một tỷ trọng lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [29]

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất

ở Việt Nam, đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế biến vật liệu xây dựng như sắt, chì, kẽm, titan, than, đá, sét, Với tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong những ngành chiếm dụng diện tích đất sử dụng lớn

Trang 11

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa

Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ Tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất

Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiết

bị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêzen, toa goòng, các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hoá chất, đều có tác động đến môi trường đất Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các

mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung

du Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ, gây ra suy thoái môi trường

Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường

Trong những năm gần đây, tốc độ khai thác, mở mỏ đã tăng đáng kể, một phần đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của Thái Nguyên, nhưng mặt khác lại gây các tác động không nhỏ tới môi trường Nhiều khu vực sau khai thác, chế biến đã làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình; thảm thực vật bị suy thoái; tốc độ rửa trôi, xói mòn tăng nhanh; môi trường nước, đất bị xáo trộn và ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc hại…

Với khối lượng chất thải rắn khổng lồ phát sinh từ các cơ sở khai thác khoáng sản đã là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước Hơn thế nữa việc sử dụng đất với mục đích khai trường, chứa bùn thải, đất đá thải làm mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp, lâm

Trang 12

nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân địa phương bị mất đất

và nhiều mỏ sau khi kết thúc khai thác, công tác cải tạo phục hồi môi trường không được thực hiện triệt để gây khó khăn cho việc sử dụng đất có hiệu quả sau khai thác

Đứng trước vấn đề đó, đề tài “Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng

sử sụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được

lựa chọn với mục đích đánh giá được chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại các khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các tồn tại trong việc quản lý sử dụng đất sau khai thác khoáng sản, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để sử dụng có hiệu quả diện tích đất sau khai thác khoáng sản

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

a/ Mục tiêu chung

Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định thực trạng sử dụng đất, các vấn đề tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất sau khai thác khoáng sản Trên cơ sở

đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý sử dụng đất có hiệu quả sau hoạt động khai thác khoáng sản

b/ Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá quy mô diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại địa bàn Thái Nguyên

- Đánh giá chất lượng đất tại các khu vực sau khai thác khoáng sản

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất sau khai thác khoáng sản

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài “Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử sụng đất sau khai

thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” mang ý nghĩa lớn trong việc

Trang 13

cải tạo, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trong các khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ý nghĩa khoa học: đề tài tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và xây dựng các giải pháp quy hoạch sử dụng đất trong và sau quá trình khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên Xây dựng cơ sở khoa học, lập luận chứng cho việc cải tạo sử dụng đất ở các mỏ Đề xuất cơ chế áp dụng và quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần tạo cơ chế quản lý, sử dụng đất trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

Ý nghĩa xã hội: Ngoài nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất tại các khu vực khai thác khoáng sản, đề tài có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác khoáng sản và việc sử dụng đất tại các khu vực khai thác khoáng sản

Trang 14

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN 1.1 TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Khi cuộc sống con người phát triển, cũng là khi tài nguyên đất được khẳng định rõ ràng về chức năng và vai trò của nó Đất là vật thể tự nhiên có quá trình phát sinh và phát triển riêng, chịu tác động của nhiều yếu tố Đất không phải là một "vật chết" mà đất ở "thể sống", luôn biến đổi Học thuyết Mac - Lênin đã khẳng định: "Đất là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được" Luật Đất đai 1993 cũng khẳng định: "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng" [13]

Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác nhau trên trái đất Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người

và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó tạo nên của cải nuôi sống mình Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Không có đất đai thì không có bất kì một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra, không thể có sự tồn tại của loài người (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [17]

* Đối với con người, đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây:

- Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người Qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp cho trồng trọt, chăn nuôi

- Chức năng môi trường sống: Đất đai là môi trường sống của hầu hết

Trang 15

các sinh vật, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của chúng

- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai giúp hình thành một trạng thái cân bằng về năng lượng thông qua sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển địa cầu

- Chức năng chứa đựng và cung cấp các loại tài nguyên khác: Đất đai chứa đựng các loại tài nguyên như khoáng sản, rừng, nước Từ đó, nó cung cấp các loại tài nguyên này cho con người khai thác, sử dụng trong quá trình sống

- Chức năng đệm và điều hoà các chất độc hại: Đất đai có khả năng tiếp nhận, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái của các chất độc hại

- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng tác lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về sử dụng đất đai trong quá khứ

- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai tạo ra không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản xuất, cho sự dịch chuyển của động, thực vật

ở các vùng khác nhau trên trái đất

- Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác nhau ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung nên mỗi phần lãnh thổ sẽ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù [17]

* Vai trò của tài nguyên đất đối với con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội:

Theo Lê Văn Khoa (2004) [10], vai trò của đất đai đối với con người và sinh vật thể hiện ở hai mặt sau:

- Mặt trực tiếp: Đất đai là nơi tồn tại và sinh sống của con người và sinh vật, là nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, nơi thiết đặt các hệ thống nông, lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài

Trang 16

- Mặt gián tiếp: Đất là nơi tạo môi trường sống cho con người và sinh vật trên trái đất Đồng thời thông qua cơ chế điều hoà của đất, nước, khí hậu, khí quyển, đã tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau giúp cho con người và sinh vật tồn tại và phát triển

Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem như là một vật thể sống vì nó chứa nhiều loại sinh vật sống, từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao Cũng vì bản tính "sống" của đất mà đất được xem như nguồn tài nguyên tái tạo và vô cùng quý giá Đất là một vật thể sống vì vậy nó cũng tuân theo quy luật của sự sống, phát sinh, phát triển, thoái hoá và già cỗi Cũng như vậy, tùy vào cách ứng xử của con người đối với đất mà làm cho đất có thể trở nên phì nhiêu, màu mỡ, cho năng suất cây trồng cao hoặc ngược lại

Cũng trên quan điểm nhìn nhận vấn đề các nhà khoa học cũng cho rằng đất là vật mang Đất luôn mang trên nó các hệ sinh thái, khi con người tác động vào đất là khi các hệ sinh thái này bị tác động Do đó muốn đất có khả năng sản xuất cao thì hệ sinh thái trong nó phải bền vững, muốn vậy con người phải có cách khai thác nguồn lực đất đai một cách hợp lý

Đất là một vật mang, lại được đặc trưng bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu Độ phì nhiêu của đất được thể hiện qua hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đất (NPK, các hợp chất mùn, khả năng giữ nước của đất ), đây là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai Đối với các hệ sinh thái, độ phì nhiêu giúp cho chúng tồn tại và phát triển

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên đất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng:

- Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt: Trong những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người thì đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kì một quá trình sản xuất nào Đất

là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất

Trang 17

như nông nghiệp, lâm nghiệp Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể

- Đất đai là nguồn nguyên liệu của một số ngành: Đất đai là nguyên liệu sản xuất của một số ngành như làm gạch ngói, đồ gốm, xi măng Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và là chỗ đứng cho người công nhân trong sản xuất công nghiệp

- Đất đai là môi trường sống: Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình làm chỗ ở và nơi tiến hành các hoạt động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, khu dân cư hầu hết mọi của cải của con người đều lấy từ đất

- Đất đai là một bộ phận quốc gia: Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời khỏi lãnh thổ quốc gia, gắn liền với lãnh thổ quốc gia Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết thể hiện ở tôn trọng lãnh thổ quốc gia (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [17]

Như vậy, đất đai có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người và sinh vật, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Do đó, chúng ta phải có những giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hiện nay

1.2 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT, THOÁI HOÁ ĐẤT

Hoạt động khai thác khoáng sản đã phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia, Indonesia, Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng nguyên liệu khoáng của thế giới như quặng sắt, chì, kẽm, thiếc,

Trang 18

than đá, đồng và các loại khoáng sản khác, Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhưng ngành này cũng gắn liền với những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài nguyên rừng và nguồn nước Do đặc thù, nên ngành khai thác khoáng sản là ngành sử dụng diện tích đất rất lớn, mặt khác đa số các mỏ đều nằm dưới những cánh rừng và thủy vực có chức năng tạo sinh kế cho người dân Hoạt động khai thác khoáng sản dẫn đến suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, là rất lớn [25]

Các phương pháp khai mỏ hiện nay như nổ mìn hoặc khoan đều rất thô

sơ và không hề có nỗ lực nào nhằm khôi phục lại những khu vực đã khai thác

do chi phí hoàn nguyên thường cao hơn nhiều so với giá trị khoáng sản Tác động môi trường tiêu cực từ khai mỏ thường xảy ra ngay trong chính bản thân quá trình khai thác và các hoạt động liên quan như dọn mặt bằng mỏ, vận chuyển và chế biến quặng Suy thoái rừng và ô nhiễm nước do khai thác khoáng sản không chỉ tác động đến hệ sinh thái mà còn tác động đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này

Điều đáng tiếc là các công ty khai khoáng ở các nước đang phát triển trên thế giới đều rất ít quan tâm đến tác động môi trường Trong khi đó, bản thân chính phủ các quốc gia này lại thiếu năng lực hành chính - kỹ thuật cũng như ý chí chính trị để quản lý và kiểm soát hiệu quả lĩnh vực này Vấn đề này lại càng trở nên trầm trọng hơn bởi một thực tế là thoả thuận khai thác khoáng sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch và nỗ lực nhằm kiểm soát nghiêm minh các hoạt động khai khoáng còn bị làm ngơ do sức hấp dẫn lợi nhuận mang lại Những khu vực bị tàn phá do khai thác thường bị bỏ quên và tổn hại môi trường hầu như không thể ngăn chặn được [25], [26]

Sự phát triển của các ngành khai thác khoáng sản không đồng bộ với

Trang 19

biện pháp bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi môi trường đã để lại những hậu quả suy thoái môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản:

- Một diện tích lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp trước đây bị chiếm dụng cho mục đích khai thác khoáng sản vẫn để hoang hoá sau khi khai thác

- Tầng đất mặt bị xáo trộn gây khó khăn cho việc hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác

- Cân bằng nước khu vực bị phá vỡ, gia tăng các hiện tượng trượt lở, bồi lấp, tích tụ các chất rắn do sự biến đổi chế độ thuỷ văn của dòng chảy mặt

Suy thoái rừng do khai thác khoáng sản còn có những tác động khác như làm suy giảm năng suất môi trường tự nhiên, tạo ra nhiều rủi ro như lũ lụt, lở đất, các dạng thời tiết bất thường và các thảm họa thiên nhiên khác cho cộng đồng địa phương

Tiêu dùng nước và gây ô nhiễm nguồn nước

Khoáng sản thường được phát hiện ở những khu vực gần thượng nguồn

Trang 20

hoặc kênh dẫn nước của các dòng sông Do đó, hoạt động khai khoáng có thể

đe dọa đáng kể đến sông và nguồn nước theo một số cách khác nhau

Ô nhiễm kim loại nặng xuất hiện khi một số kim loại (như asen, coban, đồng, chì và bạc) từ các quặng được khai thác hoặc từ các hầm mỏ thoát ra và hòa tan trong nước Quá trình ô nhiễm xuất hiện khi các chất hóa học, như xyanua được sử dụng để tách các khoáng chất cần thiết ra khỏi quặng, bị rò rỉ hoặc ngấm từ các khu mỏ ra các nguồn nước gần đó Nhiều khi, để tiết kiệm chi phí, các công ty khai thác khoáng sản có thể còn chủ tâm đổ thải vào các thủy vực

Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực,

đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt

Độc chất xyanua và thủy ngân được sử dụng trong quá trình tuyển vàng

đã gây ra ô nhiễm nước mặt và nguồn nước ngầm ở các quốc gia như Campuchia, Myanmar và Philipines [25] Việc sử dụng hóa chất không đúng tiêu chuẩn gây ra những thiệt hại lớn cho môi trường và có thể dẫn tới những tác động nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái

Nhu cầu tiêu thụ nước quá lớn của hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước Ở Ấn Độ, từ 2005 - 2006, ước tính 77 triệu tấn nước đã được sử dụng để khai thác quặng sắt; lượng nước cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của hơn 3 triệu người Tại mỏ khai thác than non Neyveli ở Tamil Nadu, 40 triệu lít nước được bơm và thải ra hàng

Trang 21

ngày Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn Độ, người dân đều nhận thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác khoáng sản Cộng đồng địa phương ở Philipines lo sợ rằng ô nhiễm và hiện tượng lắng đọng trầm tích

ở các con sông do khai thác khoáng sản có thể làm suy giảm nguồn nước, giảm năng suất lúa gạo và thủy sản

Tác động của việc đốn gỗ

Khai thác gỗ trái phép, phát triển đồn điền cây công nghiệp (như cọ dầu, cao su) và khai thác khoáng sản đã và đang dẫn tới vấn nạn mất rừng ở nhiều quốc gia Châu Á Trong những năm gần đây, nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nông dân và cộng đồng nói chung về tác động do suy thoái rừng đối với nguồn nước, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt, đã được nâng cao hơn

Rừng và nước

Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị Theo các chuyên gia về tài nguyên thiên nhiên ở Thái Lan và Philipines, hiện đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong suốt mùa mưa ở ngay trong chính các vùng rừng Họ cho rằng có hiện tượng này một phần do suy thoái rừng và tác động của biến đổi khí hậu

Suy thoái rừng có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt Phá rừng làm tăng lũ lụt vào mùa mưa do tầng thổ nhưỡng không có lớp thực bì che phủ, không thể giữ được nước được như khi còn rừng Hàng năm, hàng ngàn người ở Bangladesh phải di chuyển khỏi nơi cư trú vì xói lở ven sông do rừng ở thượng nguồn bị chặt hạ để lấy gỗ Do mật độ dân số cao, những người dân này không có nhiều sự lựa chọn, vì vậy họ thường bị đẩy ra sống ở các khu vực không an toàn vùng ven biển

Trang 22

Khai thác gỗ thường tác động đến tài nguyên nước Hoạt động chế biến

gỗ, cũng tương tự như quá trình chế biến khoáng sản, đều có nhu cầu nước cao và có khả năng làm ô nhiễm sông suối

Vai trò của tài nguyên nước

Nước là tài nguyên bị tác động nhiều nhất từ khai thác tài nguyên rừng

và khoáng sản Như đã trình bày ở trên, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm nguồn nước, khai thác gỗ làm suy giảm khả năng cung cấp nước do mất rừng

- yếu tố đảm bảo cân bằng nước cho toàn lưu vực Đây là mối quan tâm đặc biệt bởi nước đang ngày càng trở thành một món hàng khan hiếm trên thế giới, do sức ép từ dân số, các công trình thủy lợi, hay tính bất thường của khí hậu do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu

1.3 TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên khắp cả nước Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà nền kinh tế

về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn Tuy vậy, nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác nước ngay từ khâu cấp phép thì tác động của nó tới môi trường phần nào sẽ đựơc giảm thiểu và hiệu quả khai thác, sử dụng sẽ được tăng lên [30]

Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam:

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ

Trang 23

Việt Nam Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa

Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất

Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiết

bị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điezel, toa goòng, các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hoá chất, đều có tác động đến môi trường đất Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các

mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung

du Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ

Trang 24

Bảng 1.1 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ

1 Khu khai thác Antimoan Mậu Duệ

Đất rừng bị đào phá và bỏ hoang hoá

2 Khai thác vàng antimoan Chiêm Hoá

Thu hẹp rừng tự nhiên và rừng trồng, đất rừng bị đào phá, xáo trộn

3 Khai thác mangan Chiêm Hoá

4 Khai thác thiếc Bắc Lũng (Thái

Đất đồi bị đào phá, thu hẹp rừng nguyên sinh

5 Khai thác than Thái Nguyên 671 Rừng và đất rừng bị thu hẹp để

làm khai trường, bãi thải

6 Khai thác barit Ao Sen-Thượng Ấm 150 Đất đồi hoang hoá do đào phá

7 Khai thác Vonfram - Thiện Kế 25 Rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất đồi

hoang bị đào phá

8 Các mỏ kim loại khác ở Thái

Rừng và đất rừng bị thu hẹp để làm khai trường, bãi thải

Nguồn: Nguyễn Đức Quý (1996), Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, Hà Nội

Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường

Trang 25

Bảng 1.2 Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ

TT Tên mỏ, khu khai thác

DT đất

LN bị phá (ha)

Mức độ suy thoái

1 Mỏ than Núi Hồng 274 Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và

thải nước thải làm ô nhiễm đất mông nghiệp

2 Mỏ than Khánh Hoà 100 Chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và

thải nước thải làm ô nhiễm đất mông nghiệp

145 Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do lắng bùn, cát

29 Thiếu nước, suy giảm năng suất

5 Các mỏ ở huyện Quỳ

Châu-Nghệ An 193.8 Đất nông nghiệp bị đào bới, bỏ hoang, thiếu nước

Nguồn: Nguyễn Đức Quý (1996), Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, Hà Nội

Hiện nay trong khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn, nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là

xã Cẩm Phả Ở Hòn Gai, Nam đường 18A (Cẩm Phả) trong giai đoạn 1970 -

1997, các hoạt động khai thác than đã làm mất khoảng 2.900ha (trung bình mỗi năm mất 100 - 110ha) đất rừng các loại, trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997)

Bảng 1.3 Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả

Trang 26

Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về phía tây - nam (khoảng 100ha) và phía tây (25ha) Sau 1975 việc khai trường

và bãi thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía tây - bắc 265ha và phía đông 75ha

Bảng 1.4 Diện tích khai trường, bãi thải và diện tích đổ thải ra biển

có ảnh hưởng lớn đến môi trường, không chỉ khi cơ sở đang hoạt động mà còn tiếp diễn về lâu dài sau khi cơ sở ngừng hoạt động Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu mở moong khai thác là chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá Đặc biệt ở những khu vực khai thác "thổ phỉ", tình hình còn khó khăn hơn nhiều Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt Các cồn đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng trên lòng sông ngăn cản, thay đổi dòng chảy gây sự xói lở đất bờ

Trang 27

sông, đê điều, gây úng lụt cục bộ

Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận Quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà tạm hoặc thủ công, hoặc cơ giới đều gây tiếng

ồn, gây bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước cũng như làm đảo lộn môi trường đất tạo nên một vùng "đất mượn" Vùng "đất mượn" khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội

Việc dọn mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc mở mỏ cũng làm cho quỹ đất nông lâm nghiệp bị mất, hoặc thay đổi địa hình Cho đến nay việc giải quyết các hậu quả về môi trường một cách chủ động đối với các mỏ

đã ngừng và sắp ngừng khai thác còn nhiều bất cập vì trước đây vấn đề bảo vệ

và hoàn phục môi trường trong quá trình phát triển khoáng sản (từ khi mở mỏ đến khi ngừng khai thác) chưa được đặt ra một cách đúng mức trong các phương án khai thác mỏ Gần đây bắt đầu có một số mỏ đã ngừng khai thác thì ngoài việc san gạt một cách tương đối một số diện tích mỏ có thể san gạt được, các diện tích còn lại hầu như để nguyên hiện trường, chưa có phương án sử dụng đất đai có hiệu quả về kinh tế và môi trường Các hồ ở Bựu Long, Kiện Khê và sắp tới là các mỏ Ga Loi (Huế), Long Thọ, được thành tạo do kết quả tất yếu của việc đào sâu moong khai thác so với bề mặt chung của địa hình Trước mắt, sự tồn tại của các hồ chứa nước này thể hiện sự thay đổi theo xu hướng tích cực về môi trường cảnh quan và điều kiện vi khí hậu khu vực

Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính [5],[18], [19], [20], [21]:

Trang 28

1.3.1 Quặng sắt

Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí

có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai

mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 - 450.000 tấn

Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt

Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết

bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt

Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng

Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm

Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu

1.3.2 Bôxít

Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…

Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi Mặt khác, thị

Trang 29

trường cung - cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin Do vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.3.3 Quặng titan

a Tài nguyên quặng titan:

Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ

và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8

mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng

Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện

để phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy

mô công nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp

b Hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan:

Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư nửa vời, tách được ilmenít, phần còn lại giàu zircon rutin và

Trang 30

momazít được bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không

đủ khả năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp trong sản xuất và thị trường Chế biến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác

và chế biến quặng titan

Tóm lại, có thể đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác và tuyển quặng titan ở Việt Nam như sau:

- Tài nguyên trữ lượng quặng titan - zircon của Việt Nam không nhiều, chiếm khoảng 0,5% của thế giới

- Ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ khai thác

và tuyển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt mức tiên tiến của khu vực và thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

- Thiết bị cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn có thể sản xuất trong nước với chất lượng khá tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết bị khai thác chỉ nhập thiết bị xúc bốc như máy đào, gạt, ôtô vận tải Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có công nghệ chế biến sâu quặng titan

- Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ chế biến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập khẩu các chế phẩm từ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng

1.3.4 Quặng thiếc

Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc - Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500

Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954 Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp

Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai

Trang 31

thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang

Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu KT-KT tiên tiến Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luyện kim màu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất: 500-600 tấn/năm/xưởng Hiện nay,

có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất

là 1.500 tấn/năm - 1.800 tấn/năm

1.3.5 Quặng đồng

Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền - Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken - Bản Phúc

Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy

mô lớn đang thực hiện, chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - với công nghệ và thiết bị nhập của Trung Quốc Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai

Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhêtit Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho

ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm

Trang 32

máy điện phân kẽm kim loại tại Khu công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc, công suất kẽm điện phân là: 10.000 tấn/năm

Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008-2010, Tổng công ty KSVN sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các

mỏ kẽm - chì Nông Tiến - Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công suất tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000-100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì

dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015

Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm

Trang 33

tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ giới Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên, chiếm dụng diện tích sử dụng đất lớn Về tuyển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc bán cơ giới Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan…

Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Làng Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết

bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm

1.4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Công tác điều tra tìm kiếm đánh giá khoáng sản trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt; các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản diễn ra từ năm

1906 với các mỏ than Làng Cẩm và Quán Triều do người Pháp khai thác Hoà bình lập lại năm 1954, cùng với than, các mỏ khác như: chì kẽm Làng Hích, sắt Trại Cau được khai thác để phát triển kinh tế đất nước, một số mỏ mới được phát hiện và thăm dò như thiếc, wolfram, titan, vàng, vật liệu xây dựng

Hầu hết các khu vực thăm dò quặng trên địa bàn tỉnh đều do Cục Địa chất và Khoáng sản tiến hành theo kế hoạch nhà nước giao, số ít do các đơn

vị, doanh nghiệp tiến hành trước khi xin cấp phép khai thác như Công ty Kim loại màu Thái Nguyên, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam; Công ty than nội địa thuộc Tổng công ty Than Việt Nam; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên

Theo báo cáo tổng hợp các kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Liên Đoàn Địa chất Đông Bắc (2005) có ghi nhận phát hiện 176 mỏ, điểm khoáng sản của 24 loại khoáng sản rắn thuộc 4

Trang 34

nhóm và các nguồn nước nóng - nước khoáng, trong đó có nhiều loại khoáng sản đang được khai thác Cụ thể là:

Nhiên liệu khoáng có than đá, than mỡ đang được khai thác ở Khánh Hòa, Núi Hồng, Phấn Mễ, Làng Cẩm,…

Khoáng sản kim loại có sắt, mangan, titan, vonfram, đồng, chì - kẽm, thiếc, thuỷ ngân, vàng

Khoáng chất công nghiệp có barit, phosphorit, kaolin, sét - kaolin, graphit, dolomit

Vật liệu xây dựng có đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá vôi ốp lát, cát

Các hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu mới diễn ra trong thời gian gần đây

Từ 1990 trở lại đây, hoạt động khai thác khoáng sản càng trở nên sôi động Bên cạnh các mỏ đã được khai thác nêu trên, các mỏ thiếc, chì kẽm ở Đại Từ, dolomit ở Làng Lai, đá vôi xi măng La Hiên, sét gạch ngói, cuội sỏi xây dựng, ilmenit được khai thác với quy mô ngày càng lớn và có giấy phép khai thác Còn lại đa phần là các hoạt động khai thác nhỏ lẻ và chủ yếu là không phép

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 66 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, với tổng số mỏ được cấp phép khai thác là 85 (trong đó 4 giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông), bao gồm các khoáng sản kim loại màu, kim loại đen, phi kim, than đá, khoáng chất công nghiệp, nước khoáng, đá vôi sản xuất xi măng, đá xây dựng, sét xi măng, sét gạch ngói, cát sỏi lòng sông,

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, các loại hình khai thác chiếm dụng đất lớn và làm tổn hại đến tài nguyên đất lớn nhất là loại hình khai thác than, khai thác quặng sắt và khai thác khoáng sản kim loại màu Sau đây là

Trang 35

thực trạng khai thỏc một số loại hỡnh khai thỏc khoỏng sản điển hỡnh trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn:

1.4.1 Thực trạng hoạt động khai thỏc quặng chỡ kẽm

Đến nay, đã phát hiện, điều tra, đánh giá, thăm dò và khai thác tại 42

mỏ, điểm khoáng sản quặng chỡ kẽm, với tổng trữ l-ợng và tài nguyên dự báo gần một triệu tấn Đáng kể hơn cả là khu vực mỏ quặng chỡ kẽm Cỳc Đường

có trữ l-ợng khoảng 496.486 tấn và khu vực mỏ quặng chỡ kẽm Làng Hớch (bao gồm các điểm mỏ: Metis, mỏ Ba, Sa Lung và Bắc Lõu) có trữ l-ợng khoảng 680.000 tấn

- Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác quặng chỡ kẽm :

+ Công ty TNHH NN MTV Kim loại màu Thái Nguyên (thuộc Tổng công ty Khoáng sản TKV - Tập đoàn cụng nghiệp than & khoỏng sản Việt Nam) là doanh nghiệp nhà n-ớc duy nhất trên địa bàn tỉnh đ-ợc cấp giấy phép khai thác mỏ quặng chỡ kẽm khu vực Làng Hớch (huyện Đồng Hỷ) gồm các

điểm mỏ: Metis, Sa Lung, mỏ Ba và Bắc Lõu, vựng này Phỏp đó tiến hành khai thỏc từ trước những năm 1944; đến năm 1986 xớ nghiệp chỡ kẽm Làng Hớch tổ chức khai thỏc với quy mụ cụng nghiệp Tổng diện tớch mặt bằng sản xuất là 320,7 ha

Bảng 1.5 Sản lượng khai thỏc chỡ kẽm qua cỏc năm

Đến năm 2000 Năm 2001 Năm 2004 Năm 2007

Nguồn: Sở Cụng thương Thỏi Nguyờn (2006)

Chủ yếu dùng công nghệ khai thác hầm lũ (cú một phần lộ thiên) và tuyển rửa;

+ Công ty TNHH Xõy dựng và Phỏt triển nụng thụn miền nỳi đ-ợc cấp giấy phép năm 2002 khai thác quặng chỡ kẽm tại mỏ Bản Tốn (xó Văn Lăng,

Trang 36

Huyện Đồng Hỷ) cú trữ lượng khoảng 60.000 tấn, chủ yếu dùng công nghệ khai thác hầm lũ, sản lượng khai thỏc năm 2007 là 9.321 tấn quặng nguyờn khai;

+ Chi nhỏnh Cụng ty CP khoỏng sản Bắc Kạn tại Thỏi Nguyờn đ-ợc cấp giấy phép năm 2005 khai thác quặng chỡ kẽm tại mỏ Phỳ Đụ (xó Yờn Lạc, Huyện Phỳ Lương) cú trữ lượng khoảng 50.000 tấn quặng, chủ yếu dùng công nghệ khai thác hầm lũ Sản lượng khai thỏc năm 2005-2006 là 1.100 tấn quặng nguyờn khai; năm 2007 là 1.966 tấn quặng nguyờn khai;

+ Ngoài ra còn một số điểm mỏ cú cỏc đối tượng khai thác không phép, bất hợp phỏp làm tổn thất tài nguyên, phá vỡ điều kiện địa chất tự nhiên nên gây khó khăn cho công tác điều tra địa chất chi tiết sau này, môi tr-ờng bị ảnh h-ởng nặng nề chủ yếu ở một vài điểm mỏ khu vực huyện Đồng Hỷ, Phú L-ơng và Đại Từ…

Bảng 1.6 Sản lượng khai thỏc chỡ kẽm tại một số mỏ

Nguồn: Sở Cụng thương Thỏi Nguyờn (2006)

- Trang thiết bị và công nghệ khai thác quặng chỡ kẽm bằng phương phỏp thủ cụng: đào lũ chuẩn bị và khai thỏc trong lũ chợ bằng khoan nổ mỡn; xỳc bốc đất đỏ, chống giữ lũ chợ sử dụng cột gỗ; vận tải trong lũ bằng xe goũng

1.4.2 Thực trạng hoạt động khai thỏc quặng sắt

- Cỏc tổ chức, cỏ nhõn tham gia khai thỏc quặng sắt:

+ Cụng ty CP Gang Thộp Thỏi Nguyờn (thuộc Tổng cụng ty Thộp Việt Nam) là doanh nghiệp nhà nước duy nhất trờn địa bàn tỉnh được cấp giấy

Trang 37

phép khai thác mỏ quặng sắt khu vực Trại Cau (huyện Đồng Hỷ) gồm các điểm mỏ: Quang Trung, Thác Lạc, Chỏm Vung, Núi Đ, Núi Quặng, Hàm Chim; Mỏ được Trung Quốc thiết kế, đưa vào sản xuất năm 1963, dùng công nghệ khai thác lộ thiên và tuyển rửa với công suất 350.000 tấn/năm Diện tích

khoảng 423.000 tấn/năm

+ Ngoài ra còn một số doanh nghiệp khai thác không phép, không có thiết kế mỏ, làm tổn thất tài nguyên, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề chủ yếu

ở khu vực Trại Cau, Đồng Hỷ và một vài điểm mỏ ở Phú Lương, Đại Từ…

- Trang thiết bị và công nghệ khai thác: Công nghệ khai thác của mỏ sắt Trại Cau là phương pháp khai thác lộ thiên với chiều cao tầng H = 8m, góc

máy khoan đập CZ-20M để khoan nổ mìn Xúc bốc quặng bằng máy xúc gàu thuận (W-1001 và W-1002) dung tích gàu là 1m3 Vận tải quặng về xưởng tuyển bằng ôtô Kpaz có tải trọng 12 tấn để chuyên chở đất đá thải Mới đây mỏ được trang bị thêm một số máy xúc thuỷ lực gàu ngược của Hàn Quốc và của

QuÆng nguyªn khai tuyÓn röa, sµng th« ®Ëp, sµng, tuyÓn röa, sµng quay ®Ëp, sµng rung röa s¹ch kho b·i

Sản lượng khai thác quặng sắt trong thời gian vừa qua: Hiện chỉ có Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên là đang tiến hành khai thác, chế biến và

sử dụng quặng sắt ở quy mô công nghiệp

- Công tác đóng cửa mỏ, hoàn thổ và phục hồi môi trường: Những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được Công ty CP Gang thép Thái Nguyên quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối nghiêm chỉnh Tuy nhiên cũng còn những tồn tại cần sớm có giải pháp khắc phục ở khu vực mỏ Trại Cau đó là: Đến nay chưa có mỏ sắt nào đủ điều kiện đóng cửa mỏ, hoàn thổ

Trang 38

phục hồi môi trường để bàn giao cho tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật

Riêng công trường Chỏm Vung đã lập đề án đóng cửa mỏ, song chưa được phê duyệt, chưa có quyết định đóng cửa mỏ, khu vực phía Đông chưa được hoàn thổ, phục hồi môi trường

Hồ quặng đuôi đã chứa quá mức thiết kế: đập được đắp đến cốt +69

chất thải của nhà máy tuyển khoáng, công ty đã đưa ra những giải pháp tình thế khắc phục, nhưng hiện tượng bùn nước tràn bờ vẫn còn tạo ra nguy cơ và gây khó khăn cho sản xuất

1.4.3 Thực trạng hoạt động khai thác than

Khai thác than là loại hình khai thác chiếm dụng đất lớn, đặc biệt là đối với khai thác lộ thiên do tỷ lệ bóc đất đá lớn

Trên địa bàn tỉnh, các đơn vị khai thác thác than quy mô lớn có mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Núi Hồng, mỏ than Bá Sơn,

Diện tích chiếm đất của một số điểm mỏ khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

- Than Khánh Hoà: Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1949 với diện tích mặt bằng khoảng 1.845.498 m2 Công suất khai thác than nguyên khai khoảng 500.000 tấn/năm;

- Than Núi Hồng Chi nhánh bắt đầu hoạt động từ năm 1980 với diện

nguyên khai khoảng 300.000 tấn/năm;

- Mỏ than Phấn Mễ (gọi tắt là Mỏ) có địa chỉ tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Diện tích mặt bằng sản xuất của mỏ

Công suất khai thác than nguyên khai khoảng 130.000 tấn/năm;

- Mỏ than Bá Sơn diện tích cấp 50 ha, bắt đầu hoạt động từ năm 1983,

mỏ than Gốc Thông diện tích 19,91 ha được phép khai thác từ năm 2006 Công suất khai thác than nguyên khai khoảng 60.000 tấn/năm;

Trang 39

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện từ năm 2009 đến 2010 tại các khu vực sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Giới hạn tại các khu vực tập trung khai thác mỏ (Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ) và tập trung vào loại hình khai thác than, kim loại màu, kim loại đen

2.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Xây dựng bản đồ phân bố các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh

- Điều tra xác định diện tích, hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của các điểm mỏ sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên năm 2009

- Đánh giá chất lượng đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp tại các khu vực sau khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên

- Đề xuất giải pháp cải tạo môi trường đất và quy hoạch, quản lý sử dụng đất sau khai thác khoáng sản

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống

Thu thập tất cả các tài liệu hiện có liên quan Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin, số liệu khoa học đã có phục vụ thiết thực nội dung nghiên cứu của đề tài…

2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

Trang 40

Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc, quan sát và phỏng vấn nhằm xác định rõ hiện trạng khai thác, hiện trạng sử dụng đất và các tác động môi trường đất, cụ thể như sau:

- Khảo sát hiện trạng phân bố và khai thác thực tế các mỏ, điểm khoáng sản (đang khai thác hoặc đã đóng cửa);

- Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản: Hoàn thổ, không hoàn thổ, tỷ lệ thực hiện hoàn thổ đất theo quy hoạch

- Khảo sát về các hiện tượng, tai biến địa chất, sinh thái tài nguyên đất, nước, rừng…Đánh giá thực bì trên đất sau khai thác khoáng sản

- Khảo sát công tác quản lý, các giải pháp bảo vệ môi trường mà các

mỏ áp dụng; tình hình đổ thải,…

- Điều tra phỏng vấn tại địa phương, tại các điểm mỏ và dân cư sở tại

về hiện trạng sử dụng đất, các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khai thác khoáng sản đến đời sống nhân dân Đặc biệt tác động đến chất lượng đất phục

vụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp 90 hộ dân tại 03 khu vực khai thác mỏ điển hình: khu vực mỏ sắt Trại Cau, khu vực mỏ than Phấn Mễ, khu vực mỏ thiếc Đại Từ Những hộ dân đại diện được lựa chọn phỏng vấn là những hộ gần khu vực nghiên cứu, những hộ chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản Hình thức phỏng vấn bằng phiếu điều tra được xây dựng trước với bộ câu hỏi mở và cùng thảo luận trong quá trình phỏng vấn

3 Phương pháp đánh giá nhanh:

Được sử dụng trong khi khảo sát thực địa nhằm phân tích đánh giá ở ngoài thực tế thông qua khảo sát, đo đạc hiện trường

4 Phương pháp chuyên gia:

Trao đổi, xin ý kiến chuyên gia về chuyên môn, quản lý của các đơn vị chức năng có liên quan, các trường Đại học, Viện, Trung tâm, Sở ban ngành

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 1.2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ (Trang 25)
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất (Trang 42)
Hình 3.1. Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.1. Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng (Trang 43)
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Nguyên - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Nguyên (Trang 44)
Bảng 3.2. Đặc trưng hình thái các sông lưu vực Sông Cầu - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.2. Đặc trưng hình thái các sông lưu vực Sông Cầu (Trang 45)
Bảng 3.4. Danh sách các mỏ và diện tích hoàn thổ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.4. Danh sách các mỏ và diện tích hoàn thổ (Trang 55)
Bảng 3.5. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.5. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau (Trang 58)
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM tổng số trong đất khu vực khu vực - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM tổng số trong đất khu vực khu vực (Trang 60)
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng N TS  trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng N TS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau (Trang 61)
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng P TS  trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng P TS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau (Trang 62)
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng K TS  trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng K TS trong đất khu vực mỏ sắt Trại Cau (Trang 63)
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb tổng số trong đất khu vực mỏ sắt - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb tổng số trong đất khu vực mỏ sắt (Trang 65)
Bảng 3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ than Phẫn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ than Phẫn Mễ (Trang 68)
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ (Trang 70)
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng N TS  trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng N TS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ (Trang 70)
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hàm lượng P TS  trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hàm lượng P TS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ (Trang 71)
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện hàm lượng K TS  trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện hàm lượng K TS trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ (Trang 72)
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong đất khu vực mỏ than Phấn Mễ (Trang 74)
Bảng 3.7. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ thiếc Đại Từ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.7. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực mỏ thiếc Đại Từ (Trang 75)
Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng trong - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng trong (Trang 76)
Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ (Trang 77)
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện hàm lượng As trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện hàm lượng As trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ (Trang 77)
Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cd trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cd trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ (Trang 77)
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong đất khu vực mỏ thiếc Đại Từ (Trang 77)
Bảng 3.8. Biểu hiện do hoạt động khai thác khoáng sản tới đất và cây trồng - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.8. Biểu hiện do hoạt động khai thác khoáng sản tới đất và cây trồng (Trang 78)
Bảng 3.9. Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên vùng đất sau khai thác - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.9. Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên vùng đất sau khai thác (Trang 79)
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên (Trang 147)
Hình 2. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 2. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên (Trang 148)
Hình 3. Bản đồ tài nguyên đất tỉnh Thái Nguyên - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 3. Bản đồ tài nguyên đất tỉnh Thái Nguyên (Trang 149)
Hình 4. bản đồ địa chất tỉnh tháI nguyên - đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4. bản đồ địa chất tỉnh tháI nguyên (Trang 150)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w