nghiên cứu thành phần tính công tác và cường độ chịu nén của btxm sử dụng tro bay phả lại
TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 1 PHẦN CHUYÊN ĐỀ Nghiên cứu thành phần tính công tác và cường độ chịu nén của BTXM sử dụng tro bay phả lại. TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 2 Tóm tắt: Hiện nay ở các nước phát triển 38 % điện năng được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, do đó lượng chất thải tro bay từ các nhà máy nhiệt điện thải ra môi trường rất nhiều. Trên thế giới nguồn chất thải trên đã được tận dụng có hiệu quả trong các ứng dụng xây dựng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề trên vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Do đó, việc định hướng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để tận dụng nguồn chất thải trên là cần thiết để giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường. Nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thành phần,cường độ chịu ép chẻ và môdun đàn hồi của Bêtông Xi măng sử dụng Tro bay Phả Lại. Để từ đó kiến nghị giải pháp chế tạo và ứng dụng bê tông sử dụng tro bay ở Việt Nam một cách hiệu quả. TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tro bay: Tro bay nhiệt điện là chất thải thu được từ khói của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Chúng có dạng hình cầu; đường kính trung bình từ 9-15μm; tỷ diện tích bề mặt từ 3000 ÷ 6000 cm 2 /g khối lượng riêng khoảng 2,1g/cm 3 ; màu sắc thay đổi từ xám đến đen. Xét về thành phần hóa học, tro bay chứa một hàm lượng lớn đioxit silic ở trạng thái vô định hình.[1] Hình 1.1:Mầu sắc và hình dạng của tro bay nhiệt điện Tro bay nhiệt điện là một loại vật liệu pozzolanic, dựa vào thành phần hoá học tro bay nhiệt điện được chia làm hai loại: loại C và loại F. Theo ASTM C 618-99, thành phần hoá học của tro bay loại C và loại F được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 1.1 Thành phần hoá học của tro bay ứng với các nguồn than khác nhau Thành phần hóa học Than bitum Than á bitum Than non SiO 2 20-60 40-60 15-45 Al 2 O 3 5-35 20-30 10-25 Fe 2 O 3 10-40 4-10 4-15 CaO 1-12 5-30 15-40 MgO 0-5 1-6 3-10 SO 3 0-4 0-2 0-10 Na 2 O 0-4 0-2 0-6 K 2 O 0-3 0-4 0-4 Than chưa cháy 0-15 0-3 0-5 TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 4 Bảng 1.2 Thành phần hóa học của các loại tro bay Thành phần hoá học Loại F Loại C SiO 2 40-60 15-60 Al 2 O 3 20-30 10-25 Fe 2 O 3 10-40 4-15 CaO 5-30 15-40 MgO 0-5 1-10 SO 3 0-4 0-10 Na 2 O 0-4 0-6 K 2 O 0-3 0-4 Than chưa cháy 0-3 0-5 Nguồn vật liệu tro bay : Hằng năm ước tính các Nhà máy nhiệt điện trên cả nước thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay, đến năm 2010 sẽ là 2,3 triệu tấn/ năm. Trung bình, hiện mỗi ngày Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) thải ra 3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Do hàm lượng than dư này không cao, nên khó tận thu làm nhiên liệu đốt, mà thường được thải thẳng ra hồ chứa. Cùng với lượng tro xỉ tương đương của Nhiệt điện Phả Lại 1, mỗi ngày hai nhà máy này đang xả lượng chất thải khổng lồ vào môi trường, lấp đầy hai hồ chứa sâu mấy chục mét.Vấn đề hiện nay là sản xuất tro bay như thế nào. Hiện công nghệ từ nước ngoài không thể áp dụng cho tuyển tro bay ở Việt Nam, nhất là ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại do đặc điểm khác biệt về công nghệ đốt và chất lượng than của nhà máy như: hàm lượng than trong tro bay quá cao (khoảng 30%). - Những nghiên cứu của TS Nguyễn Hồng Quyền, Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Công ty CP Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường đã xây dựng nhà máy thu hồi chế biến tro bay. Dự án được tiến hành tháng 7/2006 với công suất thiết kế 80 nghìn tấn sản phẩm/ năm. Thiết bị máy móc được nhập từng phần từ Trung Quốc, xây dựng trên khu đất gần 10 nghìn m2, tổng vốn đầu tư là 17,7 tỉ đồng. Hiện nay dây chuyền đã đi vào sản xuất ổn định với công xuất 200 tấn/ngày, dự kiến công suất sẽ được nâng lên khi một dây chuyền nữa được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay. Sản phẩm làm ra đã được thị trường, các nhà thầu đánh giá cao, đặc biệt công ty vinh dự trở thành nhà cung cấp chính thức sản phẩm tro bay cho Dự án thủy điện Sơn La, Dự án TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 5 thủy điện Bản Chát, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty CP VLXD Sông Đáy, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, II và các Nhà máy bê tông trong nước. - Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã có dự án sản xuất phụ gia kết dính bê tông từ tro bay nhiệt điện Phả Lại sẽ đi vào sản xuất góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn trong xây dựng các công trình nhà máy thủy điện, nhất là Thủy điện Sơn La. Các ứng dụng của tro bay trong xây dựng trên thế giới: Lợi ích khi sử dụng tro bay: Giảm nhiệt thuỷ hóa nên thích hợp cho bê tông khối lớn. Giảm lượng nước sử dụng, giảm độ co gót, cải thiện bề mặt thành phẩm. Giảm phân tầng và tiết nước. Có khả năng chống phản ứng kiềm với silic. Chống khả năng xâm thực nước, chống chua, chống mặn. Tạo ra bê tông bền sunfat, clo Tăng độ bền với thời gian Dễ dàng trong việc thao tác bơm phun nhờ các tinh cầu tròn siêu nhỏ. Giảm giá thành, nâng cao chất lượng công trình. Ứng dụng tro bay để làm vữa lấp đầy tự chảy (Fly Ash in Flowable Fill) Vữa lấp đầy tự chảy là sản phẩm nhận được từ sự kết hợp của: nước; tro bay; ximăng portland; đôi khi có thêm cốt liệu thô, cốt liệu mịn hoặc cả hai. Đây là một vật liệu đã được thiết kế và kiểm tra cường độ, có khả năng tự san bằng, tự đầm lèn và không kết lắng. Vữa lấp đầy tự chảy còn được biết đến như một loại vữa tro bay có độ sụt cao; vữa bê tông chất lượng thấp; vữa không co ngót. Nó là một vật liệu kỹ thuật rất đặc trưng, được sử dụng để lấp đầy vào các phần rỗng hoặc các lỗ hổng của các vật liệu truyền thống như: vật liệu đất đầm nén; vật liệu đất-ximăng; vật liệu bê tông. Bởi vậy nó được định lượng, nhào trộn và vận chuyển theo một quy cách giống như quy cách của loại bêtông rất dễ đổ (bê tông tự đầm-self compacting concrete). Vữa lấp đầy tự chảy được đổ trực tiếp vào các vị trí đã được xác định trước mà không cần phải sử dụng nhân công hoặc các thiết TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 6 bị đầm nén và nó có vai trò tương tự như các loại đất đầm nén chất lượng cao. Cường độ chịu nén của vữa lấp đầy tự chảy được thiết kế từ 0,345÷8,274 MPa ở 28 ngày và tốc độ phát triển cường độ của nó phụ thuộc vào tỷ lệ N/X. Ứng dụng tro bay gia cố vật liệu đất đắp (Fly Ash in Soil Improvements)[2] Quá trình gia cố đất là quá trình thay đổi các đặc tính kỹ thuật của đất. Các tính chất của đất hay được thay đổi là độ đặc chắc, độ ẩm, tính dẻo và cường độ. Tro bay loại C có thể sử dụng đơn lẻ, còn tro bay loại F thường sử dụng kết hợp với vôi, hoặc ximăng để gia cố vật liệu đất đắp và đem lại một số hiệu quả như: tăng cường độ cho đất; ổn định mái ta luy đắp cao; điều chỉnh tính dãn nở của đất xốp; hay điều chỉnh độ ẩm của đất đầm nén. Tro bay loại C được sử dụng trực tiếp để gia cố vật liệu đất đắp. Ngược lại, tro bay loại F khi sử dụng để gia cố đất phải kết hợp với các vật liệu khác như vôi, bột lò vôi hoặc ximăng. Việc dùng tro bay để làm ổn định và điều chỉnh các tính chất của đất có thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường địa phương liên quan tới việc khử kiềm và khả năng tác động của nước mặt cũng như các lớp nước gần kề. Ở nước ngoài, tro bay loại F đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án cải tạo đất: gia cố lớp đất đắp để giảm áp lực bên của đất và gia cố các mái taluy làm tăng độ ổn định. Chiều sâu đặc trưng của lớp đất gia cố từ 15÷46 cm. Hiệu quả đầu tiên của việc sử dụng tro bay gia cố đất là cải thiện được cường độ chịu nén và sức kháng cắt của đất. Việc sử dụng tro bay để cải thiện cường độ chịu nén của đất phụ thuộc vào một số yếu tố chính như: tính chất của đất cần cải tạo; thời gian trì hoãn (là khoảng thời gian tính từ khi tro bay tiếp xúc với nước đến khi đầm nén lần cuối cùng hỗn hợp đất, tro bay và nước); độ ẩm ở thời điểm đầm nén và tỷ lệ tro bay sử dụng. Cường độ chịu nén của đất đạt được phụ thuộc nhiều vào thời gian trì hoãn đầm nén. Cả độ chặt và cường độ nén sẽ bị giảm khi kéo dài thời gian trì hoãn. Sự giảm độ chặt và cường độ trong trường hợp này là do một phần năng lượng đầm nén phải sử dụng vào việc tách rời các hạt đất đã được sự gắn kết bằng ximăng và bởi vì một phần gắn kết ximăng bị phá vỡ. Cường độ lớn nhất của hỗn hợp đất-tro bay sẽ đạt được nếu không có thời gian trì hoãn. Đối TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 7 với các công trình thông thường thời gian trì hoãn đầm nén được xác định là khoảng một giờ. Hình 1.2 Ứng dụng tro bay gia cố vật liệu đất đắp Ứng dụng tro bay gia cố lớp móng trong kết cấu áo đường (Fly Ash in Stabilized Basecourse): Sự ổn định lớp móng trong kết cấu áo đường là sự kết hợp của tro bay, cốt liệu và một chất kết dính vô cơ vôi hoặc ximăng. Khi được đổ và đầm lèn đúng cách, nó sẽ tăng độ cứng và độ bền cho lớp móng mặt đường. Dùng tro bay để ổn định lớp móng của kết cấu áo đường là một sự thay thế có hiệu quả kinh tế cho toàn bộ chiều dày lớp bê tông asphalt. Sử dụng tro bay để ổn định lớp móng trong kết cấu áo đường phù hợp với cả mặt đường cứng và mặt đường mềm. Sự ổn định của cốt liệu lớp móng kết cấu áo đường được sử dụng thành công từ rất lâu. Trong ứng dụng này, ổn định của hỗn hợp có được dựa trên phản ứng pozzolanic, kết hợp một vài loại vât liệu và hỗn hợp vật liệu để xây dựng nên một nền cốt liệu ổn định. Tro bay loại C được sử dụng đơn lẻ. Còn tro bay loại F được sử dụng kết hợp cùng với vôi, hoặc ximăng portland hoặc bụi ximăng Với các chất kết dính vô cơ như vôi hoặc ximăng portland thì tỷ lệ tro bay / chất kết dính vô cơ là từ 1/4÷1/3. Còn với các chất vô cơ khác như bụi lò vôi, bụi ximăng thì tỷ lệ này là 1/2÷1/1. Việc sử dụng ximăng sẽ cho cường độ sớm hơn so với sử dụng vôi. Trước khi hỗn hợp được đưa vào trộn thực tế ở công trường phải tiến TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 8 hành các thí nghiệm cụ thể để xác định các đặc trưng cơ lý theo tiêu chuẩn ASTM C593. Việc ổn định nền cốt liệu của kết cấu áo đường có sử dụng tro bay đem lại những hiệu quả như: tăng đáng kể cường độ và độ bền; cho phép sử dụng cốt liệu chất lượng thấp; cho phép sử dụng rỗng rãi cấp phối hở; sử dụng vật liệu địa phương; sử dụng các máy móc thiết bị thi công thông thường; giảm chi phí của dự án. Hình 1.3 Ứng dụng tro bay gia cố lớp móng trong kết cấu áo đường Mặt đường bêtông asphalt sử dụng tro bay (Fly Ash in Pavements Asphalt) Với hỗn hợp bêtông asphalt rải nóng, tro bay đóng vai trò là vật liệu khoáng lấp đầy, làm đặc chắc hơn cho bêtông asphalt, tăng sức kháng vết hằn bánh xe cho mặt đường. Tro bay làm giảm lượng asphalt róc xuống phía dưới mặt đường trong khi thi công và khi gặp thời tiết nóng. Nó cũng giúp tăng tuổi thọ cho mặt đường asphalt bằng cách duy trì lượng asphalt ban đầu trong hỗn hợp. Tro bay là một khoáng kỵ nước, do đó nó làm giảm khẳ năng bong tróc lớp asphalt. Với sự có mặt của một ít vôi trong tro bay cũng có thể làm giảm khả năng bong tróc lớp asphalt ra khỏi cốt liệu, vì nó làm tăng tính bazơ cho cốt liệu. Trong ứng dụng này, tro bay được sử dụng có hàm lượng than chưa cháy < 10%, và ở trạng thái khô. TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 9 Hình 1.4 Thi công mặt đường Stone matrix asphalt sử dụng tro bay Sử dụng tro bay để chế tạo bêtông chất lượng cao (Fly Ash in High Perfomance Concrete) Trong công nghệ chế tạo bêtông chất lượng cao, tro bay được sử dụng để thay thế một phần ximăng. Lượng tro bay thay thế cho ximăng thông thường từ 15÷30 % . Hàm lượng tro bay sử dụng phụ thuộc vào từng loại tro. Với tro loại F hàm lượng thay thế có thể từ 15-25 % và tro loại C là từ 20-35 % theo khối lượng ximăng [8] .Tùy thuộc vào đặc tính ưu tiên của bêtông mà người thiết kế mong muốn nhất, khi đó hàm lượng tro bay thay thế sẽ khác nhau. Để giảm lượng nước yêu cầu, giảm nhiệt độ bêtông tươi, lượng tro bay thay thế nên từ 5÷15 %; để tăng độ bền cho bê tông, giảm độ thấm clo, lượng tro bay thay thế nên từ 25÷40 %. Những đặc tính có lợi của bêtông thu được khi sử dụng tro bay chủ yếu do hoạt tính pozzolanic của tro bay và những đặc trưng vật lý của nó. Do tro bay rất mịn và có dạng hình cầu, nó sẽ bao bọc các hạt, gây nên ‘hiệu ứng ổ bi’ làm cho các hạt xi trở nên linh động hơn, nhờ đó tăng tính công tác cho bêtông, giảm được lượng nước yêu cầu với độ sụt đã định trước, và nhiều lợi ích khác liên quan đến việc giảm nước này. Các hạt tro bay cũng dễ dàng lấp đầy vào các lỗ rỗng giữa các hạt ximăng làm trong cấu trúc của bêtông do đó bêtông trở nên đặc chắc hơn và có cường độ cao hơn. Quá trình thủy hóa của ximăng sinh ra sản phẩm canxi hydroxyt, là một khoáng không bền nước và cường độ thấp. Thành phần oxit silic TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Lê Trường Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 10 vô định hình trong tro bay sẽ phản ứng hóa học với khoáng này tạo ra các sản phẩm có cường độ cao và bền nước: Ca(OH) 2 + SiO 2 (vđh) + H 2 O → nCaO.mSiO 2 .pH 2 O (phản ứng pozzolanic). Như vậy các hiệu quả của việc sử dụng tro bay trong bêtông bao gồm: Giảm lượng nhiệt thủy hóa; (Hình 1.5) Giảm sự tách nước trên bề mặt; (Hình 1.6) Giảm co ngót; Nâng cao tính công tác; Tăng cường độ chịu nén ở tuổi muộn; Tăng độ bền; Giảm tính thấm, hiệu quả cao hơn trong môi trường xâm thực (sunphat, clorua, v.v…); Giảm nguy cơ phản ứng kiềm-silic; Hạ giá thành bêtông. Hình 1.5 Ảnh hưởng của tro bay đến nhiệt độ bêtông (Ontario Hydro.1952) Hình 1.6 Ảnh hưởng của tro bay đến rỉ nước bề mặt bêtông (CEGB,1967) Sử dụng tro bay để chế tạo các khối bê tông nhẹ (Cellular Lightweight Concrete Block - CLC ) CLC thay thế cho gạch và các khối bê tông truyền thống trong xây dựng với khối lượng thể tích thay đổi từ 800÷1800 kg/m 3 . Các thành phần thông thường [...]... chịu nén mẫu bêtông f’c=50MPa 60 58 56 0% 54 20% 52 50 48 Cường độ chịu nén` R28(MPa) Cường độ chịu nén` R56(MPa) Hình 4:Biểu đồ so sánh cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=50MPa có và không sử dụng tro bay Bảng 3.4: Kết quả đo cường độ chịu nén của bê tông xi măng -tro bay f’c=70 MPa Lượng tro bay thay thế Cường độ Cường độ Cường độ Cường độ chịu nén chịu nén chịu chịu R28 (MPa) R56 (MPa) nén R28 (MPa) nén R56... CNXDGT cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=70MPa 80 79 78 77 76 75 74 73 72 71 70 0% 20% Cường độ chịu nén` R28(MPa) Cường độ chịu nén` R56(MPa) Hình 5:Biểu đồ so sánh cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=70MPa có và không sử dụng tro bay Kết luận: Qua các các kết quả thí nghiệm trên ta thấy sau khi sử dụng 20% tro bay thì cường độ chịu nén của bê tông tăng lên đáng kể Với mẫu f’c=50MPa: -Cường độ chịu nén gần... đo cường độ chịu nén của bê tông xi măng -tro bay f’ c=50 MPa Lượng tro bay thay thế Cường độ Cường độ Cường độ Cường độ chịu nén chịu nén chịu chịu R28 (MPa) R56 (MPa) nén R28 (MPa) nén R56 (MPa) 58,3 56,4 59,6 56,8 0% 58,2 58,9 50.6 Lê Trường Giang 52.6 59.9 58.9 52.4 58.8 58,2 54 20% 57.2 58,4 34 Vật liệu & CNXDGT – K47 TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT Cường độ chịu. .. Mỹ) để thiết kế thành phần Bêtông.Về cơ bản phương pháp này cũng sử dụng cường độ yêu cầu theo mẫu hình trụ.Đó là phương pháp tính toán kết hợp thực nghiệm và dựa vào giả thiết thể tích đặc tuyệt đối 3.1.1 Thiết kế thành phần bê tông sử dụng tro bay Thiết kế bê tông: fc ’= 50 MPa Bƣớc1: Lựa chọn độ sụt và cường độ yêu cầu của bêtông chọn độ sụt 2.5- 5 cm cường độ bê tông ngoài công trường f ’cr... nhiệt toả ra của bê tông Ngoài ra còn làm tăng độ chảy và chống phân tầng của hỗn hợp bê tông Ở Việt Nam, nguồn phụ gia khoáng mịn có nhiều loại được sử dụng trong bê tông, có thể kể như: Silicafume, tro nhiệt điện, xỉ lò cao, bột đá vôi, tro trấu Đề tài lựa chọn tro bay Phả Lại để nghiên cứu : Bảng 2.7: Các tính chất cơ lý của tro bay STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Tro bay 1 Độ ẩm % 2,6 2 Độ hút nước... KHOA HỌC & CNXDGT CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BÊ TÔNG XI MĂNG SỬ DỤNG TRO BAY VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thiết kế thành phần bê tông xi măng sử dụng tro bay Thiết kế thành phần bê tông là lựa chọn thành phần vật liệu chế tạo Bêtông như nước,ximăng,cát,đá ho ặc sỏi,phụ gia cho 1 m3 Bêtông sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về cường độ, độ dẻo,các yêu cầu khác về giá thành hợp lý .Sử dụng phương pháp ACI 211... tỷ tấn tro bay (2006),Việt Nam 1,3 tỷ tấn (2006) - Tro bay được coi là một chất thải có hại cho môi trường và con người - Trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng tro bay vào nhiều mục đích khác nhau nhất là được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng - Tro bay sử dụng trong Bêtông xi măng có những ưu điểm sau: Giảm nhiệt thuỷ hóa nên thích hợp cho bê tông khối lớn Giảm lượng nước sử dụng, giảm độ co gót,... Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, Nam Phi, Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ Ở Châu Âu gần như 100% tro bay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau Xu hướng tận dụng tro bay trên thế giới tập trung chủ yếu vào các ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng Một số công trình trên thế giới sử dụng bê tông xi măng nhiều tro bay • cường độ nén yêu cầu - thấp hơn 50MPa sau 150 ngày - lớn... thủy hóa trong bê tông, hạn chế nứt bêtông, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm từ 25÷50 %; Tăng độ chặt cho bê tông, tăng tính chống thấm, tăng khả năng chịu sói mòn; Tăng cường độ Các công trình tiêu biểu đã sử dụng bê tông đầm lăn ở Việt Nam là đập Tam Giang, đập Bản Vẽ, đập Pleikrông, nhà máy thủy điện Sơn La Thành phần của tro bay trong bêtông đầm lăn tùy thuộc từng công trình... CNXDGT Kết luận: Qua kết quả thí nghiệm độ sụt ta thấy: Khi sử dụng 20% tro bay thay thế xi măng thì độ sụt cao hơn 3.2.2 Cường độ chịu nén của bê tông ASTM_C39 Mục đích Phương pháp thí nghiệm này bao gồm việc xác định cường độ nén của mẫu bê tông hình trụ chế tạo bằng cách đúc hoặc khoan mẫu từ công trình Đối với mẫu bê tông hình lập phương sau khi xác định cường độ phải nhân thêm với một hệ số quy đổi . Giang Vật liệu & CNXDGT – K47 1 PHẦN CHUYÊN ĐỀ Nghiên cứu thành phần tính công tác và cường độ chịu nén của BTXM sử dụng tro bay phả lại. TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT. thời gian tính từ khi tro bay tiếp xúc với nước đến khi đầm nén lần cuối cùng hỗn hợp đất, tro bay và nước); độ ẩm ở thời điểm đầm nén và tỷ lệ tro bay sử dụng. Cường độ chịu nén của đất đạt. dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thành phần, cường độ chịu ép chẻ và môdun đàn hồi của Bêtông Xi măng sử dụng Tro bay Phả Lại. Để từ đó kiến nghị giải pháp chế tạo và ứng