Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh đống đa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
458,5 KB
Nội dung
Lời nói đầu Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện với mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Trong quá trình đổi mới đó, hoạt động ngoại thương có vai trò vô cùng quan trọng đối với từng thành phần của nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước, giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương nên việc thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết. Và chính sự ra đời của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển làm cho nhu cầu thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và đặc biệt là nhu cầu tài trợ ngoại thương của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Trước sự đòi hỏi đó, ngành ngân hàng phải nhanh chóng đổi mới, không ngõng hoàn thiện về tổ chức và cơ chế nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Trong quá trình thực tập và học hỏi tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đống Đa, em nhận thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại đây đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn và cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các khách hàng của Chi nhánh đang thiếu vốn và kinh nghiệm nh hiện nay. Các khách hàng của Chi nhánh là những doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm mòi nhọn thuộc các ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản và là các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của những khách hàng trên không ngừng tăng và Chi nhánh còng cố gắng để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu Êy. Tuy nhiên, để không ngừng phát triển nghiệp vụ này tại Chi nhánh Đống Đa thì việc đi sâu tìm hiểu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phân tích tình hình thực hiện hoạt động này tại Chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp là vấn đề rất hấp dẫn và cần thiết. Với suy nghĩ đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam". Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - NHN o &PTNTVN. Để thực hiện được mục đích này khoá luận đã đi sâu nghiên cứu tổng luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM, từ đó soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở những tồn tại, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - NHN o &PTNTVN. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - từ năm 2007 tới nay và đề xuất biện pháp mở rộng hoạt động này trong 5 - 10 năm tới. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, chuyên đề soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam. CHƯƠNG 3 : MÉT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 1.1 TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU & VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU. 1.1.1 Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng và tác động của nền kinh tÕ thế giới. Trong bối cảnh đó, một quốc gia không thể tồn tại độc lập với quốc gia khác về mặt kinh tế, không thể không hội nhập với kinh tế thế giới nếu quốc gia đó không muốn bị cô lập. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế được phát huy đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng dẫn đến nhu cầu xuất nhập khẩu của các quốc gia cũng tăng lên nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của đất nước mình. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn nên không phải lúc nào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có đủ vốn để thu mua, chế biến hàng xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp dù có đủ khả năng tài chính nhưng vẫn không thể xuất nhập khẩu hàng hoá do họ còn chưa có danh tiếng và uy tín trên thị thường quốc tế. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ tín dụng và bảo lãnh của các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà nhu cầu về tài chính hoặc uy tín của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế được đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét đặc trưng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đờì của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại dùa vào 4 nguyên tắc cơ bản sau: 1. Việc cho vay phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng. Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. 2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn, ngân hàng nên định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá 3. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đúng với phương án sản suất kinh doanh như đã cam kết với ngân hàng thì khoản tín dụng ngân hàng cấp mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tiền vay. 4. Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo. Đây là một nguyên tắc cần thiết bởi tài sản làm đảm bảo sẽ là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ vay. Bằng cách phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng có thể thu hồi một phần vốn cho vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của ngoại thương và của hệ thống ngân hàng, các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp. Nhờ đó, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng cũng phát triển dưới nhiều hình thức, góp phần phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tóm lại : Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ trong hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong giao dịch thương mại quốc tế. Mảng dịch vụ này mang nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh bằng uy tín cho các bên xuất khẩu, nhập khẩu, giúp họ gia tăng hiệu quả trong kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. 1.1.2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả ngân hàng và đối với nền kinh tế. Nhờ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này. 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Thông qua các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục; các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường quốc tế. Và chính sự phát triển của các doanh nghiệp là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà các doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngươì dân. Các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao. Vì vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp đã mang lại lợi Ých cho người tiêu dùng. Hoạt động tài trợ tín dụng của ngân hàng còn giúp tạo cho công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại Tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại bởi vì đây là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi lớn nhất trong số các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn) Tiền phí và lãi ngân hàng thu được cao bởi vì giá trị tài trợ xuất nhập khẩu thường ở mức vừa và lớn. Thêm vào đó, đây còn là hình thức cho vay mang lại an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ nên kỳ hạn tài trợ thường ngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh các rủi ro về thanh khoản. Thông qua việc cấp tín dụng xuất nhập khẩu, các ngân hàng có thể kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp được tài trợ vốn sử dụng vốn sai mục đích, giúp cho ngân hàng tránh rủi do tín dụng. Lợi Ých quan trọng khác mà hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mang lại cho ngân hàng là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà cón giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. 1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp Thông qua tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà nhu cầu tài chính cho các thương vụ lớn của các thương nhân được đáp ứng. Trong kinh doanh quốc tế, có những thương vụ ngoại thương đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mà nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thanh toán hàng nhập hoặc chuẩn bị hàng xuất. Chính nhờ hoạt động tài trợ của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể thực hiện những hợp đồng lớn này. Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ; gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được lô hàng lớn, giá cả hạ hơn. Cả hai trường hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, giúp cho các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Nhờ có bảo lãnh của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó không ngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.2 MÉT SỐ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển và nhu cầu tài trợ của ngân hàng đối với các hoạt động này ngày càng tăng. Thông thường, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thường gắn với nghiệp vụ thanh toán quốc tế.và tạo điều kiện để nghiệp vụ này phát triển. Trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, có hai loại hình tài trợ chủ yếu: - Tài trợ bằng cách cho vay - Tài trợ bằng cách bảo lãnh 1.2.1 Tài trợ bằng cách cho vay 1.2.1.1 Tài trợ nhập khẩu Trong giao dịch kinh doanh, uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu là vấn đề quan trọng nhất. Đó là bởi nhà xuất khẩu thiếu thông tin về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của bên nhập khẩu; môi trường kinh tế, môi trường pháp lý của nước nhập khẩu nên nhà xuất khẩu khó có thể tin tưởng và bán hàng cho bên nhập khẩu, đặc biệt là bán hàng trả chậm. Vì vậy, nhà nhập khẩu phải tìm giải pháp để nâng cao uy tín và khả năng thanh toán của mình một cách chắc chắn trước đòi hỏi của nhà xuất khẩu. Dưới đây là một số hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu: 1.2.1.1.1 Tài trợ phát hành tín dụng thư Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của ngân hàng. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Vì vậy nếu người nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi đến hạn L/C thì ngân hàng mở L/C chính là người gánh chịu rủi ro. Do đó, trước khi mở L/C, ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. [...]... doanh nghip Vit Nam v ca nn kinh t S 1.3: Cỏc hỡnh thc tớn dng ti tr xut nhp khu ca cỏc NHTM Vit Nam hin nay Hình thức tài trợ XNK của NHTM Việt Nam Tài trợ xuất khẩu Cho vay thu mua, chế biến hàng xuất theo L/C, theo hợp đồng ngoại thơng đã ký Chi t khấu bộ chứng từ hàng xuất Tài trợ nhập khẩu Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập Nghiệp vụ bảo lãnh Phát hành th...S 1.1 : Quy trỡnh nghip v tớn dng chng t Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (Advising Bank) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (Issuing Bank) (6) (3) (6) (4) Ngời xuất khẩu (8) (1) (9) (2) Ngời nhập khẩu (1) Nh xut khu v nh nhp khu ký hp ng (2) Nh nhp khu ngh ngõn hng phc v mỡnh m th tớn dng(L/C) (3) Ngõn hng phc v nh nhp... thng l trung di hn, nú to iu kin cho doanh nghip i mi cụng ngh, mỏy múc, thit b m khụng phi tr tin ngay mt lỳc S 1.2 : Quy Nhà xuất khẩu ( nhà sản xuất ) (4) trỡnh nghip v tớn dng thuờ mua (2) Nhà nhập khẩu ( ngời đi thuê) (3) (1) (5) Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng (1) Nh nhp khu ký hp ng thuờ mua (2) Nh nhp khu lựa chn nh xut khu mua hng hoỏ (3) Cụng ty thuờ mua ca ngõn hng ký hp ng mua... Phũng Kim soỏt Ngoi ra, Chi nhỏnh cũn cú 04 Phũng Giao dch: - Phũng giao dch Số 23: 15 Tụn c Thng - Phũng giao dch Số 24: Số 67 Nguyờn Hng - Phũng giao dch Số 25: 158 Thỏi Thnh - Phũng giao dch Xó n: 318 ph Xó n 2.1.2.2 Hot ng kinh doanh ca Chi nhỏnh Cũng nh nhiu ngõn hng khỏc, NHNo & PTNT ng a hot ng kinh doanh trờn nhiu lnh vc tin t vi mt số hot ng chớnh nh sau: - Hot ng huy ng vn: Chi nhỏnh huy ng vn... trin nụng thụn Vit Nam 2.1 QU TRèNH HèNH THNH V PHT TRIN CA NGN HNG NễNG NGHIP V PHT TRIN NễNG THễN VIT Nam & CA CHI NHNH NG A 2.1.1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca ngõn hng Nụng nghip v Phỏt trin nụng thụn Vit Nam Ngõn hng Nụng nghip v Phỏt trin nụng thụn Vit Nam, gi tt l ngõn hng Nụng nghip , cú tờn giao dch quc t l Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (VBARD), cú trụ Chi nhỏnh chớnh... thanh toỏn Chit khu b chng t l hỡnh thc ngõn hng ti tr thụng qua vic mua li hoc cho vay trờn c Chi nhỏnh giỏ tr b chng t hon ho c xut trỡnh Cú 2 hỡnh thc chit khu l chit khu min truy ũi v chit khu c phộp truy ũi nhng hỡnh thc chit khu min truy ũi ít c s dng do nú tim ẩn nhiu ri ro i vi ngõn hng chit khu Phm vi chit khu b chng t thng ch c ỏp dng trong phng thc thanh toỏn quc t tớn dng chng t bi phng thc... chc tớn dng Hin nay trờn a bn H Ni cú 26 SGD v chi nhỏnh thnh viờn ca cỏc NHTMQD H Ni cũn cú mng li ca NHTMCP vi 5 SGD & 9 chi nhỏnh, ngõn hng nc ngoi vi 3 chi nhỏnh & 2 chi nhỏnh ph, ngõn hng liờn doanh vi SGD & 2 chi nhỏnh Trong khi ú, Chi nhỏnh ch mi tham gia hot ng ti tr xut nhp khu t nm 2002 nờn cỏc cỏn b cũn cha cú nhiu kinh nghim Vỡ vy, hot ng ny ca Chi nhỏnh gp nhiu bt li so vi cỏc ngõn hng thng... kim ngch xut nhp khu hng nm ca M l 1500 t USD trong ú kim nghch nhp khu chim gn 920 t USD, trong ú cú mt s mt hng m Vit Nam cú th mnh l: dy dộp, cao su, g, dt may, hi sn, rau qu, c phờ Nu hng hoỏ ca Vit Nam xut khu sang M chim t trng 2% giỏ tr nhp khu ca M thỡ kim ngch xut khu ca Vit Nam sang M t gn 1,8 t USD Mc thu ca hng hoỏ Vit Nam khi c hng Ti hu quc s gim bỡnh quõn t 35%-40% xung cũn trờn di 5%,... t chi thanh toỏn 1.2.1.2.3 Chit khu hi phiu õy l nghip v tớn dng ngn hn c thc hin di hỡnh thc khỏch hng chuyn quyn s hu hi phiu cha ỏo hn cho ngõn hng nhn mt s tin bng mnh giỏ ca hi phiu tr i lói chit khu v hoa hng phớ chit khu Thụng qua hỡnh thc chit khu hi phiu ngõn hng ti tr mt khon tớn dng cho nh xut khu h tip tc quỏ trỡnh tỏi sn xut c trng ca nghip v ny l ngõn hng khu tr tin lói ngay khi chit... PTNT VN, tr s chớnh t ti 3/37 ờ La Thnh, ng a, H Ni Ngy 19/01/2009 Chi nhỏnh chuyn tr s v 211 Ph Xó n ng a- H Ni 2.1.2.1 C cu t chc ca Chi nhỏnh ng a Cỏn b cụng nhõn viờn ca Chi nhỏnh gm cú 82 ngi trong ú cú mt giỏm c v hai phú giỏm c Giỏm c Chi nhỏnh l ngi trc tip iu hnh v chu trỏch nhiờm trc tip trc Tng giỏm c NHN o &PTNTVN Hin nay Chi nhỏnh gm cú 6 phũng ban: - Ban Giỏm c - Phũng Hnh chớnh nhõn s . MÉT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng tài trợ xuất nhập. dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở những tồn tại, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam. CHƯƠNG