1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25

82 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 396,86 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật. Họ phải tự hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận, và phát triển lợi nhuận đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động. Đối với nhân viên, tiền lương là khoản thù lao của mình sẽ nhận được sau thời gian làm việc tại công ty. Còn đối với công ty đây là một phần chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển được.Một công ty sẽ hoạt động và có kết quả tốt khi kết hợp hài hoà hai vấn đề này. Do vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Mặt khác công tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều quyết định liên quan đến việc trả lương và các chế độ tính lương cho người lao động. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng, cho nên cách thức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Từ sự khác nhau này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công ty CP Sông Đà 25 em đã chọn đề tài “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sông Đà 25” để nghiên cứu thực tế và viết thành chuyên đề này. Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế quá ngắn ngủi, với sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty và các anh chị em trong phòng kế toán Công ty, em hy vọng sẽ nắm bắt được phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực kế toán tiền lương trong Công ty. Bài viết được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sông Đà 25 GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 2 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sông Đà 25. Em xin chân thành cám ơn! GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Một số vấn đề cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1.Tiền lương. 1.1.1.1.Khái niệm: Theo quan niệm của cá nhà kinh tế hiện đại: Tiền lương là giá cả của sức lao động, được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động. Ở việt nam, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động mà họ đã cống hiến. Trong kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hóa do vậy tiền lương được coi là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí sản xuất - kinh doanh cho nên tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Còn đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu có ảnh hưởng đến mức sống của đại đa số người lao động. Do đó phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích, là động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế. Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các xơ quan tổ chức nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống tháng lương, bảng lương, do nhà nước quy định. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 4 Đó là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, là những mặc cả cụ thể giữa bên làm thuê và bên đi thuê. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy chính sáh tiền lương thu nhập luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương: +Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng xuất lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc ngay… trong quá trình lao động. + Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương và có thể mua được bằng tiền lương thực tế đó. 1.1.1.2. Vai trò chức năng của tiền lương: + Chức năng tái sản xuất sức lao động: Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có được một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động. + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp: Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất.Để đạt được mục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật các yếu tố trong quá trình kinh doanh.Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó nguời sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động. + Chức năng kích thích lao động ( đòn bẩy kinh tế): Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng xuất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 5 mình với lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy, tiền luơng là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực sự có hiệu quả cao. 1.1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng: Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh, thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khỏe, trang thiết bị ký thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đền tiền lương cao hay thấp. -Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định. Ví dụ: Một ngày công phải đủ 8 giờ. Nếu làm không đủ thì có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm sản xuất, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đền tiền lương của người lao động. -Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động, ngày công quy định trong tháng là 22 ngày. Nếu người lao động làm thay đổi tăng hoặc giảm số ngày làm việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo. -Cấp bậc, chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của cấp bậc, chức vụ, chức danh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định của nhà nước. Do vậy, lương của CBCNV cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. -Số lượng, chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Nếu làmđược nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩm được giao thì tiền lương sẽ cao.Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm ít thi tiền lương sẽ ít. -Độ tuổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu cùng một công việc thì người lao động ở độ tuổi 30-40 có sức khỏe tốt hơn những người ở độ tuổi 50-60. -Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Với một trang thiết bị cũ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩm có chất lượng cao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cũng từ đó nó ảnh hưởng tới tiền lương. 1.1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tượng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 6 và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: +Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động .Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội ( BHXH ), bảo hiểm y tế ( BHYT ), kinh phí công đoàn ( KPCĐ ), trợ cấp thất nghiệp ( TCTN ) và việc sử dụng các quỹ này. +Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ. +Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1.5.Bản chất của tiền lương và nguyên tắc tổ chức tiền lương. - Bản chất của tiền lương: Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của quy luật kinh tế như quy luật cung- cầu, quy luật giá trị… Mặt khác, tiền lương bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân, gia đình người lao động là điều kiện để người lao động hòa nhập vào thị trường xã hội. -Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 7 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp. Ở nước ta khi xây dựng một chế độ tiền lương và tổ chức trả lương phải theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1:Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, theo nguyên tắc này thì bất kỳ ai dù có khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ mà có đóng góp sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Đối với công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức, phân biệt công bằng, chính xác trong trả lương. Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động. Nguyên tắc 2: Bảo đảm NSLĐ tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Tức là có thể hiểu đơn giản như sau: Năng suất lao động là sản phẩm, là cái được làm ra. Tiền lương là cái phải trả, đó là chi phí. Vì vậy, để sản xuất có lợi nhuận, đạt hiệu quả cao thì cái làm ra phải lớn hơn tổng chi phí. Tức là tốc độ tăng NSLĐ phải lớn hơn tiền lương. Nguyên tắc này dù xét trên phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc toàn xã hội đều thấy rõ tính khoa học hợp lý của nó phù hợp với tiến trình phát triển ngày càng đi lên của xã hội. Nguyên tắc 3:Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân ( Tức là phải trả lương khác nhau cho lao động khác nhau). Do trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở các ngành khác nhau điều này cho thấy, cùng một bậc thợ như nhau ở các nghành nghề khác nhau thì trình độ lành nghề khác nhau. Sự khác nhau này cần phải được phân biệt trong trả lương thông qua đó khuyến khích người lao động thông qua tay nghề, trình độ. Điều kiện lao động khác nhau. Các doanh nghiệp khác nhau thì có điều kiện lao động khác nhau do đó dẫn đến NSLĐ khác nhau có nghĩa là tiêu hao phí sức lao động khác nhau do đó tiền lương phải khác nhau để bù đắp hao phí sức lao động khác nhau đó. GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 8 Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì ứng với nó mỗi ngành có một vị trí quan trọng thì tiền lương cao để thu hút lao động, tạo điều kiện tốt để ngành đó phát triển. Sự phân bổ theo khu vực sản xuất giữa các vùng khác nhau thì tiền lương khác nhau, điều kiện khác nhau như khí hậu, điều kiện sinh hoạt…ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sức khỏe của con người, chi phí cho cuốc sống khác nhau, do đó để đảm bảo tái sản xuất lao động như nhau thì tiền lương khác nhau và được thực hiện thông qua phụ cấp như: Phụ cấp đắt đỏ, khu vực và một số ưu đãi. 1.2.Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. 1.2.1.Các hình thức trả lương: Ở nước ta hiện nay việc trả lương cho người lao động trong các DN chủ yếu được tiến hành theo 2 hình thức: Hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. 1.2.1.1.Hình thức tiền lương theo thời gian: • Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương người lao động. • Đơn vị tính lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. • Công thức: Tiền lương theothời gian = Thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương thời gian • Trả lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương theo thời gian giản đơn bao gồm: -Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực…Tiền lương tháng thường được áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Công thức: Mi = Mn x Hi + ( Mn x Hi x Hp ) Trong đó: Mi: Mức lương lao động bậc i Mn: Mức lương tối thiểu Hi: Hệ số cấp bậc lương bậc i GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 9 Hp: Hệ số lương phụ cấp -Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để trợ cấp BHXH phải chi trả cho CBCNV, thường áp dụng trả cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hoặc làm nhiệm vụ khác. Lương ngày được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ trong tháng. Công thức: Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ quy định -Lương giờ: Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc được áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Công thức: Tiền lương giờ = Tiền lương ngày Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ -Tiền lương theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Công thức: Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương Ưu điểm: dễ làm, dễ tính đến thời gian làm việc thực tế có thể lập bảng tính sẵn. Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động nên không khuyến khích được người lao động quan tâm đến kết quả lao động. Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, DN cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc của công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. 1.2.1.2.Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Theo hình thức này tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó. Các hình thức tiền lương sản phẩm như sau: GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư = x Chuyên đề thực tập 10 -Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp: Được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá của mỗi đơn vi SP. Công thức: Tiền lương SP = Khối lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương -Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp: Đây là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham gia sản xuất với công nhân viên chính đã ảnh hưởng lương theo sản phẩm. Công thức: Tiền lương SP Số lượng SP hoàn thành Đơn giá tiền lương gián tiếp của công nhân sản xuất SP gián tiếp -Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Đây là sự kết hợp giữa hai hình thức tiền lương kể trên với các khoản tiền thưởng có tính chất lương. -Hình thức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuấ tra theo hai loại đơn giá khác nhau: Đơn giá cố định đối với số sản phẩm trong mức qui định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt định mức. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao động có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất ở các khâu khác nhau trong thời điểm chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời hạn qui định… Tuy nhiên cách trả lương này dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Vì vậy khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên không còn cần thiết thì chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩm bình thường. -Hình thức tiền lương khoán: Theo hình thức này người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian chất lượng quy định đối với loại công việc này. Có 2 phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương. + Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư [...]... *Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp hiện đang áp dụng, kế toán tiền lương mở những sổ sách kế toán cho thích hợp Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ mà Công ty CP Sông Đà 25 đang sử dụng, kế toán tiền lương sử dụng các sổ: Sổ cái tài khoản 334, tài khoản 338 (mở theo chi tiết) Để phân bổ chi phí hoặc hạch toán. .. 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 25 2.1.Một số khái quát về công ty cổ phần Sông Đà 25 2.1.1 Thành lập 2.1.2.Tên công ty - Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Sông Đà 25 - Tên tiếng anh: Song Da 25 Join stock company - Trụ sở chính : 100 Trường Thi- P.Trường Thi- TP.Thanh Hóa - Điện thoại : 0373.385 248 - Fax : 037.754 720 - Số tài khoản. .. toán các khoản trích trước, kế toán có thể sử dụng bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 1.4.2.1.1 Tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ: Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ cho từng đối tượng, từng bộ phận và tiến hành trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ được thực hiện trên bảng phẩn bổ tiền lương và trích BHXH Ngoài tiền lương và các khoản. .. 1.4.2.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp sử dụng các chứng từ sau: -Bảng thanh toán lương: Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên đồng thời để kiêm tr việc thanh toán lương cho công nhân viên trong đơn vị, bảng thanh toán lương được lập hàng tháng, lương ứng với bảng chấm công Phiếu nghỉ hưởng... cổ phần sông đà 25 Kế toán trưởng Kế Kế Kế Kế Kế Kế Toán Toán Toán Toán Toán Toán Thanh Vật Ngân Công Các Giá toán Tư hàng Nợ Khoản Thành TSCD Nộp Doanh Đầu tư Ngân thu XDCB sách Kế toán các xí nghiệp, đội trực thuộc chú thích: quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng 2.2.3.2.Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán ‫٭‬Nhiệm vụ: GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 34 -Kế toán trưởng:... bộ công tác tài chính kế toán của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan và nhà nước có lien quan Chịu trách nhiệm trước ban quản lý công ty và nhà nước về mọi mặt hoạt động của công tac tài chính kế toán -Kế toán phó: Gồm 2 kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo tháng, quý, năm theo quy định của nhà nước trên các chứng từ chi tiết -Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt của công ty và ghi... Chuyên đề thực tập 17 *TK 334 “Phải trả công nhân viên” :Dùng để theo dõi các khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, phụ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động Kết cấu: nợ TK334 có -Các khoản đã trả CNV SDĐK: số tiền còn phải trả NLĐ -Các khoản khấu trừ vào lương -Các khoản ứng trước -Tất cả các khoản trả CNV -Kết chuyển lương chưa... Thư Chuyên đề thực tập 22 * TK 334 “Phải trả viên chức”: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công chức, viên chức trong đơn vị HCSN về tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả theo chế độ nhà nước NợTK 334 có -Các khoản đã trả cho công chức, viên chức -tiền lương và các khoản phải trả cho công và các đối tượng khác chức, viên chức và các đối tượng khác -Các khoản đã khấu trừ vào lương Tổng số... tiêp theo Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính và thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý, công bằng, chính xác GVHD: Lê Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thư Chuyên đề thực tập 25 CHƯƠNG... bảng thanh toán lương là cấp các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu nghỉ hưởng BHXH Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng hay phụ trách kế toán và giám đốc đơn vị duyệt Trên cơ sở đó lập phiếu chi và phát lương cho công nhân viên Bảng thanh toán lương được lưu tại phòng kế toán của đơn . chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sông Đà 25 GVHD: Lê. đề thực tập 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Một số vấn đề cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1 .Tiền. *Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp hiện đang áp dụng, kế toán tiền lương mở những sổ sách kế toán cho

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dung từ năm 1995 đến 2009. - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Bảng 1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dung từ năm 1995 đến 2009 (Trang 13)
Sơ đồ 2.1 công tác chuẩn bị - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Sơ đồ 2.1 công tác chuẩn bị (Trang 29)
Sơ đồ 2.4 - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Sơ đồ 2.4 (Trang 30)
Sơ đồ 2.6 - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Sơ đồ 2.6 (Trang 33)
Sơ đồ 2.7 - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Sơ đồ 2.7 (Trang 37)
Bảng danh mục chứng từ kế toán hiện đang sử dụng tại công ty CP Sông Đà 25 - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Bảng danh mục chứng từ kế toán hiện đang sử dụng tại công ty CP Sông Đà 25 (Trang 38)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁNBảng số: 03 - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
Bảng s ố: 03 (Trang 43)
5. Bảng tạm ứng lương khoán theo công trình: - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
5. Bảng tạm ứng lương khoán theo công trình: (Trang 43)
7. Bảng tạm ứng lương . - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
7. Bảng tạm ứng lương (Trang 44)
8. Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN phải nộp - thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cp sông đà 25
8. Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN phải nộp (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w