1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giáy ở tỉnh lào cai hiện nay

107 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Đó là những nguyên tắc về tính đảng, tínhnhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hoá ; xác định sự nghiệp văn hoá làmột bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đ

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII “Về xây dựng và phát triển nền vănhoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được Đảng ta xác định là nhiệm

vụ cấp bách và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước Bước vào thời kỳ hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan

hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcphấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn

minh, vấn đề xây dựng nền văn hoá mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của

đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế lại càng có ý nghĩa quan trọng Quátrình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển, nhưng cũng đặt ra nhữngthách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam

Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế vàgiao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang bị mai một, phatrộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc Do vậy khẳng định hệ giá trị vănhoá các dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự, vừa lâu dài đảm bảocho quá trình hội nhập mà không bị hoà tan.Tổng kết 5 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương năm, khóa VIII Đảng ta chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng

hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộcthiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địariêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố

sự thống nhất dân tộc tạo nên nền văn hoá nước ta là nền văn hoá thống nhất

mà đa dạng Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Giáy là dân tộc có số dân đứngthứ 25 trong 54 dân tộc Người Giáy là cư dân lúa nước Họ cư trú ở nơi bằngphẳng, có sông suối, hay ở thung lũng thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà

Trang 2

Giang, Cao Bằng Riêng ở Lào Cai có 24.360 người Giáy cư trú tập trung thành

làng, thành bản Sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã tác động rất lớn đếnđời sống của người Giáy ở đây, làm nên một đời sống văn hóa dân gian kháphong phú Nó biểu hiện ở thế giới quan, nhân sinh quan, phong cách tư duy, lối

sống, sinh hoạt, ứng xử, tình cảm v.v…của con người Trước sự vận động và

biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, sự tác động của cơ chế thịtrường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, điều đókhông thể không ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc Đặc biệt là bản sắc vănhóa các dân tộc thiểu số ở Lào Cai trong đó có dân tộc Giáy Việc giữ gìn bảnsắc văn hoá từng dân tộc đang là chuyện thời sự của thời đại và cũng đang làvấn đề được đặt ra với nước ta

Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phầnnhỏ vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Lào Cai nói riêng, tôi chọn

“Vấn đề giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai

hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học triết học của mình.

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độkhác nhau

Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc có những tác phẩm tiêu biểu:

Huy Cận "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Ngô Văn Lệ "Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1998; Hoàng Nam "Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người văn hóa Việt

Nam", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998;Nguyễn Từ Chi "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người", Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2003; Hồ Bá Thâm

"Bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Văn hóa Thông tin, 2003; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc

Trang 3

dân tộc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 ; Vy Trọng "Bản sắc văn hóa hành trang của mỗi dân tộc", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005.

Kể từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề về văn hóa các dân tộc thiểu số được chú ý đặc biệt Liên quan đến vấn đề này đã

có có nhiều tạp chí và nhiều cuốn sách nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như: Đề tài "Nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam", Ban chấp hành Hội Văn Hóa

các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hà Nội, 1992; , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,

1996; Lò Giàng Páo "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997; Ngô Văn Lệ "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Đề tài của Lê Thị Mỹ Vân "Văn hóa truyền thống

của các dân tộc Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Triết học, 1999, Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà

Nội; ; Nguyễn Khoa Điềm "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân

tộc thiểu số", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000; Đỗ Văn Hòa "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Đinh Thị Hoa, "Nhân tố chủ quan với việc giữ

gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường Tỉnh Phú Thọ hiện nay", Luận

văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội, 2006;

Trần Văn Bính (chủ biên), "Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những

vấn đề đặt ra", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Viện Chủ nghĩa xã hội

khoa học "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng tây bắc

nước ta", Kỷ yếu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2007, Học viện Chính trị –

Hành chính Quốc Gia HCM, Hà Nội, 01- 2008

Đặc biệt những bài viết và công trình nghiên cứu về văn hoá dân tộc Giáy có liên quan trực tiếp đến luận văn như:

Trang 4

Lò Ngân Sủn, Sần Cháng (sưu tầm, tuyển dịch), "Tục ngữ Giáy", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994; Lù Dín Siềng "Truyện cổ Giáy", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995; Sần Tráng "Văn học dân gian Tỉnh Lào Cai – Dân tộc Giáy

Lào Cai", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Sần Tráng “ Vươn chang hằm

( dân ca Giáy)”, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2000; Sần Tráng "Dân ca trong

đám cưới và trong tiệc rượu người Giáy", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001;

Sần Tráng “ Giới thiệu Mo lễ tang dân tộc Giáy Lào Cai”, Hội văn học nghệ

thuật Tỉnh Lào Cai, 2003; Sần Tráng "Một số phong tục tập quán dân tộc Giáy

Lào Cai", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003

Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặcđiểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dântộc Giáy ở nước ta Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việctìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Giáy (nói chung),người Giáy ở Lào Cai (nói riêng) nhằm giới thiệu về những nét đặc sắc - cái hay,cái đẹp của văn hóa dân tộc Giáy Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn

đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy nhưng mới chỉ đềcập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể; chủyếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Giáy ở góc độ văn hóa, chưa đi sâu vàonghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học Mặt khác do tác độngcủa kinh tế thị trường, tác động của mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đềvăn hoá dân tộc Giáy đang biến đổi và có những khía cạnh mới cần tiếp tục đisâu vào nghiên cứu thêm, từ đó có những giải pháp thiết thực để giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy hiện nay Chính vì vậy đề tài “Vấn đề giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay” góp phần

vào thực hiện mục đích đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trang 5

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, thực trạng của việc giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai, từ đó đưa ra phương hướng vàmột số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa củadân tộc Giáy ở địa phương này hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụchính sau:

+ Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, những nhân tố tác động tầm quan

trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Việt Nam hiện

nay

+ Phân tích thực trạng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Giáy ở Lào Cai hiện nay và những vấn đề đặt ra

+ Nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn, phát huytốt bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở tỉnh Lào Cai hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xácđịnh đối tượng nghiên cứu là bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai dướigóc độ triết học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng vàphong phú Luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa củadân tộc Giáy mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học

Trang 6

những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Giáy ở Lào Cainhằm giữ gìn và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, về dântộc và chính sách dân tộc Đồng thời có kế thừa các thành tựu một số công trìnhliên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kếthợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Lịch sử và logic; phân tích và tổng hợp;quy nạp và diễn dịch; điều tra, so sánh nhằm đạt mục đích và nhiệm vụ màluận văn đã đề ra

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của dân tộc Giáy, phântích thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Giáy ở LàoCai Qua đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy tốt bảnsắc văn hóa của dân tộc Giáy ở Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lýluận về bản sắc văn hóa và vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộcGiáy ở Lào Cai hiện nay

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vàgiảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học ở các nhà trường,đồng thời nó còn làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách vàquản lý văn hóa ở Tỉnh Lào Cai

7 Kết cấu của luận văn

Trang 7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 2 chương, 5 tiết.

Trang 8

Chương 1

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA

DÂN TỘC GIÁY HIỆN NAY

1.1 MỘT SỐ NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC GIÁY

1.1.1 Một số nét về bản sắc văn hóa dân tộc

Để hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc trước tiên chúng ta phải tìm hiểukhái niệm văn hoá là gì?

Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, trên thếgiới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa Song, về cơ bản đều thốngnhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, cácchuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn Các giá trị chuẩn mực

đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt độngtrên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người

Theo quan điểm mác xít nền tảng của lịch sử là hoạt động lao động của conngười và quá trình con người sáng tạo ra lịch sử cũng là quá trình con người sáng tạovăn hoá Vì vậy lao động cũng được xem là nguồn gốc của văn hoá cho nên việc đưa

ra một quan niệm về văn hoá nhất thiết phải căn cứ vào hoạt động có tính đặc trưngnày của con người Điều này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác quán triệttrong toàn bộ các luận giải của mình

Quan điểm mácxít cho rằng lao động là hoạt động mà ở đó xác lập và thể hiệnsâu sắc mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, con người – xã hội và con người - vănhoá Nếu như loài vật chỉ kiếm sống bằng cách lợi dụng những vật có sẵn trong tựnhiên và nhờ đó xác lập bản chất của chúng – bản chất của loài vật , thì ngược lại, qualao động – tức là hoạt động cải biến tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người

Trang 9

thì bản chất của con người cũng được xác lập và phát lộ mà C.Mác gọi là “ lực lượngbản chất người” Sở dĩ Mác quan niệm như vậy, bởi vì lao động là một đặc thù củachính con người Con vật hành động một cách bản năng, còn con người hành động cómục đích, có đối tượng và trước khi hành động con người đã có mô hình được xác lậptrong óc Tuỳ theo mô hình đó và phương thức thực hiện trong hoạt động mà conngười sáng tạo ra văn hoá ở những trình độ khác nhau Mặt khác, qua lao động cácquan hệ của con người được xác lập, được biến đổi , kể cả quan hệ với tự nhiên Vìvậy con người cũng được hoàn thiện dần, vì anh ta với tư cách là chủ thể của mọi hoạtđộng nhưng lại là khách thể chịu sự biến đổi của môi trường do chính anh ta tạo ra,cho nên cái bản năng tự nhiên của con người cũng được biến đổi và ngày càng có “tínhngười” Nhờ vậy, văn hoá được quy định bởi phương thức để kiếm sống và phươngthức sử dụng các sản phẩm được tạo ra.

Bàn đến văn hoá và sự phát triển của văn hoá , chủ nghĩa Mác còn thừa nhận,với tư cách là một hệ giá trị, văn hoá bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi nănglực thực hiện “ lực lượng bản chất người” Vì vậy, mỗi bước tiến của lịch sử là mộtbước tiến tương ứng của văn hoá Và mặc dù hệ giá trị văn hoá rất đa dạng, luôn luônbiến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũng dịch chuyển về phía chủ nghĩanhân đạo mà hằng số là chân - thiện – mỹ

Khi so sánh hoạt động của con người và động vật, C.Mác cho rằng: cố nhiênsúc vật cũng sản xuất, nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó như con ong, con hải ly, conkiến… nhưng súc vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến,

nó sản xuất một cách phiến diện; còn con người thì sản xuất một cách toàn diện ; convật chỉ sản xuất và bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuấtngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu của thể xác, và chỉ khi giải phóng khỏi nhucầu đó thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của chữ đó, con vật chỉ táisản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ thế giới tự nhiên; sảnphẩm của con vật thì trực tiếp gắn liền với thể xác của nó, còn con người thì đối diện

Trang 10

một cách tự do với sản phẩm của mình Con vật chỉ chế tạo theo kích thước và nhu cầucủa loài đó , còn con người có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ởđâu cũng biết vận dụng cái bản chất cố hữu của mình; do đó con người cũng chế tạotheo quy luật của cái đẹp.

Như vậy có thể nói việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” theo quy luật củacái đẹp là cái thuộc tính bản chất, quy định cái văn hoá trong hoạt động của conngười Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thìvăn hoá là cái nôi thứ hai Nếu tự nhiên là cái quyết định sự tồn tại của con người với

tư cách là một thực thể sinh vật thì văn hoá là phương thức bộc lộ, phát huy nhữngnăng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người

V I Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển các nguyên lýcủa triết học Mác, V.I Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hoá vớicách tiếp cận từ hình thái kinh tế xã hội Chính Lênin đã đề ra nguyên tắc quan trọngtrong quá trình xây dựng nền văn hoá mới Đó là những nguyên tắc về tính đảng, tínhnhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hoá ; xác định sự nghiệp văn hoá làmột bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.Theo Lênin nền văn hoá vô sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực bản chất củacon người cho nên nó phải là sự kế thừa có phê phán các giá trị văn hoá của dân tộc

và nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới, mang đậm chất liệu văn hoá và bảnchất người Lênin viết: “Nền văn hoá vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nókhông phải là do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản bịa đặtra…văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người

đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu” [47,tr.402]

Nói đến bản chất của văn hoá, Hồ Chí Minh người học trò xuất sắc của C.Mác,

Ph Ăngghen, V I Lênin , người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thếgiới – có quan niệm về văn hoá rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền

Trang 11

thống văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam, với tầm nhìn bao quát, Người đưa rakhái niệm về văn hoá như sau : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày

về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [26 ,tr.431]

Quan điểm đó của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạmtrù văn hoá, chỉ ra văn hoá không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của conngười mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất Người cũng chỉ ranguồn gốc sâu xa của văn hoá đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tưcách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội Nó biểu hiện sự thống nhất củayếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội trong con người,biểu hiện khả năng và sức sáng tạocủa con người

Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển văn hóa” tại

Pháp , Tổng thư kýý UNESCO định nghĩa:

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặtcủa cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũngnhư đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệthống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc

tự khẳng định bản sắc riêng của mình

UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xãhội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Nó không những là yếu tốnội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển xã hội.Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một

xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác

Trang 12

Trong quan niệm của Đảng ta, văn hoá là một lĩnh vực thực tiễn của đờisống xã hội, nó cũng có quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộcđược coi là thuộc tính cơ bản của văn hoá, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc vàvăn hoá trong điều kiện dân tộc đã hình thành Tính dân tộc là nội dung quantrọng luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu Trong bản đề cương văn hoá(1943) Đảng ta khẳng định nền văn hoá mới, phải đảm bảo tính dân tộc, tức làbảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc Quan điểmnày tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tưtưởng văn hoá Tới hội nghị Trung ương 5 khoá VIII quan điểm đó được cụ thểhoá trong nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc” Gần đây tại Đại hội IX, nghị quyết Đại hội một lần nữakhẳng định:“Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội [17,tr.114]

Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều địnhnghĩa khác nhau: “Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lựcbản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thốnggiá trị - cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạtđộng thực tiễn và lịch sử xã hội của mình”[24,tr.13-14]

Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Lịch sử văn hóa là lịch sửcủa con người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho conngười trở thành Người Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến conngười, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là vănhóa Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thểhiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuấttinh thần của con người Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực cơ bản: vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chấttương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là sự “vật chất

Trang 13

hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờcũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong cácdạng tồn tại vật chất Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể,nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vựcđạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…

Từ một số khía cạnh đã trình bày ở trên có thể hiểu văn hoá là một hệ

thống các giá trị xã hội( giá trị vật chất và giá trị tinh thần) cũng như phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của con người và

sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên văn hoá không phải là “cái chung trừu tượng” giống nhau ở mọi

xã hội, mọi cộng đồng- dân tộc Nếu mỗi cộng đồng- dân tộc có đời sống xã hộiriêng biệt, đặc thù, một lịch sử hình thành và một hiện thực con người khôngđồng nhất với các cộng đồng khác, thì tất nhiên văn hoá mang tính riêng biệt,đặc thù của mỗi dân tộc Một dân tộc tồn tại là tồn tại cùng với nền văn hoá dochính mình tạo ra Văn hoá in dấu mọi mặt của đời sống xã hội thuộc một dântộc nhất định, của một cộng đồng riêng biệt , chúng ta gọi là “bản sắc dân tộc củavăn hoá” hay “bản sắc văn hoá dân tộc”

Bản sắc văn theo nghĩa ban đầu “ bản của một sự vật” là cái gốc, cái cănbản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của sự vật; còn “sắc của một sự vật” là cái biểu hiện

ra bên ngoài của sự vật đó Theo từ điển Tiếng Việt bản sắc là “màu sắc, tínhchất riêng tạo thành đặc điểm chính” [41,tr 31]

Có quan điểm cho rằng bản sắc là tính chất đặc biệt vốn có tạo thành phẩmcách riêng…Như vậy theo quan điểm này bản sắc của một sự vật là những đặcđiểm riêng biệt chỉ có ở sự vật ấy

Theo cách hiểu của chúng tôi, mỗi sự vật có nhiều thuộc tính( tính chất, đặcđiểm, dấu hiệu, nét…) trong đó có những thuộc tính chung và những thuộc tínhriêng, những thuộc tính cơ bản và không cơ bản Những tính cơ bản của một sự

Trang 14

vật chính là bản sắc của sự vật ấy Nói đến bản sắc của mỗi sự vật trước hết lànói đến thuộc tính riêng của sự vật ấy, song thuộc tính riêng ấy gắn bó chặt chẽ

với thuộc tính chung Do đó theo chúng tôi bản sắc của một sự vật nào đó là tập

hợp những thuộc tính cơ bản của sự vật ấy mà qua đó ta biết được sự giống và khác nhau giữa sự vật ấy với sự vật khác.

Khái niệm bản sắc được hiểu như trên, còn khái niệm dân tộc thì đượchiểu như thế nào? Khái niệm dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa chính làdân tộc quốc gia (naion) và tộc người (ethnic, ethnie) Dân tộc quốc gia là “Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thốngnhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống vănhoá và truyền thống đấu tranh chung”.[41, tr.247) Ví dụ dân tộc Việt Nam, dântộc Pháp…Một dân tộc quốc gia gồm nhiều tộc người với nhiều ngôn ngữ,phong tục tập quán, nếp sống văn hoá khác nhau Tộc người là “Cộng đồngngười có tên gọi, địa vực cư trú,, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và văn hoáriêng” [41, tr1008]; là “ Cộng đồng người có chung ngôn ngữ, lịch sử – nguồngốc, đời sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc” [51, tr.7] Ví dụ dân tộc Kinh,dân tộc Giáy, dân tộc Tày…Một tộc người bao gồm nhiều nhóm địa phươngkhác nhau Trong một dân tộc quốc gia, ngôn ngữ của tộc người chiếm đa sốthường được coi là quốc ngữ (ngôn ngữ chính thức của dân tộc quốc gia)

Như vậy khi nói đến dân tộc chúng ta cần phân biệt hai nghĩa của kháiniệm dân tộc Trong luận văn này khi nói đến bản sắc văn hoá dân tộc, thì kháiniệm dân tộc được hiểu theo nghĩa tộc người

Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của các khái niệm bản sắc và dân tộcnhư trên làm cơ sở cho việc xác định khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc

Khi tìm hiểu một dân tộc nào đó chúng ta có thể nhận ra chữ viết, ngônngữ, phong tục tập quán, đặc biệt là những tính cách con người của dân tộc ấy,cho dù dân tộc đó đã trải qua bao biến thiên của lịch sử Xuất phát từ đó một số

Trang 15

quan điểm cho rằng, bản sắc của một dân tộc chỉ gồm có những đặc điểm riêngcủa dân tộc ấy Như vậy quan điểm này đã tuyệt đối hoá tính đặc thù dân tộc Một số quan điểm khác cho rằng, tuy có sự tồn tại khác biệt giữa các dân tộc,nhưng sự khác biệt này không phải là quan trọng và càng ít quan trọng hơn trong

xu thế toàn cầu hoá, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá Đây là quanđiểm phủ nhận tính đặc thù dân tộc Mỗi quan điểm trên đều có những khía cạnh

thực tế nhất định, nhưng tính cực đoan không bao giờ là chân lý Vì thế bản sắc

của một dân tộc là thuộc tính cơ bản của dân tộc ấy mà nhờ đó chúng ta biết được dân tộc ấy giống và khác dân tộc khác như thế nào

Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, loài người để được hoàn thiệnphát triển như hiện nay đã phải trải qua quá trình vận động và phát triển lâu dài,với nhiều cộng đồng người khác nhau, ở những vùng miền khác nhau cả về địa

lý tự nhiên, cả về phương thức thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người Nhưthế về mặt lịch sử cái tự nhiên thứ hai – tự nhiên Người hay văn hoá không phải

là cái được tạo ra một lần cho tất cả và cho mãi mãi, mà ở các cộng đồng khácnhau, với không gian khác nhau, nó đã được tạo ra theo những phương thứckhông giống nhau và vì vậy diện mạo của nó cũng không hoàn toàn giống nhau

ở các cộng đồng khác nhau Nói về sự không giống nhau ấy cũng chính là nói về

sự khác nhau trong bản sắc văn hoá của các cộng đồng Nghĩa là khi nói bản sắcvăn hoá của mỗi cộng đồng, là người ta muốn nói rằng, mỗi cộng đồng đã hiệnhình bản chất Người của mình trong những sắc thái riêng, được quy định bởikhông gian sống với những điều kiện tự nhiên và lịch sử của cộng đồng ấy

Như vậy bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộcvào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chếchính trị, cũng như sự giao lưu với các nền văn hoá khác Nói đến văn hoá là nóiđến việc dân tộc đã sáng tạo, đã vun trồng nền văn hoá đó; bản sắc dân tộc vềvăn hoá cũng chính là bản sắc văn hoá của dân tộc ấy

Trang 16

Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó là hạtnhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đờikhác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình: “Một dân tộcqua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mất độc lập, bịngười ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫngiữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa củamình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa

khóa của tự do, độc lập” [14, tr.48]

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể

những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử và trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng

Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất

và tinh thần, vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chínhđiều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn pháttriển khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải quanhững thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất đi, mà cùngvới thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóacác dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa dân tộc mình, làm cho

nó là nó chứ không phải là cái khác Bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa như “tấm thẻ căn cước” của một dân tộc để nhận diện dân tộc đó trong vô vàn các dântộc trong một nhân loại chung Vì vậy phải đứng trên quan điểm phủ định biệnchứng, để kế thừa, chọn lọc, loại trừ yếu tố lạc hậu, bổ sung yếu tố mới, tiến bộ,phù hợp với sự phát triển của cuộc sống

Một dân tộc nếu như đánh mất bản sắc văn hóa, thì thực chất dân tộc ấy đãđánh mất chính mình Một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy

đủ bản sắc của dân tộc Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

Trang 17

tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với

sự tồn vong của mỗi dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng thể những giá trị bền vững docộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo trong quá trình dựng nước và giữnước Nhờ nền văn hoá vững chắc và sức mạnh văn hoá to lớn dân tộc ta vẫn giữ

và phát huy được sức mạnh của mình, mặc dù nghìn năm Bắc thuộc dân tộc tachẳng những không bị đồng hoá mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập

tự do cho dân tộc ở đây chứa đựng những tinh hoa mang đậm cốt cách, diệnmạo, tâm hồn của con người, của các tộc người Nói cách khác là có những giátrị tinh tuý nhất, quan trọng nhất, bền vững nhất, là những sắc thái gốc riêng biệtcủa mỗi dân tộc, có thể làm căn cứ để phân biệt dân tộc này nới dân tộc khác Đóchính là bản sắc văn hoá của chính dân tộc ấy

Trong chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Đảng ta chỉ rõ:

“Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch

sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắccủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam Đó là lòng yêu nước

nồng nàn, ýý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ýý thức cộng đồng gắn kết

cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo

lý dân tộc thực tế, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong cư xử,giản dị trong lối sống…Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thứcbiểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [19, tr.56]

Sự đặc sắc trong văn hoá dân tộc Việt Nam là một nền văn hoá vừa đa dạngvừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ sung lẫn nhau của văn hoácác tộc người Sự cố kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em sống xen kẽ nhautrong một lãnh thổ, chung một ngôn ngữ phổ thông Quá trình dựng nước và giữ

Trang 18

nước đã hun đúc nên ý thức cộng đồng; cùng chung một cái nôi sinh thành, cùngmột dòng văn hoá chủ đạo Các dân tộc Việt Nam có chung một khát vọng làmuốn cùng sinh sống, cùng chung một ý thức dân tộc, ý thức người Việt Nam.Tuy nhiên mỗi một vùng văn hoá nước ta, do điều kiện tự nhiên, phương thứccanh tác, sự giao lưu văn hoá, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc lịch sử mà có nhữngsắc thái văn hoá riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, lốisống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hoá Ở đây thểhiện tính thống nhất và tính đa dạng phong phú không loại trừ nhau mà bổ sungnhau Trong quá trình giao lưu văn hoá, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của mỗidân tộc vẫn được giữ lại, duy trì và phát huy nó làm nên sắc thái độc đáo khôngchộn lẫn với các dân tộc khác làm cho nền văn hoá Việt Nam muôn vàn hươngsắc Như vậy hoà hợp dân tộc không làm mất đi tính riêng biệt của bản sắc vănhoá tộc người cùng với sự tiến bộ của cả cộng đồng dân tộc Có thể nói, nền vănhoá Việt Nam là một nền văn hoá thống nhất được biểu hiện rất đa dạng bởi sựphát triển và bổ sung lẫn nhau giữa văn hoá của Tổ quốc và văn hoá của từng tộcngười

Từ khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam,

theo chúng tôi: Bản sắc văn hoá dân tộc Giáy là tổng thể những giá trị bền

vững, những tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của dân tộc Giáy trong lịch sử và trong quá trình phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam Trong quá trình phát triển của mình dân tộc Giáy có một di sản các

giá trị văn hoá tinh thần vô cùng phong phú thể hiện tâm hồn, cốt cách độc đáocủa dân tộc Giáy trong lối sống, lối ứng xử với tự nhiên, ứng xử giữa con ngườivới con người

1.1.2 Một số nét đặc trưng bản sắc văn hoá của dân tộc Giáy

Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, có một cộng đồng tộc người tự

nhận mình bằng tên riêng “ Pú Giáy” hoặc “ Hún Giáy” nghĩa là Người Giáy.

Trang 19

Dân tộc Giáy có tên gọi khác là Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Sa Nhân…Ngoài ra còn một số tên gọi khác, đây là những tên gọi theo thổ ngữ hoặc theo sựpha tạp ngôn ngữ của các tộc người khác như: dân tộc Tày, Thái gọi ngườiGiáy là “ Giẳng” hay “ Nhẳng”, dân tộc Mông gọi người Giáy là “ Xúa”(Hán);vùng châu Hồng Hà(Vân Nam) Trung Quốc gọi người Giáy là Sa ở Quảng TâyTrung Quốc thì xếp người Giáy vào nhóm Choang Tại Quảng Tây có một tộcngười phụ nữ mặc trang phục giống phụ nữ Giáy ở Việt Nam nhưng gọi là “MaoNam” thuộc nhóm Choang Thuỷ.

Dân tộc Giáy có số dân theo con số thống kê năm 1989 là 37.964 người,đến năm 1999 là 49.098 người, địa bàn cư trú chủ yếu ở Lào Cai, Hà Giang, LaiChâu, Cao Bằng

Người Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái thuộc hệ tiếng nói Kađai Theo các nhà nghiên cứu, tộc người Giáy di cư vào Việt Nam từ thế kỷXVI do: “Sự chèn ép của các tộc người phương Bắc đối với các ngành Dao ( từthế kỷ XIV đến nay) và các tộc người Sán Chay, Sán Dìu, Giáy…( từ thế kỷXVI đến gần đây) và nạn đói kém, loạn lạc, áp bức đã khiến họ di cư vào ViệtNam”

Thái-[35, tr.32]

Đồng bào Giáy sống định cư và họ gọi đơn vị cư trú của mình là làng

“Luổng”, bản “ Bán” Địa vực cư trú chủ yếu của người Giáy là ven sông, suối,thung lũng và những bãi bằng , cho nên dân tộc Giáy là cư dân lúa nước từ rấtsớm Trong tục ngữ Giáy có câu: “ Xịp ba rì - tý bỏ đáy xì ná” có nghĩa là( Mười đám nương không so được một góc ruộng) Người Giáy cư trú quần tụvới hàng trăm nóc nhà và thành từng làng, làng người Giáy thường nằm xen kẽcác làng của tộc người khác như: Tày, Nùng, Thái Người Giáy tự cho là không

có quốc gia riêng của dân tộc mình và người Giáy không có vua ( Giáy bỏ mýpướng, Giáy bỏ mý vướng), cho nên trong cuộc sống luôn hoà đồng với các tộc

Trang 20

người khác.Trải qua mấy thế kỷ sinh sống trên các địa bàn trên lãnh thổ ViệtNam, dân tộc Giáy đã cùng các dân tộc anh em tham gia đấu tranh chống giặcngoại xâm rất dũng cảm Cũng như các tộc người khác ở Việt Nam, người Giáymặc dù sống xen cư và trải qua bao biến thiên của lịch sử nhưng vẫn gìn giữ, bảotồn được những giá trị văn hoá độc đáo, riêng có của dân tộc mình Những giátrị văn hoá vật thể và phi vật thể được kết tinh trong ăn, ở, trang phục, lễ hội,phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian… của đồng bào Giáy góp phầntạo nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Dân tộc Giáy ở Lào Cai trước đây có khoảng 3.800 người( theo tài liệuđiều tra dân số 1-1-1930 của Pháp để lại), đến 1963 qua tài liệu điều tra dân số

có 9.671 người Hiện nay ở Lào Cai Dân tộc Giáy có 24.360 người, là dân tộc

có số dân khá đông đứng thứ 5 trong 25 dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Mặc dù có những đặc trưng cơ bản nhưng người Giáy ở Lào Cai chia ramột số nhóm địa phương sau: Giáy Nắm còn gọi là “Pú Nắm” nói tiếng nặnghơn phát âm hơi trầm và chênh âm của từ, nghiêng sang tiếng Nùng ở vùng TháiNiên, Xuân Quang - Huyện Bảo Thắng; Giáy Nóng là người Giáy xen với ngườiNùng ở vùng Bản Lầu- Huyện Mường Khương; Giáy Táy là xen với người Tày

ở vùng Cam Đường, Tả Phời thành phố Lào Cai; Giáy Ca Đí tiếng nói nhanh,phát âm nhanh cao và thanh Những nhóm này về đại thể, có những đặc trưngvăn hóa thống nhất như: cùng một vùng thổ ngữ, cùng một loại hình sinh hoạtphong tục tập quán, một loại hình văn nghệ dân gian,

Người Giáy sống đông nhất dọc theo sông Hồng từ thành phố Lào Caingược đến A-mú-sung( Bát Xát), sau đến các huyện Bảo Thắng, MườngKhương, và sống xen kẽ ở hai huyện, Sa Pa, Bắc Hà

Trải qua những năm tháng bị bọn đế quốc, phong kiến chia rẽ…Nhưng lịch

sử người Giáy ở Lào Cai vẫn phát triển thành một khối Đến nay, người Giáyvẫn có các nhóm địa phương nhưng tựu trung lại chỉ là một dân tộc mà tên

Trang 21

thường gọi là Người Giáy,mặc dù từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên

và chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh rồi xa dần cái nguyên gốc củamình Tuy vậy, người Giáy ở Lào Cai vẫn mang trong mình những nét văn hóariêng, độc đáo cần được giữ gìn, và phát huy

Khi nói đến văn hóa của một tộc người là nói đến tổng thể các yếu tố :Tiếng nói, chữ viết, lối sống , cách ứng xử với môi trường tự nhiên; các mốiquan hệ tự nhiên; các mối quan hệ xã hội, các sắc thái tâm lý, tình cảm, nhữngphong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng…Những yếu tố này được hình thànhtrong lịch sử, nó có tính đặc thù, bền vững và ổn định, được chuyển giao và pháttriển không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác, được hoàn thiện dần cùng với

sự phát triển của tộc người Hay nói cách khác: Văn hoá tộc người là tổng thểnhững giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của một dân tộc- tộc người cụ thể ,được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển tộc người đó

Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng vàphong phú Như đã trình bày ở phạm vi nghiên cứu, Luận văn không trình bàytoàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Giáy mà chủ yếu khai thác mộtcách có hệ thống, những giá trị văn hóa đặc trưng thuộc về văn hoá dân tộcGiáy

Bên cạnh những nét chung mang đậm nét đặc sắc của bản sắc văn hoá dân tộcViệt Nam, đó là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình thương yêu conngười tôn trọng cuộc sống và đề cao nhân phẩm con người, tinh thần đoàn kếtcộng đồng, tương thân, tương ái, ham học hỏi, khả năng thích ứng nhanh…vănhoá dân tộc Giáy còn có những nét riêng mang dấu ấn độc đáo của tộc người Giáy

có thể khái quát một số nét đặc trưng như sau

Thứ nhất, Văn hoá dân tộc Giáy là một loại hình văn hoá lúa nước thể

hiện trong nhà ở, trang phục,văn hoá ẩm thực…

Trang 22

Trước hết, nói đến văn hóa của dân tộc Giáy là phải nói đến một loại hìnhvăn hoá lúa nước Bởi lẽ, Người Giáy lựa chọn vị trí địa lý để lập làng bao gồmcác vùng tự nhiên như: những thung lũng bằng phẳng, ven sông, suối, những bãibằng …Là những nơi thuận tiện cho việc sản xuất, gieo trồng cây lúa nước, chonên dân tộc Giáy là cư dân lúa nước từ rất sớm Một đặc điểm của loại hình vănhoá này là tất cả các ngày tết, lễ hội trong năm đều theo mùa vụ của cây lúanước, với những đặc thù như vậy đã hình thành nên một nền văn hóa tương

ứng, đó là loại hình văn hóa lúa nước Những nét văn hoá đặc trưng của tộc

người Giáy thể hiện trong nhà ở, trang phục,văn hoá ẩm thực…

+ Nhà ở: Người Giáy dựng nhà theo hai kiểu cấu trúc nhà trệt và nhà sàn.Trong đó cấu trúc nhà sàn chỉ thuộc về một số nhóm người Giáy sống ở HàGiang, Cao Bằng Còn cấu trúc nhà trệt phổ biến hơn, là kiểu giáng của tất cả cácnhóm người Giáy sống ở Lào Cai, Lai Châu và được xem như là mô hình đạidiện của ngôi nhà người Giáy

Ngôi nhà trệt điển hình của người Giáy là nhà khung gỗ lợp hai mái gianhcao vút Hai đầu hồi trên nóc nhà có thể được trang trí hoa văn gỗ hoặc để thôngthoáng Tường nhà 4 bức được nện bằng đất hoặc làm bằng gỗ tấm hay phên trenứa, cách mặt đất gần 20cm

Trong nhà gian chính giữa đặt bàn thờ và làm nơi tiếp khách Gian bên tráigồm 2 phần: buồng trong khép kín là buồng ngủ của ông bà chủ nhà, buồngngoài làm nơi ngủ của các con trai và khách nam Gian bên phải cũng gồm 2phần: Phía trong là buồng dành cho con gái và khách nữ, phía ngoài gian bênphải để thông thoáng, có thể kê thêm giường cho người già hoặc bỏ trống Gianbên phải thường có cửa ngách thông ra bếp và gian bếp đó có một cửa thông raphía trước Trên trần nhà gian chính giữa người Giáy treo một tấm vải đỏ, ghi lạigiờ, ngày, tháng năm dựng ngôi nhà đó và nó được lưu giữ đến khi nào chủ nhândựng nhà mới hoặc dời ngôi nhà đó sang một thế khác Phía trên gian bên trái và

Trang 23

bên phải người ta kê gỗ tấm làm gác xép để cất giữ thóc giống, lương thực vàcác vật dụng gia đình khác.

Nếp nhà là một đơn vị không gian chứa đựng tế bào của xã hội Đó có thể

là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởngthành, cũng có thể là tổ hợp gia đình lớn có từ hai cặp vợ chồng trở lên và đàncon cháu của họ Dù gia đình nhỏ hay lớn, đều có một sự thống nhất cộng đồngtộc người trong giải pháp nội thất xử lý phân chia mặt bằng như đã trình bày ởtrên

+ Công cụ lao động và sinh hoạt:

Công cụ lao động của người Giáy đa số là tiếp nhận công cụ của các dân tộckhác Chỉ có một vài công cụ của riêng của người Giáy như chiếc bừa đôi; đôidậu gánh thóc Công cụ thu hoạch gồm có: liềm, nép, ván thùng đập lúa ( gọi làtáu)

Là cư dân lúa nước cho nên trong sáng tạo văn hóa trên cánh đồng vensông, suối và thung lũng , dân tộc này chỉ có công cụ lưỡi kim loại là: Dao (phạcsá), cày (phạc xay), cuốc (phạc dạc),

Con dao được coi là công cụ lao động quan trọng bậc nhất trong việc tạo ranhững giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vật chất Người ta dùng nó để lấy gỗ,tre dựng nhà ở, tạo ra các công cụ và vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày, dùng đểchế biến thức ăn, phát cây cỏ Trong cung cách làm ăn ấy, dao được xem nhưcông cụ vạn năng hầu như lúc nào cũng được người chủ mài sắc cho vào bao daođược làm bằng ống tre, hoặc vầu, có dây buộc và luôn đeo bên hông

+ Trang phục

Nam giới mặc quần ống rộng nhưng ống lại được thắt chéo( lá toạ), áongắn cổ tròn có chân, mở giữa cúc cài khuy bằng vải, đầu đội khăn vải bôngnhuộm chàm với những nút thắt, chít để khi nhuộm nước chàm không thấm tạo

Trang 24

thành những chấm trắng như sao với các hình vuông, chữ nhật, tam giác, quảtrám, hình cây, hình lá Màu sắc quần áo của nam giới là màu đen và chàmthẫm

Phụ nữ Giáy mặc áo ngắn xẻ nách phải cài khuy vải hoặc bạc, cổ đứng viềnvải khác màu, tay áo và tà áo cũng viền vải khác màu áo nữ đủ các loại màunhưng tuyệt đối không có màu trắng Các cô gái trẻ thường mặc áo màu xanh lácây và trang trí áo với chiếc cúc cài đầu tiên phía cổ áo, được tết bằng vải nhiềumầu thành hình hoa “Nụ hoa” duy nhất này cùng với các viền cổ viền tà áo khácmàu làm cho áo của các thiếu nữ Giáy tuy giản dị nhưng trông lại nổi bật, hấpdẫn Quần của phụ nữ Giáy màu đen, cạp quần dùng vải màu thường là vải đỏkhâu luồn dây thắt (giải rút) Phụ nữ Giáy thường vấn tóc tròn quanh đầu, các côgái trẻ thì cuốn vòng thêm quanh vòng tóc vấn của mình những sợi chỉ hoặc len

đỏ để trang trí gọi là piêm máo Đầu đội khăn vuông( trước kia là màu chàm, nay

là khăn len kẻ ô nhiều màu) gấp chéo, hai đầu góc khăn được thắt về phía sauthành kiểu đuôi én Đeo túi vải thêu hoa văn, ở đáy túi thêu hình răng chó( hẻoma), đi giày vải thêu hoa văn nhiều loại

+Văn hoá ẩm thực:

Trong tiếng Giáy, lương thực gọi là Háu( lúa, gạo, cơm) trong bữa ăn hàngngày người Giáy ăn cơm tẻ đồ( gạo được luộc cho chín dở rồi mới cho vào chõđồ) Nước luộc gạo được dùng làm nước uống Đây là một nét đặc trưng và in

đậm trong văn hóa tộc người Thức ăn là các món xào và canh Các bữa ăn có

khách có thể thêm món luộc, rán Nếu là bữa tiệc thì có thịt quay, món khẩunhục(thịt lợn ba chỉ rán, tẩm ướp gia vị rồi cho vào hấp cùng dưa cải chua cay),

xá xíu và thịt nạc nấu canh Các ngày lễ tết có xôi nếp, và các loại bánh trái khác,người Giáy hay chế biến xôi nhiều màu( xôi ngũ sắc) Người Giáy quan niệmrằng năm màu của xôi là tượng trưng cho ngũ hành, năm nguyên tố cơ bản tạonên đất trời theo quan niệm của đạo Lão và Kinh Dịch,

Trang 25

Trong bữa ăn người Giáy không phân biệt mâm trên, mâm dưới, trẻ con,người lớn đều ngồi trung mâm, phía đầu mâm( tính phía cùng với bàn thờ) thìchỉ người có tuổi mới được ngồi Trong khi ăn những miếng nạc, ngon phải dànhgắp cho người già, trẻ nhỏ hoặc khách Chân gà, đầu gà dành cho nam giới Khibắt đầu ăn chỉ mời một câu chung nhất “ mời ăn cơm thôi”, không mời từngngười, nhưng khi ăn cơm xong thì phải phép cơm từng người.Trước khi ăn nếu

có khách bao giờ cũng có chậu nước ấm cho khách rửa tay

Ngoài ra, cá thịt thường được chế biến bằng cách tẩm ướp với các loại gia

vị riêng như hạt dổi, củ “ xa chiêng” (địa liền )tạo nên mùi vị thơm ngon, độcđáo riêng có của món ăn dân tộc Giáy mà ai đã thưởng thức một lần thì khó cóthể quên hương vị của nó

Nước uống hàng ngày của người Giáy là nước luộc cơm, luộc rau, cókhách mới uống trà Uống trong bữa ăn là rượu Rượu là thức uống trong cácdịp vui buồn và là vật tượng trưng của các nghi thức Họ dùng rượu khi đón tiếp

bà con và tiếp khách, nghi thức và cúng lễ, cưới xin và hội hè, ngâm thuốc đểuống tăng lực, cuối cùng là dùng trong tang ma Người Giáy không bắt ép nhauuống rượu nhưng lại uống quay vòng, người xuất phát đầu tiên uống bao nhiêuthì những người tiếp theo tự phải uống bấy nhiêu, nếu không thì phải nhờ ngườikhác uống giúp Trong uống rượu người Giáy không bao giờ uống cạn chénrượu, không úp chén xuống bàn hoặc cất chén sang chỗ khác Mình uống đượcbao nhiêu thì uống, không uống được thì xin phép và cứ cầm chén lên nhấp môihưởng ứng là được Người rót rượu chỉ khi thấy cạn chén mới rót, chứ khôngphải cứ rót là uống Người Giáy thường nói là “rót cho đẹp”

Thứ hai, Thế giới quan thần bí, sơ khai, tín ngưỡng vạn vật hữu linh ăn sâu bám

rễ vào trong mọi khía cạnh đời sống của tộc người Giáy

Theo người Giáy có 3 thế giới chính: Thế giới người đang sống; thế giớitrên trời nơi tiên phật, ông bà tổ tiên, Ngọc Hoàng ở; thế giới ở dưới âm ty nơi ai

Trang 26

sống tàn ác sẽ bị đày đoạ xuống đó khi chết, và trong không trung vẫn còn mộtthế giới nữa của những hồn ma vơ vẩn (ma không chủ) và ác quỷ Chính quanniệm như vậy cho nên người Giáy luôn tâm niệm không nên làm việc xấu, tàn ácvới bất cứ vật gì, để lúc chết hồn mình khỏi bị đầy xuống âm ty, khỏi bị nhữngngười, những con vật mà mình đối xử tàn ác trả thù và sợ kiếp sau mình bị đầuthai thành con vật hoặc người tàn tật…

Người Giáy quan niệm con người và vạn vật xung quanh cuộc sống conngười đều có linh hồn, có thần, có ma, có quỷ Người Giáy có câu: “ Máy láomáy mý pháng, đong láo đong mý xía”(Cây to cây có ma, rừng lớn rừng cóthần) Người Giáy cho là đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía(hồn), các vía này ởđỉnh đầu, hai vai, hai nách và chân tay Mỗi con vật cũng có hồn vía của nó, chonên khuyên răn con trẻ đừng đối xử tàn ác với nó Họ cho rằng hồn không chết,nghĩa là không mất đi Mà hồn về với tổ tiên( nếu được ma chay đưa hồn), hồn

có thể nhập và đầu thai thành kiếp khác và cũng có thể đầu thai thành con vật,nếu khi sống ăn ở bất nhân, tàn ác

Người Giáy ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thế giới

mà chỉ thờ cúng tổ tiên và thờ thần núi, thần rừng Thờ thần thổ công của làng gọi

là “thú tỷ” (thổ địa ), thờ thần rừng gọi là “đong xía”(rừng thần), thần làng gọi là

“tiếng miều”(lều miếu), một số họ thờ quan âm nhưng không đi đạo Phật, Một sốnhà nếu làm nghề thì thờ tổ nghề

Theo một số tài liệu nghiên cứu đã có về người Giáy thì vật tổ trong tínngưỡng nguyên thuỷ của họ là Dà Vài Khao( Bà Trâu Trắng) Cho nên NgườiGiáy còn giữ tục cúng bánh giầy vào rằm tháng Mười(tết cơm mới) và rằm thángChạp, trong hai ngày tết này việc cúng bánh giầy là tục lệ bắt buộc, những chiếcbánh giầy được nặn thuôn dài mô phỏng hình núm vú của Dà Vài Khao, đó làmột lễ vật dâng cúng phản ánh biểu tượng của tín ngưỡng vật tổ, đồng thời nó làmột món ăn mang tính thiêng không thể thiếu trong đời sống của tộc người Giáy

Trang 27

Thờ cúng tổ tiên của Người Giáy không thờ một con người cụ thể mà là thờdòng họ như họ Vàng, họ Lù, họ Hoàng, họ Lý…mà không phải là thờ một conngười cụ thể Vì vậy nếu trong gia đình có người nào đó qua đời, sau khi làm lễđoạn tang, người ta thỉnh hồn người đó nhập chung vào bàn thờ tổ tiên và thờcúng chung ở đó Thờ cúng tổ tiên của người Giáy không có công thức chung,

mà tuỳ theo từng dòng họ, vì vậy khi nhận họ người ta chỉ cần hỏi nhau về cáchthờ cúng tổ tiên Nơi đặt bàn thờ là gian chính giữa, người Giáy kiêng khôngđược phép nói tục, nói bậy, những việc làm xấu xa, uế tạp trước bàn thờ Khi nhà

có việc hệ trọng đều phải thắp hương khấn vái tổ tiên Người Giáy quan niệmbàn thờ là chỗ dựa tinh thần, chỗ linh thiêng do đó họ rất coi trọng bàn thờ tổtiên và dòng họ

Thờ thần: Người Giáy quan niệm Thần là người làm được một số việc ởmột làng, một vùng Thần dưới tiên phật và trên các loại ma quỷ quấy nhiễu conngười Tiên phật ở trên cao làm cho con người sống hạnh phúc hay khổ cực, cònthần ở dưới thấp giúp con người có cuộc sống bình yên

Trong quan niệm siêu nhiên của người Giáy là có Ngọc Hoàng, NgọcHoàng cai quản toàn bộ trần gian và có tài làm cho trần gian loạn lạc hay bìnhyên, cây cối tốt tươi hay tàn lụi, gia súc, muông thú sinh sôi hay dịch bệnh Tiêntrên trời có lòng tốt, giúp con người; Phật cũng là ở nơi tiên có lòng tốt nhưngkhông giúp con người Trong quan niệm người Giáy không có Thánh

Như vậy, theo quan niệm của người Giáy, Thần là nhân vật siêu nhiênnhưng lại gần gũi và cai quản bên âm của một làng, của một vùng Thần giúpngười là chính nhưng con người sống không có kỷ cương, làm trái đạo lý, trái ýthần… thì thần cũng sẽ quở phạt Do đó người Giáy thờ thần, cúng thần chứkhông thờ cúng Ngọc Hoàng, tiên phật…

Văn hoá dân tộc Giáy đa dạng và phong phú của lễ hội, tết, tục hiếu hỉ.+ Lễ tết:

Trang 28

Người Giáy không nhiều lễ hội, nhưng tết thì lại rất nhiều Về hội có hội “Roóng poọc”(xuống đồng) Hàng năm cứ vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịchngười Giáy lại mở hội Roóng poọc Hội Roóng Poọc của người Giáy là hội xuân,hội để kết thúc một tháng vui chơi(tháng Tết) Đồng thời mở đầu cho năm mớilao động và trong tư tưởng(hạt nhân cơ bản của ngày hội) đây còn là lễ cúng thầncai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xómlàng bình yên.

Về têt một năm mười hai tháng thì tháng nào người Giáy cũng có tết: ThángGiêng người Giáy gọi là “ Đươn xiêng”( tháng tết) Tháng hai ăn tết vào ngàymồng 2; Tháng ba ăn tết vào ngày mồng 3; Tháng tư ăn tết vào ngày mồng 4;Tháng năm ăn tết vào ngày mồng 5; Tháng sáu ăn tết vào ngày mồng 6; Thángbảy ăn tết vào ngày 14; Tháng tám ăn tết vào ngày 15; Tháng chín không cóngày xác định lúa chín là ăn tết cơm mới; Tháng mười cũng vậy thu hoạch mùaxong là làm bánh giầy cúng tổ tiên; Tháng mười một người Giáy gọi là “ Đươnít”

( tháng một) ngày 11 àm bánh áp chảo cúng tổ tiên; Tháng mười hai ngườiGiáy gọi là “ Đươn lạp”( tháng chạp) ngày 15 làm bánh làm bánh giầy cúng tổtiên, ngày 23 làm bánh trôi “ srỏng srảo vàng” ( tiễn táo vương)

+ Trong tục cưới:

Cũng giống như một số dân tộc khác, việc cưới xin là một trong những sựkiện quan trọng của một đời người, kiếp người, đây không chỉ à dịp vui choriêng đôI trai gáI, mà là ngày hội cho cả họ và cả bản

Mùa cưới của người Giáy là tháng 10 của năm trước đến tháng 2 âm lịchcủa năm sau với nhiều bước cầu kỳ: Xem mặt, xem nhà; thả mai mối; tháchcưới; lễ đoạn lời; lễ cưới và lễ lại mặt

Trong đám cưới người Giáy thách cưới không mang tính gả bán mà chủyếu là nhà gái thách rượu, thịt để mời khách trong lễ cưới; thách làm vốn, trang

Trang 29

bị cho con gái gồm một đôi vòng tay, chiếc vòng cổ bằng bạc, đôi hoa tai bằngbạc hoặc vàng, tuỳ theo hoàn cảnh gia đình nhà trai mà thách từ 15 đến 30 đồngbạc trắng, tất cả những thứ đó người con gái mang theo về nhà chồng và cũngcoi như là của 2 vợ chồng trẻ đó Thách cho bố mẹ cô gái là một chiếc vòng taybằng bạc cho mẹ gọi là “vòng bù cạn”, nghĩa là công mang nặng đẻ đau, chămbẵm để trưởng thành, một cỗ áo quan cho bố hoặc mẹ khi về già; thách cho họhàng là một đồng bạc trắng, một con gà nhỏ, ai được lễ này thì khi người con gáisinh con thì sẽ phải mang đồng bạc đó và 1 con gà đến mừng cho cháu Như vậynhững thứ mà họ hàng được chỉ mang ý nghĩa để xác nhận họ hàng nội ngoại củangười con gái mà thôi.

Lễ “đoạn lời” được tổ chức ở cả 2 bên, nhà trai trao những vật nhà gáithách(trừ rượu thịt) Sau lễ này đôi trai gái được coi là thành vợ thành chồng,người con trai và người con gái không được đi với “người khác”sau 3 năm nhàtrai không đón được dâu thì hai bên có quyền đi với người khác, nhưng nếu chưa

đủ 3 năm bên nào “phá rào” trước thì bên đó phải chịu phạt Nếu là nhà gái thìphải trả lại đồ thách cưới, nếu là nhà trai thì nhà gái có thể không trả đồ tháchcưới và nếu trả thì đợi khi người con gái đi lấy chồng sau thì nhà chồng sau sẽtrả

Trong thời gian từ lúc thả mai mối đến khi lễ cưới được tiến hành không thểthiếu vai trò của ông mối, bà mối, người đó đa số là phụ nữ đã có tuổi, có giađình hoà thuận và kinh tế ổn định, nếu không phải họ hàng thì cũng phải là ngườithân, người quen của đôi bên Trong lễ cưới ông mối, bà mối và đoàn đón dâunhà trai phải thực hiện đó là: khi đoàn nhà trai đến cổng nhà gái thì bị “chặn lại”bởi mấy sợi chỉ hồng chặn ngang đường, bên trong “cổng” họ nhà gái hỏi bằngcác bài hát truyền thống trong nghi thức hát dân ca trong đám cưới của ngườiGiáy, đoàn nhà trai đáp lại cũng bằng bài hát, khi đã đủ thủ tục nhà gái mới cắtchỉ mở “cổng” cho nhà trai vào làm lễ xin dâu Khi dâu ra khỏi cửa chị em gái

Trang 30

đến giằng tay cô dâu để tỏ sự quyến luyến, ông mối bà mối phải có bao lỳ xì chonhững người đó( chỉ vài hào bạc trắng đựng trong phong bì màu đỏ)

Có lẽ vì tục thách cưới và lễ cưới cầu kỳ và tốn kém này mà các cuộc ly hônrất ít xảy ra trong xã hội Giáy cổ truyền

+Trong tang ma:

Khi nhà có người qua đời bước đầu tiên là tắm rửa thi thể bằng nước láthơm sau đó mặc quần áo mới cho người quá cố và đem thi hài người quá cố đếnnằm lên chiếu mới, giát giường mới đặt ở gian chính giữa nhà, đầu quay về bànthờ, chân hướng ra cửa chính Thi hài được phủ các lớp vải trắng, mặt phủ giấyvàng, miệng ngậm những viên đá đập lấy từ đá mài dao và những miếng bạc cắt

từ đồng bạc trắng( Người Giáy quan niệm ngậm bạc và đá là để hồn ma khỏi mởmiệng hỏi con cháu khi gặp, theo họ hồn ma người quá cố hỏi ai người đó sẽ bịốm) Sau đó người ta mắc màn trắng che thi hài để chờ tới giờ nhập quan Concháu để tang phải mặc áo trái, đi chân đất, để đầu trần và ăn chay, nằm đất, ngồixổm đến khi đưa ma người quá cố Người Giáy thường chôn người quá cố mộtlần không có cất Mộ người Giáy phải hướng về nơi có đồi, đằng sau có núi.,quan niệm đồi là bàn ăn, núi là chỗ dựa Sau khi chôn 2 ngày con cháu quay lạiđắp mộ để ngày thứ 3 làm lễ cúng 3 ngày

Người Giáy quan niệm vạn vật có linh hồn; vạn vật đều có luân hồi Conngười là do “trời thả xuống”, khi chết phải về trời Do đó thầy mo và thầy tào làngười dẫn đường đưa người chết “trở lại trời” Đặc biệt trong tang ma củangười Giáy ở Lào Cai có Mo lễ tang gồm 80 bài mo được chia làm 13 tiết vàphải mất từ 7 đến 9 ngày đêm mới đọc xong những bài mo đó Trong những bài

mo ấy, một là: nói về sự ra đời của con người; sự ốm đau, sống chết, những việccon cháu làm thể hiện sự hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng;hai là dẫn tiễn linh hồn về với tổ tiên, giao cho tiên phật Tất cả nội dung đó nếu

Trang 31

hiểu đơn giản là nói với người chết, nhưng thực chất là nói với người đang sống

về đạo đức, về luân lý, về sự hiếu thảo, về trách nhiệm đối với người thân

Nếu tách bỏ những yếu tố mê tín những hủ tục trong tang lễ thì chúng ta sẽtìm thấy trong những bài mo tang lễ của người Giáy những yếu tố văn hoá dângian truyền thống mang tính nhân văn, răn dạy con người, là một hình thức, mộtdịp nhắc lại, giáo dục con cháu, những người đang sống về đạo lý làm người củadân tộc Giáy

Thứ ba, Văn hoá dân gian truyền thống đậm tính nhân văn.

Văn hoá dân gian truyền thống của dân tộc Giáy rất phong phú như: Dân ca,truyện cổ tích, câu đố, tục ngữ

+Truyện cổ tích:

Các câu truyện thần thoại, giúp ta có thể hình dung được về bức tranh lịch

sử của dân tộc Giáy Các câu truyện cổ tích mang nội dung đấu tranh giữa cáithiện và cái ác, giữa người nghèo và kẻ giầu, giữa người lao động trí tuệ và kẻngồi mát ăn bát vàng và kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của yếu

tố thiện và người lao động chăm chỉ

Thể hiện nội dung đó, truyện cổ tích người Giáy cũng có những lối kể vui,

kể châm chọc, kể xen với hát, kể dưới dạng tự sự Trong các câu truyện phản ánhviệc đề cao con người, tình thương yêu con người, lòng nhân ái và tính cộngđồng rõ nét

+ Câu đố và tục ngữ:

Câu đố của người Giáy chủ yếu sử dụng để đố vui trong các cuộc chơi hàng ngàycủa thanh niên nam nữ và đố trẻ con trong những đêm đông bên bếp lửa màngười Giáy gọi là “ chế tòng srứt” Câu đố của người Giáy chủ yếu dùng cây cỏvật dụng trong gia đình, các hiện tượng thiên nhiên, những hoạt động lao động

để đố

Trang 32

Tục ngữ dân tộc Giáy không đồ sộ về số lượng, nhưng lại rất sâu sắc, chí

lý dùng để răn đời hoặc để truyền dạy kinh nghiệm trong cuộc sống như:

“ Choi rưới vịt đáy

Pí nuống rưới vịt bỏ pắn”

(Sọt rách vứt được Anh em rách vứt không được) Người Giáy sử dụng tục ngữ để răn dạy con trẻ, để đối đáp trong nhữngcuộc bàn luận trao đổi trong những việc hệ trọng và cũng là tiêu chí trong ứng sử

xã hội, với tự nhiên trong cuộc sống

+ Dân ca Giáy

Dân ca dân tộc Giáy rất phong phú về nội dung, hát về tình yêu đôi lứa,hát về các loài hoa hát về đám cưới, hát bên mâm rượu, ca ngợi công đức chaông, bố mẹ

Dân tộc Giáy coi dân ca là tiếng lòng, là lời tâm sự và cũng là sự rungđộng của con tim, cho nên ngoài những bài hát có "khung", có "sườn", có lờisẵn, phải truyền dạy, học thuộc ra, thì có tới một nửa số bài hát đối đáp của đôilứa, các buổi vui bên mâm rượu… đều là sáng tác "tức thì" để nói lên tình cảm,phù hợp với hoàn cảnh của đôi bên và cảnh quan, thời điểm đang diễn ra cuộchát Điều bao trùm lên tất cả là ở chỗ, dân tộc Giáy cho rằng dân ca là một cái gì

đó tinh tuý, tốt đẹp, tạo cho cuộc sống vui tươi, lành mạnh, trẻ trung, sôi nổi, ấmcúng, bình yên của cuộc sống con người Dân ca dân tộc Giáy hình thành và quyđịnh thành những loại bài hát, những cuộc hát như sau:

Hát bên mâm rượu (Vươn ná láu)

Đối tượng hát bên mâm rượu thường có là nhà có việc vui, mời khách đến

ăn mừng, giữa buổi tiệc, chủ có thể gợi ý cho khách hát bằng cách đem một khayrượu hồng (các chén rượu màu hồng) đặt vào giữa mâm (mâm được xem là mâmchính của bữa tiệc) Mâm được gia chủ đặt khay rượu, mỗi người phải uống một

Trang 33

chén (Nhấp môi, chứ không uống cạn) Rồi lời hát của một hoặc hai ba ngườitrong mâm được cất lên.

Hát trước quan khách (Vươn ná srú ná srảy)

Cuộc hát này gồm cả nội dung và hình thức của cuộc hát "Bên mâm rượu" và cóthêm các bài hát ngợi ca công đức của vua quan

Bạn bè hát với cô dâu trong đám cưới (Vươn xóng háu xịp nghì pịt prạc)

Đối tượng chính là cô dâu, do đó các bài hát do con trai hát hay con gáihát và có cả bà mẹ của cô dâu hoặc các bạn nam nữ thay mặt bà mẹ hát, thì đềucăn dặn người con gái khi đã đi làm dâu con thì không được mải vui chơi nữa,

mà phải chăm làm, phải chịu thương chịu khó

Hát trao dâu ( Vươn chao pắư)

Cuộc hát này diễn ra với đối tượng là đại diện nhà trai với đại diện nhà gáitrong đám cưới

- Hát tặng địu ( Vươn srỏng đa)

Đây là cuộc hát khi nhà trai làm đầy tháng cho cháu nội và nhà gái mangđịu, mang tã đến tặng cho cháu ngoại

Hát tiễn đường (Vươn srỏng răn)

Vùng miền núi, người ta đi hàng ngày đường mới đến chợ và mỗi vùng lạihọp chợ phiên vào một ngày khác nhau Song cái rất riêng của chợ phiên miềnnúi là : Không phải ai đi chợ cũng mua và bán, có tới ba phần tư số người đi chợchơi với đúng nghĩa của từ này, là đi gặp người thân, gặp bạn bè… Trong số đó,mười phần thì thanh niên chiếm chín phần, cho nên các chàng , các nàng gặpnhau là tìm cách "làm quen" với nhau và khi tan buổi chợ là họ tìm cách đượctiễn nhau bằng các bài dân ca

Hát ống hát ( Vươn boọc vươn)

Đây là cuộc hát "tâm tình" của đôi lứa Sau khi thu hoạch lúa xong, vàokhoảng tháng chạp hoặc tháng tết âm lịch trên những thửa ruộng trước làng, đêm

Trang 34

đến là từng đôi hoặc từng nhóm rủ nhau ra cánh đồng để nói lời yêu thương, tâmtình bằng lời hát qua 2 ống được nối bằng một sợi chỉ.

Hát ban đêm ( Vương chang hằm)

Dạng hát này là phổ thông nhất và cũng có thể coi đây là sự biểu hiệntrung tâm của dân ca dân tộc Giáy

Cuộc hát này được tổ chức khi làng có con gái hoặc con trai làng khácđến Đêm hát được mở đầu bằng bài "Xin mở cửa" và xin phép chủ nhà, xinphép người già, xin phép bạn bè trong cuộc Sau giai đoạn này thì cũng đã đếnnửa đêm nên người ta hát những bài về "nửa đêm", tiếp đó là những bài về "gàgáy",và hát những bài về "trời sáng",Rồi là những bài hát "Chia tay" Người talại hẹn khi "mặt trời lăn, sao lên" sẽ lại gặp nhau

Đêm thứ hai sẽ không có giai đoạn đầu nữa, mà có thể đi thẳng vàochuyện "hai ta" với các bài "bạn cũ, hát những bài "trao nhẫn, vòng, khăn áo" lưuniệm làm tin, các bài hát "thề nguyền không quên nhau", "thề nguyền sống vớinhau"…Vật kỷ niệm, vật làm tin được trao vào nửa đêm là nhẫn, là vòng tay, làkhăn… Những thứ đó nếu vì một lý do nào đó mà không thực hiện được lời thềtrên thì người ta mãi mãi cất kỹ đáy rương, chỉ khi nào "đóng nắp ván thiên"mới cho vào cùng

Yếu tố tạo nên đời sống tinh thần của một con người thì nhiều, song vớidân tộc Giáy có thể nói dân ca là cái chủ đạo Trong cuộc sống hàng ngày, tiếnghát luôn gắn bó với con người của họ Người con của dân tộc Giáy được sốngtrong dân ca, tắm trong dân ca của dân tộc mình từ khi lọt lòng, rồi nằm trênlưng mẹ, trong lòng bà… để đứa trẻ thôi khóc hoặc ngủ, ông bà, bố mẹ, anh chịnó… đều ru nó bằng dân ca Dân ca thực sự đã hun đúc nên tâm hồn, tình cảm,cách sống và mối quan hệ tốt đẹp trong dân tộc Giáy

Trang 35

Thứ tư,Thiết chế văn hoá gia đình, dòng họ, làng bản truyền thống tạo

thành mối quan hệ tất yếu trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt văn hoá cộngđồng

Gia đình, dòng họ, làng, bản là những thiết chế xã hội truyền thống có tác độnglớn đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người Bởi vì đây là nhữngthiết chế có ý nghĩa thiêng liêng đối với từng con người Đó không chỉ là nơi cư trú

mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, và nơi lưu giữ nhiều vốn văn hoá dân tộc

+ Gia đình, dòng họ:

Gia đình người Giáy thường có 3 thế hệ chung sống, cũng có gia đình có 5 thế

hệ Gia đình người Giáy luôn sống có trật tự, kỷ cương, mọi thành viên trong gia đìnhsống đúng vị trí của mình, luôn hoà thuận giữa các thế hệ Trong gia đình ngườiGiáy, người đàn ông được xác định là người chủ, vì người đàn ông thường đảmnhiệm những công to việc lớn, nhưng thực tế cuộc sống hằng ngày thì hoàn toànkhông giống như quan niệm, mà nó rất linh hoạt, nghĩa là nó không cố định,người nào ăn nói được, làm được và có phẩm chất đạo đức, được tín nhiệm, tinyêu thì người đó sẽ có thể là chủ( người đó có khi là em thậm chí có khi là condâu) Nghĩa là người “chỉ huy” gia đình phải là người giữ gia đình ổn định cả về kinh

tế và tinh thần Từ gia đình để nói tới chủ dòng họ cũng vậy Chủ dòng họ người Giáykhông do chọn hay bầu mà là trong quá trình sống được mọi người tôn trọng, nể phụcnên hễ cứ có công việc gì lớn là họ đến hỏi người đó xem nên làm thế nào Khi mộtgia đình nào đó có việc gì quan trọng họ mời người đó đến để xin ý kiến tham gia.Như vậy trong cuộc sống và trong gia đình của người Giáy không xác định ai là chủdòng họ, chủ gia đình một cách cứng nhắc, mà là theo tài năng đức độ để cho mọingười, mọi gia đình tín nhiệm, tôn trọng Vai trò chủ gia đình thì rõ nét hơn vai tròcủa chủ dòng họ, vì thế trong cộng đồng người Giáy ông trưởng họ là mờ nhạttrong dòng họ, trong gia đình người đàn ông cũng chỉ có vai trò trong ý nghĩ,

Trang 36

trong quan niệm, còn người đàn ông đó có thực sự làm được chủ của một giađình hay không là còn ở thực tế

Trong gia đình, trong dòng họ người Giáy biểu hiện sống dân chủ, hoàthuận, có tôn ty trật tự nhưng lại không nguyên tắc cứng nhắc Phải chăng, đây là

ưu điểm của truyền thống gia đình người Giáy Nó thể hiện quyền bình đẳngnam, nữ trong gia đình cần được giữ gìn và phát huy cho phù hợp với điều kiệnmới

+ Làng, bản.

Làng bản là một thiết chế xã hội truyền thống gắn liền với sự tồn tại và pháttriển bao đời nay của các tộc người Đó là một tổ chức xã hội rất cơ bản mangtính tổng hợp về lãnh thổ, cư dân, xã hội và văn hoá các dân tộc thiểu số Làng,bản tạo nên và diễn ra mối quan hệ chính yếu trong đời sống xã hội của tộcngười, trước hết là không gian sinh tồn của các cộng đồng cư dân mà ranh giớicủa nó đã được vạch định và được chính quyền cũng như các cộng đồng làng,bản khác thừa nhận Làng, bản có thể lớn nhỏ khác nhau nhưng hợp thành cộngđồng xã hội tự quản, vận hành xã hội đó chủ yếu là theo nguyên tắc của luật tục,phong tục tập quán, trong đó tính cộng đồng là nguyên tắc ứng xử và quan hệ xãhội nền tảng, làng, bản còn là một cộng đồng về văn hoá , thể hiện rõ rệt nhất lànhững nghi lễ tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng

Trong mỗi bản Người Giáy cư trú một nhóm đồng tộc Ít khi người Giáy ở

cùng với nhóm tộc người khác Thường thì các nóc nhà trong một bản đều nằmtrong mối quan hệ thân thuộc chặt chẽ, do đường dây sinh thành và hôn nhân tạo

ra Là cư dân lúa nước, cho nên người Giáy sống định cư Vùng đất bản, lànghoàn chỉnh phải chứa từ 20 hộ trở lên, người Giáy lựa chọn vị trí địa lý để lậplàng đó là đằng trước thoáng Đằng sau phải có thế tựa, bao gồm các vùng tựnhiên như: những thung lũng bằng phẳng, ven sông, suối Trong làng Giáy cácnhà không quay mặt vào nhau, trừ những nơi đã trở thành trung tâm như phố

Trang 37

chợ Nhà người Giáy đa số cùng quay về một hướng và nhà nọ làm sát vách nhàkia, do đó không có ranh giới về đất đai giữa các nhà, cũng không có cổng làng.

Do ở sát như vậy nên nhà nào cũng có lều ruộng, lều nương nơi để chăn nuôi,trồng rau, quả

Bản, làng còn là một đơn vị cư dân có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộngđồng xã hội mang màu sắc văn hóa dân tộc Người có vai trò quan trọng trongbản, làng gọi là “Pẩu xú” ( Chủ làng) là người được dân làng nể trọng , Pẩu xúkhông nhất thiết phải là người cao tuổi, mà có thể là người trẻ tuổi nhưng cónhững tiêu chuẩn như nhanh nhẹn, hiểu biết, có phẩm chất đạo đức, được dânlàng tín nhiệm Người Giáy coi làng, bản chính là quê của mình và họ rất sợmang tiếng “ Téo pướng”( bỏ quê) Vì thế người Giáy đã ở đâu là ở ổn định, lâudài Do đó hầu như người Giáy ít di cư nếu không có lý do bức xúc

Là quan niệm nhưng thực chất là tiêu chí về nơi ở Ngày nay dù có bị cơchế thị trường tác động hoặc bị “đất trật người đông” thì người Giáy vẫn bámlàng, có chăng nữa là “mở rộng” làm thêm lều lán để chăn nuôi, mở quán để bánhàng thêm thu nhập, chứ sự bỏ làng là chưa có

Tóm lại, Dân tộc Giáy là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng

cho đến nay với nền văn hóa riêng có của mình, đã chứng tỏ dân tộc Giáy là mộtdân tộc có bản lĩnh và bản sắc - một cộng đồng tộc người có nền văn hóa Vớichính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi của Đảng, chúng ta cần phải bảolưu, khai thác cả cái cũ và mới trong bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tạo nênnền văn hóa đa dạng và độc đáo trong sự thống nhất của văn hóa Việt Nam

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC GIÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa,cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc đó Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bảnsắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại Khi điều

Trang 38

kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì cần phải có sự chọn lọc, bổ sung và đổi mới đốivới những giá trị đó.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng

đồng các dân tộc vì sự phát triển toàn diện cho các dân tộc Việt Nam (trong đó

có dân tộc Giáy), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộccủa Đảng và nhà nước ta hiện nay Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữgìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, làvấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là bảo toàn tất cả nhữngđặc điểm tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy làm cho các đặc điểm ấytốt hơn ; Khắc phục, loại bỏ những đặc điểm không còn phù hợp trong bản sắcvăn hóa dân tộc Giáy, bổ sung những nhân tố mới, nhân tố tích cực phù hợp vớiyêu cầu của thời đại vào bản sắc văn hóa dân tộc Giáy

Vì vậy, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dântộc Giáy là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay Vai trò quantrọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy được thể hiệnnhư sau

Thứ nhất, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là để củng cố và phát triển ý

thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, như đã nói, không phải tự nhiên mà có, màđược hình thành bởi con người của chính dân tộc đó trên cơ sở của điều kiện tựnhiên, lịch sử của dân tộc Dân tộc Giáy giữ gìn bản sắc văn hóa trước hết là đểkhẳng định mình, khẳng định sự tồn tại của dân tộc Giáy bên cạnh các dân tộc khác

Là thể hiện bản lĩnh dân tộc , nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc Trong quá trình gia lưu, hợp tác quốc tế, nhiều mặt mang tính toàn cầu tăng lên chiphối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, ngược lại không ít nhân tố dântộc bị phai nhạt dần Thực trạng này dẫn đến tư tưởng mơ hồ về ý thức dân tộc, làm

Trang 39

giảm niềm tự hào về truyền thống lịch sử và những tính cách tiêu biểu của dân tộc Đây là một sự nguy hại đối với dân tộc và là quá trình tự mình từng bước đánh mấtchính mình Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sẽ làm cho cộng đồng dân cư, nhất làthế hệ trẻ, hiểu được lịch sử, truyền thống dân tộc mình, từ đó khơi dậy niềm tựhào, giúp họ nâng cao bản lĩnh sống, đứng vững trước những cám dỗ, những tácđộng từ bên ngoài Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giao lưu hợp tác quốc tế,như một nhà nghiên cứu đã nhận xét : Sẽ tránh và đề phòng được nhiều mặt tiêucực, khai thác được những khía cạnh tích cực và cần thiết của văn hóa hiện đại đốivới sự phát triển của từng nước [14, tr.32]

Phát triển là nhu cầu của mọi dân tộc và là xu thế vận động của xã hội loàingười Nhưng với mỗi dân tộc phát triển không phải bằng mọi giá Phát triển nhưngphải giữ được mình Đó là mục tiêu cũng là nhiệm vụ của mỗi dân tộc trong quátrình phát triển Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không mâu thuẫn với phát triển,trái lại nó khơi dậy mạnh mẽ sức mạnh nguồn nội lực thúc đẩy dân tộc phát triển

Thứ hai, Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là để phát huy tốt hơn nguồn

lực nội sinh của đất nước

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng của mình, phù hợp với điều kiện tựnhiên , kinh tế, xã hội của dân tộc đó Bản sắc văn hóa dân tộc vừa khắc họa chândung dân tộc vừa tạo nên những nhân tố nội lực quan trọng thúc đẩy dân tộc pháttriển , đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là sự đoạn tuyệt với chính nguồn nội lựcnội sinh của dân tộc Trong sự phát triển của mỗi dân tộc cần có cả nguồn nội lực vàngoại lực, trong đó nội lực đóng vai trò quyết định Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộcGiáy sẽ góp phần khẳng định nguồn lực nội sinh, trên cơ sở đó tạo lập những bước

đi thích hợp khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực nội sinh đó Tuy nhiên khôngthể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực to lớn từ bên ngoài, nhưng để có mộtđường lối phát triển phù hợp thì phải xuất phát từ nhân tố bên trong Bản sắc vănhóa dân tộc Giáy với những đặc điểm nói ở trên là một trong những nguồn nội lực

Trang 40

của dân tộc ta Do đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy chính là sự khai thác vàphát huy sức mạnh nội sinh của đất nước

Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là góp phần tạo nền tảng cho

hội nhập, hợp tác, phát triển bền vững

Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc điểm nổi bật của dân tộc ta, do chínhdân tộc ta tạo dựng nên và được dân tộc ta học hỏi, tiếp thu một cách sáng tạo từbên ngoài Không thể phát triển được nếu phụ thuộc hoặc vay mượn hoàn toàn từbên ngoài, cũng như cứng nhắc bê nguyên xi mọi cái cổ truyền Giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc là giữ gìn và phát huy cả các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.Trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, nét truyền thống và nét hiện đại luôn gắnchặt với nhau Hiện đại hóa chỉ có thể thành công khi bản sắc văn hóa dân tộc được

sử dụng như một nội lực, đồng thời bản sắc văn hóa dân tộc cũng chỉ có thể đượcphát huy trong một đất nước được hiện đại hóa Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc làgóp phần làm cho dân tộc ta tiến kịp với những chuyển biến khách quan của thờiđại Có như vậy thì dân tộc ta mới phát triển, hội nhập mà vẫn giữ được cái gốc củadân tộc , nguồn lực nội sinh mới được phát huy đầy đủ và hiệu quả nhất Đảm bảotính truyền thống và hiện đại của bản sắc văn hóa dân tộc Giáy chính là vừa khắchọa được chân dung dân tộc Giáy trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, vừa thể hiệnđược bản lĩnh dân tộc Giáy trước xu thế của thời đại Do đó, con đường vận động

và phát triển của lịch sử dân tộc cũng là con đường hình thành và khẳng định củabản sắc văn hóa dân tộc Sẽ không còn ý nghĩa gì với một dân tộc nếu dân tộc đóphát triển mà đánh mất bản sắc của riêng mình Nhưng một dân tộc cũng không thểphát triển bền vững nếu "dập khuôn máy móc " cái ở bên ngoài hoặc bê nguyên xicái cũ của mình Trong quá trình phát triển của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc phải kết hợp với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay,cái tiến bộ trong văn hóa của các dân tộc khác Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải

đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ Để tồn tại và

Ngày đăng: 09/11/2014, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Báo cáo nghiệm thu Đề tài Điều tra di sản văn hoá phi vật thể năm 2007 củaSở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra di sản văn hoá phi vật thể năm 2007
8. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
10. Bộ văn hóa thông tin (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa
Tác giả: Bộ văn hóa thông tin
Năm: 1992
11. C.Mác- Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác- Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
12. C.Mác- Ph.Ăngghen(2001), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NxbVăn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội13. Nguyễn Từ Chi (2003), "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người
Tác giả: C.Mác- Ph.Ăngghen(2001), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13. Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
14. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
15. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, "Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội."toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh LàoCai lần thứ XIII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh"Lào Cai
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 2006
21. Nguyễn Khoa Điềm (2000) "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cácdân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
22. Nguyễn Khoa Điềm (2004) Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
23. Đinh Thị Hoa (2006), Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường Tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc Mường Tỉnh Phú Thọ hiện nay
Tác giả: Đinh Thị Hoa
Năm: 2006
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1995), Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Vũ Khiêu( chủ biên) (2000), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1995), Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Vũ Khiêu( chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
28. Đỗ Huy - Trường Lưu (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc của văn hóa
Tác giả: Đỗ Huy - Trường Lưu
Năm: 1990
29. Ngô Văn Lệ (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Lệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
30. Thanh Lê (2004), Cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Thanh Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w