Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai

27 847 0
Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống  cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiềm năng kinh tế phần hạ lưu của lưu vực sông Đồng Nai được đánh giá là rất lớn, quyết định đến sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực – Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh nhất nước. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển hiện nay, chất lượng nước phần hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (HTSĐN) đang chịu áp lực ngày càng gia tăng do tiếp nhận một lượng rất lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chất thải đô thị,… với hàm lượng các chất ô nhiễm cao làm giảm đáng kể khả năng tự làm sạch và đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước. Ngoài ra, các ghi nhận cho thấy tài nguyên nước đang bị khai thác với tốc độ nhanh. Nhằm góp phần quản lý nguồn tài nguyên nước và hoàn thiện các phương pháp quan trắc chất lượng môi trường, bên cạnh các phương pháp dựa vào yếu tố hóa-lý, việc sử dụng sinh vật trong đánh giá chất lượng nước, phục vụ giám sát sức khoẻ sinh thái thủy vực đang ngày càng được coi là phương pháp ứng dụng có nhiều ưu điểm. Trên thế giới, động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy (ĐVKXSCL) được ứng dụng phổ biến nhất trong các chương trình sinh quan trắc do những ưu điểm nổi bật của chúng trong thủy vực như (1) thành phần loài phong phú và phân bố rộng khắp hệ thống sông; (2) tương đối dễ thu mẫu; (3) tương đối dễ định danh; (4) thường sống cố định ở đáy, do đó chỉ thị tốt cho sự thay đổi chất lượng nước; (5) có đời sống đủ dài (> 6 tháng) nên không cần thu mẫu thường xuyên; (6) đa dạng khoảng nhạy cảm với ô nhiễm; (7) tổng hợp các ảnh hưởng của ô nhiễm trong thủy vực; (8) số lượng loài trong một lần thu mẫu khá cao, do đó có ít nhất vài loài sẽ bị tác động do sự thay đổi chất lượng nước; và, (9) tài liệu nghiên cứu phong phú. Cho đến nay, các kết quả ứng dụng ĐVKXSCL cho việc đánh giá chất lượng và phân vùng môi trường nước các dạng thủy vực với các điều kiện sinh thái khác nhau ở Việt Nam còn rất hạn chế và chưa được kiểm chứng nhiều qua thời gian. Trong khi đó, với điều kiện sinh thái đặc trưng của Việt Nam, việc áp dụng hệ thống điểm số đang được phổ biến ở Châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, được coi là thiếu chính xác, nên việc 1 nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL là rất cần thiết trong tình hình diễn biến ô nhiễm nguồn nước ngày một phức tạp hơn. Theo cách tiếp cận mới này, việc thực hiện đề tài “Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai” sẽ giúp các nhà nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực sinh thái, tài nguyên – môi trường nước có thêm công cụ quan trắc sinh học để giám sát sức khỏe sinh thái lưu vực sông Đồng Nai nói riêng và các lưu vực sông trên cả nước nói chung. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu luận án là xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu: Hạ lưu HTSĐN bao gồm sông Sài Gòn – Khu vực từ thị trấn Dầu Tiếng đến ngã 3 Cát Lái (Đèn Đỏ), sông Đồng Nai – Khu vực từ Tân Uyên đến các cửa sông. Từ các thông tin và dữ liệu, các điểm, tuyến khảo sát trong khu vực nghiên cứu được chọn dựa trên những mục đích như khu vực ít hoặc không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn ô nhiễm; khu vực bị tác động của các hoạt động phát triển KT-XH; khu vực có các nhu cầu nước riêng biệt (cấp nước cho các nhà máy nước, nước thủy lợi, nuôi thủy sản, nước sử dụng đa mục đích,…). Thời gian nghiên cứu: Thu mẫu ĐVKXSCL 4 đợt/năm (mùa khô, chuyển mùa khô sang mùa mưa, mùa mưa, chuyển mùa mưa sang mùa khô) kéo dài từ tháng 03/2007 đến 09/2009 phục vụ xây dựng phương pháp, và thu mẫu 2 đợt vào tháng 03 và tháng 09 năm 2010 để kiểm định phương pháp. Đối tượng nghiên cứu: Các nhóm loài ĐVKXSCL. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt những mục tiêu đặt ra, những nội dung dưới đây cần được thực hiện: 1. Thu mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước; 2 2. Thu mẫu và phân tích ĐVKXCL; 3. Đánh giá hiện trạng chất lượng mẫu nước và mối quan hệ ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN; 4. Xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ số sinh học của ĐVKXSCL và các thông số chất lượng mẫu nước; 5. Xây dựng phương pháp đánh giá và phân vùng chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN; 6. Kiểm định phương pháp đã xây dựng; 7. Phát triển bộ chỉ báo ĐVKXSCL cho mục tiêu đánh giá nhanh chất lượng nước cho hạ lưu HTSĐN; 8. Đề xuất hoàn thiện mạng lưới quan trắc sinh học cho hạ lưu HTSĐN. Nội dung nghiên cứu của luận án gồm 3 chuyên đề sau: Chuyên đề 1: Tổng quan tài liệu về ĐVKXSCL và khả năng sử dụng quan trắc chất lượng nước cho hạ lưu HTSĐN. Chuyên đề 2: Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học trên cơ sở ĐVKXSCL. Chuyên đề 3: Đánh giá chất lượng hạ lưu HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học của ĐVKXSCL. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: Dựa trên cơ sở số liệu có hệ thống, đầy đủ của nhóm ĐVKXSCL thuộc vùng khảo sát, thông tin đa dạng sinh học của ĐVKXSCL, tương quan giữa ĐVKXSCL với các điều kiện sinh thái và môi trường, luận án đã xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL cho hạ lưu HTSĐN. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đóng góp một công cụ quan trắc sinh học có độ tin cậy cao trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Góp phần hoàn thiện các công cụ quan trắc chất lượng nước ở hạ lưu HTSĐN vì hiện nay trong nhiều chương trình quan trắc chất lượng môi trường thường sử dụng các thông số hóa-lý để đánh giá chất lượng nước. 6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC MỚI CẦN GIẢI QUYẾT Luận án xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường 3 của khu vực nghiên cứu nhằm hoàn thiện các phương pháp đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN cũng như những hệ thống sông tương tự. Dựa trên phương pháp xây dựng Điểm số ô nhiễm (Tolerance Score – TS) của Ủy hội Quốc tế Sông Mekong, luận án đã cải tiến những điểm hạn chế của phương pháp này để xây dựng TS cho từng loài ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN trên cơ sở tương quan giữa sinh học và hóa học từ đó tính toán điểm số ô nhiễm trung bình theo cá thể từng loài (average tolerance score per individuals – ATSPI) tại mỗi vị trí quan trắc. Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này để đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL mà không cần thiết thu mẫu và phân tích các thông số hóa-lý. Hơn nữa, ngoài thang điểm đánh giá ATSPI, luận án xây dựng thêm các chỉ số sinh học sử dụng phổ biến để đánh giá chất lượng nước ở HTSĐN (có thể mở rộng phạm vi sử dụng như một số vùng khác của Việt Nam). Đây là cũng là một trong những điểm mới của luận án vì trước đây hầu như chưa có tác giả nào ở Việt Nam xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học này. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC DỰA VÀO ĐVKXSCL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Lịch sử hiện đại của quan trắc sinh học bắt đầu ở châu Âu và Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và phát triển mạnh vào nửa sau của thế kỷ này. Họ đã thiết lập các tiêu chuẩn về quan trắc sinh học, hầu hết các quốc gia sử dụng ĐVKXSCL để đánh giá chất lượng nước trong hệ thống quan trắc quốc gia. Tuy vẫn chưa còn nhiều tranh luận xung quanh các phương pháp đánh giá dựa vào cấu trúc quần xã và loài chỉ thị nhưng đã cho thấy nhiều lợi ích và tính hiệu quả khi sử dụng ĐVKXSCL để đánh giá những phản ứng của hệ sinh thái. Ở các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia,… chủ yếu ứng dụng những nghiên cứu đã thực hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng có những thay đổi phù hợp với 4 điều kiện tự nhiên của từng quốc gia. Hiện nay, họ đang phát triển các chương trình quan trắc sinh học dựa vào cộng đồng. Ở Việt Nam, quan trắc sinh học đã được phát triển trong những năm 90 của thể kỷ 20. Tuy nhiên, các nghiên cứu hay chương trình quan trắc sinh học gần như áp dụng các chỉ số được nghiên cứu và sử dụng đánh giá các thủy vực ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà có điều kiện sinh thái khác biệt hoàn toàn so với Việt Nam. Một số khác đưa ra các kết quả đánh giá dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà không quan tâm nhiều đến cơ sở khoa học. Cho đến nay, quan trắc sinh học chưa được thống nhất thực hiện trong các chương trình quan trắc môi trường của các tỉnh, thành. Thậm chí nhiều Tỉnh/Thành lớn (bao gồm Tp.HCM) cũng không đưa quan trắc sinh học vào trong chương trình quan trắc môi trường của địa phương. Tóm lại, dựa trên những dữ liệu tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, điểm mới của luận án tiến sỹ này hướng tới cải tiến các phương pháp: (1) xây dựng TS để đánh giá chất lượng nước cho vùng hạ lưu HTSĐN; (2) thiết lập thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học đã và đang được sử dụng phổ biến ở khu vực này; và, (3) phát triển bộ chỉ báo ĐVKXSCL cho mục tiêu đánh giá nhanh chất lượng nước cho hạ lưu HTSĐN. Đây là những khía cạnh hầu như chưa có nghiên cứu nào thực hiện. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUAN TRẮC SINH HỌC DỰA VÀO ĐVKXSCL KHU VỰC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI Đề tài xem xét cơ sở khoa học sử dụng ĐVKXSCL đánh giá chất lượng nước trên cơ sở khảo cứu những nghiên cứu về ĐVKXSCL khu vực HTSĐN, và nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và sinh thái các nhóm ĐVKXSCL chính phục vụ đánh giá chất lượng nước khu vực hạ lưu HTSĐN. Từ đó, định hướng xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN dựa vào ĐVKXSCL. 1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5 Đề tài đã tổng quan điều kiện tự nhiên, phát triển KT-XH và các vấn đề ô nhiễm chính ở hạ lưu HTSĐN, và đưa ra các vấn đề môi trường chính tác động đến khu vực nghiên cứu. Những thông tin này đã cung cấp cơ sở và hỗ trợ cho việc xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học ĐVKXSCL. Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. VẬT LIỆU Các vật liệu và thiết bị phục vụ nghiên cứu ĐVKXSCL được chuẩn bị theo MRC, 2010. 2.2. PHƯƠNG PHÁP Chọn vị trí khảo sát Tổng cộng có 36 điểm thu mẫu được chọn cho nghiên cứu trên toàn vùng khảo sát. Trong đó, sông Đồng Nai và các chi lưu có 8 điểm; sông Sài Gòn và các chi lưu có 16 điểm, và khu vực hợp lưu có 12 điểm (Hình 2- 2). Tần suất thu mẫu Trong 3 năm (2007 – 2009), ĐVKXSCL được thu mẫu vào 4 thời điểm: (1) Tháng 3 (mùa khô kiệt nhất), (2) Tháng 6 (chuyển mùa khô sang mưa), (3) Tháng 9 (mùa mưa lớn nhất), và (4) Tháng 12 (chuyển mùa mưa sang khô). Công tác thu mẫu thực địa, phân tích phòng thí nghiệm, xử lý số liệu và phân tích thống kê được thực hiện theo phương pháp của MRC , 2008 và 2010. HL12 HL11 HL10 HL1 HL2 HL3 HL4 HL5 HL6 HL7 HL9 HL8 DN1 DN2 DN3 DN4 DN5 6 DN6 DN7 DN8 SG1 SG2 SG3 SG4 SG5 SG6 SG7 SG8 SG9 SG11 SG12 SG13 SG14 SG15 SG16 SG10 7 Hình 2-2. Khu vực thu mẫu 8 Phương pháp xây dựng điểm số ô nhiễm Việc xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) cho các loài ĐVKXSCL để đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu quan trắc trong 3 năm. Cụ thể: - Số loài ở từng vị trí; - Số lượng cá thể của từng loài; - Tổng số lượng cá thể ở từng vị trí; - Điểm số đánh giá tác động quan sát được (Visible Assessment Score – VAS); - Điểm số chất lượng nước (Water Quality Score – WQS); - Điểm số tác động (Impact Score – IS); - Điểm số ô nhiễm của từng loài (Tolerance Score – TS); - Điểm số ô nhiễm trung bình theo cá thể từng loài (Average Tolerance Score Per Individuals – ATSPI). Mặc dù phương pháp này đã được ứng dụng nhiều ở Châu Âu, Bắc Mỹ, sông Mekong và các chi lưu, sông Sài Gòn và các chi lưu (Việt Nam), tuy nhiên khi thực hiện đề tài nghiên cứu sinh này, nhóm tác giả nhận thấy có những nhược điểm cần cải tiến. Điển hình phương pháp đánh giá xây dựng cho lưu vực sông Mekong dựa trên số lượng cá thể của từng mẫu (cá thể/mẫu, tương đương 0,1 m 2 ) và điểm số VAS. Nếu sử dụng số lượng cá thể của từng mẫu (0,1 m 2 ), đôi khi giá trị thu được của từng mẫu rất thấp, điều này thường cho kết quả phân tích sai lệch lớn giữa các vị trí khảo sát và có thể cho điểm số ô nhiễm tính toán được của từng loài quá thấp hay quá cao. Hơn nữa, điểm số VAS đánh giá mang tính cảm quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu, mặc dù điểm số này đánh giá khá bao quát về đặc điểm điều kiều tự nhiên và phát triển KT- XH của khu vực khảo sát. Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã cải tiến phương pháp xây dựng cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, cụ thể: (1) Phương pháp dựa trên số lượng cá thể của từng vị trí khảo sát (cá thể/m 2 ), giá trị mẫu gấp 10 lần so với cá thể trong mẫu 0,1 m 2 , sẽ tăng thêm tính đại diện của ĐVKXSCL; (2) Còn điểm số VAS được thay bằng điểm số IS, điểm số này có sự kết hợp giữa sự quan sát ngoài thực địa (VAS) và phân tích trong phòng thí 9 nghiệm (WQS). Những cải tiến này sẽ cho kết quả đánh giá chất lượng nước khách quan hơn so với cách tính toán có phần chủ quan của phương pháp xây dựng cho lưu vực sông Mekong. Việc xác định sự hiện diện của các loài này trong quần xã theo giá trị TS sẽ là cơ sở đánh giá tính chất cũng như sự biến đổi của chất lượng môi trường nước một cách chính xác và hiệu quả nhất. Tính toán TS theo công thức: ∑ = += n i Sii NISNTS 1 )( Trong đó: N i là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu thứ i IS i là điểm số tác động tại vị trí thu mẫu thứ i N S là tổng số cá thể của loài ĐVKXSCL tại các vị trí thu mẫu Sau khi tính toán TS cho từng loài ĐVKXSCL Cuối cùng là tính ATSPI. Điểm số này chính là TS trung bình cho từng vị trí quan trắc. Tính toán ATSPI theo công thức: ∑ = += n j Tjj NISNATSPI 1 )( Trong đó: N j là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL thứ j tại vị trí thu mẫu TS j là điểm số ô nhiễm của loài ĐVKXCSL thứ j tại vị trí thu mẫu N T là tổng số cá thể của các loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu Xây dựng thang điểm cho ATSPI và các chỉ số sinh học phổ biến Việc xây dựng thang điểm đánh giá chất lượng nước theo chủ yếu theo mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng (pH, độ mặn, TSS, DO, BOD, T_N, T_P, coliform, E. coli…). Các nguyên tắc xây dựng gồm: - Dựa vào kết quả phân tích ĐVKXSCL và thông số môi trường; - Xác định các chỉ số sinh học ĐVKXSCL tương quan chặt nhất với những thông số môi trường nào; - Tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo phân nhóm của các thông số môi trường tương quan chặt nhất; - Tổng hợp tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo đợt khảo sát; - Đề xuất thang điểm đánh giá. 10 [...]... giả dựa vào kinh nghiệm đã xây dựng thang điểm cho một số chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng nước sông rạch Tp.HCM 3.6 KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐÃ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 14 Việc kiểm định được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu khảo sát ĐVKXSCL tại 36 vị trí ở hạ lưu HTSĐN trong 02 đợt tháng 03 và tháng 09 năm 2010 Cấu trúc quần xã động vật không xương sống cỡ lớn. .. Từ kết quả nghiên cứu Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai trong 4 năm 2007 – 2010, có thể đưa ra những kết luận sau: • Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá các thành phần gồm: các thông số chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, TSS, DO, BOD5, Tot_N,... gian đánh giá nhanh, thể hiện rõ trên biểu đồ bằng màu Vì vậy, các chương trình quan trắc sinh học dựa vào ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN cần sử dụng kết quả xây dựng thang đánh giá của các chỉ số sinh học phổ biến và ATSPI trong Bảng 3-16 để đánh giá và phân loại chất lượng nước 4.4 ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ BÁO ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Ở ĐÁY ĐÁNH GIÁ NHANH CHẤT LƯỢNG NƯỚC Bộ chỉ báo ĐVKXSCL phục vụ đánh giá. .. đến lợ mặn Chương 4 ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC SINH HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG CỠ LỚN Ở ĐÁY CHO HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI Để đánh giá hiệu quả của phương pháp đã xây dựng và đề xuất cải tiến phương pháp quan trắc sinh học phần ĐVKXSCL cho hạ lưu HTSĐN, cần dựa trên 3 yếu tố: (1) Tính chính xác; (2) Tính kinh tế; và, (3) Sự thuận lợi 4.1 PHƯƠNG PHÁP THU MẪU Hiện nay trong hầu hết các... nhiễm đã xây dựng: Sử dụng giá trị TS trong Bảng 3-11 để tính toán ATSPI nhằm đánh giá chất lượng nước mà không cần thiết tính toán lại TS Sử dụng thang điểm đánh giá đã xây dựng: Cần sử dụng kết quả xây dựng thang đánh giá của các chỉ số sinh học phổ biến và ATSPI trong Bảng 318 để đánh giá và phân loại chất lượng nước Sử dụng Bộ chỉ báo dựa vào ĐVKXSCL đánh giá nhanh chất lượng nước: Nên tập huấn cho. .. đánh giá chất lượng nước dựa vào các chỉ số sinh học Trong thời gian vừa qua, thang điểm đánh giá chất lượng nước dựa vào các chỉ số sinh học đã xây dựng không chỉ được kiểm định thông qua số liệu quan trắc của ĐVKXSCL thu thập trong năm 2010, mà còn được ứng dụng để đánh giá chất lượng nước cho các thủy vực ở hạ lưu HTSĐN và 21 vùng lân cận Kết quả phân tích cho thấy thang điểm đã xây dựng có nhiều... số chất lượng nước Từ những kết quả kiểm tra và đánh giá ở trên, luận án đã cải tiến việc xây dựng điểm số ô nhiễm cho từng loài ĐVKXSCL, từ đó tính toán ATSPI cho từng vị trí quan trắc phục vụ đánh giá chất lượng nước ở hạ lưu HTSĐN theo phương pháp khoa học, khách quan và có độ tin cậy cao hơn Hơn nữa, luận án đã xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học sử dụng phổ biến và ATSPI để đánh. .. rất nặng 13 Từ đó có thể xây dựng thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học dựa trên những thông số môi trường này Kết quả xây dựng thang điểm cho các chỉ số sinh học được trình bày trong Bảng 6.2 Bảng 3-18 Thang điểm đề xuất đánh giá chất lượng nước dựa vào ATSPI và các chỉ số sinh học phổ biến cho vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai ATSPI H’ E 1– DBP DS I Dm Thang đánh giá Chỉ thị màu ≤ 35 > 3,25... nhanh chất lượng nước cho vùng hạ lưu HTSĐN được chia làm 3 vùng cụ thể: (1) Vùng hạ lưu sông Đồng Nai và các chi lưu – Khu vực từ ngã ba sông Bé đến Cát Lái; (2) Vùng hạ lưu sông Sài Gòn và các chi lưu – Khu vực từ Thị trấn Dầu Tiếng đến ngã ba Đèn Đỏ; và, (3) Vùng hợp lưu hệ thống sông Đồng Nai Chi tiết các Bộ chỉ báo ĐVKXSCL và hướng dẫn tính toán được trình bày trong Phụ lục 10 Đây là Bộ chỉ báo dựa. .. hệ của ĐVKXSCL với các thông số môi trường này ở hạ lưu HTSĐN Cần có những nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa ĐVKXSCL với các nhóm loài thủy sinh vật khác như thực vật phiêu sinh, tảo đáy, động vật phiêu sinh hay cá để đánh giá sự biến động quần xã của ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN Ngoài ra, việc mở rộng khu vực nghiên cứu cho toàn lưu vực sông Đồng Nai cũng cần được thực hiện nhằm phát triển phương pháp . ĐVKXSCL và các thông số chất lượng mẫu nước; 5. Xây dựng phương pháp đánh giá và phân vùng chất lượng nước dựa vào ĐVKXSCL ở hạ lưu HTSĐN; 6. Kiểm định phương pháp đã xây dựng; 7. Phát triển. trắc chất lượng nước cho hạ lưu HTSĐN. Chuyên đề 2: Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN dựa vào các chỉ tiêu sinh học trên cơ sở ĐVKXSCL. Chuyên đề 3: Đánh giá chất lượng. liệu phân tích và đánh giá này, luận án xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) và thang điểm đánh giá cho các chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng nước hạ lưu HTSĐN. 3.4. XÂY DỰNG ĐIỂM SỐ Ô NHIỄM

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan