Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
415,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ là đối tượng lao động và là phương tiện lao động sản xuất của Công Ty, vì vậy hiểu và quản lý sử dụng có hiệu quả chúng giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều chi phí. Mặt khác để quản lý vật liệu còn giúp cho Công Ty sử dụng nguyên vật liệu tốt trong thi công và trong sản xuất, bảo đảm sản phẩm mà công ty làm ra đúng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của chủ đầu tư. Công cụ dụng cụ là phương tiện tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, nếu công cụ dùng trong thi công đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giúp cho việc thi công đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu của nhà quản lý. Vì vậy mà em chọn đề tài “ Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH xây dựng Phúc Hà để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại Công Ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Chương II: Tình hình thực tế về nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Chương III: Đánh giá về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Trong thời gian thực tập tại công ty căn cứ vào những kiến thức được học ở trường và sự vận dụng thực tế tại công ty em đã trình bày một số hoạt động sản xuất và quản lý tại công ty. Nhưng do yếu tố về chủ quan nhận thức và cách nhìn nhận của một sinh viên thực tập vì vậy bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót.Vậy em mong được sự chỉ dạy hướng dẫn của các thầy, các cô hướng dẫn, cùng các cô, các anh chị trong phòng kế toán giúp em hoàn thành tốt chuyên đề. Em xin chân thành cám ơn! SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 1 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM –YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ. 1.1. Khái niệm - đặc điểm – vai trò của NVL và CCDC trong sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL và CCDC a. Khái niệm và đặc điểm NVL: • Khái niệm: Một doanh nghiệp muốn kinh doanh sản xuất hiệu quả thì phải chú trọng tới nhiều yếu tố, nhóm yếu tố quan trọng đầu tiên là nhóm yếu tố đầu vào. Hàng tồn kho là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Là các loại dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nguyên liệu vật liệu là đối tượng là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. • Đặc điểm NVL: Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc chỉ biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. VD: Xăng, dầu, nhớt …bị tiêu hao toàn bộ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu sẽ được chuyển thành chi phí SXKD trong kỳ. Về mặt hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì NVL thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà mà sản phẩm đó do NVL tạo ra. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 2 Chuyên đề thực tập Giá trị sử dụng: Khi sử dụng NVL dùng để sản xuất thì NVL đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. b. Khái niệm và đặc điểm của CCDC. • Khái niệm: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy công cụ dụng cụ được quản lý và hoạch toán như vật liệu. • Đặc điểm: Đặc điểm của công cụ dụng cụ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN nhưng giá trị của chúng được phân bổ 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần vào chi phí của DN 1.1.2. Vai trò của NVL và CCDC trong sản xuất kinh doanh. Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên việc quản lý NVL trong quá trình sản xuất tại DN là khâu quan trọng, kế toán NVL cần phải biết sử dụng VL một cách hợp lý, tiết kiệm, chặt chẽ trong tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng. Trong khâu thu mua: Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của DN mà DN phải lập kế hoạch thu mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, phẩm chất, chủng loại và giá cả. Trong khâu dự trữ và bảo quản: Để quá trình sản xuất liên tục phải dự trữ NVL đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất vật lý hóa học của vật liệu. Trong khâu sử dụng: DN cần tính toán đầy đủ, kịp thời giá NVL có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình nhập xuất sử dụng NVL để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu hao hụt NVL. Đây là loại tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng như đối với TSCĐ nên CCDC cũng được quản lý giống như NVL từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản, đến khâu sử dụng. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 3 Chuyên đề thực tập 1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NVL VÀ CCDC. 1.2.1. Phân loại NVL, CCDC a. Phân loại NVL: Trong các doanh nghiệp NVL bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế, vai trò công dụng, tính chất khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết NVL nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý của DN rất cần thiết vì vậy phải phân loại NVL. Phân loại NVL là cách sắp xếp NVL theo từng loại, từng nhóm dựa trên những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế NVL được chia thành các loại sau: • Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, cấu thành nên thực thể của sản phẩm.“ Nguyên liệu” là thuật ngữ để chỉ đối tượng chưa qua chế biến công nghiệp, “ Vật liệu” dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế. • Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất được sử dụng kết hợp với NVL chính để làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. •Phế liệu: Các loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hay thu được từ việc thanh lý tài sản phế liệu có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài. Phân loại vật liệu theo nguồn hình thành gồm 3 loại: •Vật liệu tự chế: Là vật liệu doanh nghiệp tự tạo để phục vụ cho nhu cầu sản xuất . •Vật liệu mua ngoài: Là loại vật liệu DN không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. •Vật liệu khác: Là loại vật liệu được hình thành do cấp, phát tặng, góp vốn liên doanh… b. Phân loại CCDC. Căn cứ vào giá trị thời gian sử dụng có thể chia CCDC thành 2 loại: Phân bổ một lần và phân bổ nhiều lần. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 4 Chuyên đề thực tập Căn cứ vào phạm vi bảo quản và sử dụng: Công cụ trong kho và công cụ đang dùng. 1. 2.2. Đánh giá NVL – CCDC. Đánh giá NVL, CCDC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí SXKD. Đánh giá NVL, CCDC là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá NVL, CCDC nhập, xuất và tồn kho trong kỳ. a. Đánh giá NVL, CCDC nhập kho: Trường hợp NVL mua ngoài: Giá thực tế Giá mua Thuế Chi phí thu mua Các khoản của NVL = trên hóa + không + (kể cả hao hụt - giảm trừ nhập kho đơn hoàn lại trong định mức) (nếu có) Trường hợp NVL thuê ngoài gia công: Giá thực tế của Giá thực tế Chi Chi phí vận NVL thuê ngoài = thuê ngoài + phí + vận chuyển gia công gia công (nếu có) b. Đánh giá NVL, CCDC xuất kho: Việc lựa chọn PP tính giá thực tế NVL, CCDC xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng DN về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất NVL- CCDC, trình độ của nhân viên kế toán thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 2 nêu ra 4 PP tính giá HTK: • PP thực tế đích danh. • PP bình quân( bình quân thời điểm, bình quân cả kỳ). • PP nhập trước- xuất trước • PP nhập sau xuất trước. * PP thực tế đích danh: Theo PP này, vật tư thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó. PP này thường được doanh nghiệp áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng và có tính ổn định và nhận diện được. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 5 Chuyên đề thực tập Giá trị hàng Số lượng hàng hóa Đơn giá xuất xuất trong kỳ = xuất trong kỳ + tương ứng. Ưu điểm: Xác định được chính xác giá trị vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhược điểm : Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết sẽ khó khăn và phức tạp. * Phương pháp bình quân gia quyền: + Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: (Trị giá vật tư tồn Trị giá vật tư nhập Đơn giá đầu kỳ + trong kỳ) BQCK = (Số lượng VT tồn đầu kỳ + Số lượng VT nhập trong kỳ) Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL, CCDC, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư. Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL, CCDC xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. + PP bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập): Theo PP này sau mỗi lần nhập NVL, CCDC kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL, CCDC nhập để tính giá NVL, CCDC xuất. (Trị giá VT tồn nhập lần n + Trị giá VT nhập lần n) Đơn giá BQLH = (SL VT tồn trước lần nhập n + SL VT nhập lần n) Ưu điểm: PP này cho việc tính giá NVL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 6 Chuyên đề thực tập * Phương pháp nhập trước- xuất trước: Theo phương pháp này, NVL, CCDC được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở vật liệu nào nhập trước thì sẽ được xuất dùng trước và tính giá của chính NVL đó. Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL, CCDC xuất kho kịp thời, pp này cung cấp sự ước tính hợp lý về giá trị NVL, CCDC cuối kỳ. Nhược điểm: Các chi phí hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL, CCDC nói riêng và HTK nói chung nhập kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh không phản ứng kịp thời với giá thị trường của NVL, CCDC. * Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo PP này, NVL, CCDC được tính giá xuất kho dựa trên cơ sơ giả định NVL, CCDC nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn giá của chính NVL đó. PP này áp dụng đối với DN ít danh điểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của DN phản ánh kịp thời giá cả của thị trường, làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của DN chính xác hơn. Nhược điểm: PP này làm cho thu nhập thuần của DN giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị NVL, CCDC có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực của nó. 1.3. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng. 13.1. Chứng từ. Các loại chứng từ bao gồm: • Chứng từ nhập: • Hóa đơn bán hàng thông thường hay hóa đơn GTGT. • Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm. SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 7 Chuyên đề thực tập • Chứng từ xuất: • Phiếu xuất kho. • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. • Phiếu xuất kho theo hạn mức. • Chứng từ theo dõi quản lý: • Thẻ kho • Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. • Biên bản kiểm kê HTK. 1.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL- CCDC. 1.4.1. Theo PP kê khai thường xuyên. * Đặc điểm của PP kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ảnh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán . Khi áp dụng phương pháp này thì tài khoản HTK được dùng để phản ảnh tình hình hiện có và biến động tăng giảm của HTK vì vậy giá trị HTK có thể xác định được ở bất kỳ thời điểm nào. Ưu điểm: Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho Nhược điểm : Khối lượng công việc ghi chép nhiều Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. 1.4.2. Tài khoản sử dụng: TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm NVL theo giá vật liệu. Bên nợ: Giá thực tế VL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hay nhập từ nguồn khác. Trị giá SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 8 Chuyên đề thực tập VL thừa khi kiểm kê. Bên có: trị giá NVL xuất kho dùng cho SXKD, bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. Trị giá từng loại vật liệu tùy theo yêu cầu quản lý của DN. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 TK cấp 2. • TK 1521 : Nguyên vật liệu chính. • Tk 1522: Vật liệu phụ. • TK 1523: Nhiên liệu. • TK 1524: Phụ tùng thay thế. • TK 1528: Vật liệu khác. TK 151 “ Hàng mua đang đi đường” Tk này dùng để phản ánh trị giá NVL, CCDC mà DN đã mua, đã chấp nhận thanh toán với nguồn bán nhưng cuối kỳ vẫn chưa về nhập kho. Kết cấu TK 151 Bên nợ: Giá trị NVL, CCDC đang đi đường. Bên có: Giá trị NVL, CCDC đi đường về nhập kho chuyển giao cho các đối tượng sử dụng. Dư nợ: Giá trị NVL, CCDC đi đường chưa về nhập kho. TK 153 “ Công cụ dụng cụ” Tài khoản này theo dõi giá trị hiện có tình hình tăng giảm của các loại dụng cụ theo giá thực tế. Kết cấu TK 153. Bên nợ: Trị giá thực tế CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế, gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên có: Trị giá CCDC xuất dùng cho hoạt động SXKD, cho thuê hoặc góp vốn. CKTM khi mua CCDC được hưởng. Trị giá CCDC trả lại hoặc được giảm giá. Trị giá CCDC thiếu khi kiểm kê. Dư nợ: Trị giá CCDC tồn kho. TK chi tiết 153: • TK 1531: CCDC SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 9 Chuyên đề thực tập • TK 1532: Bao bì luân chuyển. • TK 1533: Đồ dùng cho thuê. 1.4.3. Phương pháp hạch toán. a. Trình tự và phương pháp hạch toán nhập, xuất kho NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể khái quát theo sơ đồ sau: SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 10 [...]... của công ty không có gì thay đổi so với tài khoản đã học Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 151/QĐ/BCN ngày 25/9/2003 B THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ 1 PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1.Các loại nguyên vật liệu của công ty : Do đặc điểm sản xuất kinh doanh là công ty xây dựng, nên công ty phải sử dụng. .. THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ I QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1 Sự ra đời của công ty : Tên công ty: Công Ty TNHH xây dựng Phúc Hà Vốn điều lệ : 14.600.000.000 Địa chỉ: Thôn Vân Trình-Xã Ago-Huyện Alưới Điện thoại: 054.643027 Mã số thuế :0400458570 Số tài khoản :102010000193650 Mở tại ngân hàng :AGRIBANK 2 Sự phát triển của công ty Công ty TNHH Phúc Hà được thành lập ngày... Hoàn thiện công trình Bàn giao công trình Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty TNHH xây dựng Phúc Hà Công ty TNHH xây dựng Phúc Hà là doanh nghiệp xây dựng sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công, xây mới nâng cấp và cải tạo hoàn thiện trang trí nội thất Các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng Do đó sản phẩm của công ty có đặc điểm không nằm ngoài đặc điểm xây lắp Đó... công ty có trưởng các phòng nghiệp vụ và trưởng đơn vị trực thuộc SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 16 Chuyên đề thực tập III THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ 1 Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Ghi chú: Kế toán thuế và vốn bằng tiền Kế toán thanh toán kiêm ngân hàng Kế toán vật tư Thủ quỷ Quan hệ trực tuyến Quan... trường, hướng vào các công trình trọng điểm II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ 1.HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊ CÔNC TY SVTH: DƯƠNG THỊ THUYÊN-LỚP K36C TC KT Trang 14 Chuyên đề thực tập - Chủ tịch HĐQT công ty - Thành viên HDQT công ty Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn thục hiện theo điều lệ hoạt động của công ty TNHH xây dựng Phúc Hà 2.CÔNG TY: 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: GIÁM... lượng vật liệu, công cụ dụng cụ lớn chiếm khoảng 70- 80% trong toàn bộ chi phí xây dựng và trong tổng giá thành công trình, NVL bao gồm nhiều thứ, nhiều loại Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau Hiện tại nguyên liệu vật liệu tại công ty chia làm các loại như sau: Nguyên vật liệu chính: Gồm sắt thép, xi măng, cát, sỏi, đá, bêtông, gạch ống 4 lỗ, 6 lỗ, gạch thẻ …trong đó mỗi một loại nguyên vật liệu. .. công ty: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu các chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định Vì vậy công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu Công ty phân thành 2 loại là CCDC dùng trong sản xuất thi công và công cụ dùng trong quản lý Có các loại công cụ như : Đầm dùi, máy hàn, xe rùa, máy tính dưới 10 triệu, … 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGUYÊN... kế toán theo dõi, ghi sổ sách Trong trường hợp vật liệu xin lĩnh ngoài kế hoạch thì phải viết phiếu đề nghị cấp vật tư, và phải được sự đồng ý của kế toán trưởng và Giám đốc công ty sau đó thì đội tự đi mua NVL cần thiết 5.3 Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại phòng kế toán của công ty Định kỳ khi nhận được hóa đơn mua hàng, biên bản giao nhận hóa đơn và bảng kê chứng từ hóa hàng... LIỆU-CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tại công ty: Phòng kỹ thuật, phòng vật tư, phòng kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh: xây dựng kế hoạch mua sắm, xét duyệt mọi nghiệp vụ mua hàng đảm bảo hợp lý về giá cả, chất lượng nguyên vật liệu , CCDC được mua, tránh tình trạng mua quá nhiều hoặc các mặt hàng không cần thiết Tại công trường: Do điều kiện thi công các công trình ở xa nên công ty thường thuê kho, bãi tại nơi công. .. NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ 2.1 Tính giá Nguyên vật liệu nhập kho, CCDC Hiện nay nguyên vật liệu, CCDC của công ty chủ yếu là mua ngoài nên: Khi nhập kho nguyên vật liệu, CCDC: Giá thực tế nguyên = Giá mua + Chi phí + Các khoản thuế Các khoản giảm vật liệu ,CCDC chưa thuế thu mua không được hoàn lại trừ(nếu có) nhập kho 2.2.Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công . luận về kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại Công Ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Chương II: Tình hình thực tế về nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Chương. THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÚC HÀ I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Sự. giá về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ tại công ty TNHH xây dựng Phúc Hà. Trong thời gian thực tập tại công ty căn cứ vào những kiến thức được học ở trường và sự vận dụng