1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

34 619 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 683,92 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU..................................................................1 1. Lạm phát mục tiêu là gì..............................................................................................1 2. Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu ..............................................................5 3. Các ưu điểm và hạn chế của cơ chế Lạm phát mục tiêu ................................................7 3.1. Các ưu điểm ....................................................................................................7 3.2. Những hạn chế.................................................................................................8 II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................................9 CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC NGOÀI...............................................................................................................11 II. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................16 CHƯƠNG III: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM I. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM..........................................................................................................19 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM ................20 III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ỡ VIỆT NAM.................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ : Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) cuối kỳ giai đoạn 2001 – 2011 .......................................19 2. Bảng : Lạm phát CPI và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam từ 1987 đến 2010 ........................................21 LỜI NÓI ĐẦU Trước những năm 90 trên thế giới, hầu hết các nước đều chọn khối lượng tiền (M2, M3…) hoặc tỉ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 90, một số nước phát triển đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn các mục tiêu trung gian tương tự, mà tập trung vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận mới này tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting). Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách mà ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu rong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra. Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từ thời gian trước. Từ đầu những năm 90 thế kỷ 20, một số quốc gia đã tiên phong áp dụng nó là NHTW New Zealand (1990); NHTW Canada (1991); Vuong quốc Anh (1992); Phần Lan, Thụy Ðiển, Úc (1993)… Ngày nay, có khoảng 30 quốc gia đang áp dụng phương pháp tiếp cận mới này và gần một nửa trong số đó là các quốc gia thuộc nhóm thị truờng mới nổi hoặc quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, một số NHTW của các nền kinh tế phát triển hơn bao gồm ECB, FED, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đã vận dụng nhiều nội dung trong chính sách mục tiêu lạm phát, và một số khác thì đang trong quá trình chuyển đổi sang chính sách mục tiêu lạm phát. Việt Nam cũng đang bắt đầu nghiên cứu và định hướng chuyển đổi sang chính sách tiền tệ này để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Vậy việc theo đuổi một chính sách mục tiêu lạm phát trong trung và dài hạn hạn cùng với việc sử dụng những công cụ chính sách tiền tệ tác đông vào nền kinh tế để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đặt ra trước này có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia và cụ thể trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta? Bài tiểu luận của Nhóm 10 sẽ tìm hiểu về mối quan hệ của giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.

Trang 1

TP HCM, tháng 10-2012

Trang 2

50 Trương Ái Ngân

79 Trương Thùy Trinh

76 Đoàn Thị Minh Trâm

68 Nguyễn Hoài Thu

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1

1 Lạm phát mục tiêu là gì 1

2 Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu 5

3 Các ưu điểm và hạn chế của cơ chế Lạm phát mục tiêu 7

3.1 Các ưu điểm 7

3.2 Những hạn chế 8

II TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC NGOÀI 11

II CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 16

CHƯƠNG III: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM I LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 19

II MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM 20

III KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ỡ VIỆT NAM 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1 Biểu đồ : Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) cuối kỳ giai đoạn 2001 – 2011 19

2 Bảng : Lạm phát CPI và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam từ 1987 đến 2010 21

Trang 4

Trước những năm 90 trên thế giới, hầu hết các nước đều chọn khối lượng tiền (M2, M3…) hoặc tỉ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ(CSTT) quốc gia Tuy nhiên, vào đầu những năm 90, một số nước phát triển đã có

sự thay đổi trong việc lựa chọn các mục tiêu trung gian tương tự, mà tập trung vào chỉ số lạm phát Cách tiếp cận mới này tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát

và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách mà ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, tỷ giá v.v

để đạt mục tiêu đó Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu rong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra

Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác

ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từ thời gian trước Từ đầu những năm 90 thế kỷ 20, một số quốc gia đã tiên phong áp dụng nó là NHTW New Zealand (1990); NHTW Canada (1991); Vuong quốc Anh (1992); Phần Lan, Thụy Ðiển, Úc (1993)… Ngày nay, có khoảng 30 quốc gia đang áp dụng phương pháp tiếp cận mới này và gần một nửa trong số đó là các quốc gia thuộc nhóm thị truờng mới nổi hoặc quốc gia có thu nhập thấp Ngoài ra, một số NHTW của các nền kinh tế phát triển hơn - bao gồm ECB, FED, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ - đã vận dụng nhiều nội dung trong chính sách mục tiêu lạm phát, và một

số khác thì đang trong quá trình chuyển đổi sang chính sách mục tiêu lạm phát Việt Nam cũng đang bắt đầu nghiên cứu và định hướng chuyển đổi sang chính sách tiền

tệ này để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay

Vậy việc theo đuổi một chính sách mục tiêu lạm phát trong trung và dài hạn hạn cùng với việc sử dụng những công cụ chính sách tiền tệ tác đông vào nền kinh

tế để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đặt ra trước này có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia và cụ thể trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta? Bài tiểu luận của Nhóm 10 sẽ tìm hiểu về mối quan hệ của giữa lạm phát mục tiêu

và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1 Lạm phát mục tiêu là gì?

Lạm phát mục tiêu (inflation targeting) là một cơ chế chính sách tiền tệ(CSTT) được áp dụng từ cuối những năm 1980 và đã tỏ ra khá thành công, kể cảnhững quốc gia thị trường mới nổi như Chilê Tại các quốc gia đang phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh yêu cầu ổn định giá cả trong nền kinh tế là một điều cấp thết bởi hiệu ứng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế - sự méo mó của giá cả,phân bố không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm và mất công bằng xã hội Tác động tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, chẳng hạn, Barro (1995); Bruno và Easterly (1995); Ghosh

và Phillips (1998)… Các nghiên cứu chỉ ra hậu quả của lạm phát là làm méo mó sựphân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, làm tổn thương các thành viên nghèo nhất trong xã hội, gây bất ổn và tái phân phối thu nhập và tài sản một cách tùy tiện

Lạm phát hủy hoại sự ổn định kinh tế và gây thất bại trong phát triển bền vững Sự lựa chọn cơ chế lạm phát mục tiêu như một công cụ quản lí kinh tế vĩ mô ngày càng chứng tỏ sức sống của mình kể từ khi New Zealand, Canada thực hiện thành công vào đầu những năm 90 Đến nay đã có gần 30 quốc gia và tới đây còn nhiều quốc gia khác áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

và đã thu được những kết quả đáng kể Theo Loayza và Soto (2002), ngoại trừ hai trường hợp đã tham gia Liên minh Tiền tệ châu Âu (Phần Lan và Tây Ban Nha), không có quốc gia nào từ bỏ cơ chế này, xu hướng các quốc gia nghiêng sử dụng công cụ chính sách này đề điều tiết nền kinh tế ngày càng nhiều nhưng có thể nói rằng cơ chế này hiện vẫn còn hết sức mới mẻ và nhiều bàn cãi xung quanh Vậy lạm phát mục tiêu (LPMT) chính xác là gì?

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: ”Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền

tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương (NHTW) để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình Các quyết định

Trang 6

về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay

rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”

Theo các nhà kinh tế học Thomas Laubach, Rick Mickin và Adam Poxen

định nghĩa về LPMT như sau “LPMT là nền tảng cơ sở cho CSTT, được đặc trưng

bởi việc NHTW công bố với công chúng một mục tiêu định lượng chính thức (thường là một khung phạm vi hơn là một giá trị cụ thể) cho tỷ lệ lạm phát trong một hoặc vài thời kỳ, dựa trên quan điểm ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của CSTT trong dài hạn Một trong những đặc trưng về quan điểm có tác động mạnh là công khai với công chúng về những kế hoạch và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và trong nhiều truờng hợp, là cả về cơ chế truyền dẫn, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của NHTW trong việc theo đuổi mục tiêu”

Việc công bố các mục tiêu lạm phát là một nhiệm vụ bắt buộc Tùy thuộc vào NHTW mà mục tiêu này có thể là một con số hoặc là một khoảng Ở các nền kinh tếphát triển, mục tiêu này khoảng 2%, trong khi ở các nền kinh tế đang phát triển, con

số này lớn hơn khoảng vài phần trăm Chẳng hạn, ở các nền kinh tế phát triển, mục tiêu lạm phát mà NHTW New Zealand theo đuổi là từ 1% đến 3%, của NHTW Thụy Điển và Canada là 2% với 1% biên độ dao động được cho phép về hai phía, của NHTW Nauy là 2.5%, của Anh là 2%; ở Đông Nam Á, mục tiêu lạm phát cho năm 2010 của Thái Lan là 0.5% đến 3%, Philippines là 4.5% với biên độ dao động

±1%, và Indonesia là 5% với biên độ dao động ±1% Tuy nhiên, sự khác biệt này không làm thay đổi cách các NHTW tiếp cận với mục tiêu lạm phát của mình

Nếu các NHTW chọn mục tiêu lạm phát là một khoảng, thường họ sẽ nhắm vào điểm giữa của khoảng; trong khi, nếu chọn mục tiêu lạm phát là một điểm, họ

sẽ nhắm vào chính điểm mục tiêu lạm phát đó.Ðiểm quan trọng ở đây là cơ chếLPMT không chỉ giới hạn ở việc công bố mục tiêu lạm phát bằng một con số cụ thể Vấn đề này có ý nghĩa quyết định đặc biệt đối với các các nước đang phát triển, bởi

vì các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này đôi khi cũng báo cáo các mục tiêu lạm phát, nhưng không có nghĩa các nước này thực hiện cơ chế LPMT Cơ chế LPMT cũng đòi hỏi các đặc điểm nêu trên, phải đặt nặng vai trò khả năng dựbáo lạm phát và tối thiểu phải dựa trên ba điểm chính i) Một mục tiêu lạm phát rõ ràng mà NHTW theo đuổi trong một khoảng thời gian nhất định ii) Một chiến lược thực hiện mục tiêu lạm phát dựa trên các dự báo sao cho lạm phát nằm trong mục

Trang 7

tiêu đã định hướng iii) Một mức độ minh bạch (transparency) và trách nhiệm giải trình (accountability) cao.

Chiến lược thực hiện mục tiêu lạm phát dựa trên các dự báo forecast targeting) là một qui trình khá phức tạp Tuy nhiên, về mặt cơ bản, qui trình này gồm một số bước như sau Mỗi NHTW đầu tiên sẽ xây dựng cho riêng mình một dự báo về lạm phát dựa trên các thông tin đạt được, gọi là mức-dự-báo-lạm-phát-có-điều-kiện, và dùng nó như một biến tham khảo trung gian Một công cụchính sách sau đó sẽ được chọn để tác động vào mức dự-báo-lạm-phát-có-điều-kiện này sao cho mức dự báo lạm phát sau khi bị tác động theo dự đoán sẽ rơi vào các mục tiêu lạm phát đã đề ra trước đó Chính sách tiền tệ sau đó sẽ được thực thi dựa vào công cụ chính sách được chọn này và với sự tham khảo các thông tin khác có được trên thị trường Khi thị trường xuất hiện các cơn sốc kinh tế, cách hữu hiệu mà các NHTW xử lý là xem xét lại ảnh hưởng của các cơn sốc đó đến mức dự-báo-lạm-phát-có-điều-kiện đã được đưa ra trước đây như thế nào và từ đó có những thay đổi thích hợp về công cụ chính sách (nếu cần thiết) nhằm tác động để đưa mức dự-báo-lạm-phát-có-điều-kiện hướng về lại các mục tiêu lạm phát đã đề ra

(inflation-Khi mà sự thành công của chính sách tiền tệ được đánh giá dựa vào những kết quả cuối cùng và tồn tại một khoảng thời gian từ lúc một chính sách được thực hiện đến khi chính sách có tác động, sự thành công của chính sách tiền tệ, do đó, còn tùy thuộc vào những biến chuyển xảy ra trong những khoảng thời gian này Những biến chuyển mới phát sinh có thể bị cộng hưởng dưới tác động của các tác nhân trong nền kinh tế làm cho hiện trạng nền kinh tế trở nên bi đát hơn khi chính sách tiền tệ chưa kịp có hiệu lực Mức lãi suất trong ngắn hạn có tác động rất ít đến hành động của các chủ thể kinh tế Cái mà ảnh hưởng hơn nhiều đó là các dự đoán

và mong đợi của các chủ thể trong nền kinh tế đối với các chính sách thiết lập lãi suất của ngân hàng trung ương Các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định và hoạt động kinh tế dựa trên các dự đoán và mong đợi này Do đó, khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc định hướng dư luận trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng “Neo giữ” được niềm tin và mong đợi của các tác nhân trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương xem như đã thiết lập được các điều kiện ban đầu nhằm bình

ổn lạm phát Và ở đây, uy tín của ngân hàng trung ương phát huy tác dụng Một uy tín tốt là một tài sản lớn đối với bất kì một ngân hàng trung ương nào Và khi mà

Trang 8

xây dựng được một uy tín như vậy, ngân hàng trung ương đã thành công môt phần trong nhiệm vụ của mình.

Để xây dựng và duy trì một mức độ khả tín cao, ngân hàng trung ương cần một sự minh bạch cao Các NHTW thường xuyên cung cấp các báo cáo chính sách tiền tệ, giải thích ý nghĩa của chúng cũng như động lực phía sau các chính sách đó Trong nhiều trường hợp, họ cũng sẽ khuyến cáo các chính sách có thể được thựchiện trong tương lai tới các chủ thể trong nền kinh tế Ngược lại, một mức độ tin cậy cao còn cho phép các NHTW uyển chuyển hơn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của mình Về lâu về dài, thay vì chỉ tập trung duy nhất vào việc bình ổn lạm phát, chính sách tiền tệ còn phải hướng đến các mục tiêu khác như bình ổn nền kinh

tế thực, hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, v.v Ở đây, NHTW cũng phải rõ ràng khi cho các tác nhân kinh tế biết cách tiếp cận của mình

Và sau cùng, ngân hàng trung ương là cá thể chịu trách nhiệm cuối cùng vềcác chính sách đề ra Một mức giải trình (accountability) cao là điều cần thiết nhằm giúp NHTW có thêm động lực thực hiện những mục tiêu của mình Khi mà các mục tiêu được đưa ra công khai và minh bạch, hoạt động của các NHTW chịu sự giám sát chặt chẽ của công chúng Trong nhiều trường hợp, các NHTW còn chịu sự giám sát và trách nhiệm giải trình với các tổ chức, cơ quan khác nhau, thường là quốc hội hoặc một cơ quan chỉ định bởi chính phủ, với trách nhiệm giải trình khi lạm phát ra khỏi mục tiêu đã đề ra

Trong thực tiễn, không có 2 quốc gia nào có cơ chế LPMT y hệt nhau, mà có

sự kết hợp giữa các thành tố của cơ chế LPMT trong hầu hết các quốc gia Một sốNHTW như Ngân hàng Dự trữ Úc có chỉ thị kép, bao gồm ổn định giá cả và việclàm đầy đủ Bên cạnh đó, một số NHTW thiết lập mục tiêu là điểm lạm phát (một chỉ số lạm phát cụ thể), một số khác là một khung chỉ số lạm phát, một số khác lại xác định khung thời gian để đạt mục tiêu lạm phát, trong khi số khác thì không… (Truman, 2003)

Mục đích chính của LPMT là duy trì và kiểm soát lạm phát ở mức thấp Ðiều này tạo nền tảng ổn định kinh tế, đẩy lùi sự không chắc chắn và thúc đẩy các hợp đồng dài hạn Tuy nhiên đạt được một chỉ số lạm phát trong kế hoạch không phải là mục tiêu cuối cùng của một quốc gia, Seyfried và Bremmer (2003) cho rằng, mục đích của LPMT không chỉ kiềm chế lạm phát hiện hành, mà còn tập trung vào mục tiêu trung, dài hạn Vì vậy, NHTW, theo Bernanke và Mishkin (1997) nên theo dõi

Trang 9

chặt chẽ các chỉ báo có quyền năng dự báo lạm phát trong tương lai Pui (2003) cảnh báo cơ chế LPMT với ý nghĩa thuần túy (trong đó, sản lượng và tăng trưởng kinh tế không gắn trọng số hay tầm quan trọng) không chắc sẽ tối đa hóa phúc lợi

xã hội bởi vì một sự thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh tế sẽ không có ý nghĩa chừng nào mục tiêu lạm phát không thực hiện được

2 Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu

Lạm phát mục tiêu có thể được miêu tả như một cơ chế điều hành CSTT dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian NHTW

sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ chỉ tiêu nào khác Trong giới hạn của mình, NHTW

có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng bất kỳ các công cụ để chỉ đạt một mục tiêu duy nhất - chỉ số lạm phát mục tiêu

Về kỹ thuật việc xác định chỉ số mục tiêu (hay lạm phát mục tiêu) bao gồm các bước:

(1) Lựa chọn loại chỉ số giá (dựa trên mức độ giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát);

(2) Hình thành mục tiêu;

(3) Tính toán xu hướng lạm phát năm sau;

(4) Ưu việt cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá) Một sự khác biệt nữa với các cơ chế điều hành khác là nó tạo cho NHTW sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành CSTT Ví dụ trong trường hợp lấy khối lượng tiền hoặc tỷ giá lạm mục tiêu trung gian, công chúng và các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng và khi các chỉ số như lạm phát, lãi suất hay tỷ giá biến động họ sẽ có những phản ứng tiêu cực trước tình trạng điều hành CSTT của quốc gia Chính sự khác biệt này tạo điều kiện cho NHTW chủ động hơn trong điều hành CSTT Xác định lạm phát mục tiêu (một chỉ số hoặc một khoảng biên độ);

(5) Thoả thuận về khả năng huỷ bỏ giá trị mục tiêu hoặc từ chối chỉ số lạm phát mục tiêu trong một số trường hợp đặc biệt Tuy nhiên để áp dụng lạm phát mục tiêu thì NHTW, trước hết, phải có được mức tin tưởng cao từ phía xã hội

và phải hoạt động một cách minh bạch Hơn nữa, kinh nghiệm quý báu của các nước áp dụng chỉ số lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành

Trang 10

những điều kiện tối thiểu để áp dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT Trên hết tất cả, lạm phát mục tiêu chỉ có thể áp dụng ở những nước

mà ở đó có thể đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp không chỉ trên hình thức

mà trên cả thực tế Các cơ quan quản lý tiền tệ cần hiểu rằng lạm phát không thể bù đắp tổn hại cho nền kinh tế, có nghĩa rằng với sự trợ giúp của tiền tệ, việc bành trướng ngân sách sẽ không những không thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, mà tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách sẽ còn là tiền đề trực tiếp cho sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, phá hủy tính ổn định của khu vực tài chính và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Ngoài ra, lạm phát mục tiêu đòi hỏi phải thoả mãn hai điều kiện then chốt:

Thứ nhất, NHTW cần có một mức độc lập tương đối để thực thi CSTT, mặc

dù không có một NHTW nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của chính phủ NHTW cần phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ đểđạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏnguyên tắc ''ngân sách chi phối'', cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khoá không được gây bất cứ ảnh hưởng nào đến CSTT Số thoát khỏi ngân sách chi phối ngụ ý rằng các khoản vay từ NHTW của chính phủ phải ở mức thấp nhất (hoặc tốt nhất bằng 0) và các thị trường tài chính trong nước có đủ độ sâu để ''nuốt chửng'' các đợt phát hành nợ của chính phủ

Hơn nữa, sự thoát khỏi ngân sách chi phối cũng ngụ ý rằng chính phủ phải có

cơ sở nguồn thu rộng rãi và không phải đưa một cách có hệ thống vào nguồn thu từ

in tiền Nếu chi phối về mặt tài khoá tồn tại thì chính sách thuế khoá sẽ gây áp lực đến lạm phát và thổi bay hiệu quả của CSTT Trên thực tế, điều này được thể hiện qua việc chính phủ không muốn làm mếch lòng công chúng bằng việc yêu cầu NHTW, ví dụ, giảm lãi suất để tăng thuế

Thứ hai, NHTW phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như

không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay

tỷ giả Ví dụ, nếu một quốc gia duy trì chế độ tỷ giá cố định, trong điều kiện các luồng vốn dịch chuyển mạnh như hiện nay thì không thề cùng một lúc thực hiện được lạm phát mục tiêu Hơn nữa là khi NHTW duy trì cùng lúc hai hay nhiều mục tiêu thì thị trường không hiểu trong trường hợp xấu đi, mục tiêu nào sẽ được ưu tiên thực hiện Ví dụ, khi xuất hiện mối đe doạ đến tỷ giá, NHTW buộc phải lựa chọn:

Trang 11

hoặc duy trì tỷ giá cố định, từ bỏ mục tiêu lạm phát; hoặc bảo vệ chỉ tiêu lạm phát

kế hoạch, hy sinh tỷ giá cố định

3 Các ưu điểm và hạn chế của cơ chế Lạm phát mục tiêu

và những cam kết thực hiện tạo được niềm tin trong công chúng, thuận lợi trong điều hành CSTT và được công chúng, doanh nghiệp đồng thuận khi NHTW thực hiện các công cụ CSTT để đạt lạm phát mục tiêu

(2) Khác với cơ chế tỉ giá mục tiêu, LPMT mang lại cơ hội đối phó với các cơn sốc có thể tác động đến nền kinh tế và tập trung vào các điều kiện kinh tế trong nước

(3) LPMT không đòi hỏi mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát như trong cơ chế điều hành CSTT lấy cung tiền làm mục tiêu trung gian Nó sử dụng toàn bộ các thông tin hiện có để xây dựng chính sách

(4) CSTT tác động đến các hoạt động kinh tế với các độ trễ dài và biến động nên nó không thể tác động đến lạm phát hiện hành Vì vậy, mục tiêu lạm phát thường được hiểu là mang tính trung hạn Ðiều đó có nghĩa rằng NHTW theo đuổi mục tiêu lạm phát trong một thời kì nhất định thông qua việc kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định Trong ngắn hạn, những biến động của lạm phát thực tế so với mục tiêu là có thể chấp nhận được và không nhất thiết làm mất đi lòng tin của công chúng đối với NHTW Nói cách khác, cơ chế LPMT đem lại vai trò cho các độ trễ của CSTT trong việc lựa chọn công cụ chính sách

(5) Cơ chế LPMT có thể giảm khả năng rơi vào bẫy không nhất quán về thời gian thông qua việc giảm áp lực từ các chính khách nhằm kích thích nền kinh tế

(6) Một uu điểm khác của cơ chế LPMT, đó là tăng cuờng mối quan hệ đối thoạivà truyền thông với công chúng và tính minh bạch Thuộc tính này có vai trò quan trọng trong các thành công của cơ chế LPMT tại các nước công nghiệp phát triển Các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển tận dụng mọi cơ hội để

Trang 12

đối thoại, giao tiếp với công chúng thông qua các hình thức như cung cấp các thông diệp chính sách, các cuộc thảo luận mục tiêu chính sách, các báo cáo lạm phát…

(7) Tính minh bạch của chính sách sẽ tăng cuờng trách nhiệm giải trình với công chúng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách trong thực hiện các mục tiêu lạm phát và tạo được sự đồng thuận và hỗ trợ cao từ phía công chúng với NHTW

3.2 Những hạn chế

(1) Cơ chế LPMT bị chỉ trích do quá chú trọng đến lạm phát, cơ cấu cứng nhắc, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và do nó loại trừ các mục tiêu khác như ổn định sản lượng Tuy nhiên, thông báo của các quốc gia thực hiện cơ chếLPMT về tỉ lệ lạm phát mục tiêu lớn hơn 0 cho thấy NHTW vẫn quan tâm đến tăng trưởng sản lượng một cách tổng thể, vấn đề thiểu phát và các tác động không mong muốn của thiểu phát đến nền kinh tế

(2) Khác với tỉ giá và cung tiền, kiểm soát lạm phát là vấn đề không dễ và các công cụ chính sách chỉ cho thấy tác động với độ trễ dài và biến động Ðây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển khi tỉ lệ lạm phát đang được kéo thấp từ những mức cao Trong tình huống này, sẽ có những sai lầm lớn trong dự báo và hiện tượng chệch mục tiêu có thể xẩy ra thường xuyên Vì vậy, NHTW sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích lí do để tạo dựng niềm tin, một vấn đềtrung tâm trong cơ chế LPMT Theo Masson và các cộng sự (1997), cơ chế LPMT

sẽ hiệu quả hơn nếu bắt đầu thực hiện sau khi đã thực hiện các biện pháp giảm lạm phát thành công Một nhân tố khác có thể ảnh huởng đến năng lực của NHTW trong kiểm soát lạm phát là phạm vi kiểm soát giá cả của chính phủ còn khá lớn và đây là một trong những nhân tố cần quan tâm xem xét ở các nước đang phát triển Ðể thực thi cơ chế LPMT một cách thành công, đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan có thẩm quyền quyết định giá cả các hàng hóa chịu sự kiểm soát của chính phủ hoặc loại bỏ các loại hàng hóa này trong tính toán tỉ lệ lạm phát mục tiêu Hơn nữa, quy trình dự báo lạm phát ở các quốc gia này cần lưu ý đến lộ trình, thời điểm

và biên độ điều chỉnh của giá cả các loại hàng hóa nêu trên

(3) Cơ chế LPMT không thể ngăn chặn hoàn toàn sự chi phối của chính sách tài chính Về dài hạn, thâm hụt ngân sách lớn sẽ dẫn đến việc tiền tệ hóa các khoản thâm hụt hay phá giá đồng tiền và sẽ gây ra lạm phát cao

Trang 13

(4) Cơ chế LPMT đòi hỏi cơ chế tỉ giá linh hoạt, nhưng chính điều này có thểgây bất ổn tài chính

(5) Có một số nhà kinh tế (như Calvo, 1999) lập luận rằng cơ chế LPMT là quá tùy nghi (too discretionary) và nó có thể khiến các nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách mở rộng quá mức Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cơ chếLPMT tăng cuờng trách nhiệm giải trình và minh bạch của chính sách Trách nhiệm giải trình làm tăng chi phí của những sai lầm chính sách đối với các nhà hoạch định chính sách, còn tính minh bạch sẽ làm cho việc xây dựng chính sách mở rộng quá mức mà không có sự thông báo hoặc giải thích trở nên khó triển khai thực hiện hơn

Vì vậy, sẽ không thuyết phục khi cho rằng CSTT trong cơ chế LPMT là quá tùy nghi

(6) Một số nhà kinh tế cho rằng cơ chế LPMT là quá cứng nhắc và nó có thểgây cản trở cho các nhà chức trách tiền tệ trong đối phó với các cơn sốc tác động đến nền kinh tế Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, cơ chế LPMT không phải là một quy tắc cứng nhắc, nó có thể được xem như một sự “tự do trong khuôn khổ”

Nó không bao hàm các quy tắc giản đơn về xây dựng CSTT, trái lại, cơ chế LPMT buộc các nhà hoạch định chính sách sử dụng toàn bộ thông tin hiện có để đạt được mục tiêu đề ra

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc gia

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn

bộ nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc bằng số tương đối (tỷ lệtăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ gốc

Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng, chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:

 Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong 1 thời gian dài

 Phát triển có hiện quả thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản cao

và ổn định Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, và đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao

Trang 14

 Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.

 Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao

 Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội

 Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

Để phản ánh tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – 1 chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế

Chương tiếp theo của bài tiểu luận sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, mức độ ảnh hưởng giữa hai thành tố này qua các nghiên cứu và lý thuyết từ trước đến nay

Trang 15

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC

TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC NGOÀI

Lạm phát mục tiêu là một chính sách tiền tệ khá mới mẻ, và hiện được đa sốcác quốc gia đang phát triển áp dụng, trong đó Việt Nam vẫn trong giai đoạn bắt đầu xem xét và nghiên cứu, chuẩn bị thử nghiệm chính sách này như một công cụđiều hành chính sách tiền tệ quốc gia Với mục tiêu đặt một chỉ tiêu lạm phát cho một giai đoạn trung và dài hạn, các công cụ điều tiết vĩ mô khác sẽ hoạt động xoay quanh mục tiêu lạm phát này Trong bối cảnh đặc thù của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức khá cao so với các quốc gia khác, trong khi đó lạm phát cũng luôn ở mức cao, liệu mối quan hệtrực tiếp giữa hai chỉ số cơ bản luôn được quan tâm là lạm phát và tốc độ tăng trưởng sẽ có mối quan hệ thế nào?

Có ý kiến cho rằng muốn chống lạm phát phải hi sinh tăng trưởng Điều đó không đúng hoàn toàn Tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát là hai mục tiêu gắn

bó chặt chẽ với nhau, muốn tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả cần phải chống lạm phát, và ngược lại chống lạm phát làm cho kinh tế phát triển cao và bền vững Lạm phát và tăng trưởng là bạn đồng hành tin cậy nếu như tỷ lệ giữa chúng không vượt quá 1.45 lần Thực tế nền kinh tế các nước chứng minh điều đó Một số nước trong khu vực có mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8-9%, chẳng hạn Trung Quốc đạt 10%, Ấn Độ đạt 8,9%, Campuchia 9,5% Nhìn chung toàn Châu Á là 8%, trong đó các nền kinh tế đang nổi là 9,5%, nhưng vẫn giữ chỉ số lạm phát chỉ ở mức 2-3%, Trung Quốc cũng chỉ 5,4%, Singapore 3%

Về mặt lý thuyết, lạm phát có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động Lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm này Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất Hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả

Trang 16

trong thời kỳ lạm phát ổn định Như vậy, các nhà đầu tư thường có xu hướng mắc lỗi trong quyết định của mình và chọn những “gói” yếu tố sản xuất không phải là tối

ưu, làm giảm hiệu quả kinh tế và, do đó, giảm năng suất

Từ một khía cạnh khác, một số nhà nghiên cứu cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bất trắc của lạm phát trong tương lai với tăng trưởng sản lượng Họ cho rằng tính bất trắc của lạm phát càng cao thì tăng trưởng sản lượng càng thấp Sở dĩ có điều này bởi vì nhà sản xuất khai thác triệt để tính bất đối xứng về thông tin trên thị trường – thông tin có được của người tiêu dùng bị hạn chế so với nhà sản xuất – để tăng biên độ lợi nhuận, do đó làm tăng doanh thu kể cả cho những nhà sản xuất không thật sự hiệu quả Việc phân bổ các nguồn lực sản xuất tới những nhà sản xuất không hiệu quảnhư vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng Nhưng ngược lại với dòng lập luận này, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tính bất trắc của lạm phát lại có tác động tích cực đến tăng trưởng, nhờ vào động thái tăng tiết kiệm để phòng ngừa lạm phát Họ cũng chỉ

ra thêm rằng trên thực tế, quan hệ nhân quả giữa hai biến số này là không nhất quán

ở từng trường hợp nghiên cứu quốc gia

Một số khảo sát về mối tương quan giữa hai chỉ số này đã được nghiên cứu trước đó với các kết quả cụ thể như sau:

Theo lý thuyết Keynes: trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và

tăng trưởng; nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một

tỷ lệ lạm phát nhất định; trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều; sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm (đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp); mối quan

hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương

Theo chủ nghĩa trọng tiền (đại diện là Milton Fredman): quan điểm cho rằng

lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độtăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra; nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát

Trang 17

Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money):

MV = PYTrong đó:

M: cung tiềnV: Hệ số tạo tiềnP: Giá

Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến việc tăng giá hàng hóa Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế

Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra Nếu giữcung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát

Theo lý thuyết tân cổ điển Mundell (1965) và Tobin (1965): lạm phát là

nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển thành các tài sản sinh lời; theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ thuận Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” (superneutral) với lạm phát Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) - một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm

Lý thuyết của Bruno và Easterly (1995) Theo thuyết này, một cú sốc tạm

thời (ví dụ như tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng vọt), có thể là nguyên nhân của lạm phát (tức là làm cho mặt bằng giá tăng lên trong thời gian dài hơn), và sau đó lạm phát chỉ giảm đi và kết thúc với một khoảng thời gian trễ khi nguyên nhân gây ra lạm phát chấm dứt (ví dụ như tỷ lệ thâm hụt ngân sách quay lại mức ban đầu)

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Mishkin, F. S. (1999), “International Experiences with Different Monetary Policy Regimes”,NBER Working Papers, No. 7044 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Experiences with Different Monetary Policy Regimes
Tác giả: Mishkin, F. S
Năm: 1999
18. Mishkin, F. S. and Posen, A. S. (1997), “Inflation targeting: Lessons from four countries”, Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, vol.3, no. 3, pp. 9–110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation targeting: Lessons from four countries
Tác giả: Mishkin, F. S. and Posen, A. S
Năm: 1997
19. Mishkin, F.S. (2000), “Inflation Targeting in Emerging-Market Countries”. American Economic Review 90, 105-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation Targeting in Emerging-Market Countries
Tác giả: Mishkin, F.S
Năm: 2000
20. Mishkin, F.S., Savastano, M.A. (2002), “Monetary Policy Strategies for Emerging Market Countries: Lessons from Latin America”. Manuscript, Columbia University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monetary Policy Strategies for Emerging Market Countries: Lessons from Latin America
Tác giả: Mishkin, F.S., Savastano, M.A
Năm: 2002
21. Nguyễn Kim Anh (2008), “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng từ Lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Ngân Hàng, (Số 24/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng từ Lý thuyết đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2008
22. Pui, C. I., (2003). “Inflation and Growth Targeting”, 32nd Conference of Economist, Canberra, ACT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation and Growth Targeting
Tác giả: Pui, C. I
Năm: 2003
23. Seyfried, W. and D. Bremmer, (2003). “Inflation Targeting as a Framework for Monetary Policy: A Cross-Country Analysis”, The Australian Economic Review, University of Melbourne, Melbourne Institute of Applied Economic and Social Research, vol. 36, no. 3, pp. 291–299 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation Targeting as a Framework for Monetary Policy: A Cross-Country Analysis
Tác giả: Seyfried, W. and D. Bremmer
Năm: 2003
24. Subrina Hanif, (2004). “Relationship between Inflation and Economic Growth”, Reserve Bank of Fiji, Working Paper 2004/04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between Inflation and Economic Growth
Tác giả: Subrina Hanif
Năm: 2004
25. Tobin, J. (1965). “Money and Economic Growth”, Econometrica, Vol.33, pp. 671-684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Money and Economic Growth
Tác giả: Tobin, J
Năm: 1965
26. Truman, E., (2003). “Inflation Targeting in the world economy”. Washington:Institute for International Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation Targeting in the world economy
Tác giả: Truman, E
Năm: 2003
27. Hà Thị Hương Lan, (2012), “Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam”, http://www.ift.edu.vn/Home/NewDetails.aspx?id=686&lang=vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam
Tác giả: Hà Thị Hương Lan
Năm: 2012
28. Nguyễn Trung Chính, (2009), “Mối quan hệ giữa Tăng trưởng và Lạm phát”, http://www.hvnh.edu.vn/sites/default/files/NguyenTrungChinh-Moiquanhegiuatangtruongvalamphat.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa Tăng trưởng và Lạm phát
Tác giả: Nguyễn Trung Chính
Năm: 2009
29. Tô Thị Ánh Dương, Bùi Quang Tuấn, Phạm Sỹ An, Dương Thị Thanh Bình, Trần Thị Kim Chi (2011), “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổchính sách tiền tệ ở Việt Nam
Tác giả: Tô Thị Ánh Dương, Bùi Quang Tuấn, Phạm Sỹ An, Dương Thị Thanh Bình, Trần Thị Kim Chi
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : Lạm phát CPI và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam từ 1987 đến 2010 - TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ng Lạm phát CPI và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam từ 1987 đến 2010 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w