Phân tích hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam

13 610 0
Phân tích hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau 1 năm gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng quốc doanh, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.Cũng trong năm 2007, ngân hàng Công Thương thực hiện bán cổ phiểu ra công chúng lần đầu tiên, chính thức chuyển đổi từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần.

1) Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2006-2010 1.1 Tổng quan cơ cấu – số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Sau 1 năm gia nhập WTO hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng quốc doanh, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Cũng trong năm 2007, ngân hàng Công Thương thực hiện bán cổ phiểu ra công chúng lần đầu tiên, chính thức chuyển đổi từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2008, thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, NHNNVN chính thức cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài bao gồm: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng Hong Leong Việt Nam, ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, ngân hàng HSBC Việt Nam, ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đến hết tháng 12/2010 Việt Nam có 5 ngân hàng quốc doanh, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh, 48 văn phòng đại diện nước ngoài. Bảng 1.1: Thống kê số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 NHNN 6 5 5 6 5 NHTMCP 37 38 39 39 39 NH liên doanh 6 6 6 6 6 NH nước ngoài 0 0 5 5 5 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Như vậy, hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến về cơ cấu cũng như số lượng: có những bước đi đầu tiên của quá trình cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh, sự tham gia của ngân hàng nước ngoài, tạo nên một sân chơi cạnh tranh khốc liệt hơn nhưng cũng bình đẳng hơn. 1.2) Tổng quan về tình tình tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và tỷ lệ nợ xấu Tín dụng – huy động vốn Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư với tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế 10 năm trở lại đây chiếm trung bình khoảng 41% GDP, trong khi đó các quốc gia khác chỉ từ 25 - 30% GDP. Do vậy, nền kinh tế luôn đòi hỏi một tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền rất cao. Tăng trưởng tín dụng (TTTD) và cung tiền của Việt Nam trong 10 năm qua luôn duy trì quanh mức 30%, trong khi đó tỷ lệ này tại các quốc gia trong khu vực chỉ rơi vào mức 10% đến 15%. Tính riêng năm 2010, tốc độ TTTD đạt 27.65%, trong đó tín dụng VND tăng 25.3%; tín dụng ngoại tệ tăng 37.7% là con số thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mức 37.73% của năm 2009, nhưng vượt con số kế hoạch là 25%, tổng phương tiện thanh toán tăng trên 25.2%. Hình 1.1: Tình hình tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và tỷ lệ nợ xấu các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Tỷ lệ nợ xấu Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với bài toán tăng vốn điều lệ và bị hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Theo quy định của Thông tư 13, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của toàn hệ thống ngân hàng trong đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2007, tính theo chuẩn Quốc tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007. Tuy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức 0,06% của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.9% cuối năm 2009 lên 2.5% vào cuối năm 2010. Đặc biệt là khoản nợ lên tới khoảng 26,000 tỷ đồng của 10 NHTM cho Vinashin vay nếu như đưa vào nợ xấu thì sẽ đẩy NPL lên mức 3.2%, đồng thời Moody’s cũng hạ bậc tín hiệm của 6 NHTM bao gồm Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 1.3) Tình hình hoạt động của các ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Trong năm 2006 – 2007 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh, lãi suất tiền gửi và tiền vay tăng cao, lãi suất cơ bản điều chỉnh nhiều lần, thanh khoản có lúc thiếu hụt, tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2008 là 3.6%, tăng so với 2% của năm 2007. Nhưng nhờ khả năng thích ứng được với khó khăn, ngành ngân hàng đã vượt qua trở ngại và tiếp tục hoạt động ổn định. Với sự can thiệp mạnh tay của Chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 kinh tế dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.3% cả năm 2009, lạm phát duy trì mức thấp 6.52%. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn chỉ với 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Mặc dù vậy, nhìn toàn cảnh thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng. Trong năm 2010, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều sự kiện nổi bật như: lạm phát tăng mạnh, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, lãi suất huy động lập kỷ lục 18%/năm bởi “hiện tượng Techcombank”, cả năm tăng trưởng tín dụng 27,65%. Lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Thông tư 13 ban hành ngày 20/5 về tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 8% lên 9% và áp dụng các tỷ lệ mới về tính hệ số rủi ro đối với khoản vay ngân hàng và bất động sản. NHNN sửa đổi thành Thông tư 19 áp dụng ngày 01/10/2010. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại TPHCM. Bài viết sử dụng mô hình CAMEL để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong đó chỉ tập trung vào làm nổi bật chữ E (Earnings) liên quan trực tiếp tới khả năng tạo ra lợi nhuận, một phần rất quan trọng trong việc thể hiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nhóm chọn ra 7 chỉ tiêu sau để tập trung làm rõ: ROA, ROE, chênh lệch lãi suất bình quân, NIM, NNIM, tỷ suất chi phí huy động, chỉ số chi phí hoạt động. 2.1) Phân tích ROA và ROE Chỉ tiêu ROA và ROE dùng để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên lợi nhuận sau thuế. Tuy đây là chỉ tiêu không đánh giá được một cách cụ thể nhưng nó là cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thường lớn hơn 1% và chỉ tiêu ROE thường từ 15-20%. Trong 2 năm khủng hoảng 2007 và 2008, ROE từ trên 22% giảm xuống còn dưới 18%. Hai năm này thì khối ngân hàng thương mại nhà nước là giảm mạnh nhất về lời nhuận xuống khoảng 17% . Trong khi đó khối ngân hàng thương mại cổ phần thì có giảm nhưng không mạnh. Nhưng trong năm 2009 và 2010 thì khối ngân hàng thương mại nhà nước đang trên đà khôi phục ROE trên 20% và ROA là trên 1,2% thì khối ngân hàng thương mại cổ phần lại có xu hướng sụt giảm. Một phần vì hệ thống các ngân hàng TMCP với nhiều ngân hàng nhỏ và sức cạnh tranh trên thị trường là không cao nên lợi nhuận các ngân hàng này nhìn chung là thấp và ảnh hưởng tới trung bình của nhóm ngân hàng TMCP và cả trung bình ngành còn nhìn chung với các chỉ tiêu và những cách đánh giá khác thì khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn đảm bảo được mức tăng trưởng điều đặn cùng với sự khôi phục của thị trường. Đặc biệt chúng ta chú ý đến năm 2008 là năm mà khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất thì khối ngân hàng thương mại cổ phần vẩn giử được tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ở mức 1,75%. Cho thấy sự linh hoạt cũng như sự quản lý tài sản hợp lý của khối ngân hàng này. Và nó góp phần giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng trong bối cảnh mà nhiều nước gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp ROA, ROE của các Ngân hàng Hình 2.1: Biểu đồ ROE qua các năm Bảng tổng hợp 2006 2007 2008 2009 2010 ROE Trung bình ngành 22.05% 17.67% 17.79% 19.12% 19.16% Khối ngân hàng thương mại nhà nước 21.74% 16.38% 17.15% 20.42% 20.60% Khối ngân hàng thương mại cổ phần 23.17% 20.80% 19.27% 16.72% 17.10% ROA Trung bình ngành 1.37% 1.27% 1.26% 1.35% 1.34% Khối ngân hàng thương mại nhà nước 1.28% 1.03% 1.04% 1.27% 1.40% Khối ngân hàng thương mại cổ phần 1.66% 1.85% 1.75% 1.49% 1.26% Hình 2.2: Biểu đồ ROA của ngành ngân hàng qua các năm 2.2) Phân tích chênh lệch lãi suất bình quân, NIM, NNIM. Hình 2.3: Chênh lệch lãi suất bình quân các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Sử dụng tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân (tổng thu từ lãi trên tổng tài sản sinh lời trừ đi tổng chi phí trả lãi trên tổng nguồn vốn phải trả lãi) trong phân tích khả năng sinh lời của nhóm ngân hàng quốc doanh , cổ phần và nước ngoài Tỷ lệ này dùng để đo lường hiệu quả hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng trong việc đánh giá cường độ cạnh tranh trong hai lĩnh vực hoạt động truyền thống của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn 2006-2010 , đây là thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ nhất giữa hai nhóm quốc doanh và cổ phần . Chúng ta chứng kiến lợi thế nghiêng về nhóm các ngân hàng quốc doanh so với các ngân hàng cổ phần xét trên tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân . Tỷ lệ chênh lệch lãi suất của nhóm các ngân hàng quốc doanh trong hai năm 2009, 2010 lần lượt là 2,69% và 2,96% trong khi đó, con số của nhóm bốn ngân hàng cổ phần là 2,42% và 2,5% . Tuy nhiên chiếm ưu thế mạnh nhất lại là ngân hàng nước ngoài HSBC trong 2 năm 2009 – 2010. Hình 2.4: So sánh NIM các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Đến đây, chúng ta tiếp tục phân tích NIM trong mối quan hệ với tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân (NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất). Theo lý thuyết, hai tỷ lệ này thông thường vận động cùng chiều với nhau. Thế nhưng, kết quả tính đã cho chúng ta một kết quả khác. Tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân của các ngân hàng quốc doanh cao hơn các ngân hàng cổ phần nhưng NIM của các ngân hàng cổ phần lại cao hơn các ngân hàng quốc doanh. Như vậy, một phương diện khác cần phải được làm rõ hơn: phải chăng các ngân hàng quốc doanh có những lợi thế đối với các hoạt động huy động nguồn vốn? Mặc dù không thể có các số liệu minh chứng, nhưng chúng ta có những cơ sở xác tín để tin rằng điều đó là đúng. Trước hết, mạng lưới rộng lớn các chi nhánh bao phủ gần như toàn quốc của các ngân hàng quốc doanh là lợi thế tuyệt đối của các ngân hàng này trong việc huy động vốn tiết kiệm từ dân cư. Kế đến, đó là lợi thế huy động nguồn vốn to lớn với giá rẻ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước, đối tượng khách hàng truyền thống của các ngân hàng quốc doanh mà các ngân hàng cổ phần tiếp cận có phần khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, các ngân hàng quốc doanh lại có thể hưởng dụng (dù là tạm thời) những nguồn vốn to lớn từ Chính phủ, chẳng hạn, các nguồn liên quan đến viện trợ, các nguồn vốn tài trợ theo các chương trình. Đó là chưa kể đến các nguồn vốn rất dồi dào từ kho bạc, nhất là trong thời kỳ trước năm 2008. Tuy nhiên chỉ số NIM cao nhất lại thuộc về NH nước ngoài HSBC trong năm 2009 – 2010 . nguyên do HSBC là ngân hàng đa quốc gia mạnh với hoạt động thanh toán quốc tế chiếm ưu thế Bảng 2.2: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) các Ngân hàng giai đoạn 2006- 2010 NNIM 2006 2007 2008 2009 2010 ACB 1.62% 1.69% 1.66% 1.59% 0.65% EIB 1.61% 1.68% 1.50% 1.13% 0.59% NAM Á 0.54% 0.99% 0.87% 0.18% 1.22% PHƯƠNG ĐÔNG 1.07% 0.37% 0.63% 0.49% 0.38% VIETCOM 0.88% 1.07% 1.04% 1.09% 1.09% ĐÔNG Á 1.33% 1.25% 1.83% 1.31% 1.00% BIDV 1.51% 2.41% 2.53% 2.35% 0.67% Việt Thái 2.99% 3.51% 2.36% MHB 0.02% 0.21% 0.39% 0.55% HSBC 3.68% 2.70% Hình 2.5: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Trong 3 năm giai đoạn từ 2007 đến 2009 thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên tăng đây là giai đoạn xảy ra khủng hoảng nên hoạt động cho vay và huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng trong khi đó các dịch vụ ngân hàng lại tăng đến hệ quả NNIM trong giai đoạn này cao. Xét về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại TP. HCM trong giai đoạn 2006-2010 qua chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên thì rỏ ràng chỉ tiêu này luôn duy trì ổn định và có biên độ giao động nhỏ chứng tỏ hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng là ổn định. 2.3) Phân tích tỷ suất chi phí huy động và chỉ số chi phí hoạt động Bảng 2.3: Tỷ suất chi phí huy động và chỉ số chi phí hoạt động các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ suất chi phí huy động 5.81% 5.86% 7.64% 3.87% 7.27% Chỉ số chi phí hoạt động 1.27% 1.50% 2.58% 2.12% 2.69% Hình 2.6: Tỷ suất chi phí huy động các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Tỷ suất chi phí huy động là số lãi phải trả của ngân hàng trên một đơn vị tài sản. Tỷ số này nhỏ cho thấy ngân hàng đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Nhìn chung, tỷ số này tăng lên qua các năm, thể hiện rằng chi phí huy động vốn của ngân hàng ngày càng đắt đỏ, một phần ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như lạm phát…., nhưng phần lớn là do sư cạnh tranh ngày càng gay gắt của hệ thống ngân hàng. Riêng đột biến trong năm 2009, tỷ suất huy động vốn chỉ có 3.87%, thấp hơn nhiều so với các năm 2006, 2007, 2008 và cả 2010. Nhưng không phải do ngân hàng tìm được nguồn vốn rẻ hơn mà nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của chính phủ buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất huy động năm 2009, đồng thời trong năm này tài sản của các ngân hàng cũng tăng mạnh trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ số này, chẳng hạn như BIDV tăng 21.25%, ACB tăng đến 59,42%, EIB tăng 35.65%, OCB là 85.67%. Hình 2.7: Chỉ số chi phí hoạt động các Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 Đây là chỉ số định lượng để đánh giá khả năng quản lý tài sản của các nhà quản trị. Một tỷ lệ lớn cho thấy ngân hàng đang sử dụng không hiệu quả hay không khai thác hết, lãng phí [...]... giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính khác, buộc ngân hàng phải chịu nhiều khoản phí hơn, bỏ thêm tiền hơn cho các hoạt động quảng bá thương hiệu 3) Nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại TPHCM hiện nay 3.1) Nguyên nhân khách quan Hoạt động dịch vụ ngân hàng Việt Nam có xuất phát điểm thấp, tiềm lực vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng còn... đội ngũ làm việc hiệu quả là vấn đề cực kì khó khăn Trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hâu Trình độ công nghệ giữa các ngân hàng cũng chênh lệch khá cao Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng khác nhau, đặc biệt năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu Cơ cấu khách hàng không cân đối: dịch vụ các ngân hàng Việt nam còn đơn điệu, chưa tạo thuận lợi cho các khách hàng thuộc các... chế, đặc biệt là hệ thống mạng lưới thông tin và viễn thông quốc gia Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, các chính sách đưa ra đôi khi không phù hợp với thị trường 3.2) Nguyên nhân chủ quan Năng lực quản lý, điều hành của các cán bộ ngân hàng còn hạn chế so với yêu cầu và sự phát triển của các ngân hàng thương mại Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng vẫn còn theo... phí như thanh toán qua ngân hàng, môi giới, tư vấn dự án… 4) Kiến nghị của nhóm Điều chỉnh hợp lý năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng Hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến Xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm... chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu Hệ thống thông tin, theo dõi nợ, quản lý rủi ro không kịp thời chính xác dẫn đến sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính ngân hàng Các ngân hàng thương mại vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở bảo đảm tiền vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn, vấn đề xử lí, thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn Năng lực tín dụng cho nền kinh tế của các ngân hàng có tăng nhưng tăng trưởng không... thước đo cho thấy mức độ an toàn tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, theo như cơ cấu vốn hiện nay, vốn dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với vốn ngắn hạn, đây là nguyên nhân làm cho các ngân hàng không thể mở rộng vào việc đầu tư, cung cấp tín dụng cho các dự án trung và dài hạn Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng còn hạn chế: nhu cầu nhân lực trong ngành ngân hàng đòi hỏi chất lượng khá cao, giỏi khả...các nguồn lực của mình Nhìn chung, tỷ số này tăng lên qua các năm: 1.27% năm 2006, 1.50% vào năm 2007, 2.58% vào năm 2009 và năm 2010 là 2.69% Thứ nhất là do các ngân hàng trong nước đã hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư vào công nghệ như hệ thống ngân hàng lõi, máy ATM… Thứ hai, là việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập thêm nhiều... chiến lược khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới Xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu Nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh sự cạnh tranh ngay sau khi các NHTM nhà nước được cổ phần hóa Từng tổ chức tín dụng cần chủ động coi... kinh doanh; gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay Tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo hướng giảm nợ xấu đi đôi với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng tín dụng Từng bước thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2) Nguyễn Thành Danh, Nguyễn... khăn Năng lực tín dụng cho nền kinh tế của các ngân hàng có tăng nhưng tăng trưởng không bền vững Đi kèm với nó là rủi ro tín dụng cao Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại nhìn chung còn thấp so với ngân hàng trong khu vực và thông lệ quốc tế Mặc dù vốn điều lệ tăng lên 3000 tỷ đồng vào cuối 2009 nhưng không phải là cao so với các nước trong khu vực, vốn tự có thấp dẫn đến . cung tiền rất cao. Tăng trưởng tín dụng (TTTD) và cung tiền của Việt Nam trong 10 năm qua luôn duy trì quanh mức 30%, trong khi đó tỷ lệ này tại các quốc gia trong khu vực chỉ rơi vào mức 10%. khăn, ngành ngân hàng đã vượt qua trở ngại và tiếp tục hoạt động ổn định. Với sự can thiệp mạnh tay của Chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ. hàng, trong đó chỉ tập trung vào làm nổi bật chữ E (Earnings) liên quan trực tiếp tới khả năng tạo ra lợi nhuận, một phần rất quan trọng trong việc thể hiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan