1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần, tính chất của bùn đỏ và định hướng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường

25 794 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Nghiên cứu thành phần, tính chất của bùn đỏđịnh hướng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường Trần Mạnh Hùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Hoá phân tích; Mã số: 60 44 29 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Lợi Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Phân tích thành phần của bùn đỏ thô. Xác định thành phần cấu trúc pha của mẫu bùn đỏ bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. Nghiên cứu các điều kiện để hoạt hóa bùn đỏ. Nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp phụ photphat của bùn đỏ sau khi được hoạt hóa. Xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm. Keywords. Hóa học; Hoá phân tích; Bùn đỏ Content MỞ ĐẦU Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng rất lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm địa chất chưa đầy đủ, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Bắc đến Nam với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đăk Nông 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các mỏ Bauxit trên thế giới, Bauxit ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình. Bùn đỏ là bã thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxit theo phương pháp Bayer. Do tính kiềm cao lượng bùn thải lớn, bùn đỏ sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các hợp chất như sắt, mangan… một lượng xút dư thừa do quá trình hòa tan tách quặng bauxit. Đây là hợp chất độc hại, thậm chí bùn đỏ được ví như “bùn bẩn”. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thành phần tính chất của quặng bauxit khác nhau dẫn đến thành phần tính chất của bùn đỏ cũng khác nhau, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có cơ quan nào nghiên cứu về thành phần tính chất của bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần tính chất của bùn đỏ nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý môi trường là việc làm cần thiết cấp bách. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Tình hình khai thác chế biến bauxit ở Việt Nam Thế giới. 1.1.1 Tình hình khai thác chế biến bauxit trên Thế giới. Theo công bố của cục khảo sát Địa chất Mỹ vào tháng 1 năm 2009 thì tiềm năng bauxit toàn thế giới khoảng 55 – 75 tỷ tấn, phân bố trên các Châu lục như bảng 1.1: Bảng 1.1: Phân bố các trữ lƣợng ở các Châu lục. STT Châu lục Tỷ lệ phân bố (%) 1 Châu Phi 33 2 Châu Đại Dương 24 3 Châu Mỹ Carribe 22 4 Châu Á 15 5 Các nơi khác 6 Trên thế giới có khoảng 40 nước có bauxit, trong đó những nước có tiềm năng lớn hàng đầu được trình bày ở bảng 1.2: Bảng 1.2: Các nƣớc có tiềm năng lớn hàng đầu về bauxit. STT Tên nước Trữ lượng Bauxit (10 9 tấn) 1 Guinea 8,6 2 Australia 7,8 3 Việt Nam 5,5 4 Brazil 2,5 5 Jamaica 2,5 6 Trung Quốc 2,3 7 Ấn Độ 1,4 Hầu hết các nước có nguồn bauxit lớn đều khai thác để chế biến trong nước hoặc xuất khẩu. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 nước khai thác bauxit, 33 nước sản xuất alumin 45 nước điện phân nhôm [29]. 1.1.2 Tình hình khai thác chế biến bauxit ở Việt Nam. Việt Nam được xác định là một trong những nước có nguồn tài nguyên bauxit vào loại lớn trên thế giới, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn, trong đó khu vực miền Bắc khoảng 91 triệu tấn, còn lại tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam khoảng 5,4 tỷ tấn (chiếm 98% tổng trữ lượng cả nước), trong đó gồm Đăk Nông khoảng 3,42 tỷ tấn (chiếm 62% tổng trữ lượng); Lâm Đồng khoảng 975 triệu tấn (chiếm 18%); Gia Lai - Kon Tum khoảng 806 triệu tấn (chiếm 15%) Bình Phước khoảng 217 triệu tấn (chiếm 4%) một số khu vực ven biển Quảng Ngãi Phú Yên [1,11,12]. Đây là yếu tố quan trọng quyết định việc phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin nhôm kim loại của Việt Nam. 1.2 Công nghệ thải bùn đỏ đặc tính của bùn đỏ. 1.2.1 Công nghệ thải bùn đỏ. Thải bùn đỏ trên đất có 2 phương pháp là thải khô hoặc thải ướt: - Thải khô là bơm bùn ra bãi thải với hàm lượng chất rắn rất cao, tiết kiệm diện tích nhưng tốn kém phức tạp hơn, thích hợp với những vùng có lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa. - Thải ƣớt là bơm bùn ra bãi thải với hàm lượng chất rắn thấp hơn, đỡ tốn kém, thích hợp với các vùng có các thung lũng dễ tạo thành hồ chứa. 1.2.2 Thành phần tính chất của bùn đỏ. 1.2.3 Định hướng xử lý bựn đỏ. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công (kể cả quy mô thí nghiệm bán công nghiệp) về sử dụng bùn đỏ, nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp lượng bùn đỏ thải ra quá lớn nên việc sử dụng chúng còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn thải ra các bãi chứa. Trước đây, ở một số nước trên thế giới, người ta thường bơm bùn xuống đáy sông, đáy biển hay ngăn một phần vịnh biển để chứa bùn thải [28, 37]. Arawal các cộng sự đã thống kê 84 nhà máy alumin trên thế giới chỉ có 7 nhà máy có dự án thải ra biển vì hiếm đất (Nhật, Hylạp). Tuy nhiên, hiện nay các biện pháp này đều bị nghiêm cấm vì nó phá hủy hoàn toàn môi trường sống của các sinh vật đáy thủy vực. Từ năm 1945, nước Anh đã sử dụng bùn đỏ làm chất keo tụ. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều ứng dụng từ bùn đỏ, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực như: chất phụ gia trong xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, điều chế quặng sắt [27, 28, 29, 32, 41, 45]. Một kết quả nghiên cứu của Mỹ về việc tái sử dụng bùn đỏ bằng cách thủy phân bùn đỏ trong axit sunphuric để thu hồi Ti nhôm còn dư trong bùn đỏ, sau đó cặn thải trong quá trình thu hồi Ti được đưa vào trung hòa kiềm còn dư trong bùn đỏ. Tuy nhiên phương án này chỉ phù hợp với những quặng bauxit có hàm lượng Ti lớn trên 10%, còn đối với quặng Bauxit Việt nam, hàm lượng TiO 2 chỉ khoảng 7% do đó phương án này không thể áp dụng được. Các nghiên cứu của các nhà Khoa học Séc [29], cũng đưa ra để sản xuất gạch không nung, bằng cách trộn bùn đỏ với xi măng đá vôi theo tỷ lệ thích hợp, tính chất cơ lý của gạch được chế tạo từ bùn đỏ tương đương với gạch Block M100 theo tiêu chuẩn của Việt Nam, đây là phương án khả thi có thể áp dụng được cho Việt nam. Các kết quả nghiên cứu của các nhà Khoa học Hy Lạp đã đưa ra phương án sử dụng bùn đỏ thành vật liệu làm đường, kết quả cho thấy khi sử dụng tỷ lệ 60% bùn đỏ 40% đất cấp phối thì khả năng chịu lực của nền đường là tương đương với nền đất tự nhiên, đây cũng là phương án cần được quan tâm khi sử dụng tái chế bùn đỏ ở Việt Nam [34]. Việc sử dụng bùn đỏ thành các vật liệu hấp phụ các chất màu, Asen, Flo, Photpho, Sắt, Mangan cũng được các nhà khoa học trên thế giới đưa ra, tuy nhiên bùn đỏ cần được biến tính hoạt hóa trước khi sử dụng [27,47,50]. Đây là hướng nghiên cứu cần được áp dụng tại Việt Nam. 1.3 Các phƣơng pháp phân tích xác định thành phần tính chất bùn đỏ. 1.3.1 Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X:[ 3,4,6, 7, 8, 9,16]. 1.3.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [2,3,4,6,7,8, 9 ]. 1.3.3 Các phương pháp phân tích hóa học [2,3,4,6,7,8, 9 ]. 1.4 Vấn đề ô nhiễm photphat trong nước. Photphat trong nước thải là một thành phần dung dịch quan trọng cho sự phát triển của các loại tảo quang hợp các tổ chức sinh học khác trong môi trường nước. Tuy nhiên khi nồng độ PO 4 3- trong các dịch thải vượt qua ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng sẽ phá vỡ cân bằng của các hệ sinh học có trong nước ảnh hưởng tới chất lượng nước, chủ yếu do làm giảm lượng oxi trong nước khi các tảo phân hủy. Lượng oxi suy giảm gây ảnh hưởng có hại tới cá các hệ sống dưới nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của các vi sinh vật côn trùng cũng như làm thoái hóa các tài nguyên tự nhiên. Do vậy, hàm lượng PO 4 3- trong nước thải sinh hoạt công nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ qua các công nghệ xử lý nước thải. 1.5 Vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm [7, 17, 13, 21]. Ô nhiễm Asen trong nước ngầm là một vấn đề mang tính toàn cầu trở thành một thử thách cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Đã có nhiều báo cáo về tình trạng này trong những năm gần đây từ nhiều khu vực trên thế giới như Mỹ, Trung quốc, Chilê, Mêhicô, Canada, Bănglađet, Ấn Độ Việt Nam. Nhiễm độc Asen từ nước giếng khoan đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe người dân vùng nông thôn nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Bănglađét. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Trang cộng sự, hàm lượng Asen trung bình trong nước ngầm tại các giếng khoan một số vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng lên tới 200- 300 μg/l (tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng Asen trong nước ăn theo Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam hiện nay là 10 μg ). Do đó, người dân sinh sống ở những vùng này có thể gặp rủi ro cao do sử dụng lâu ngày nguồn nước ô nhiễm Asen. Khi vào cơ thể, asen sẽ được lưu giữ tích lũy dần trong các mô giàu chất sừng như tóc, móng tay da. Khi tích lũy lâu ngày, Asen có khả năng gây ung thư các bệnh hiểm nghèo khác. CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu. Các mẫu bùn đỏ được lấy tại nhà máy hóa chất Tân Bình trong quá trình sản suất. 2.2 Nội dung nghiên cứu. - Phân tích thành phần của bùn đỏ thô. - Xác định thành phần cấu trúc pha của mẫu bùn đỏ bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. - Nghiên cứu các điều kiện để hoạt hóa bùn đỏ. - Nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp phụ photphat của bùn đỏ sau khi được hoạt hóa. - Xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm. 2.4 Lấy mẫu, tiền xử lý hoạt hóa mẫu bùn đỏ. 2.4.1 Mẫu bùn đỏ thô. Mẫu bùn đỏ được lấy tại nhà máy Hóa chất Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ở dạng bùn thải ướt, sau đó mẫu được ly tâm với tốc độ 2400 vòng/phút để loại dịch bám theo bùn đỏ. Mẫu bùn thải khô được sấy khô ở 105 o C để phục vụ nghiên cứu. 2.4.2 Hoạt hóa bùn đỏ. - Hoạt hóa bằng nhiệt: Mẫu bùn đỏ sau khi ly tâm sấy khô ở 105 o C, Mỗi mẫu cân 50g bùn đỏ khô cho vào chén sứ nung nóng tới nhiệt độ khác nhau: 200 o C, 400 o C, 600 o C , 800 o C, 900 o C trong vòng 4 giờ. - Hoạt hóa bằng axit: Mẫu bùn đỏ sau hoạt hóa bằng nhiệt được hòa tan trong 1lít dung dịch HCl có nồng độ: 0,25M; 0,5M; 1M; 1,5M; 2M khuấy đều trong 2 giờ. Sau đó lọc và rửa với 1lít nước cất để loại bỏ axit dư các chất tan khác. Phần cặn sau đó được sấy khô tại 105 o C trong 4 giờ. 2.5 Tiến hành thực nghiệm. 2.5.1 Phân tích thành phần của bùn đỏ [1,5,11,12,16,17,]. 2.5.2 Quy trình xác định PO 4 3- theo phương pháp trắc quang - Phạm vi ứng dụng Phương pháp này được áp dụng để phân tích photphat (PO 4 3- ) trong các mẫu nước uống, nước mặt, nước ngầm, nước thải. - Nguyên tắc Ion photphat phản ứng với Amoni molipdat Antimonyl tartrat trong môi trường axit tạo thành hợp chất Antimony – photpho – Molipdat có màu vàng, phức này được khử bằng axit ascorbic tạo thành hợp chất có màu xanh, cường độ màu của phức tỷ lệ với nồng độ PO 4 3- trong mẫu. Mật độ quang được đo tại bước sóng 880nm. - Thiết bị Hệ thống máy đo quang vùng tử ngoại khả kiến. 2.5.3 Phân tích asen [18, 21]. Hàm lượng asen trong mẫu trước sau khi hấp phụ bằng bùn đỏ được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật nguyên tử hóa bằng lò graphít. Các điều kiện đo phổ chương trình nhiệt độ tối ưu được nghiên cứu lựa chọn như vạch đo, nguồn sáng, nhiệt độ sấy khô, nhiệt độ tro hóa luyện mẫu,nhiệt độ nguyên tử hóa, khoảng tuyến tính giới hạn phát hiện của phương pháp. 2.6 Xử lí số liệu thực nghiệm. 2.6.1 Hiệu suất hấp phụ photphat - Hiệu suất hấp phụ photphat được tính như sau: H= i fi C CC  *100 (%) Trong đó: H: là hiệu suất hấp thụ photphat. C i : là nồng độ photphat ban đầu. C f: là nồng độ photphat sau hấp thụ. 2.6.2 Lượng PO 4 3- hấp phụ trên một đơn vị khối lượng bùn đỏ Khối lượng PO 4 3- hấp thụ trên một đơn vị khối lượng bùn đỏ được tính theo công thức X= m CC fi  * V (mg/g bùn đỏ) Trong đó: X: là nồng độ của PO 4 3- được hấp thụ. C i: là nồng độ PO 4 3- ban đầu. C f: là nồng độ PO 4 3- sau hấp thụ. V: thể tích dung dịch. m: khối lượng bùn đỏ. Các kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 Minitab 15. 2.6.3 Đánh giá khả năng hấp phụ asen của bùn đỏ [18, 21]. Khả năng hấp phụ asen của bùn đỏ được đánh giá theo chế độ tĩnh, lượng bùn đỏ được sử dụng là 1g trong 50 ml dung dịch hấp phụ. Xử lý kết quả theo các công thức: 0 ( ). e e C C V Q m   % Hấp phụ = 0 0 ( ).100% e CC C  Trong đó: Q e : Dung lượng hấp phụ (mg/g); C 0 : Nồng độ ion kim loại hoặc asen ban đầu (mg/l); C e : Nồng độ ion kim loại cân bằng khi cân bằng được thiết lập (mg/l); V: Thể tích dung dịch ion kim loại hoặc asen (lít); m: Khối lượng hạt bùn đỏ. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ BIỆN LUẬN 3.1 Kết quả phân tích thành phần bùn đỏ. Sau khi tiến hành vô cơ hóa mẫu bùn đỏ theo phương pháp vô cơ hóa khô sử dụng Na 2 CO 3 . Hàm lượng silíc được xác định bằng phương pháp trọng lượng, hàm lượng nhôm sắt được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, hàm lượng titan được xác định bằng phương pháp đo quang. Kết quả phân tích mẫu bùn đỏ thô được đưa ra ở bảng sau: Bảng 3.1: Kết quả phân tích thành phần của bùn đỏ. STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Hàm lƣợng 1 Fe 2 O 3 % 46.32 2 Al 2 O 3 % 17.56 3 SiO 2 % 6.70 4 TiO 2 % 7.20 Kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho thấy, thành phần chính của bùn đỏ là Fe 2 O 3 và Al 2 O 3 , bùn đỏ có kích thước mịn diện tích bề mặt riêng lớn nên sử dụng bùn đỏ làm các vật liệu hấp phụ là rất khả thi. 3.2 Kết quả xác định cấu trúc pha của bùn đỏ. Hình 3.1: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ thô. Bảng 3.2: Cấu trúc pha của các hợp phần trong bùn đỏ thô. STT Công thức hóa học Dạng tồn tại 1 Al(OH)3 Dạng gibbsite 2 FeO(OH) Geothite 3 Fe 2 O 3 Hematite 4 SiO 2 Quartz 5 1.08 Na 2 O.Al 2 O 3 .1.68SiO 2 .1.8H 2 O Sodium Aluminum Silicat hydrat 3.3 Kết quả xác định cấu trúc pha của bùn đỏ sau khi hoạt hóa bằng nhiệt. Hình 3.2: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ biến tính ở 200 o C. Bảng 3.3: Cấu trúc pha của các hợp phần trong bùn đỏ biến tính ở 200 o C STT Công thức hóa học Dạng tồn tại 1 Al(OH)3 Dạng gibbsite 2 FeO(OH) Geothite 3 Fe 2 O 3 Hematite 4 SiO 2 Quartz 5 1.08 Na 2 O.Al 2 O 3 .1.68SiO 2 .1.8H 2 O Sodium Aluminum Silicat hydrat Hình 3.3: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ biến tính ở 400 o C. Bảng 3.4: Cấu trúc pha của các hợp phần trong bùn đỏ biến tính ở 400 o C. STT Công thức hóa học Dạng tồn tại 1 Al(OH)3 Dạng gibbsite 2 Fe 2 O 3 Hematite 3 1.08 Na 2 O.Al 2 O 3 .1.68SiO 2 .1.8H 2 O Sodium Aluminum Silicat hydrat Hình 3.4: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ biến tính ở 600 o C. Bảng 3.5: Cấu trúc pha của các hợp phần trong bùn đỏ biến tính ở 600 o C STT Công thức hóa học Dạng tồn tại 1 Fe 2 O 3 Hematite 2 SiO 2 Quartz 3 1.08 Na 2 O.Al 2 O 3 .1.68SiO 2 .1.8H 2 O Sodium Aluminum Silicat hydrat Hình 3.5: Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ biến tính ở 800 o C. Bảng 3.6: Cấu trúc pha của các hợp phần trong bùn đỏ biến tính ở 800 o C. STT Công thức hóa học Dạng tồn tại 1 Fe 2 O 3 Hematite 2 1.08 Na 2 O.Al 2 O 3 .1.68SiO 2 .1.8H 2 O Sodium Aluminum Silicat hydrat 3.4 Kết quả hấp phụ photphat với bùn đỏ 3.4.1 Xây dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ photphat bằng phƣơng pháp đo quang [...]... quả đưa ra ở bảng 3.30 hình 3.27, cho thấy khi thời gian tăng thì khả năng hấp phụ As (V) tăng lên Khả năng hấp phụ As (V) đạt ổn định sau 90 phút Trong khi đó đối với As(III) thời gian đạt cân bằng chỉ là 45 phút thấp hơn nhiều so với As(V) KẾT LUẬN Từ những kết quả thực hiện đề tài luận văn Nghiên cứu thành phần, tính chất của bùn đỏ định hướng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường thu được Chúng... luận sau: 1 Đã áp dụng các phương pháp phân tích hóa học hóa lý hiện đại để xác định thành phần hóa học và cấu trúc pha của mẫu bùn đỏ thô bùn đỏ đã biến tính bằng nhiệt Cấu trúc pha của bùn đỏ thô bao gồm các dạng gibbsite, Geothite, Hematite, Quartz Sodium Aluminum Silicat hydrat Mẫu bùn đỏ sau khi biến tính bằng nhiệt ở 800oC có thành phần chủ yếu là dạng Hematite 2 Đã nghiên cứu được các điều... Hiệu suất hấp phụ photphat của mẫu bùn đỏ đƣợc biến tính bằng phƣơng pháp gia nhiệt Do đó việc khảo sát khả năng hấp phụ photphat của bùn đỏ tôi quyết định dùng các mẫu bùn đỏ được biến tính bằng phương pháp gia nhiệt 3.4.3 Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng chất hấp phụ Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của lƣợng bùn đỏ thô khác nhau với hiệu suất hấp phụ PO43STT 1 2 3 4 5 6 Khối lượng bùn đỏ thô (g) 0.25 0.5 1.0 1.5... cao mẫu bùn đỏ được hoạt hóa, mẫu bùn đỏ đựơc hoạt hóa trong môi trường HCl 1M) là cực đại đối với As (III) Do vậy, chúng tôi lựa chọn mẫu bùn đỏ đựơc hoạt hóa trong HCl 1M thực hiện quá trình hấp phụ tại pH=7,5 đối với các nghiên cứu tiếp theo 3.5.2.2 Nghiên cứu lựa chọn thời gian hấp phụ tối ưu Để khảo sát thời gian hấp phụ tối ưu, chúng tôi lựa chọn mẫu bùn đỏ đã đựơc họat hóa với HCl 1M thực... đó, có thể sử dụng các đường chuẩn này để xác định nồng độ photphat trong các mẫu thực 3.4.2 Nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp biến tính bùn đỏ 3.4.2.1 Bùn đỏ đƣợc biến tính bằng phƣơng pháp axit STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Bảng 3.8: Hiệu suất hấp phụ photphat của mẫu bùn đỏ đƣợc hoạt hoá bằng axit KHM Nồng độ pH sau Hiệu suất Lượng PO43- hấp phụ trên (mol/l) hấp phụ hấp phụ (%) một đơn vị bùn đỏ (mg/g) RM0,001... quả của bảng trên ta xây dựng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hiệu suất hấp phụ với nồng độ axit của mẫu bùn đỏ được biến tính 40 Hieu suat hap phu (%) 35 30 25 20 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Nong do mau hoat hoa (M) Hình 3.7: Hiệu suất hấp phụ photphat của mẫu bùn đỏ đƣợc biến tính bằng axit 3.4.2.2 Bùn đỏ đƣợc biến tính bằng phƣơng pháp gia nhiệt Bảng 3.9: Hiệu suất hấp phụ photphat của mẫu bùn đỏ. .. photphat của mẫu bùn đỏ thô với lượng bùn đỏ khác nhau thì ta có đồ thị sau: 45 Hieu suat hap phu (%) 40 35 30 25 20 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 Khoi luong mau bun do Hình 3.9: Ảnh hƣởng của lƣợng bùn đỏ thô khác nhau đến hiệu suất hấp phụ PO43Từ bảng số liệu đồ thị ta rút ra kết luận sau: Lượng bùn đỏ dùng hấp phụ photphat nồng độ 25mg/l tốt nhất là 1,5g 3.4.4 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ ban đầu của. .. trên một đơn vị bùn đỏ (mg/g) 10.69 15.64 12.03 8.13 5.25 Biểu diễn hiệu suất hấp phụ photphat của mẫu bùn đỏ với dung dịch photphat 25mg/l ở các thời gian lắc khác nhau, ta có đồ thị sau: 100 90 Hieu suat hap phu (%) 80 70 60 50 40 30 0 5 10 15 20 25 Thoi gian lac mau Hình 3.13: Ảnh hƣởng của thời gian khuấy lắc đến hiệu suất hấp phụ PO433.5 Nghiên cứu khảo sát hấp phụ asen của bùn đỏ hoạt hóa bằng... gian hợp lý để tiến hành cho các nghiên cứu khảo sát tiếp theo 3.5.2.3 Nghiên cứu khả năng hấp phụ đối với As(V) Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH đến hấp phụ As(V) 100 % Hap phu 95 90 85 80 75 2 4 6 8 10 12 pH Hình 3.26: Hấp phụ As (V) bằng bùn đỏ hoạt hóa trong HCl 1M tại các pH khác nhau Các kết quả ở bảng 3.27 hình 3.18 cho thấy khả năng hấp phụ As (V) cao nhất tại pH trong khoảng 2 ÷ 4, nếu tiếp tục... đánh giá chất lượng công nghệ alumin của quặng bauxit'' Tuyển tập công trình số 4/1985 Kim loại màu Viện Luyện kim màu 17 Trịnh Thị Thanh (2007), Độc học môi trường sức khỏe con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 18 Lê Tự Thanh, Nguyễn Văn Đông, Diệp Ngọc Sương (2000), “Xác định asen tổng số nghiên cứu xác định riêng lẻ As (III) As (V) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ . Nghiên cứu thành phần, tính chất của bùn đỏ và định hướng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường Trần Mạnh Hùng Trường Đại học Khoa. nào nghiên cứu về thành phần và tính chất của bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần và tính chất của bùn

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w