1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

24 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 101,84 KB

Nội dung

Năm 2007, ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiện bán cổ phiểu ra công chúng lần đầu tiên, chính thức chuyển đổi từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2008, thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, NHNNVN chính thức cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài bao gồm: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng Hong Leong Việt Nam, ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, ngân hàng HSBC Việt Nam, ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây chứng kiến việc hợp nhất của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cuối năm 2011, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) ra đời từ sự hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng : Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam tín nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) làm giảm số lượng ngân hàng thương mại cổ phần còn 35 ngân hàng. Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước tiến tới việc cơ cấu lại để có thể đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt và bình đẳng hơn.

1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 1. Tổng quan tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2006-2011 1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2011 Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Để có thể xét tính chuyển biến về cơ cấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011, ta xem bảng 1 Bảng 1: Tổng hợp cơ cấu ngân hàng Việt Nam Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NHNN 6 5 5 6 5 5 NHTMCP 37 38 39 39 39 35 NH liên doanh 6 6 6 6 6 4 NH nước ngoài 0 0 5 5 5 5 Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Xét trong giai đoạn 2006-2011, ta có thể thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự chuyển biến về cơ cấu cũng như số lượng ngân hàng. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Năm 2007, ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiện bán cổ phiểu ra công chúng lần đầu tiên, chính thức chuyển đổi từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2008, thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, NHNNVN chính thức cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài bao gồm: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng Hong Leong Việt Nam, ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, ngân hàng HSBC Việt Nam, ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây chứng kiến việc hợp nhất của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cuối năm 2011, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) ra đời từ sự hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng : Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam tín nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) làm giảm số lượng ngân hàng thương mại cổ phần còn 35 ngân hàng. Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước tiến tới việc cơ cấu lại để có thể đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt và bình đẳng hơn. Trang 1 2 1.2 Tổng quan tình hình tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu 1.2.1 Tín dụng và huy động vốn Biểu đồ 1: Tình hình tín dụng và huy động vốn giai đoạn 2006-2011 Tăng trưởng tín dụng và huy động giai đoạn 2006-2010 luôn ở mức cao. với đặc trưng của một nên kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. So với các nước trong khu vực thì tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam là cao hơn nhiều. đây là nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nên kinh tế trong giai đoạn này thể hiện ở việc tốc độ tăng GDP năm 2007 đạt đỉnh 8.5% vào năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn này cũng chính là nguyên nhân đãn đến tình trang bong bóng tài sản mà nhiều nước gặp phải. thể hiện rất rõ là việc sụt giảm rõ rệt trong tốc độ tăng trưởng tín dụng vào năm 2011 chỉ còn 10.9%. bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bất ổn của Việt Nam đã làm gia tăng rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lý do mà một loạt các tổ chức quốc tế như Fich Rating, S&P và Moody’s đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Việt Nam. 1.2.2 Thanh khoản: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu hiện qua việc thị trường LNH thời gian qua có những biến động lớn. Gần đây, thị trường LNH chứng kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt giảm nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam, vay trên thị trường II phải có thế chấp và điều đáng quan ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hệ quả là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, kéo theo hiện tượng căng thẳng thanh khoản (ban đầu chỉ diễn ra ở một số ngân hảng nhỏ nay đã lan ra toàn hệ thống ngân hàng); đồng thời căng thẳng thanh khoản từ chỗ chỉ diễn ra với kỳ hạn dài nay đã diễn ra đối với tất cả các kỳ hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị trường 1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm khá nhanh. Trang 2 3 Áp lực thanh khoản cũng có thể được nhìn nhận dựa vào việc chỉ tiêu cho vay/huy động (LDR) đang có xu hướng tăng cao. Áp lực thanh khoản một mặt đẩy mặt b~ng lãi suất tăng cao do các NHTM cạnh tranh huy động tiền gửi, mặt khác gây nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi CSTT được thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Về nguyên nhân, có thể thấy, việc tín dụng luôn tăng nhanh hơn M2 cũng góp phần làm tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống. Bảng 2: Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 LDR 0,95 1,01 1,01 1,02 Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia. 1.2.3 Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không tốt của các NHTM Việt Nam, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Mặc dù ý thức được điều này, NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, nhưng trong thực thế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20% trong 10 năm gần đây. Việc cho vay ồ ạt trong những năm trước, cộng thêm với sự việc của Vinashin gần đây đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua. Biểu đồ 2: Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2011 Nhìn vào biểu đồ 2 ta có thể thấy: Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng bước qua năm 2008 với ành hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng tăng cao lên tới 3.5%. Năm 2009 kinh tế phục hồi, nợ xấu đã giảm nhưng lại có xu hướng tăng trong hai năm gần đây và 2011 tỷ lệ này cao nhất trong giai đoạn này (3.6%). Có thể thấy, đây là hệ quả của những rủi ro chéo giữa thị trường tiền tệ và các thị trường chứng khoán và bất động sản: - Trong một thời gian dài, các CTCK đã tiến hành huy động vốn dưới nhiều hình thức, không loại trừ vay vốn ngân hàng, sau đó cho nhà đầu tư chứng khoán vay lại thông qua các Trang 3 4 nghiệp vụ như repo, margin… Do thị trường suy giảm nhanh, trong khi các công ty chứng khoán còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị rủi ro nên nhiều khoản vay của các nhà đầu tư trở thành những khoản nợ không thể chi trả. - Lĩnh vực bất động sản có một giai đoạn bùng nổ, thu hút một nguồn lực tín dụng, đầu tư rất lớn; tuy nhiên, do giá cả giảm mạnh, các doanh nghiệp không thể bán hàng để thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng cũng như tiến hành các dự án đầu tư dang dở. Những bất cập kể trên góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nợ đọng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Cùng với triển vọng khá ảm đạm của hai thị trường này, dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. 1.3. Tổng hợp hoạt động của các ngân hàng giai đoạn 2006-2011 Trong năm 2006 – 2007 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh, lãi suất tiền gửi và tiền vay tăng cao, lãi suất cơ bản điều chỉnh nhiều lần, thanh khoản có lúc thiếu hụt, tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2008 là 3.6%, tăng so với 2% của năm 2007. Nhưng nhờ khả năng thích ứng được với khó khăn, ngành ngân hàng đã vượt qua trở ngại và tiếp tục hoạt động ổn định. Năm 2009, với sự can thiệp mạnh tay của Chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, nền kinh tế dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. N~m trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.3% cả năm 2009, lạm phát duy trì mức thấp 6.52%. Mặc dù vậy, nhìn toàn cảnh thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm. Trong năm 2010, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều sự kiện nổi bật như: lạm phát tăng mạnh, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng… Thông tư 13 ban hành ngày 20/5 về tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 8% lên 9% và áp dụng các tỷ lệ mới về tính hệ số rủi ro đối với khoản vay ngân hàng và bất động sản. NHNN sửa đổi thành Thông tư 19 áp dụng ngày 01/10/2010. Năm 2011 là một năm có quá nhiều sự kiện quan trọng, có nhiều thay đổi và xáo trộn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đây là năm chuyển giao 2 nhiệm kỳ thống Trang 4 5 đốc ngân hàng. Năm 2011 là năm có tín dụng, cung tiền thấp, xảy ra tình trạng căng thẳng trần lãi suất và xuất hiện hiện tượng tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng với việc hợp nhất 3 ngân hàng. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại TPHCM giai đoạn 2006-2011 Để phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Tp Hồ Chí Minh, nhóm đã chọn ra một số chỉ tiêu để đánh giá: ROA, ROE, NIM, NNIM, tổng thu nhập/ tổng chi phí, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, dư nợ/ tổng nguồn vốn, dư nợ/ vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu. trong bai phân tích, nhóm chon ra 10 ngân hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm: BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank, MBBank, Navibank và SHB 2.1. Phân tích ROA, ROE Bảng 3: Tổng hợp ROE, ROA hệ thống NHTM tại TP HCM giai đoạn 2006-2011 Bảng tổng hợp 2006 2007 2008 2009 2010 2011 ROE trung bình ngành 22.05% 17.67% 17.79% 19.12% 19.16% 14.89% Khối ngân hàng thương mại nhà nước 21.74% 16.38% 17.15% 20.42% 20.60% 13.12% Khối ngân hàng thương mại cổ phần 23.17% 20.80% 19.27% 16.72% 17.10% 16.66% ROA Trung bình ngành 1.37% 1.27% 1.26% 1.35% 1.34% 1.16% Khối ngân hàng thương mại nhà nước 1.28% 1.03% 1.04% 1.27% 1.40% 0.79% Khối ngân hàng thương mại cổ phần 1.66% 1.85% 1.75% 1.49% 1.26% 1.53% Hình 3: Biểu đồ ROE qua các năm Hình 4: Biểu đồ ROA qua các năm Trang 5 6 Chỉ tiêu ROA và ROE dùng để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên lợi nhuận sau thuế mà ngân hàng đó tạo ra. Nó không đánh giá được một cách cụ thể nhưng nó là cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong 2 năm khủng hoảng 2007 và 2008, ROE từ trên 22% giảm xuống còn dưới 18%. Hai năm này thì khối ngân hàng thương mại nhà nước là giảm mạnh nhất về lời nhuận xuống khoảng 17% . Trong khi đó khối ngân hàng thương mại cổ phần thì có giảm nhưng không mạnh. Trong năm 2009 và 2010 thì khối ngân hàng thương mại nhà nước đang trên đà khôi phục ROE trên 20% và ROA là trên 1,2% thì khối ngân hàng thương mại cổ phần lại có xu hướng sụt giảm. Một phần vì hệ thống các ngân hàng TMCP với nhiều ngân hàng nhỏ và sức cạnh tranh trên thị trường là không cao nên lợi nhuận các ngân hàng này nhìn chung là thấp và ảnh hưởng tới trung bình của nhóm ngân hàng TMCP và cả trung bình ngành còn nhìn chung với các chỉ tiêu và những cách đánh giá khác thì khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn đảm bảo được mức tăng trưởng điều đặn cùng với sự khôi phục của thị trường. Tuy nhiên bước sang năm 2011 lại chứng kiến sự sụt giảm về hai chỉ số này đặc biệt là khối ngân hàng thương mại nhà nước. 2.2. Phân tích tỷ lệ tăng trưởng tín dụng Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 33.80% 21.97% 28.21% 23.15% 15.64% EXIMBANK 80.77% 15.07% 80.77% 62.44% 19.76% ACB 86.96% 9.50% 79.02% 39.83% 17.91% TECHCOMBANK 135.58% 27.01% 59.81% 27.29% 19.88% VIETCOMBANK 39.25% 15.67% 25.56% 24.85% 18.44% VIETINBANK 27.50% 18.16% 35.13% 43.53% 25.29% SACOMBANK 147.24% -1.07% 70.41% 38.27% -4.89% MBBANK 99.70% 37.25% 87.97% 64.92% 21.00% NAVIBANK 1131.73 % 25.46% 81.93% 8.10% 19.95% SHB 49.46% 105.17 % 90.01% 19.64% Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho ta biết được tốc độ gia tăng dư nợ của các ngân hàng. Nhìn vào toàn bộ số liệu ta thấy có các ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm như là BIDV, Vietconbank, Vietinbank, còn lại các ngân hàng còn lại có tăng trưởng lên xuống Trang 6 7 qua các năm với biên độ lớn như Navibank, ACB, Eximbank… Tuy vậy, sự tăng trưởng dư nợ tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thị trưởng, đồng thời chính sách của từng ngân hàng cũng tác động đến tỷ lệ này. Mặc dù vây, việc tăng trưởng phải luôn đi đôi với an toàn, tức ngân hàng phải tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng của mình để tránh nguy cơ ruit ro tín dụng luôn đe dọa các ngân hàng. 2.3. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 41.51% 27.47% 23.72% 19.34% 14.73% 14.71% EXIMBANK 1.56% 1.51% 7.90% 2.44% 1.81% 3.00% ACB 0.57% 0.60% 2.03% 0.99% 0.58% 1.21% TECHCOMBAN K 6.63% 7.70% 8.13% 6.61% 10.99% 8.15% VIETCOMBANK 10.48% 5.34% 7.33% 8.14% 12.02% 16.74% VIETINBANK 6.46% - 5.10% 1.63% 1.68% 2.80% SACOMBANK 0.96% 0.38% 0.96% 0.82% 0.58% 0.89% MBBANK 7.20% 3.78% 8.53% 4.35% 2.54% 5.66% NAVIBANK 2.17% 1.03% 3.40% 3.70% 4.00% 2.70% SHB 0.62% 4.54% 3.23% 3.85% 5.98% Đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các ngân hàng. Nếu ngân hàng nào có tỷ lệ này quá cao thì đang đối mặt với rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ở đây, ta có thể thấy BIDV có tỷ lệ nợ quá hạn rất khủng. Bên cạnh đó cũng có các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao như Vietconbank, Techcombank, MB. Theo quy định quốc tế thì tỷ lệ quá hạn của ngân hàng không được vượt quá 5%. Do đó, các ngân hàng đang có tỷ lệ nợ quá hạn cao cần có biện pháp thích hợp và kịp thời để khắc phục tình trạng này cũng nhưng tránh rủi ro tín dụng và rớt điểm xếp hạng ngân hàng. 2.4. Phân tích tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 12.19% 4.51% 3.25% 2.91% 2.97% 3.21% EXIMBANK 0.85% 0.88% 4.71% 1.83% 1.42% 1.61% ACB 0.16% 0.11% 0.73% 0.50% 0.34% 0.89% TECHCOMBAN K 3.89% 4.28% 2.56% 2.52% 2.11% 2.13% Trang 7 8 VIETCOMBANK 2.66% 3.29% 4.61% 2.47% 2.91% 2.03% VIETINBANK 1.41% 1.02% 1.81% 0.61% 0.66% 0.75% SACOMBANK 0.73% 0.23% 0.60% 0.64% 0.54% 0.59% MBBANK 2.90% 1.03% 1.83% 1.58% 1.26% 1.59% NAVIBANK 1.04% 0.16% 2.91% 3.00% 2.94% 1.69% SHB 0.50% 1.89% 2.79% 1.40% 2.23% Luôn đồng hành với tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ xấu. Đây là chỉ tiêu cụ thể hơn, đánh giá sát hơn về chất lượng tín dụng của một ngân hàng và theo quy định thì tỷ lệ này đối với ngân hàng không được vượt quá 3%. Xét trong nhóm khảo sát thì BIDV do có tỷ lệ nợ quá hạn quá khủng nên không thể tránh khỏi tỷ lệ nợ xấu cao. Chỉ có 2 năm 2009 và 2010 là đúng quy định nhưng cũng rất sát chuẩn. Còn lại nhìn chung các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu n~m trong tầm kiểm soát được. Đặc biệt ta thấy Sacombank có tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Sacombank cũng như chất lượng của cán bộ tín dụng mà các ngân hàng nên học hỏi thêm. 2.5. Phân tích tỷ lệ thu nhập/ chi phí. Tỷ lệ thu nhập/ chi phí x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 144.03 % 141.11% 124.80% 126.64% 120.11% 122.00% EXIMBANK 147.64 % 145.64% 136.58% 150.10% 144.66% 130.21% ACB 129.87 % 147.59% 126.48% 131.32% 123.25% 118.14% TECHCOMBANK 134.40 % 136.64% 140.71% 180.87% 132.07% 126.40% VIETCOMBANK 409.06 % 375.55% 344.91% 265.80% 251.88% 260.89% VIETINBANK 213.13 % 240.38% 175.35% 171.55% 206.52% 246.46% SACOMBANK 140.68 % 157.86% 129.75% 163.37% 159.95% 157.52% MBBANK 176.58 % 174.79% 173.86% 201.64% 178.66% 165.73% NAVIBANK 177.93 125.59% 103.53% 116.42% 116.40% 116.40% Trang 8 9 % SHB 51.50% 120.67% 190.78% 121.24% 143.23% Tỷ lệ này cho ta biết để có được thu nhập như vây thì ngân hàng phải bỏ ra tương ứng bao nhiêu chi phí. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Nhìn tổng thể thì các ngân hàng trong nhóm đều có tỷ lệ thu nhập trên chi phí cao hơn 1. Điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. 2.6. NIM NIM x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 2.18% 2.49% 2.65% 2.47% 2.63% 3.25% EXIMBANK 2.38% 2.23% 3.13% 3.50% 2.46% 3.16% ACB 0.20% 1.72% 3.14% 2.09% 2.37% 3.01% TECHCOMBAN K 2.78% 2.44% 3.08% 2.83% 2.39% 3.33% VIETCOMBANK 2.58% 2.26% 3.26% 2.81% 2.83% 3.41% VIETINBANK 2.73% 2.92% 3.87% 1.92% 3.44% 4.57% SACOMBANK 3.23% 1.97% 2.06% 2.59% 2.97% 4.53% MBBANK 3.00% 2.22% 3.40% 2.79% 3.47% 4.09% NAVIBANK 2.81% 0.85% 2.05% 1.59% 2.65% 3.52% SHB 0.87% 1.30% 2.66% 2.71% 3.01% Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho ta biết được suất sinh lời từ tài sản có sinh lời của ngân hàng. Do đó, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Các ngân hàng trong nhóm đều có tỷ lệ trong mức vừa phải cho thấy tài sản chưa được tận dụng triệt để, nên cần có biện pháp để nâng cao suất sinh lời từ tài sản có sinh lời của ngân hàng. 2.7. NNIM NNIM x 100% NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BIDV 1.48% 1.44% 0.87% 0.92% 0.63% 0.68% EXIMBANK 1.30% 0.98% 1.19% 0.92% 0.60% 0.51% ACB 2.03% -0.17% -0.19% 0.03% -0.60% -1.09% TECHCOMBAN K -1.22% -1.09% -1.01% -0.96% -0.83% -1.35% VIETCOMBANK 0.99% 1.19% 1.14% 1.21% 1.15% 0.67% VIETINBANK 0.79% 1.22% 0.81% 0.42% 0.79% 0.53% SACOMBANK -0.34% 0.30% 0.99% 0.93% 0.84% 0.97% Trang 9 10 MBBANK 0.24% 0.57% 0.69% 0.78% 0.67% 0.58% NAVIBANK 2.03% 0.34% 0.67% 0.43% 0.23% 2.79% SHB 0.77% 1.38% 2.47% 0.11% 2.79% NNIM là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên. Nó cho ta biết suất sinh lời của tổng tài sản không tính đến thu nhập lãi. Thông thường NNIM < NIM bởi vì hoạt động mang lại lợi nhuận chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Do đó, thu nhập từ lãi sẽ lớn hơn thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, để nâng cao lợi nhuận ngân hàng thì ban lãnh đạo ngân hàng cần có chính sách thích hợp để đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng mình theo nhiều hướng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại TPHCM hiện nay 3.1. Nhân tố khách quan 3.1.1. Nội lực của các NHTM Ngành ngân hàng của Việt Nam phát triển khá muộn so với các nước trên thế giới và khu vực, đến đầu những năm 1990 thì hoạt động của ngành ngân hàng mới thật sự nở rộ, thời gian này nhiều ngân hàng được thành lập. Do đó ngân hàng Việt Nam có xuất phát điểm thấp, tiềm lực vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng còn lạc hậu, trình độ quản lý còn yếu kém hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới. 3.1.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế không ổn định Giai đoạn 2006-2011 là giai đoạn nền kinh tế có những biến động khó lường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011. Vấn đề nóng trong giai đoạn 2006 đến nay là tình hình lạm phát, lạm phát của VN nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức Trang 10 [...]... mạnh là rất quan trọng, vì ngân hàng có vai trò cốt yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, ngân hàng được coi là ngành chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ và có thể sử dụng mạng lưới an toàn của Chính phủ Vì vậy, quản trị hoạt động của ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần dựa trên một số nguyên tắc của kinh tế thị trường, nhưng khi vận hành phải theo thực tế của nền kinh tế VN Ba là,... nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, kiểm toán nội bộ… Các lĩnh vực mà ngân hàng trong nước vẫn chưa cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài đó là: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án… Trang 12 13 4 Những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM ở TPHCM Với mục tiêu đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của mỗi NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung, cần chú ý đến... tăng trưởng của hoạt động NH, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết khi hội nhập Nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn Luật ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng, tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và chuẩn xác thông tin về hoạt động NH Hai là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng Việc ngân hàng có một cơ cấu quản trị doanh... vào lĩnh vực ngân hàng của nước ta Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn, các ngân hàng nước ngoài có rất nhiều điểm mạnh về trình độ lãnh đạo, cơ sở hạ tầng, vốn và phương thức quản trị so với Việt Nam Rõ ràng các ngân hàng nội của chúng ta sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, kiểm... sách đưa ra chưa ứng biến được với sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế 3.2.3 Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu Hiện nay chất lượng và trình độ của cán bộ các ngân hàng được đặc biệt quan tâm và coi đó là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong thời gian qua do các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động quá nhanh do vậy có nhu cầu tuyển dụng thêm cán bộ... và các văn bản có liên quan của VN không đồng bộ, và còn nhiêu khê, cụ thể là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì rất khó và tốn nhiều thời gian Vẫn chưa có hiệu quả trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN: Mô hình tổ chức của thanh tra NH còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, hoạt động thanh tra giám sát thường... thụ động theo kiểu xử lý những việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro 3.2 Nguyên nhân chủ quan 3.2.1 Tổ chức bộ máy NHTM TPHCM còn nhiều bất cập Mô hình tổ chức hiện nay của hầu hết các NHTM TPHCM được tổ chức theo kiểu truyền thống đó là căn cứ vào loại hình nghiệp vụ để phân định chức năng các phòng ban Trong khi các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động hướng tới khách hàng của. .. hạn chế Như nhiều cán bộ ngân hàng không có trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử dụng công nghệ thông tin Số người hiểu biết tường tận luật quốc tế, các quy định chung của tổ chức thế giới không nhiều Vậy nên việc tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động do cán bộ gây ra là rất cao 3.2.4 Năng lực cạnh tranh của các NHTM TPHCM vẫn còn yếu Vì Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO nên các ngân hàng nước ngoài sẽ được tạo... tới khách hàng của họ được phân theo tiêu thức đối tượng khách hàng – sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Trong điều kiện các NHTM hoạt động với quy mô nhỏ, tính chất đơn giản như hiện nay thì mô hình trên vẫn tỏ ra phù hợp với mức độ tập trung quyền lực cao Song khi ngân hàng phát triển với quy mô ngày càng Trang 11 12 lớn, khối lượng... sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt để thu hút là hết sức quan trọng Năm là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo các thông tin cung cấp là tin cậy Trong hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể công khai công bố, nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố Trang 13 14 được niềm tin của đông đảo dân . nguyện của 3 ngân hàng : Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam tín nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) làm giảm số lượng ngân hàng thương mại cổ phần còn 35 ngân hàng. Điều đó cho thấy hệ thống ngân. vào năm 2011 chỉ còn 10.9%. bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bất ổn của Việt Nam đã làm gia tăng rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lý do mà một loạt các. hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị trường 1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm khá nhanh. Trang

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w