1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế bộ tem bưu chính giới thiệu các họa tiết chạm khắc trên cửu đỉnh triều nguyễn.

39 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 19,41 MB

Nội dung

Hệ thốngthành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinhhoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú vớinhiều yếu tố biểu tượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY CAM ĐOAN

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG PHƯỚC THỊNH

Khóa : 14 (2009 - 2014) Ngành : Mỹ thuật ứng dụng

Chuyên ngành: Thiết kế đồ họa

Tên đồ án chuyên môn:

THIẾT KẾ BỘ TEM BƯU CHÍNH GIỚI THIỆU CÁC HỌA TIẾT CHẠM KHẮC TRÊN CỬU ĐỈNH TRIỀU NGUYỄN.

Tôi xin cam đoan rằng những kết quả sáng tạo trong đồ án tốt nghiệp chuyênmôn và Luận văn của tôi là hoàn toàn do chính cá nhân tôi thực hiện có sự giám sátcủa giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp Các tư liệu sửdụng trong đồ án là những tài liệu đã được công bố và lưu hành hợp pháp

Tôi xin chịu trách nhiêm trước Nhà trường, Khoa về lời cam đoan của mình.Nếu có gì tranh chấp về nội dung ý tưởng và các thành phần trong đồ án chuyên mônhoặc luận văn tôi xin chịu kỷ luật theo các quy chế, quy định của Bộ giáo dục và đàotạo và của Nhà trường,

Huế, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Dương Phước Thịnh

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Qua thời gian 5 năm dưới mái trường ĐH Nghệ Thuật Huế, là chuỗi dài những ngày tháng mà mỗi sinh viên phải nổ lực hết mình trong học tập và rèn luyện để gặt hái được những thành quả về kiến thức cũng như những kinh nghiệm về nghề nghiệp

cơ bản làm hành trang cho cuộc sống sau này Đối với tôi, đây là khoảng thời gian ý nghĩa nhất của quãng đời sinh viên Dưới sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình và tâm huyết của các thầy cô giáo cùng với sự động viên của gia đình bạn bè đã giúp tôi trưởng thành hơn qua từng năm học, biết trách nhiệm hơn với bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện.

Để hoàn thành luận văn và đồ án tốt nghiệp, tôi đã được sự góp ý, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô hiện đang giảng dạy tại trường ĐH Nghệ Thuật Huế, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tốt Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trần Thanh Bình, người mà đã trực tiếp dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp.

Với vốn kiến thức có hạn nên sự sai sót là điều không thể tránh khỏi trong quá trình viết khóa luận và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, rất mong được sự góp ý khách quan của quý thầy cô để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị cho hành trang vào đời.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Dương Phước Thịnh

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể vàphi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộcViệt Nam Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ

về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một bứctranh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng Bởi vậy, nói đến Huế,người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu

vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, nhữngthắng tích do thiên nhiên khéo tạo Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hìnhthành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV, các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại TâySơn (cuối thế kỷ XVIII) và các vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gâydựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của

Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới củaUNESCO

Những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiếttấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó Hệ thốngthành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinhhoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú vớinhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những

bộ phần của Kinh thành Huế

Bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn là nơi lưu giữnhững họa tiết trang trí mang đậm dấu ấn lịch sử, tín ngưỡng đã hằn dấu vết và chìmsâu vào nếp rêu phong của thời gian Dấu ấn đó còn in đậm trong đời sống tâm thứccủa nhiều thế hệ, lưu giữ bằng nhiều loại hình văn hoá tinh thần phong phú Và nó ẩnchứa nhiều giá trị vật thể và phi vật thể độc đáo của các nghệ nhân xưa sáng tạo nên

để phục vụ triều đại phong kiến Nhà Nguyễn

Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ về miền núi Ngự sông Hương thơmộng hữu tình để tạo nên ở đây một vùng văn hóa, rồi đặc tính văn hóa ấy đã tỏa ra

Trang 4

lại ở nhiều địa phương trong nước Và rất nhiều đóa hoa nghệ thuật đã nảy nở trênvùng đất cố đô này để làm đẹp và phong phú thêm cho vườn hoa văn của dân tộc.Riêng bản thân tôi là người Huế, sinh ra lớn lên ở đây nên luôn cảm nhận được

vẻ đẹp của các hoa văn họa tiết cung đình, đồng thời lại là sinh viên nghệ thuật đượcđào tạo trong ngành mỹ thuật ứng dụng và được học tập trong “Tử Cấm Thành” nơicòn lưu lại dấu ấn Cửu Đỉnh của triều Nguyễn Từ đó làm tôi yêu thích hơn từ các vẽđẹp hoa văn và mong muốn quảng bá cho mọi người đều biết về lịch sử văn hóa củatriều Nguyễn một vốn quý của cha ông

Nghệ thuật triều Nguyễn, còn là di sản sáng tạo to lớn dưới bàn tay tài hoa củacác nghệ nhân ngày xưa, đã tạo nên các vẽ đẹp kiến trúc lẫn nội thất cung đình Huế,

và dù ít nhiều ảnh hưởng nghệ thuật Trung Hoa, nhưng họ không sao chép một cáchrập khuôn, mà trên cơ sở đó họ biến hoá nó lên, có tính cách điệu trang trí cao hơn vàphù hợp với tư tưởng bản sắc dân tộc Giờ đây các nghệ nhân vô danh dựng tạo lên nó

đã rời xa thế gian rồi nhưng những công trình kiến trúc nghệ thuật mà họ tạo ra sẽ tồntại mãi mãi Chúng ta hưởng thụ nó, biết chiêm ngưỡng và phải biết gìn giữ và pháttriển đưa nó vào trong sáng tạo nghệ thuật

Trong phong cách riêng này, kiến trúc tinh tế ở đây, đã hòa điệu với ngoại cảnhthiên nhiên xinh xắn để góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế Các công trình kiếntrúc này liên kết với nhau về không gian kiến trúc, về chức năng mỗi công trình, trongmột tổng thể cảnh quan hài hòa Những kiến trúc còn xót lại tuy không nhiều nhưngkhông kém phần quan trọng và đặc sắc Người ta bảo nền kiến trúc Huế là kiến trúccảnh quan Kiến trúc và con người ở Huế đã hòa quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau đểHuế trở nên một vùng đất của thơ, một bầu trời của nhạc, một thế giới của tâm hồn.Huế không sống vội vàng và ầm ỉ như các thành phố anh em Ở đây, nhịp sống thậtung dung và thanh thản, chính vì thế người dân Huế sống nghiêng về tâm linh , lịch sửnhiều hơn cho nên họ rất tôn sùng các linh vật ,các biểu tượng xưa nhiều hơn nótượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng cũng như sự tự hào tự tôn củamột dân tộc hào hùng, một thế hệ đã không ngừng hy sinh bản thân mình cho đấtnước

Góc Tây Nam của Đại Nội thành Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), có một quần thểkiến trúc rất độc đáo, hấp dẫn, được du khách nhắc đến tên như một điểm đến không

Trang 5

thể thiếu - đó là quần thể di tích Khu miếu thờ, gồm Hiển Lâm Các, Thế Miếu và CửuĐỉnh.Đáng chú ý nhất là bộ Cửu Đỉnh bức tranh toàn cảnh của đất nước,ngoài ra bộCửu Đỉnh còn là hiện thân của 9 vị vua lớn có công nhất của thời nguyễn được đặt ởThế Tổ Miếu thuộc đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua triều Nguyễn HiềnLâm Các Đây là một trong ba “báu vật quốc gia” gồm : Cửu Đỉnh, Cửu Vị thần công

và Chuông chùa Thiên Mụ, đã được Bộ VH-TT-DL xếp hạng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm giới thiệu những nét chạm khắc độc đáo,mới lạ của nghệ thuật trang trí kiến trúc Đem điêu khắc Triều Nguyễn đến với tất cảngười dân trong nước cũng như là du khách nước ngoài về một nền văn hóa nghệthuật hấp dẫn và độc đáo của người dân Huế, và là bức tranh toàn cảnh về đất nướctriều Nguyễn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghệ thuật trang trí trong kiến trúc ở triều Nguyễn được lưu giữ qua nhiều thế

hệ, thể hiện thông qua các pho tượng thờ, phù điêu, hoành phi câu đối hay các baolam thành vọng, bao lam bàn thờ, bệ thờ… Hơn thế nữa mỗi giai đoạn lịch sử, phongcách chạm khắc, chất liệu sử dụng, môtíp, hoa văn trang trí cũng có sự thay đổi

Để tìm lại hình bóng Cửu Đỉnh triều Nguyễn ở Huế như là tìm lại những đườngnét thẩm mỹ, tâm thức Huế, mà ngoài tính Đông Phương, tính dân tộc ,ở đó còn cótính truyền thống , lịch sử giàu bản sắc của một vùng đất

Trong đó hình tượng Cửu Đỉnh hiện diện trên kiến trúc, trang phục, rồi đời sốngtâm linh, sinh hoạt giải trí, thậm chí cả trong nghệ thuật ẩm thực đó cái căn nguyên cơbản đầu tiên vẫn là sự hình thành và phát triển của những hình tượng thẩm mỹ vốn có từ

xa xưa, nay vẫn được bảo lưu và tiếp biến trong đời sống với những nhận thức mới

Vì vậy bản thân tôi luôn cố gắng làm thế nào để tác phẩm của mình làm cho mọingười có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp và độc đáo của tính nghệ thuật trang trí kiếntrúc của triều Nguyễn

Giới thiệu nghệ thuật trang trí kiến trúc, họa tiết triều Nguyễn qua bộ tem về họatiết trên Cửu Đỉnh đến với đông đảo đồng bào cả nước và du khách nước ngoài

Cụ thể: giới thiệu chạm khắc họa tiết trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn qua bộ tem

Trang 6

Cụm đồ án: “Chạm khắc họa tiết trên Cửu Đỉnh thời triều Nguyễn” ngôn ngữthiết kế bằng đồ họa Thể hiện tính đồng bộ, tính khả thi cao và quan trọng nhất làchuyển tải được mục đích thông tin quảng bá đến các đối tượng du khách cũng nhưngười dân địa phương.

Với những nổ lực tìm tòi, học hỏi cách thể hiện tôi hy vọng đồ án của mình cóthể ứng dụng và thực tế Để từ đó quảng bá cho mọi người biết và hiểu rõ hơn về vănhoá triều Nguyễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chín đỉnh đồng lớn thường được gọi là Cửu Đỉnh với ý tưởng thiết kế của vuaMinh Mạng được khởi đúc vào cuối năm 1835 và hoàn thiện trong năm 1837 VuaMinh Mạng là một vị vua tinh thông văn võ, là kiến trúc sư về ý tưởng cho xây dựngKinh đô Huế và cũng là người trực tiếp chọn lựa các hình ảnh trang trí trên 9 đỉnhđồng Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán lấy từ miếu hiệu của một vị vuanhà Nguyễn như Cao Đỉnh (vua Gia Long), Nhân Đỉnh (vua Minh Mạng), ThuầnĐỉnh (vua Đồng Khánh)… Trên mỗi đỉnh đều chạm khắc 17 bức họa tiết và một bứchọa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí… Chín đỉnhđồng tương ứng 153 cảnh vật tập hợp thành bức tranh toàn cảnh về đất nước thốngnhất thời nhà Nguyễn Giá trị của Cửu Đỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn và trình độ đúcđồng tinh xảo của nghệ nhân đúc đồng Huế Từ cách tạo dáng đến các hình chạm nổitrang trí không chỉ thể hiện truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc mà còn chứađựng biết bao nội dung tư tưởng của một thời đại, tâm tư và ý niệm của con người vềđất nước, thiên nhiên, vũ trụ

Trải qua hơn 175 năm với bao thăng trầm biến cố của thời cuộc, Cửu Đỉnh vẫnkhông dời chuyển và còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là bộ Cửu Đỉnh được đặt ở sân Thế Miếu –Đại Nội Huế Đặtbiệt chú trọng vào họa tiết chạm khắc trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn Đây là một bứctranh toàn cảnh về Việt nam ,một lịch văn hoá đặc sắc và đáng tự hào trong kho tàngvăn hoá đa dân tộc của Huế cần giới thiệu bạn bè năm châu Đó là nhiệm vụ mà ngườithiết kế phải nắm bắt và hiểu rõ

Trang 7

Vì vậy khi trình bày và thể hiện, làm sao chuyển tải cho được những cái đẹp, cáiđăc trưng của nghệ thuật trang trí chạm khắc trên Cửu Đỉnh Huế đến với mọi người.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chính là tổng hợp tư liệu, thu thập thông tin từ các nguồn như:internet, sách thư viện, sách văn hoá cố đô Huế

- Xem xét đánh giá phương pháp nghệ thuật, hình thức trang trí mà họ bảo lưuđến nay

- Biết xác định đề tài, nắm rõ mục đích và nhiệm vụ đề tài

- Diễn đạt ý tưởng thành các sản phẩm quảng cáo thông qua ngôn ngữ thiết kế đồhoạ cụ thể

5 Ý Nghĩa thực tiễn của đề tài

Thông qua 153 họa tiết chạm khắc trên Cửu Đỉnh cho ta hiểu rõ thêm bức tranhtoàn cảnh của Việt Nam ta Các hình ảnh được chọn khắc trên Cửu Đỉnh là những ẩnngữ của quá khứ, hàm chứa tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc,đồng thời quảng bárộng rãi hơn nửa về nét tinh tế đặc sắc và kiến trúc đồ sộ của triều Nguyễn đến thếgiới nói chung và con người Việt Nam ta nói riêng

Từ đó làm tăng lên sự phong phú ,sự tinh tế của nghệ thuật cũng như tạo sự tò

mò và ý thích khám phá giới thiệu quảng bá nghệ thuật triều Nguyễn ở Huế

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan về đề tài chạm khắc họa tiết trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

Theo sử sách nhà Nguyễn, ý tưởng thiết kế Cửu Đỉnh là của vua Minh Mạng.Ông là một người tinh thông văn võ, là kiến trúc sư về ý tưởng cho việc xây dựngKinh đô Huế, sau này là Di sản Văn hóa Thế giới Vua dụ rằng “Trẫm xem xét đờixưa, đúc đỉnh theo hình các vật, nhưng đồ cổ còn ít, những người biên chép ghi lại cóchỗ không đúng, chép ra toàn là của vạc nấu ăn, còn như đỉnh cao lớn và nặng, thìkhông những gần đây không có mà đến đời Tam đại cũng ít nghe thấy

Nay bắt chước người xưa mà lấy ý thêm bớt, đúc thành chín đỉnh to, sừng sữngđứng cao, nguy nga kiên cố, không chút sứt mẻ, đáng làm của báu, con con cháu cháu,giữ mãi không bao giờ hết” Vua trực tiếp chọn các hình ảnh và giao cho Bộ Công chỉđạo hàng trăm thợ đúc đồng Phường Đúc Huế và thợ giỏi khắp nước về thực hiện

Chỉ dụ của Vua đặt tên cho từng Đỉnh theo thứ tự : Đỉnh lớn ở giữa là Cao Đỉnh,đỉnh cao 2,02m, đường kính 1,61m; Nhơn Đỉnh cao 1,9m, đường kính 1,62m;Chương Đỉnh: 1,88m và 1,6m; Anh Đỉnh 1,875m và 1,61m; Nghị Đỉnh: 2,08m và1,63m; Thuần Đỉnh: cao 1,88m và 1,60m; Tuyên Đỉnh: 1,98m - 1,60m; Dụ Đỉnh;Huyền Đỉnh: cao 1,88m và 1,61m Về ý nghĩa các đỉnh theo ý tưởng của vua MinhMạng, mở đầu là Cao, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự Vĩ Đại; Nhân (Nhơn)

là lòng tốt, tượng trưng đức, Chương là sự gương mẫu, là ánh sáng; Anh là tài giỏivinh hạnh, hiển đạt; Nghị là ý chí kiên cường, cương nghị; Thuần là sự hoàn thiện,phong phú; Tuyên là sự hài hòa, tinh thông; và Dụ là nền tảng sự thịnh vượng; Huyền,ứng với nơi sâu thẳm Chính bởi vậy, mà những đôi chữ trên mỗi đỉnh được khắc nổithành khối vuông vức, nét chữ vừa sắc khỏe vừa mềm mại Từng đôi chữ tên đỉnh đẹpsâu sắc, có thể coi như một bức tranh chữ vậy

Có ý kiến cho rằng, “Cửu đỉnh” mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua TriềuNguyễn, nhưng theo chúng tôi, vua Minh Mạng cho đúc 9 cái đỉnh vì số 9 luôn đượccoi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc.Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện tuyệt đối: voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9

Trang 9

hồng mao Số 9 được tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng,

số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế Tất cả các đồ dùng trong cung đình cùng dùng

số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), CửuLong Trụ (cột 9 rồng)

Cũng chưa ai giải thích vì sao chiều cao, đường kính và khối lượng của các đỉnhsau Cao Đỉnh lại khác nhau và không theo một trật tự ưu tiên nào Như về khối lượng,Cao đỉnh, đỉnh lớn nhất nặng 2.603 kg, còn Anh đỉnh, đỉnh thứ tư lại nặng 2.757 kg?Những sự lạ ấy dành cho các nhà khoa học lịch sử Vua xuống chiếu: “Trên các đỉnhphải khắc các hình núi, sông, người và động vật Không chỉ phải khắc cho đủ mà cònphải chạm rõ ràng đúng vị trí để ghi nhớ tài liệu và cho rõ là của ai”

Ngoài tên đỉnh bằng chữ Hán, trên Cửu Đỉnh có 17 mô típ (nhóm hình ảnh) vừa

cụ thể vừa tượng trưng nhằm kỷ niệm năm Minh Mạng thứ 17 Các nhóm hình ảnhgồm có trời, đất, núi sông, sản vật, vũ khí Trời trên Cửu đỉnh gồm các hình tượng mặttrời, mặt trăng, gió, mây, sấm, sét, các sao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Đối diện với Trời

là Đất gồm các hình ảnh Sông (Tiền Giang, Hậu Giang, sông Mã, sông Hồng, BạchĐằng, sông Hương ), Núi (Hồng Lĩnh, Tản Viên, Đèo Ngang, núi Đại Lãnh, HảiVân ) Sau sông núi là các loại gỗ quý, cây ăn quả, cây thực phẩm, muông thú trongrừng, chim chóc trên cây, tôm cá dưới nước, hoa cảnh, vật nuôi, cây thuốc, thuyềnbuồm Nhóm hình ảnh thứ 17 là vũ khí gồm kiếm, cung, giáo, súng thần công

Cây lòn bon của Quảng Nam được khắc trên Cửu Đỉnh

Tổng số các hình ảnh trong 17 nhóm trên là 153 hình ảnh (cộng lại thành 9 nút!)chạm khắc nổi với hàng ngàn đường viền, đường lượn, hoa văn vô cùng tinh xảo.Trên Cửu Đỉnh có núi sông, sản vật, hoa chim, muông thú Việt Nam khắp ba miềnBắc -Trung - Nam, từ Móng Cái địa đầu Tổ quốc đến đồng bằng sông Cửu Long.Trên Cửu Đỉnh cũng có những hình ảnh sản vật liên quan đến thời cam go của NhàNguyễn như cây Nam trân mà người dân Quảng Nam gọi là cây lòn bon

Thời Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) và tùy tùng bị quân Tây Sơn truyđuổi phải trốn vào rừng, nhờ trái cây lòn bon mà khỏi chết đói Cây lòn bon đượcchạm nổi, đặc tả từ thân cây, cành lá và chùm quả Đáng chú ý là vua Minh Mạng chokhắc cây và quả lòn bon ngay trên Nhân đỉnh là một trong đỉnh làm biểu tượng củachính mình Có lẽ đây là một hình ảnh để tưởng nhớ vua cha

Trang 10

Để làm được 9 đỉnh này, phải huy động hàng trăm nghệ nhân đúc đồng nổi tiếngkhắp nước về Kinh đô làm việc trong suốt hơn năm trời Tổng số đồng để đúc 9 đỉnh

là 22.473kg Mỗi đỉnh người thợ phải hiệp 60 lò nấu đồng lại, mỗi lò chỉ nấu chảyđược 30 - 40 cân đồng Khuôn đúc lật ngược và người thợ rót nước đồng nóng chảyvào chân đỉnh Đúc xong đỉnh mới gắn quai và các hình chạm nổi Nhà nghiên cứungười Pháp P Chovet nhận xét: “Nhìn chung toàn bộ giống hệt hình thu gọn hệ thốnghiện đại của lò đúc sắt hiện nay ở Pháp (1914) Cách làm của các thợ chạm An Namkhông khác biệt các phương pháp áp dụng của thợ chạm Châu Âu Có một chi tiết kháthú vị là các đũa và dao chạm đều do thợ tự làm bằng tay một cách thô sơ bằng cáchdùng búa tán!”

Cửu Đỉnh là cụm tượng đồng đạt đến trình độ tinh xảo nhất của nghệ thuật đúcđồng Việt Nam thế kỷ XIX Bằng tất cả sự khéo léo tài nghệ, thợ đúc đồng Huế đãđúc nên tuyệt tác Cửu Đỉnh làm cho người Châu Âu phải kinh ngạc thán phục suốtgần 200 năm qua!

Cửu Đỉnh là tượng đài Độc Lập, tượng trưng cho sự trường tồn của Vương quốcĐại Việt và uy quyền của Vương triều Nguyễn Cửu Đỉnh là một cụm tượng đàihoành tráng nhất, là “bách khoa thư” về nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX, là công trìnhvăn hóa lớn nhất, để đời của Vua Minh Mạng

1.2 Cửu Đỉnh thời Nguyễn

Mùa hạ tháng 5, năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (TL từ 14/6 đến13/7/1836), người ta đã đúc xong chín cái đỉnh đồng Vua Minh Mạng bảo Nội các rằng:

“Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng núi, sông, và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ

cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét Đó là cái ý người xưa vẽ hìnhmọi vật”

Những họa tiết ẩn dụ về hình tượng mặt trời, mặt trăng, gió, mưa, sấm, chớp,sông, núi, cửa biển, cửa quan, cây gỗ, loài hoa, chim chóc, loài cá, ngũ cốc, linh vật,rau, đậu, củ, quả, xe, thuyền, vũ khí… của đất nước được tinh chọn, phân ra từngnhóm, mỗi nhóm lại chọn ra chín loại, được sắp xếp và tuân thủ theo “quan niệm, triếthọc, chức năng, vị trí của mỗi đỉnh”

Trang 11

Nhóm họa tiết về hình tượng dưới đây chúng tôi căn cứ vào thực tế của từnghình tượng được đúc khắc theo bố cục của từng đỉnh để phân loại, sắp xếp; do vậy, cóthể không đồng nhất với cách phân loại, sắp xếp của một số tác giả khác:

Chín tên của Cửu đỉnh:

1 Cao đỉnh (高鼎); 2 Nhân đỉnh (仁鼎); 3 Chương đỉnh (章鼎);

4 Anh đỉnh (英鼎); 5 Nghị đỉnh (毅鼎); 6 Thuần đỉnh (純鼎);

7 Tuyên đỉnh (宣鼎); 8 Dụ đỉnh (宣鼎); 9 Huyền đỉnh (玄鼎)

Chín tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ:

1 Nhật (Mặt trời); 2 Nguyệt (Mặt trăng); 3 Ngũ Tinh (Năm ngôi sao); 4 BắcĐẩu (Sao Bắc Đẩu); 5 Nam Đẩu (Sao Nam Đẩu); 6 Phong (Gió); 7 Vân (Mây); 8.Lôi (Sấm); 9 Vũ (Mưa)

Chín ngọn núi lớn:

1 Thiên Tôn Sơn (Núi Thiên Tôn ở Thanh Hóa); 2 Ngự Bình Sơn (Núi NgựBình ở Thừa Thiên Huế); 3 Thương Sơn (Núi Thương ở Thừa Thiên Huế); 4 HồngSơn (Núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh); 5 Tản Viên Sơn (Núi Tản Viên ở thành phố HàNội); 6 Duệ Sơn (Núi Duệ ở Thừa Thiên Huế); 7 Đại Lĩnh (Núi Đại Lãnh ranh giớigiữa Phú Yên và Khánh Hòa); 8 Hải Vân Quan (Cửa quan trên đèo Hải Vân giữa ĐàNẵng và Thừa Thiên Huế); 9 Hoành Sơn (Đèo Ngang, giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh)

Chín sông lớn:

1 Ngưu Chử Giang (Sông Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh); 2 HươngGiang (Sông Hương ở tỉnh Thừa Thiên Huế); 3 Linh Giang (Sông Gianh ở QuảngBình); 4 Mã Giang (Sông Mã ở Thanh Hóa); 5 Lô Hà (Sông Lô chảy qua các tỉnh HàGiang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc); 6 Bạch Đằng Giang (Sông Bạch Đằng ởQuảng Ninh và thành phố Hải Phòng); 7 Thạch Hãn Giang (Sông Thạch Hãn ởQuảng Trị); 8 Lam Giang (Sông Lam ở Nghệ An); 9 Nhĩ Hà (Sông Hồng ở các tỉnhBắc Bộ và thành phố Hà Nội)

Chín sông đào và sông khác:

1 Vĩnh Tế Hà (Kênh đào Vĩnh Tế ở An Giang và Kiên Giang); 2 Vĩnh Điện Hà(Sông đào Vĩnh Điện ở Quảng Nam); 3 Vệ Giang (Sông Vệ ở Quảng Ngãi); 4 LợiNông Hà (Sông đào Lợi Nông ở Thừa Thiên Huế); 5 Phổ Lợi Hà (Sông đào Phổ Lợi

ở Thừa Thiên Huế); 6 Vĩnh Định Hà (Sông đào Vĩnh Định ở Quảng Trị); 7 Cửu An

Trang 12

Hà (Sông đào Cửu An ở Hưng Yên); 8 Thao Hà (Sông Thao ở Phú Thọ); 9 NgânHán (Sông Ngân ở thiên trung).

Chín cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng:

1 Đông Hải (Biển phía Đông của Việt Nam); 2 Nam Hải (Biển phía Nam của ViệtNam); 3 Tây Hải (Biển phía Tây của Việt Nam); 4 Thuận An Hải Khẩu (Cửa biểnThuận An ở Thừa Thiên Huế); 5 Cần Giờ Hải Khẩu (Cửa biển Cần Giờ ở thành phố HồChí Minh); 6 Đà Nẵng Hải Khẩu (Cửa biển Đà Nẵng ở thành phố Đà Nẵng); 7 QuảngBình Quan (Cửa thành ở Quảng Bình); 8 Hồng (Cầu vồng); 9 Cửa sông Tiền, sông Hậu(ở Nam Bộ)

Chín loài chim:

1 Khổng Tước (chim công); 2 Trĩ (chim trĩ); 3 Khôi Hạc (chim hạc); 4 UyênƯơng (chim uyên ương); 5 Hoàng Oanh (chim vàng anh); 6 Tần Cát Liễu (chimnhồng); 7 Kê (con gà trống); 8 Anh Vũ (chim vẹt); 9 Thốc Thu (chim ông già)

Chín loại cây lương thực:

1 Canh (lúa tẻ); 2 Nhu (lúa nếp); 3 Lục Đậu (hạt đậu xanh); 4 Đậu Khấu (quảđậu khấu); 5 Biển Đậu (quả đậu ván); 6 Hoàng Đậu (đậu nành); 7 Địa Đậu (lạc -đậu phụng); 8 Bạch Đậu (đậu trắng); 9 Nam Trân (trái lòn bon)

Chín loại rau, củ:

1 Thông (cây rau hành, hống, thái bá); 2 Cửu (cây rau hẹ, chung nhũ, cửu thái);

3 Giới (cây củ kiệu, hỏa thông, thái chi); 4 Uất Kim (củ nghệ, mã mê, khươnghoàng); 5 Giới (cây rau cải); 6 Hương Nhu (cây rau é, hương nhung); 7 Tử Tô (câytía tô, xích tô); 8 Khương (củ gừng); 9 Toán (củ tỏi, huân, hồ)

Chín loại hoa:

Trang 13

1 Tử Vi Hoa (hoa tử vi, phạ dưỡng, hồng vi hoa, bá tử kinh ); 2 Mạt Lỵ (hoanhài - lài, nại hoa, mạt lệ, mộc lệ hoa ); 3 Mai Khôi Hoa (hoa hồng, hoa thíchmai, ); 4 Hải Đường Hoa (hoa hải đường); 5 Quỳ Hoa (hoa quỳ); 6 Trân Châu Hoa(hoa hòe - hoa sói); 7 Thuấn Hoa (hoa mộc cận); 8 Liên Hoa (hoa sen); 9 Ngũ DiệpLan (hoa lan năm lá).

Chín loại cây lấy quả:

1 Ba La Mật (quả mít); 2 Am La (quả xoài); 4 Lê (quả lê); 5 Mai (quả mơ - mậntrắng); 6 Xích Ty Đào (đào đất - đào tơ); 7 Súc Sa Mật (sa nhân); Long Nhãn (quả nhãn); 8

Lệ Chi (quả vải); 9 Miên (bông gòn)

Chín loại dược liệu quí:

1 Trầm Hương (cây dó bầu); 2 Kỳ Nam (chất dầu đặc biệt của cây dó bầu); 3.Tang (cây dâu); 4 Tô Hợp (cây tô hợp lấy dầu); 5 Yến Oa (ở đây hiểu là tổ yến); 6.Phù Lưu (cây trầu không); 7 Tân Lang (cây cau có quả); 8 Quế (vỏ cây quế - sâmquế); 9 Nam Sâm (sâm nam - sâm ta)

Chín loại cây thân gỗ:

1 Thiết Mộc (cây gỗ lim); 2 Thuận Mộc (cây gỗ huện); 3 Tử Mộc (cây gỗ kiềnkiền); 4 Đàn Mộc (cây hoàng đàn); 5 Nam Mộc (cây gỗ sao); 6 Tòng (cây gỗ tùng - câythông); 7 Bách (cây gỗ bá - trắc bách diệp); 8 Tất Mộc (cây gỗ lấy nhựa sơn); 9 NgôĐồng (cây có hoa mọc thành chùm màu hồng tím khác với cây vông đồng)

Chín loại vũ khí:

1 Đại Pháo (đại bác - súng lớn); 2 Luân Xa Pháo (pháo lớn đặt trên bệ đỡ cóbánh xe); 3 Điểu Thương (súng bắn chim); 4 Trường Thương (giáo dài); 5 Bài Đao(bảng gác đao kiếm - siêu đao); 6 Nỏ (cung); 7 Phác Đao (cây phạng - loại đaothường); 8 Hỏa Phún Đồng (ống đồng đốt đạn, ống hỏa lệnh); 9 Hồ Điệp Tử (đạnbươm bướm: khi nổ tung giống hình nở tổ của con bươm bướm nên có tên vậy)

Trang 14

1 Đa Sách Thuyền (loại thuyền có nhiều dây); 2 Lâu Thuyền (thuyền có lầu); 3.Mông Đồng Thuyền (loại thuyền chiến); 4 Hải Đạo (thuyền đi biển); 5 Đỉnh (loạithuyền nhỏ, thuyền đua); 6 Lê Thuyền (thuyền có sáu mái chèo); 7 Ô Thuyền(thuyền sơn màu đen); 8 Xa (xe); 9 Kỳ (cờ hiệu).

Tháng 5 năm Bính Thân (tháng 6.1836), đã “Đúc xong chín cái đỉnh” Chính xác hơn

là người ta mới đúc xong phần thô của chín cái đỉnh đồng đồ sộ, và còn phải cần làmcho hình thù của nó nhẵn nhụi đẹp hơn, mà thuật ngữ kỹ thuật đúc gọi là làm nguội đểđẩy lộ rõ các đường nét mỹ thuật theo từng chủ đề của họa tiết Bởi vậy, nên vuaMinh Mạng mới sai Nội các tuyển chọn nghệ nhân, tập trung sức lực, trí tuệ của cảnước về Kinh đô để khắc những hình tượng đã được đúc nổi phần thô theo chủ đề lêntừng đỉnh trước đó Và phải mất hơn tám tháng sau, bằng những dụng cụ (đồ nghề) tựchế để sử dụng được thích hợp hơn trong việc trau chuốt, tạo nên các đường nét trênkhuôn hình, và bằng phương pháp thủ công như: tỉa, gọt, đục đẽo, chạm trổ… thìngười ta mới khắc xong 162 họa tiết hình tượng; tập hợp thành bức tranh toàn cảnhcủa đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn

Trang 15

Hình 1.1 Một số hình ảnh về Cửu Đỉnh (nguồn baothuathienhue.vn)

1.3 Tem bưu chính trong đời sống văn hoá - xã hội

1.3.1 Công dụng, ý nghĩa của việc thiết kế tem bưu chính

“Mảnh mai, xinh đẹp và đa dạng - đó là đặc tính của con Tem”

Tem bưu chính là hoat động trao đổi thư tín của loài người đã hình thành từ cáchđây mấy nghìn năm

Tem bưu chính là phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất Vì tem được sử dụngrộng rãi, phổ biến toàn cầu và gần gũi hầu hết các hộ gia đình trên thế giới, nên temđược coi là công cụ tốt nhất để chuyển tải thông tin quảng cáo Ở một số nước, cơquan bưu chính đã khai thác được lợi thế này và phát hành tem với nội dung quảng

bá, giới thiệu tài nguyên, đặc sản, du lịch

Con Tem có được mọi người yêu thích hay không thì ngay từ chọn đề, thiết kế bản

vẽ và chất lượng ấn loát đều có tác dụng rất quan trọng Đề tài kém hấp dẫn tự nhiên sẽkhông gây được sự yêu thích của người sử dụng Một con Tem ra đời là cả một quátrình tìm tòi sáng tạo của người hoạ sĩ Con Tem đã vượt ra khỏi giá trị sử dụng thôngthường như tiền dùng để thanh toán cước phí… và trở thành tác phẩm nghệ thuật nênđược nhiều người yêu thích, sưu tầm, lưu giữ, trao đổi và nghiên cứu… Từ đó con Tem

Trang 16

được sáng tạo ngày càng nhiều về thể loại, phong phú về nội dung, đa dạng về hìnhthức, cũng như màu sắc, khuôn khổ và kích cỡ

Hình 1.2 Các loại tem bưu chính (nguồn baothuathienhue.vn)

Càng khẳng định việc sưu tập và chơi Tem bưu chính có sức lôi cuốn tự bản thângiá trị văn hóa lịch sử đặc biệt của con Tem hành trình của mỗi con tem đi từ nơi nàyđến nơi khác, từ người này đến người kia

1.3.2 Đặc điểm cơ bản cần có của con tem bưu chính

Tem bưu chính phải có tên gốc viết bằng chữ cái La Tinh Tem bưu chính thểhiện giá cước bằng chữ cái La Tinh hoặc chữ số Ả Rập và chú dẫn bưu chính viếtbằng chữ cái La Tinh hoặc bằng các loại chữ khác

Tem bưu chính có thể có bất kỳ hình dạng nào nhưng về nguyên tắc kích thướccủa tem theo chiều dọc hay chiều ngang đều không được dưới 15mm hoặc quá 50mm.Tem bưu chính có thể có đục lỗ bằng máy hoặc có nét in nổi được dập bằng máytheo những điều kiện mà cơ quan bưu chính nước phát hành tem quy định.Tuy nhiên,trên thực tế không phải tất cả các nước luôn luôn tuân thủ các quy định trên.Tuỳ theotình hình cụ thể, tem bưu chính của một số nước cũng có đặc điểm riêng

Trang 17

Hình dạng tem cũng hết sức phong phú, phần lớn tem của các nước đều có hìnhvuông hoặc hình chữ nhật đặc biệt những con tem cổ Song nhiều nước cũng có temhình dạng hết sức độc đáo như: hình tròn, hình tam giác,hình thang, hình ngôi sao, Nhưng cho dù tạp vẻ đẹp phù hợp với chủ đề con tem và kích thích tính hiếu kỳ củangười sưu tầm

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Một số hình ảnh về Cửu Đỉnh (nguồn baothuathienhue.vn) - thiết kế bộ tem bưu chính giới thiệu các họa tiết chạm khắc trên cửu đỉnh triều nguyễn.
Hình 1.1 Một số hình ảnh về Cửu Đỉnh (nguồn baothuathienhue.vn) (Trang 16)
Hình 1.3 Một số định dạng tem của các nước trên thế giới (baothuathienhue.vn) - thiết kế bộ tem bưu chính giới thiệu các họa tiết chạm khắc trên cửu đỉnh triều nguyễn.
Hình 1.3 Một số định dạng tem của các nước trên thế giới (baothuathienhue.vn) (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w