1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

26 2,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 132,31 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường 2 1.2. Mục đích, ý nghĩa của ĐTM 2 1.2.1. Mục đích 4 1.2.2. Ý nghĩa của ĐTM 4 1.3. Quy trình thực hiện ĐTM 4 Chương 2. THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 5 2.1. ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo 7 2.2. Chất lượng của báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế 8 2.3. Tham vấn cộng đồng chỉ dừng lại ở hình thức 9 2.4. Mức độ công khai thông tin liên quan đến ĐTM còn hạn chế 10 Chương 3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 12 3.1. Nguyên nhân 12 3.1.1. Tham nhũng và quản lý yếu kém 12 3.1.2. Chất lượng các báo cáo ĐTM còn thấp 13 3.1.3. Cơ chế giám sát lỏng lẻo 16 3.1.4. Năng lực hạn chế 16 3.1.5. Quá trình tham vấn cộng đồng 17 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTM 18 KẾT LUẬN 21

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thảo QuỳnhLớp: QHPT 3

Khoa: Quy hoạch phát triểnGiáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Ninh

Hà Nội, tháng 4/2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường 2

1.2 Mục đích, ý nghĩa của ĐTM 2

1.2.1 Mục đích 4

1.2.2 Ý nghĩa của ĐTM 4

1.3 Quy trình thực hiện ĐTM 4

Chương 2 THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 5

2.1 ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo 7

2.2 Chất lượng của báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế 8

2.3 Tham vấn cộng đồng chỉ dừng lại ở hình thức 9

2.4 Mức độ công khai thông tin liên quan đến ĐTM còn hạn chế 10

Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 12

3.1 Nguyên nhân 12

3.1.1 Tham nhũng và quản lý yếu kém 12

3.1.2 Chất lượng các báo cáo ĐTM còn thấp 13

3.1.3 Cơ chế giám sát lỏng lẻo 16

3.1.4 Năng lực hạn chế 16

3.1.5 Quá trình tham vấn cộng đồng 17

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTM 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế xã hội tương đối nhanh Songvới những thành tựu mà đất nước đã đạt được trên các mặt kinh tế, xã hộithì mặt trái của quá trình phát triển này là sự ảnh hưởng của nó tới môitrường sống xung quanh chúng ta Hẳn không phải ai cũng dễ dàng nhận rabởi những hậu quả này có thể không tạo ra hiệu ứng tức thời tới môi trường

mà đôi khi lại gây hại nghiêm trọng trong tương lai Việc xây dựng cácchương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những tác độngthúc đẩy phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường sinh thái, biếnđổi các hệ sinh thái tự nhiên, những vấn đề này có thể không được nhận rahoặc nhận ra nhưng chúng ta chấp nhận đánh đổi để phát triển Vấn đềquan trọng trong quá trình phát triển chính là sự bền vững của các chươngtrình, dự án đó Chính những vấn đề này đã đưa việc đánh giá tác động môitrường trở nên hết sức quan trọng Trên Thế giới vấn đề này đã thành mộtphần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành các chương trình – dự

án, đặc biệt là ở các nước phát triển Sau một thời gian dài phát triển và đạtđược những thành quả quan trọng thì họ đã nhận ra được cái giá phải trảcho sự phát triển không bền vững Nên đánh giá tác động môi trường(ĐTM) là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện các dự án Ở ViệtNam chúng ta, với nhiều năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủtừng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và pháttriển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM; nhờ ĐTM nhiều dự án có nguy cơ,rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điềuchỉnh lại Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập

và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc thực thi theo quy định phápluật Vấn đề này đang trở thành một chủ đề nóng, chủ đề tranh luận của cácnhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo quần chúng nhân dân

Với những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả của cácđánh giá tác động môi trường ở Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận củamình Bước đầu nhằm phân tích, đánh giá tổng quan về ĐTM và việc thựchiện ĐTM ở Việt Nam, từ đó tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra một số khuyếnnghị, giải pháp giúp phát triển môi trường bền vững hơn

Trang 4

Chương 1

TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở

VIỆT NAM

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường

Vào thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX, nhân dân tại các nước phát triển

đã bắt đầu quan tâm sâu sắc tới chất lượng môi trường sống Chính nhữngnguy cơ về thảm họa môi trường nên đánh giá tác động môi trường đã trởthành một vấn đề chính trị rất quan trọng tại nhiều quốc gia thời bấy giờ.Năm 1969, lần đầu tiên ĐTM được giới thiệu ở Hoa Kỳ Có thể nói, Hoa

Kỳ là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm EIA (Environmental ImpactAssessment) - Đánh giá tác động môi trường (viết tắt: ĐTM), được quyđịnh theo Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NationalEnvironment Policy Act - NEPA) từ 1/1/1970 ĐTM khi đó được xem nhưmột “giải pháp chính trị” nhằm giải quyết những quan ngại về hậu quả môitrường khi nền công nghiệp Hòa Kỳ phát triển bùng nổ sau Chiến tranh thếgiới thứ 2 và đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế của các công cụchính sách khác ở thời kỳ đó Cho đến nay, ĐTM đã và đang được áp dụngrộng rãi ở hơn 100 quốc gia Henriques, Heather-clark, & Gotwals, 2008;Weaver, 2003) Mục tiêu của ĐTM là để xem xét các tác động đối với môitrường trước khi quyết định có triển khai dự án hay không Hiện nay ĐTM

đã trở thành công cụ chính cho thực hiện quản lý môi trường và cho sựthành công trong việc đạt tới mục tiêu phát triển bền vững

Ở Việt nam ĐTM bắt đầu thực hiện vào những năm thập kỷ 80 Từ đóđến nay ĐTM được cũng được coi như là một công cụ ra quyết định cũngnhư giám sát các hoạt động phát triển

Quy định ĐTM của Việt Nam lần đầu tiên được luật hóa trong Điều

17, 18 Luật BVMT năm 1993 và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể.Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29/11/2005 đã dành riêng một chươngquy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Trang 5

Luật BVMT năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Đánh giá tác động môitrường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trườngcủa các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất,kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, anninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp

về bảo vệ môi trường”

Hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế

-xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế vănhóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia

về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tínhkinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quyhoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiênnhiên tại một địa phương nhỏ Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi môđối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp Hoạtđộng vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khilại mang ý nghĩa vĩ mô

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hạinhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết địnhchủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹthuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào

Nếu như trong Luật BVMT năm 1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CPcủa Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993 yêu cầu tất cả các

dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phảithực hiện ĐTM Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánhgiá tác động thì sau khi Luật BVMT năm 2005 ban hành có hiệu lực, bướcnày đã bị xoá bỏ Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2005được ban hành là giai đoạn vừa thực hiện, vừa hoàn thiện của Việt Nam Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự ánkhác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008 Các dự án thuộc danhmục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thựchiện cam kết BVMT Đối tượng của quy định "ĐTM bổ sung" là các dự án

mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất Khái niệm

Trang 6

này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trướcđây.

1.2 Mục đích, ý nghĩa của ĐTM

1.2.1 Mục đích

ĐTM của một dự án nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện sẽlàm giảm một cách tối đa các tác động xấu của dự án đó đến môi trườnggiúp môi trường bền vững hơn

- ĐTM nhằm phân tích, đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa họcnhững tác động có lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môitrường khu vực Những ảnh hưởng tiềm năng của dự án đến môi trường tựnhiên, xã hội và sức khỏe con người, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xâydựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án

- ĐTM giúp mọi đề xuất, hoạt động trong các dự án và chương trìnhphát triển dự kiến mang tính khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạnchế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và cộngđồng, giải quyết một cách hợp lý giữa phát triển kinh tế và BVMT nhằmphát triển bền vững

- ĐTM nhằm cung cấp những thông tin cần thiết trợ giúp các cấp lãnhđạo khi xem xét đề ra quyết định có nên thực hiện dự án hay không và nếuthực hiện thì phải tiến hành như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất cáctác động xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư những người

bị ảnh hưởng có thể chaos nhận được Nó giúp cho việc thực hiện dự ánđược nhanh chóng

1.2.2 Ý nghĩa của ĐTM

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và theo kinh nghiệmquốc gia trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy rằng việc đánh giá tác độngmôi trường là rất quan trọng “Lợi ích của ĐTM là vô cùng lớn Nếu khôngchịu bỏ ra một khoản chi phí nhất định và cần thiết cho công tác ĐTM ởgiai đoạn xây dựng dự án để thấy trước những tác động xấu, nhất là các tácđộng không thể khắc phục và chủ động phòng ngừa, ứng phó ngay từ đầu,thì có thể sẽ phải rất tốn kém để khắc phục hậu quả, thậm chí là không thểkhắc phục được cho dù có bao nhiêu tiền của đi chăng nữa!” - TS Nguyễn

Trang 7

Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ thẩm định và đánh giá tác động môitrường, Bộ TN&MT phát biểu tại Hội thảo “Hài hòa mục tiêu phát triểnkinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Thực tiễn và thách thức chínhsách” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức ngày20-21/09/2012 Khái quát một số ý nghĩa chính của ĐTM như sau:

- ĐTM có ý nghĩa quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thựchiện một dự án phát triển

- Khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn Giúp cho dự án hoạt độnghiệu quả hơn

- Tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển dài các

cơ sở và chính phủ, đôi khi tránh được những chi phí không cần thiết

- Giúp nhà nước cơ sở, cộng đồng, chính phủ có mối liên hệ chặt chẽhơn

1.3 Quy trình thực hiện ĐTM

Cách thức mà một EIA (hay ĐTM) được thực hiện không phải là cứngnhắc: nó là một quá trình bao gồm một loạt các bước Kinh nghiệm tronghơn 20 năm thực hiện ĐTM trên thế giới cho thấy, quy trình được thiết lập

và thực hiện ở các nước có khác nhau, nhưng nội dung chính gồm các bướcsau:

- Lược duyệt

Bước này nhằm xác định một dự án cụ thể cần tiến hành ĐTM ở mức

độ nào, có hay không một ĐTM hoàn chỉnh Và người ta dựa trên căn cứ làcác quy định trong luật pháp từng nước

- Xác định mức độ, phạm vi đánh giá

Bước này tập trung đánh giá một số loại tác động đáng kể, thu hẹpphạm vi đánh giá và mức độ đánh giá Nếu làm tốt bước này sẽ tiết kiệmđược nhiều tiền của và công sức

- Xây dựng đề cương báo cáo

Để đảm bảo đánh giá có hiệu quả cần làm tốt bước lập đề cương này.Hiện nay đã có hướng dẫn lập đề cương cho từng loại dự án Đồng thời đềcương này cần sự đóng góp của đông đảo các nhà quản lý, khoa học, cộngđồng và nhiều khi phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Phân tích, đánh giá tác động môi trường

Trang 8

Đây là một trong những bước chính, quan trọng nhất trong trong quátrình ĐTM Bước này cần xem xét đến các tác động, nguồn gây tác động,

nó sẽ tác động đến thành phần nào của môi trường cũng như đến con người

và hệ sinh thái

- Biện pháp giảm nhẹ và quản lý tác động

Bước này cần xác định các phương pháp nhằm giảm thiểu tác động cóhại phát huy sử dụng tối đa các tác động có lợi và quản lý tốt các tác độngmôi trường Đảm bảo cho cộng đồng hoặc các thể không phải chịu chi phívượt quá lợi nhuận mà họ nhận được

- Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả chính được gọi là Báo cáo tác động môi trường , và

có một kế hoạch chi tiết cho việc quản lý và giám sát tác động môi trườngtrong và sau khi thực hiện, đặt với sự tham gia của cộng đồng

- Xem xét, so sánh các phương án dự án thay thế

Để thỏa mãn yêu cầu phát triển và thực tế có thể có nhiều phương án,

dự án khác nhau được thực thi mà dự án đề xuất chỉ là một trong số đó

- Tham khảo ý kiến cộng đồng

Mục đích của bước này nhằm tăng cường khả năng sử dụng thông tinđầu vào và cảm nhận từ phía các cơ quan chính phủ, các công dân và cáccộng đồng quan tâm để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định liênquan đến ĐTM

- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Sau khi báo cáo ĐTM được hoàn chỉnh phải được thẩm định bởi cơquan có thẩm quyền Xây dựng chương trình giám sát môi trường; Lập hộiđồng thẩm định và phê duyệt báo cáo Ở Việt Nam các Hội đồng thẩm định

có trách nhiệm xem xét mức tuân thủ pháp luật và cơ sở khoa học của cácđánh giá nêu trong báo cáo, có thể đưa ra các khuyến nghị giúp người raquyết định có thêm tư liệu để xem xét dự án

- Kiểm toán môi trường

Thực tiễn thì dù dự báo tác động có chính xác đến đâu thì vẫn gặpnhiều sai số Vì vậy bước kiểm soát, kiểm toán được đặt ra nhằm xem xétcác tác động thực sự nảy sinh, hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ thông

Trang 9

qua việc đo đạc, quan trắc Từ đó có kế hoạch thay đổi cách thức quản lý

dự án, tối ưu hóa việc BVMT

Trang 10

lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc tuân thủ quytrình ĐTM như pháp luật đã quy định Bản thân quy định pháp luật hiệnhành về ĐTM cũng chưa chặt chẽ Do vậy, cần có sự đánh giá và nhận thứclại về khía cạnh pháp lý cũng như hiện trạng thực hiện hoạt động ĐTM.Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được áp dụng ở Việt Nam saukhi Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) được thông qua vào năm 1993 Tuynhiên, dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi, các quy định về ĐTM hiệnvẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu

là một công cụ dự báo và hỗ trợ quản lý môi trường Bên cạnh không phủnhận những thành tựu mà ĐTM đã đóng góp trong việc bảo vệ phát triểnmôi trường bền vững Tuy nhiên đề tài xin được đi sâu về những bất cập,yếu kém trong công tác ĐTM ở Việt Nam hiện nay

2.1 ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo

ĐTM về bản chất là công cụ phân tích, dự báo các tác động môitrường của các đề xuất phát triển nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền Nói cách khác, mục tiêu của ĐTM là xem xétcác tác động đối với môi trường trước khi quyết định có nên cho phép triểnkhai một dự án do nhà đầu tư đề xuất hay không, hoặc nếu cho phép thì cầnđiều chỉnh gì Do đó, ĐTM cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiênhình thành ý tưởng về dự án Tuy nhiên, thực tế áp dụng hiện nay ở ViệtNam cho thấy ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo của nó

Theo quy định, khi tiến hành triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư buộcphải lập báo cáo ĐTM Tuy nhiên, quy trình này thường được chủ đầu tư

và các bên liên quan xem nhẹ để nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư.Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì ĐTM là “việc

Trang 11

phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể đểđưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” Tuynhiên, từ khâu thẩm định, phê duyệt cho đến cấp giấy phép xây dựng dự án,không chỉ các chủ đầu tư mà ngay cả cơ quan chính quyền liên quan vẫncòn xem nhẹ quy trình này, đánh giá các báo cáo ĐTM qua loa để “hợpthức hóa” dự án đầu tư nên đã có không ít dự án đầu tư gây tác động rất lớnđến môi trường.

Có một thực tế là nhiều dự án đầu tư có báo cáo ĐTM thiếu cả dữliệu về môi trường và các số liệu quan trắc, cũng như khả năng tác độngđến môi trường xung quanh sau khi dự án hoàn thiện Việc lập ĐTM chomột dự án đầu tư còn gặp nhiều bất cập, nhất là ở việc các báo cáo ĐTMbao giờ cũng chỉ tập trung vào các tác động có hại trực tiếp trước mắt củavấn đề môi trường mà ít quan tâm đến tác động gián tiếp lâu dài và tácđộng đến xã hội

2.2 Chất lượng của báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế

Hiện nay, ĐTM chủ yếu do các cơ quan tư vấn thực hiện thông quahợp đồng ký với chủ đầu tư Mối quan hệ hợp đồng kinh tế giữa người yêucầu và người cung cấp dịch vụ trong việc lập báo cáo ĐTM dẫn đến việc cơquan tư vấn khó có thể đảm bảo tính khách quan trong phản ánh và đánhgiá trung thực toàn bộ các tác động tiêu cực tiềm tàng của dự án Qua phảnánh của báo chí cũng như một số nghiên cứu gần đây, nhiều báo cáo ĐTMchỉ là “sản phẩm cắt dán” từ báo cáo của các dự án khác cùng loại hình.Chất lượng của báo cáo ĐTM vì thế chưa đạt yêu cầu và mất đi vị thế là

“chỗ dựa” cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định đối với

Trang 12

2.3 Tham vấn cộng đồng chỉ dừng lại ở hình thức

Tham vấn cộng đồng có thể coi là một trong những tiến bộ của LuậtBảo vệ Môi trường 2005 (khoản 8 Điều 20) và được cụ thể hóa trong cácvăn bản hướng dẫn thực hiện Luật (Điều 14 và Điều 15 Nghị định 29/2011,Điều 12 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT) Theo đó, quy trình tham vấnđược thực hiện trong vòng 15 ngày làm việc kể từ thời điểm chủ đầu tư gửivăn bản xin ý kiến và tóm tắt các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môitrường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án tới UBND cấp xã, đạidiện cộng đồng nơi chịu tác động trực tiếp của dự án; có quy định về đốithoại giữa chủ đầu tư và đại diện cộng đồng và ý kiến tham vấn được ghinhận bằng văn bản và phải nộp kèm theo báo cáo ĐTM khi thẩm định Tuynhiên, thực tế áp dụng tham vấn cộng đồng trong thực hiện báo cáo ĐTMvẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn

Tuyên bố Rio 1992 khẳng định, các vấn đề môi trường được giảiquyết tốt nhất với sự tham gia rộng rãi của quần chúng, bởi vậy việc giáodục, sự tham gia và tiếp cận thông tin của quần chúng cần được tăng cườngđồng thời

Như đã nêu trên đến năm 2005, nội dung tham vấn và công khai thôngtin liên quan đến ĐTM mới được đưa vào Luật Bảo vệ Môi trường Tuynhiên, việc tham vấn và công khai thông tin ở Việt Nam hiện vẫn còn quánhiều hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn thực thi Vì vậy, cácxung đột liên quan do đó khó có thể được phòng ngừa và kiểm soát ngay từngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án

Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong hoạt động ĐTM được quy địnhnhư một nội dung bắt buộc của báo cáo ĐTM tại Điều 20, Luật Bảo vệ môitrường (BVMT) 2005 Mặc dù, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT có quy địnhUBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm phối hợp vớichủ dự án đối thoại với các bên liên quan trong trường hợp cần thiết và đưabiên bản đối thoại đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo ĐTM, thực tếcác yêu cầu tham vấn cộng đồng vẫn chưa rõ ràng và chưa phải là quy địnhbắt buộc thực hiện

Trang 13

Nghị định 29/2011/NĐ-CP đã khác phục khiếm khuyết này thông quaquy định tại Điều 14 - Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tổchức tham vấn ý kiến: UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án; Đạidiện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án Quá trìnhtham vấn được thực hiện bằng cách "chủ dự án gửi văn bản đến UBND cáp

xã, đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự ánkèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môitrường, các giải pháp BVMT của dự án xin ý kiến tham vấn" (Điều 15 củaNghị định)

Tuy nhiên cần có quy định rõ ràng hơn "trường hợp cần thiết" nào thì

"UBND cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnhhưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địađiểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chứcbuổi đối thoại"

Tóm lại, quá trình thông tin và tham vấn cộng đồng trong ĐTM hiệnnay vẫn nặng về hình thức và thủ tục Việc phát triển một cơ chế tham vấnhoàn thiện hơn, đặc biệt là quy trình thông tin, tiếp nhận ý kiến và phản hồinhững băn khoăn của người dân trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt

và thực hiện báo cáo ĐTM là rất cần thiết Điều này sẽ góp phần giảm thiểunhững tranh chấp, xung đột tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình thựchiện dự án giữa các bên liên quan và cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng

2.4 Mức độ công khai thông tin liên quan đến ĐTM còn hạn chế

Mặc dù Điều 104 Luật Bảo vệ Môi trường 2005 có quy định báo cáoĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và kế hoạch thực hiện các yêucầu của quyết định phê duyệt phải được công khai trừ các thông tin thuộcdanh mục bí mật Nhà nước; song Điều 22 Nghị định 29/2011 chỉ quyđịnh:“chủ dự án có trách nhiệm lập, phê duyệt và niêm yết công khai kếhoạch quản lý môi trường tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện việc thamvấn cộng đồng” sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt

Trong khi đó, báo cáo ĐTM và quyết định phê duyệt báo cáo ĐTMchỉ được gửi cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định29/2011, bao gồm Bộ TN&MT; Sở TN&MT nơi thực hiện dự án; UBNDcấp tỉnh; UBND cấp huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh nơi thực hiện dự án

Ngày đăng: 14/11/2014, 14:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phương Anh (2013). Quy định về đánh giá tác động môi trường: Còn "vênh", http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/thamdinhdanhgia/, trích dẫn 27/12/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vênh
Tác giả: Phương Anh
Năm: 2013
2. Environmental impact assessment of irrigation and drainage projects (1995), http://www.fao.org/docrep/v8350e/v8350e06.htm, trích dẫn 2013 Link
6. Nguyễn Khắc Ninh (2013). Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn thực hiện ở Việt Nam. http://www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/hoithaomt&pt/2.NguyenKhacKinh-Presentation.pdf, trích dẫn 2014 Link
7. Hoàng Phượng (2013). Bất cập chính sách và thực tiễn của ĐTM ở Việt Nam, http://www.thiennhien.net/2013/10/01/bat-cap-chinh-sach-va-thuc-tien-cua-dtm-o-viet-nam/, trích dẫn 01/10/2013 Link
3. ThS. Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang (2011). Hoàn thiện pháp luật đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Luật học số tháng 6/2011 Khác
4. Lê Văn Khoa (chủ biên) (2012). Khoa học môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Nguyễn Khắc Ninh (2013). Bản nhận xét về Dự thảo 5 Luật BVMT 2005 sửa đổi Khác
9. Nguyễn Thị Anh Thu (2010). Hài hoà ĐTM hỗ trợ Tuyên bố chung Hà Nội về Hiệu quả Viện trợ. Báo cáo chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Châu Á, tháng 1/2010 Khác
10. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng, Hoàng Xuân Thúy (2009). Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam. Từ pháp luật đến thực tiễn, Trung tâm con người và thiên nhiên, Hà Nội, 4/2009, trang 1.Một số văn bản pháp luật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w