Giới thiệu chung về nhựa dầu Nhựa dầu: oleoresin: nhựa dầu là sản phẩm thu được bằng cách trích ly nguyên liệu có chứa nhựa dầu với các dung môi hữu cơ dễ bay hơi như: aceton, rượu,
Trang 1Đề tài : Quy trình chiết tách nhựa dầu gừng từ nguyên liệu gừng củ bằng phương pháp trích ly
GVHD : TS.Nguyễn Thị Minh Tú
SVTH : Trần Thị Trang
Lớp : Kỹ thuật thực phẩm 1-K55
MSSV : 20103766
Trang 2Nội dung chính
Giới thiệu chung về nhựa dầu
Một số loại nhựa dầu
Quy trình tách chiết nhựa dầu gừng từ nguyên liệu gừng củ bằng phương pháp trích ly
Trang 3Giới thiệu chung về nhựa dầu
Nhựa dầu: ( oleoresin: nhựa dầu) là sản phẩm thu
được bằng cách trích ly nguyên liệu có chứa nhựa dầu với các dung môi hữu cơ dễ bay hơi như: aceton,
rượu, ete…sau đó tách dung môi, tinh chế và thu hồi được sản phẩm nhựa dầu
Trang 4Giới thiệu chung về nhựa dầu
Các sản phẩm nhựa dầu của các nguyên liệu gia vị và thảo mộc rất phổ biến trên thị trường thế giới, được tiêu dùng rất rộng rãi và là thế mạnh của các nước
nhiệt đới bởi tính đa dạng, tính hữu ích của chúng
Các loại nhựa dầu đang được thịnh hành trên thị
trường là: nhựa dầu tiêu đen, gừng, tỏi, rau mùi, hành tây, thì là, cỏ cà ri…
So với các nguyên liệu dạng tươi hoặc qua sơ
chế, nhựa dầu có ưu thế vượt trội và chính nhờ ưu thế này mà trên thị trường thế giới xuất hiện xu hướng thích sử dụng nhựa dầu thay thế cho các sản phẩm
nhập khẩu khác Những ưu điểm đó là:
Trang 5Giới thiệu chung về nhựa dầu
Nhựa dầu thường không lẫn các tạp chất vô cơ và lượng dung môi
không đáng kể Do đó, nhựa dầu là sản phẩm sạch, tiệt trùng và an toàn cho người sử dụng
Sản phẩm nhựa dầu được tiêu chuẩn hóa về các thành phần hoạt động, màu sắc hương thơm và các tính chất hóa lý được cho nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán và sử dụng nhựa dầu trong sản xuất và chế biến Điều này không có được đối với các nguyên liệu dạng thô hoặc qua sơ chế
Tính linh hoạt và dễ sử dụng: nhựa dầu ở dạng dễ cô đặc nên có thể dễ pha loãng để đạt hương vị và màu sắc mong muốn, nhựa dầu có thể chuyển sang các dạng khác nhau như kết hợp kết hộ chất mang hoặc chất khô… phù hợp với từng mục đích sử dụng Mặt khác nhựa dầu có
ưu thế khi tạo hương vị cho mọi loại sản phẩm nhờ tính phân tán nhanh
và đồng đều của nó
Trang 6Nhựa dầu gừng
Cây gừng
Tên thường gọi: Gừng
Tên khác: Khương, Gừng thuốc
Tên tiếng Anh: Zingiber
Tên khoa học: Zingiber officinale
Nhựa dầu: chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay
Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron,
shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao
nhất Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol
Trang 7Nhựa dầu lô hội
Lô hội
Tên khác: Chân Lô Hội
Dương Lô Hội, Lô Khoái
Nội Hội, Nột Hôi, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Tên khoa học: Aloe vera L var Chinensis (Haw) Berger Họ khoa học: Họ Hành Tỏi (Liliaceae)
Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam) +Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam)
Trang 8Nhựa dầu hy thiêm
Hy Thiêm
Tên khác: Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Chó đẻ hoa vàng, Niêm
hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Nụ áo rìa, Cỏ bà a, Hy tiên, Nhã khỉ cáy (Thổ), Co boóng bo (Thái) Tên khoa
học: Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae)
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa chất đắng
daturosid (chất này khi thủy phân Toàn cây chứa chất đắng daturosid)
Trang 9Quy trình tách chiết nhựa dầu
1.1 Tính chất hóa lý của nhựa dầu gừng
- Là một khối chất lỏng sệt, màu nâu đậm, có mùi thơm đặc trưng, vị cay
- Trích ly bằng các dung môi khác nhau thì có độ nhớt khác nhau
- Là một hỗn hợp gồm nhiều chất khác nhau
1.2 Thành phần hóa học của nhựa dầu gừng
- Các hợp chất dễ bay hơi: zingiberene, zingiberol, d--phellandrene,
n-decylaldehyde, n- nonylaldehyde, d-camphene, d-borneol
- Các hợp chất cay : chủ yếu là các hợp chất alkanol phenolic như
gingerol, zingerone, shogaol và các dẫn xuất của chúng
Trang 10Phương pháp trích ly
- Nguyên tắc: dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của nhựa dầu có
trong củ gừng đối với các dung môi hữu cơ
- Yêu cầu đối với dung môi:
+ Có nhiệt độ sôi thấp
+ Không có tác dụng với nhựa dầu và không biến đổi tính chất khi sử dụng lại, ẩn nhiệt bốc hơi và nhiệt thích hợp thấp để không tiêu hao nhiều nhiên liêu
+Độ nhớt nhỏ để độ khuyêchs tán không bị giảm
+Có khả năng hòa tan nhiều cấu tử cần thiết, nhưng ít hòa tan các tạp chất khác +Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém
Trang 11Yêu cầu đối với dung môi
Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm, …
Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả
những điều kiện kể trên Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước như: dietyl eter, eter dầu hỏa, hexan, cloroform … lẫn dung môi tan trong nước như: etanol, aceton … Trong một số trường hợp cụ thể, người
ta còn dùng một hỗn hợp dung môi
Trang 12Quy trình công nghệ
Trang 13Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu trước khi cho vào trích ly cần qua công đoạn
sơ chế nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trích ly sau này Nguyên liệu được rửa sạch thái lát, sấy hoặc phơi khô bằng phơi nắng
Để trích ly tốt sản phẩm cần thu nhận , cần phải lựa
chọn dung môi thích hợp, cũng như cần xác định được các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình như nhiệt
độ thời gian, phương pháp thu nhận trích ly…
Nhựa dầu thu nhận bằng phương pháp trích ly do
phương pháp này có ưu điểm là tất cả các cấu tử dễ bay hơi ( chất thơm) cũng như các chất không bay hơi ( chất màu,chất vị) Trích ly nhựa dầu là hệ rắn –lỏng bao gồm các giai đoạn:
Trang 14Thuyết minh quy trình
Giai đoạn dung môi thâm nhập vào các mao quản của nguyên liệu
Giai đoạn hòa tan các cấu tử cần tách vào dung môi
Giai đoạn chất tan và dung môi khuếch tán từ bên trong nguyên liệu ra bề mặt nguyên liệu hay bề mặt giữa hai pha
Giai đoạn chất hòa tan và dung môi từ bề mặt hai pha đi sang pha lỏng
Trang 15Thuyết minh quy trình
Sau khi cho dung môi và nguyên liệu vào thiết bị trích ly, đem lọc ta sẽ được mixen, mixen là hỗn hợp gồm tinh dầu, nhựa dầu và dung môi
Đem lắng và lọc mixen để tách các tạp chất như các mảnh nguyên liệu Trong trường hợp mixen có nước cần phải tách nước,
Sau đó, dùng hơi để cất thu hồi lại dung môi Dung môi từ bã trích ly
và dung môi ở thiết bị cất thu hồi được đem đi tinh chế để sử dụng trở lại
Mixen đã tách dung môi xong là một hỗn hợp gồm tinh dầu, nhựa dầu, sáp và một số tạp chất khác (axit hữu cơ) ở dạng sệt
Trang 16Thuyết minh quy trình
Để tách sáp và tạp chất người ta hòa tan bằng rượu êtylic sau đó đem làm lạnh ở – 15oC, sáp và tạp chất sẽ đông đặc lại, sau đó ta lọc để tách
Lúc này hỗn hợp chỉ còn lại rượu và tinh dầu, nhựa dầu dùng phương pháp cất để tách rượu, ta thu được tinh dầu, nhựa dầu tuyệt đối, rượu được đem tinh chế để dùng lại Sáp là chất định hương có giá trị trong tinh dầu, nhưng khi có sáp trong tinh dầu, tinh dầu thường bị đục do đó phải tiến hành tách sáp trong tinh dầu, nhựa dầu
Trang 17Ứng dụng của nhựa dầu gừng
Shogaol và gingerol kích
thích nhu động ruột, tăng
tiết dịch, tăng hấp thụ,
không gây nên sự co thắt
bộ máy tiêu hóa
Tecpen và Oleoresin có tính
sát trùng, change viêm, giãn
nở mạch máu, lưu thông và
giảm táo bón
Trà gừng được người
châu á sử dụng nhiều
vào mùa đông Nhựa
dầu gừng sử dụng làm
thuốc để chữa đau bụng
Cineol kích thích và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn
Nhựa dầu gừng trong bia, rượu
có tác dụng giữ ấm cho cơ thể con người, được ưa chuộng ở các nước có khí hậu lạnh
Sử dụng nhựa dầu gừng
để tạo hương vị cho nhiều loại sản phẩm như đồ uống, bánh kẹo, các sản phẩm từ thịt
Trang 18Tài liệu tham khảo
Luận văn: Quy trình trích ly nhựa dầu gừng từ gừng củ
Những tinh dầu được lưu hành trên thị trường
Cây thuốc nam
Công nghệ chất thơm thiên nhiên Nguyễn Năng Vinh- Nguyễn Thị Minh Tú NXB Bách Khoa
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Thuoc-Viet/Gung-Vi-5huoc-Quy.html
Trang 19Cảm ơn cô và các
bạn đã lắng nghe !