1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TRẮC NGHIỆM môn lý PHẦN SÓNG cơ có đáp án

8 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LÝ PHẦN SÓNG CƠ- CÓ ĐÁP ÁN Câu 2: Trung điểm O của một dây dẫn điện AB (A, B cố định) chiều dài l đặt trong một từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với sợi dây. Cho một dòng điện xoay chiều tần số f = 16Hz chạy trong sợi dây dẫn thì trên dây hình thành sóng dừng gồm có 8 bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây dẫn v = 2m/s. Chiều dài của sợi dây dẫn là: A. 40cm. B. 60cm. C. 50cm. D. 30cm. Câu 5: Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 (dB). Khoảng cách d là A. 10 m. B. 1 m. C. 8 m. D. 9 m. Câu 6: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng: A. năng lượng. B. cường độ âm. C. tần số. D. bước sóng. Câu 7: Một nguồn âm O, phát sóng âm theo mọi phương như nhau. Khoảng cách từ M đến nguồn bằng một phần mười từ N đến nguồn. Nếu mức cường độ âm tại N là 40dB thì tại M sẽ bằng: A. 400dB. B. 40dB. C. 60dB. D. 10dB. Câu 8: Sóng dừng xuất hiện trên sợi dây với tần số f = 5Hz. Gọi thứ tự các điểm thuộc dây lần lượt là O, M, N, P sao cho O là điểm nút, P là điểm bụng sóng gần O nhất (M, N thuộc đoạn OP). Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp để giá trị li độ của điểm P bằng biên độ dao động của điểm M, N lần lượt là 1/20 và 1/15s. Biết khoảng cách giữa hai điểm M, N là 0,2cm. Bước sóng của sóng dừng trên dây là: A. 4,8cm B. 5,6cm C. 1,2cm D. 2,4cm Câu 14: Một dây thép dài AB = 60 cm hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mạng điện thành phố tần số 50 Hz. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 30 m/s. B. 15 m/s. C. 12 m/s. D. 24 m/s. Câu 15: Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng 50mm, đều dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = acos(200πt) (mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,8 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất trên đường trung trực của S1S2 mà phần tử nước tại đó dao động ngược pha với các nguồn cách S1 bao nhiêu? A. 26mm B. 24mm C. 28mm D. 32mm Câu 22: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm LA = 40dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng không đổi tần số thì mức cường độ âm tại A: A. 67 dB. B. 46dB. C. 160dB. D. 52 dB. Câu 23: Hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 trên mặt nước đặt cách nhau 12cm phát ra hai dao động điều hòa cùng tần số f = 20Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Xét điể M trên mặt nước cách S1, S2 những khoảng cách tương ứng d1 = 4,2cm ; d2 = 9cm Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 32cm/s. Giữ nguyên tần số f và các vị trí S1, M. Hỏi muốn điểm M nằm trên vân lõm thì phải dịch chuyển nguồn S2 dọc theo đường nối S1, S2 từ vị trí ban đầu ra phía nguồn S1 một khoảng nhỏ nhất là bao nhiêu? A. 1,03 cm. B. 0,23cm. C. 0,83 cm. D. 0,53 cm. Câu 24: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp O1 và O2 dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5 cm và OQ = 8 cm. Dịch chuyển nguồn O2 trên trục Oy đến vị trí sao cho góc P0 2 Q có giá trị lớn nhất thì phần tử nước tại P không giao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại. Biết giữa P và Q không còn cực đại nào khác. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách P một đoạn là A. 2,0 cm. B. 1,1 cm. C. 3,4 cm. D. 2,5 cm. Câu 25: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A,B cách nhau một khoảng a = 20 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng tần số f = 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường trung trực của AB một khoảng ngắn nhất là A. 3,246 cm. B. 1,78 cm. C. 2,572 cm. D. 2,775 cm. Câu 26: Một cái loa được coi như nguồn âm điểm. Tại điểm A cách loa 1m cường độ âm là 70dB. Một người đứng cách loa từ 100m trở lên thì không nghe thấy âm của loa nữa. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10 -12 W/m2. Ngưỡng nghe của người đó là: A. 10-8 W/m2. B. 10-7 W/m2. C. 10-9 W/m2. D. 10- 10 W/m2. Câu 27: Trên sợi dây nằm ngang đang có sóng dừng ổn định, biên độ dao động của bụng sóng là 2a. Trên dây, cho M, N, P theo thứ tự là ba điểm liên tiếp dao động với cùng biên độ a, cùng pha. Biết MN – NP = 8cm, vận tốc truyền sóng là v = 120 cm/s. Tần số dao động của nguồn là : A. 8 Hz. B. 9 Hz. C. 2,5 Hz. D. 5 Hz. Câu 28: Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1,5m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách A và B lần lượt 16cm và 25cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là: A. 50Hz B. 60Hz. C. 100Hz. D. 40Hz Câu 38: Một đoàn quân đi đều bước, 120 bước mỗi phút, theo nhịp của nhạc do người lính kèn ở đầu đoàn quân thổi (bước là khoảng cách giữa hai chân khi đi). Khi người lính kèn này dậm chân phải thì người lính ở cuối đoàn quân dậm chân trái. Tính chiều dài đoàn quân, biết rằng họ đi trên một đoạn đường tròn bán kính 98m ở đồng trống. Vận tốc truyền âm trong không khí v = 340 m/s. A. 49 m. B. 205 m. C. 340 m. D. 170 m. Câu 39: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì A. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. B. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, sóng tới bị triệt tiêu. C. trên dây chỉ còn sóng tới, sóng phản xạ bị triệt tiêu. D. không có sự truyền năng lượng dao động trên dây. Câu 40: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 50cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình xS1 = acosωt và xS2 = acos(ωt + π). Xét về một phía của đường trung trực S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MS1 – MS2 = 3cm và vân bậc k + 2 cùng loại với vân bậc k đi qua điểm N có hiệu số NS1 – NS2 = 9cm. Xét hình vuông S1PQS2 thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên PQ? A. 14. B. 13. C. 15. D. 12. Câu 41: Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 10cm, dao động cùng pha, cùng tần số f = 15Hz. Gọi ∆ là đường trung trực của AB. Xét trên đường tròn đường kính AB, điểm mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực tiểu cách ∆ khoảng nhỏ nhất là 1,4 cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng trên bằng A. 0,42 m/s. B. 0,84 m/s. C. 0,6 m/s. D. 0,3 m/s. Câu 50: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t (đường nét đứt) và t = t + 0,3 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t , vận tốc của điểm N trên dây là: A. 39,3 cm/s. B. 65,4 cm/s. C. - 65,4 cm/s. D. - 39,3 cm/s. “ĐÁP ÁN” TRẮC NGHIỆM ÔN THI MÔN LÝ PHẦN SÓNG CƠ 1B 2C 3B 4D 5B 6C 7C 8A 9D 10D 11D 12A 13B 14D 15C 16C 17D 18A 19A 20A 21A 22B 23C 24A 25D 26C 27D 28A 29D 30B 31C 32A 33A 34C 35D 36B 37D 38B 39D 40B 41C 42C 43B 44D 45A 46C 47C 48B 49B 50A . ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LÝ PHẦN SÓNG CƠ- CÓ ĐÁP ÁN Câu 2: Trung điểm O của một dây dẫn điện AB (A, B cố định) chiều dài l đặt trong một từ trường đều sao cho các đường sức. trên dây là: A. 39,3 cm/s. B. 65,4 cm/s. C. - 65,4 cm/s. D. - 39,3 cm/s. “ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ÔN THI MÔN LÝ PHẦN SÓNG CƠ 1B 2C 3B 4D 5B 6C 7C 8A 9D 10D 11D 12A 13B 14D 15C 16C 17D 18A 19A. còn sóng phản xạ, sóng tới bị triệt tiêu. C. trên dây chỉ còn sóng tới, sóng phản xạ bị triệt tiêu. D. không có sự truyền năng lượng dao động trên dây. Câu 40: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w