1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại đoàn quy hoạch nông lâm nghiệp thanh hóa

68 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 712,5 KB

Nội dung

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị và do đơn vị nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ HUYỀN

LỜI MỞ ĐẦU

Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ

sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sảnxuất của xã hội Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệulao đông để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụnhu cầu của con người Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, nănglực sản xuất kinh doanh Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ côngnghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của đơn vị

Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm Đốivới một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ

mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có Do vậy mộtdoanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suấtTSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ

Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo

em mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “ Kế toán tài sản cố định trong Đoàn QuyHoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa” Với mục đích cung ứng đủ cho ngườitiêu dung, đơn vị đã tiếp cận một cách có chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, cácchế độ do Nhà nước ban hành Bản báo cáo này bao quát một cánh có hệ thốngtổng quan về dơn vị, đến thực trạng quản lý “ tổ chức công tác kế toán TSCĐ”

và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty

Chuyên đề gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán tài sản cố định

Chương 2:Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ

Chương 3: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị.

Chương 4: Nhận xét kiến nghị về công tác kế toán TSCĐ.

Sau thời gian thực tập tại Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp ThanhHóa với thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáocủa em khó tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo vànhững ý kiến đóng góp của các anh, chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướngdẫn Th.S Nguyễn Thị Huyền

Em xin chân thành cảm ơn !

Gmail: vtvu2015@gmail.com; Fabook: vttuan85

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH1.1 Lý do chọn đề tài.

Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ

sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sảnxuất của xã hội Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệulao đông để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụnhu cầu của con người Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, nănglực sản xuất kinh doanh Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ côngnghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của đơn vị

Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ

mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suấtTSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết về tổ chức kế toán TSCĐ trong đơn vị

Làm rõ một số vấn đề về tổ chức khấu hao TSCĐ tại Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa, các phương pháp trích khấu hao, nguyên tắc khấu hao, phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ

1.3 Nội dung khái quát chuyên đề.

Chuyên đề gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán tài sản cố định

Chương 2:Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ

Chương 3: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị.

Chương 4: Nhận xét kiến nghị về công tác kế toán TSCĐ.

Trang 3

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH2.1Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ.

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

2.1.1.1Khái niệm.

TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có đủtiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độquản lý tài chính (Trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng đối với một số tàisản đặc thù)

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị và do đơn vị nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận TSCĐ

TSCĐ thuê tài chính là tài sản cố định mà đơn vị đi thuê dài hạn vàđược bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu, tiền thuê và cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tàisản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanhthông qua việc đơn vị trích khấu hao Hàng tháng, hàng quý đơn vị phải tíchlũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản

- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hưhỏng, còn TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cũng bị haomòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịchchuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị

Trang 4

2.1.1.3 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Nguyêngiá trên 10.000.000 đồng

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Nguyên giá phải được xác địn rõ ràng và đáng tin cậy

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

- Tính có thể xác định được: Tức là tài sản cố định vô hình phải đượcxác định một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, bán một cách độclập

- Khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản,kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản

- Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản

đó trong tương lai

- Tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng giống tàisản cố định hữu hình

2.1.2 Vai trò của tài sản cố định.

TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới

sự hoạt động và phát triển của đơn vị

Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu Do đó, việcđổi mới TSCĐ trong đơn vị và các doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của

xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu Bởi vì nhờ có đổi mới máy mócthiết bị, cải tiến quy trình công nghệ Các đơn vị cũng như doanh nghiệp mới cóthể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất, có vai trò quyết địnhtới sự sống còn của đơn vị và doanh nghiệp TSCĐ thể hiện một cách chính xácnhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị và sựphát triển của nền kinh tế quốc dân TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiệntùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục

vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của cácđơn vị trong nền kinh tế thị trường

Trang 5

Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào quatrình sản xuất , cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật và sự phát triểncũa xã hội, TSCĐ được trang bị vào các đơn vị ngày càng nhiều và hiện đại,đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị Về mặthiện vật, phải theo dõi kiểm tra việc bảo quản và sử dụng TSCĐ trong nơi bảoquản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ Về mặtgiá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại củaTSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ.

2.2 Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định.

Trình độ trang bị tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy

mô của đơn vị Tất cả các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tựchủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn,nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thõa thuận Thực tế đó dẫn đến cơcấu và quy mô trang bị TSCĐ của đơn vị sau một thời kỳ thường có biến động,

để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác,đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tìnhhình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ đơn vị nhằm giám sát chặt chẽviệc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở đơn vị

Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng,tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phísản xuất kinh doanh

 Tham gia lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữaTSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sữa chữa TSCĐ, kiểm tra việcthực hiện kế hoạch và chi phí sữa chữa TSCĐ

Tham gia kiểm kê, kiểm tr định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, thamgia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình ảo quản và sửdụng TSCĐ ở đơn vị

2.3 Cách phân loại tài sản cố định chủ yếu và nguyên tắc đánh giá tài sản cố định.

2.3.1 Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu.

Trang 6

Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định đểphân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý vàhạch toán TSCĐ Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp việc phân loại đúng đắnTSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo

về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từngTSCĐ hiện có trong đơn vị Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị,đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao hiệuquả kinh tế của đơn vị

2.3.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:

- Đối với TSCĐ hữu hình gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sảnxuất, cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi…

+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị côngtác và các loại máy móc thiết bị khác…

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền… dungtronh vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước… thuộc tài sản của đơn vị

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinhdoanh, quản lý tài chính…

+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản

2.3.1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.

Trang 7

TSCĐ phân loại theo tiêu thức này gồm: TSCĐ tự có và TSCĐ thuêngoài.

- TSCĐ tự có là TSCĐ đơn vị mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằngnguồn vốn của đơn vị, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hànghoặc do nguồn vốn liên doanh

- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động ( nhữngTSCĐ mà đơn vị thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợpđồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính ( Những TSCĐ mà đơn vị đi thuê dàihạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu TSCĐ)

2.3.1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.

TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn nhà nước cấp

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn đơn vị tự bổ sung

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay

2.3.1.4 Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình trạng sử dụng.

TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm:

- TSCĐ dung trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đangđược sử dụng trong các hoạt động sản xuất của đơn vị Đây là những TSCĐmàđơn vị tín và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

- TSCĐ dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ

mà đơn vị sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp

- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lơicông cộng như : nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ

- TSCĐ chờ sử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sửdụng do bị hư hỏng thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mớicông nghệ

2.3.2 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ.

Đánh giá TSCĐ là việc xác định ghi sổ của TSCĐ TSCĐ được đánh giálần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng TSCĐ được đánh giátheo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức:

Trang 8

Giá trị còn lại= Nguyên giá – Giá trị hao mòn

2.3.2.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình.

Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lý

mà đơn vị chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sang sử dụng

Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành:

 Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm trực tiếp:

NGTSCĐ = Giá mua (hóa

đơn)

- Các khoản giảm trừ

+ Các khoản thuế (trừ thuế được hoàn lại)

+ Chi phí liênquan

Đối với TSCĐ hữu hình mua trả chậm:

NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua ( giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua)

Đối với TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ

+ Chi phí liênquan

- Các khoản giảm trừ

 Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát:

Trang 9

NGTSCĐ = Giá thõa thuận giữa các

bên góp vốn

+ Chi phí trực tiếp khác

2.3.2.2 Nguyên giá TSCĐ vô hình.

 Đối với TSCĐ vô hình mua riêng biệt

NGTSCĐ = Giá mua (hóa

đơn)

- Các khoảngiảm trừ

+ Thuế (nếucó)

+ Chi phí liênquan

Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi

NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của

 Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sửdụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần chonhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trảkhi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụngnhận góp vốn

 Đối với tscđ vô hình hình thành trong nội bộ đơn vị là toàn bộ chi phí bìnhthường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêuchuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng

2.3.2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá.

 Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiềnthuê tối thiểu cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đếnhoạt động tài chính

 Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tàisản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất đượcghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê

Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tínhvào nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng…

2.4 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ.

2.4.1 Thủ tục tăng giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ.

Trang 10

- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

- Tăng do mua sắm bằng phúc lợi

- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay

- Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp

- Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao

- Tăng do tự chế

- Tăng do tài trợ, biếu tặng

- Tăng do nhận vốn góp liên doanh

- Tăng do kiểm kê phát hiện thừa

- Tăng do đánh giá tăng TSCĐ

2.4.1.2 Thủ tục giảm TSCĐ.

- Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ

+ Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý

+ Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý

+ Chi phí thanh lý

+ Kết chuyển thu nhập khác

+ Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh

- Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ

- Giảm do liên doanh liên kết

- Giảm do thiếu khi kiểm kê

- Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành

- Sổ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái

- Các chứng từ liên quan

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

Trang 11

2.4.3 Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ.

Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm:

- Đánh giá ( ghi số liệu) TSCĐ

- - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị

bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ

2.4.3.1 Đánh số TSCĐ.

Đánh số TSCĐ là quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo nhữngnguyên tắc nhất định Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượngghi TSCĐ Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữđều phải có số hiệu riêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sửdụng tại đơn vị Số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không

sử dụng lại cho những tài sản mới tiếp nhận

Số hiệu TSCĐ là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo mộtthứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượngTSCĐ trong nhóm

Nhờ đánh số TSCĐ Mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quantrong việc theo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăngcường và ràng buộc được trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trongkhi bảo quản và sử dụng TSCĐ

2.4.3.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng.

2.4.3.2.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ.

Tài sản cố định của đơn vị là các tài sản có giá trị lớn cần phải đượcquản lý đơn chiếc Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theotừng đối tượng ghi TSCĐ

Đối tượng ghi TSCĐ là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật giálắp và phụ tùng kèm theo Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt

về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năngđộc lập nhất định hoặc làmột hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời đểcùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định

Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn liền với mộtnội dung chi phí và một mục đích riêng mà đơn vị có thể xác định một cách

Trang 12

riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sảnđó.

Để tiện cho việc theo dõi và quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đốitượng ghi TSCĐ Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có ký hiệu riêng Việc đánh sốTSCĐ là do đơn vị quy định tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị đó nhưng phảiđảm bảo tính thuận lợi trong công việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại vàtuyệt đối không trùng lặp

2.4.3.2.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ.

Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu các chứng từ ban đầu có liênquan đến TSCĐ ở đơn vị Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổchức kế toán ở các đơn vị sử dụng TSCĐ

Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của TSCĐ trong đơn vị và làcăn cứ kế toán để kế toán ghi sổ

TSCĐ của đơn vị được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau.Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng,giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vị toàn doanh nghiệp và theo dõi từng nơi bảoquản, sử dụng Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ theo cácchỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.Đồng thời theo dõi vềnguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…

 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản:

Việc theo dõi TSCĐ tai nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắntrách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng caotrách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ

Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ ( các phòng ban, phân xưởng… ) sửdụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐtrong phạm vị bộ phận quản lý

 Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán.

Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chitiết TSCĐ Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tai phồng kế toán đểtheo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng Ở phòng kế toán, kế toánchi tiết TSCĐ được thực hiên ở thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ

Trang 13

Thẻ TSCĐ:Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của đơn vị.

Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, cácchỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn

Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ.Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra để theodõi việc lập thẻ TSCĐ đơn vị có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ

Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao

mònTSCĐ của đơn vị Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một

số trang

Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liênquan

 Quy trình TSCĐ tăng do mua sắm:

Trước tiên, Bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ sẽ lập Tờ trình xin mua TSCĐ và nộp cho Trưởng Đoàn duyệt Sau khi được sự chấp nhận của Trưởng đoàn, Bộ phận đó sẽ giao nhân viên mua TSCĐ về và nộp bộ chứng từ gồm: Phiếu Nhập, Hóa đơn, Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu, Tờ trình xin thanh toán… cho Phòng kế toán Kế toán TSCĐ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, sau đó sẽ lưu bộ gốc và photo 1 bộ chuyển sang cho kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ nhập liệu vào máy tính rồi hàng quý lập Bảng Kê và Danh

sách theo dõi TSCĐ (có tính khấu hao)

Trang 14

Sơ đồ 1 – Quy trình kế toán TSCĐ tăng

 Quy trình TSCĐ giảm do điều chuyển:

Trường hợp các đơn vị (Xí Nghiệp trực thuộc) cần sử dụng TSCĐ thì đơn vị đó sẽ lập Tờ trình đưa Trưởng Đoàn ký duyệt Sau khi có chữ ký của

Trang 15

TĐ trên Tờ trình, bộ phận Quản Lý TSCĐ căn cứ vào đó sẽ lập Lệnh Điều Động (2 bản) Bộ phận quản lý giữ 1 bản, đơn vị giữ 1 bản Đơn vị cầm Lệnh Điều Động chuyển xuống cho bộ phận viết phiếu để lập Phiếu Xuất Kho (3 liên) và phải có đầy đủ chữ ký của Trưởng Đoàn, Kế Toán Trưởng Sau đó 1 liên của Phiếu Xuất Kho được lưu ở Phòng Kế Toán và kế toán TSCĐ sẽ đối chiếu TSCĐ đó về Nguyên giá, thời hạn sử dụng, khấu hao đã trích cho đơn

vị nhận TSCĐ 1 liên Bộ phận lập phiếu giữ, và liên còn lại đơn vị giữ

 Quy trình TSCĐ giảm do thanh lý:

Nếu một TSCĐ sau thời gian sử dụng lâu dài, bị hư hỏng hoặc trong trạng thái không sử dụng được nữa thì Bộ phận quản lý lập Tờ trình xin thanh

lý TSCĐ rồi đưa cho TĐ duyệt Sau đó Tờ trình được chuyển xuống phòng Kế Toán và Kế toán TSCĐ sẽ xem lại Nguyên giá, Khấu hao đã trích rồi báo lại giá trị còn lại cho Hội đồng giá Hội đồng giá họp và mời khách hàng muốn mua lại TSCĐ để họ tham gia đấu giá Sau khi Hội đồng giá quyết định bán TSCĐ ở mức giá phù hợp, Hội đồng giá sẽ gửi thông báo trúng thầu cho khách hàng và yêu cầu Phòng kế toán lập Bộ hồ sơ thanh lý Căn cứ vào bộ hồ sơ đó,

bộ phận quản lý bán TSCĐ và lấy Hóa Đơn Kế toán TSCĐ sẽ ghi giảm TSCĐ

2.5 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.

- TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng,

giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá

Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ

-Điều chỉnh tăng nguên giá TSCĐBên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ

-Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ

Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại đơn vị

-TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm

TSCĐ vô hình theo nguyên giá

Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng

Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm

Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở đơn vị

-TK 212: TSCĐ thuê tài chính

Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng

Trang 16

Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khihết hạn hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của đơn vị.

Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có

Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ:

TSCĐ tăng do mua sắm bằng nguồn kinh phí

-Nếu đưa vào sử dụng ngay

Giá mua + chi phí

-Nếu qua lắp đặt, chạy thử

TK 241Giá mua + chi phí hoàn thành đưa vào sd

-Nếu rút trực tiếp để mua phản ánh đồng thời vào Có TK 008, 009

- Nguồn hình thành

Mua bằng nguồn kinh phí hoạt động

TK 431,441Mua bằng quỹ đầu tư XDCB

Trang 17

Sơ dồ hạch toán giảm TSCĐ:

 TS giảm do thanh lý nhượng bán

-Phản ánh giảm nguyên giá

Nguyên giá Giá trị còn lại

TK 214Hao mòn

-Phản ánh chi phí thanh lý

Chi phí thanh lý Thu thanh lý

-Chênh lệch thu > chi

Trang 18

 TS giảm do không đủ tiêu chuẩn, chuyển thành công cụ, dụng cụ.

TK 214HMLK

2.6 Kế toán khấu hao tài sản cố định.

Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Giá tri phải khấu hao: là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính , trừ (-) giá tri thanhy lý ước tính của tài sản đó

Thời gin sử dụng hữu ích: là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụngcho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng thời gian mà đơn vị dự tính sử dụng TSCĐ, hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự doanh nghiệp dựtính thu được từ việc sử dụng tài sản

Giá trị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính

Hiện nay đơn vị đang áp dụng các quy định tại Quyết định số

206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc thựchiện chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định

Đơn vị đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định

Mức trích khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đường thẳng được xác định theo công thức sau:

Mức trích khấu hao trung

bình hàng năm của TSCĐ

= Nguyên giá TSCĐ

Thời gian sử dụngMức trích khấu hao trung

bình hàng tháng

= Mức trích khấu hao trung bình hàng năm 12

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, đơn

vị phải xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ

Mức khấu hao trung bình = Giá trị còn lại

Trang 19

của TSCĐ xác định lại Thời gian sử dụng xác định lại

( hoặc thời gian sử dụng còn lại)

Mức khấu hao cho

năm cuối cùng

= Nguyên giá

-Khấu hao lũy kế đã thực hiện đếnnăm trước năm cuối cùng

2.7 Kế toán sữa chữa tài sản cố định.

2.7.1 Phân loại công tác sữa chữa tài sản cố định.

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bi hao mòn và hư hỏng từng bộ phận

Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng cácđơn vị phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sữa chữa TSCĐ khi bị

hư hỏng

Chứng từ kế

toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái

Trang 20

Căn cứ vào quy mô sữa chữa TSCĐ thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau:

-Sữa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sữa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thường Vì vậy công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên không phải lập dự toán

-Sữa chữa lớn: Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật dảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ

2.7.2 Phương thức tiến hành sữa chữa.

- Phương thức tự làm: Đơn vị phải chia ra các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công… Công việc sữa chữa có thể là do bộ phận quản lý,

bộ phận sản xuất phụ của đơn vị thực hiện

- Phương thức thuê ngoài: Đơn vị tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sữa chữa và ký hợp đồng sữa chữa với đơn vị trúng thầu Hợp đồng này là cơ sở để đơn vị quản lý kiểm tra công tác sữa chữa TSCĐ

Trang 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐOÀN QUY HOẠCH NÔNG, LÂM NGHIỆP THANH HÓA

3.1 Đặc điểm chung của đơn vị.

3.1.1 Tình hình chung của đơn vị.

 Tên đơn vị: Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa

 Địa chỉ: số 43, Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 08/3/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số778/QĐ-UBND về việc đổi tên Đoàn Quy hoạch - Khảo sát và Thiết kế nông,lâm nghiệp thành Đoàn Quy hoạch nông, lâm nghiệp Thanh Hoá và quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đoàn Quy hoạch Nông,lâm nghiệp Thanh Hoá

Theo Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Đoàn Quy hoạch nông lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Theo Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 Chủ tịch UBNDtỉnh Thanh Hóa, Đoàn Quy hoạch nông lâm nghiệp Thanh Hóa hoạt động theocác chức năng và nhiệm vụ như sau:

Nghiên cứu và lập các đề án, dự án về lĩnh vực quy hoạch phát triểnnông nghiệp, lâm nghiệp và nông thôn khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển

Trang 22

nông thôn, cấp có thẩm quyền giao, báo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lập quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu phục vụ phát triểnsản xuất nông, lâm nghiệp; quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng nôngthôn mới: Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng; quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội các cấp; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội,môi trường và quy hoạch khu dân cư mới, chỉnh trang khu dân cư hiện có; quyhoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp,nông thôn mới (giao thông, thủy lợi, điện nông thôn ); điều tra cơ bản, phântích đánh giá đất nông, lâm nghiệp và tài nguyên rừng

Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch phát triển nông, lân nghiệp và nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổ chức cập nhật, xây dựng cơ sở

dữ liệu, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu, bản đồ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và điều tra, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và nông thôn Tham gia góp ý khi được lấy ý kiến trong việc xây dựng dự thảo các văn bản quy định, hướng dẫn về cơ chế, chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh

Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực: quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; lập

dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm tra dự án, kỹ thuật, tổng dự toán công trình; đấu thầu và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại dân cư, di dân tái định cư; lập phương án điều chế rừng; đo đạc lập bản đồ địa hình, địa chính, mặt bằng xây dựng; khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất xây dựng công trình; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,

đề án cam kết bảo vệ môi trường; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; thiết kế kỹ thuậtcác công trình nông, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn; thiết kế bản vẽ thi công – dự toán công trình xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình xây dựng, thủy lợi; giám sát thi công các công trình xây dựng nông, lâm nghiệp và các công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, bảo

Trang 23

vệ môi trường Việc thu phí các dịch vụ, tư vấn thực hiện thoe quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác với tổ chức trong nước, ngoài nước về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ; tổ chức nghiên cứu khoa học, thực hiện các

đề tài, dự án về lĩnh vực quy hoạch nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn

Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản của Đoàn theo quy định phân cấp của UBND tỉnh và quy định hiện hành của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và cấp có thẩm quyền giao

3.1.4 Công tác tổ chức quản lý và kế toán tại Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa.

3.1.4.1 Công tác tổ chức quản lý.

Bộ máy quản lý của Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Thanh Hóa được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Đứng đầu cơ quan là Trưởng Đoàn với chức năng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đoàn.Lãnh đạo đoàn còn có 3 phó trưởng đoàn phụ trách từng mảng hoạt động của

cơ quan

Trang 24

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

• Trưởng đoàn: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở nông

nghiệp và PTNT Thanh Hóa và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đoàn

trong thực hiện nhiệm vụ

• Phó trưởng đoàn:

Phó trương đoàn 1: Giúp Trưởng đoàn, chịu trách nhiệm trước Trưởng

đoàn và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công

+ Phụ trách lĩnh vực: Quy hoạch chi tiết ngành, sản phẩm chủ yếu trong

Nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - XH, quy hoạch sử dụng đất

+ Trực tiếp phụ trách và theo dõi các đơn vị trực thuộc Đoàn sau: Trung

tâm Quy hoạch Nông nghiệp1; Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp 2; Trung

tâm Quy hoạch Dân cư và Tư vấn giám sát 2

TT quyhoạchdân cưvàTVGS 2

TT quyhoạchthiết kếlâmnghiệp

Đội điềutra quyhoạch 1

Đội điềutra quyhoạch 2

TT quyhoạchdân cưvàTVGS 1

Phòng nghiên cứu

dự báo CNTTPhòng KH- HC

Phòng TC- HC

Trang 25

+ Phụ trách công tác phối hợp giữa Ban lãnh đạo Đoàn và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội; Trưởng ban phòng chống lụt bảo của Đoàn.

Phó trưởng đoàn 2: Giúp Trưởng đoàn, chịu trách nhiệm trướcTrưởng đoàn và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công

+ Giúp Trưởng đoàn trong lĩnh vực: Điều tra, Quy hoạch, TK lâmnghiệp

+ Phụ trách Trung tâm Quy hoạch, Thiết kế lâm nghiệp;

+ Phụ trách hai đội điều tra quy hoạch 1 và 2;

+ Phụ trách công tác dân vận của Đoàn

Phó trưởng đoàn 3: Giúp Trưởng đoàn, chịu trách nhiệm trướcTrưởng đoàn và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công

+ Giúp Trưởng đoàn trong lĩnh vực: Tư vấn lập dự án; tư vấn thiết kế kỹthuật, tư vấn giám sát công trình, quy hoạch, sắp xếp dân cư;

+ Phụ trách Trung tâm Quy hoạch Dân cư và TVGS 1;

+ Chỉ huy Trưởng Dân quân tự vệ của Đoàn

• Trưởng phòng Tổ chức –Hành chính:

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và Ban lãnh đạoĐoàn về mọi hoạt động của Phòng; quản lý nhân lực của phòng; phân côngnhiệm vụ cho các nhân viên

+ Tham mưu cho Lãnh đạo Đoàn về tổ chức quản lí nhân sự, sử dụng laođộng đúng luật và hiệu quả; xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, kế hoạchđào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức

+ Chủ trì việc nghiên cứu, cải tiến bộ máy tổ chức theo chiến lược pháttriển của Đoàn; chủ trì việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi quy chế hoạt động,quy chế chi tiêu nội bộ của Đoàn; xây dựng văn bản có tính pháp quy củaĐoàn

+ Tham mưu và giúp Lãnh đạo Đoàn về công tác nâng lương, bổ nhiệm,

bổ nhiệm lại cán bộ; thi đua khen thưởng, kỷ luật; Thường trực hội đồng xétnâng bậc lương, TNVK, nâng ngạch, chuyển ngạch, tuyển dụng

+ Theo dõi, báo cáo tình hình hoạt động của Đoàn, thông báo kết luận các cuộc họp, đôn đốc, kiểm tra triển khai thực hiện các nghị quyết của Đoàn, việc thực hiện các kết luận của Thủ trưởng đơn vị

Trang 26

• Trưởng Phòng Kế Hoạch- Tài Chính:

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và Ban lãnh đạoĐoàn về mọi hoạt động của Phòng; quản lý nhân lực của Phòng; phân côngnhiệm vụ cho các nhân viên

+ Giúp lãnh đạo Đoàn trong công tác xây dựng kế hoạch, kế toán tài

chính; giao dịch với các cơ quan liên quan trong công tác thanh quyết toán, báocáo thường xuyên với các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính có thẩmquyền theo quy định

+ Tham mưu cho Lãnh đạo Đoàn về công tác kế hoạch, quản lý và sửdụng tài chính;

+Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước về mặt tài chính.Thực hiện thanh, quyết toán đúng chế độ theo quy định hiện hành;

+ Thẩm tra dự toán, dự án quy hoạch; quản lý các dự án được giao; thẩm tra kỹ thuật DA; xây dựng đề cương, dự toán các dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định

• Trưởng Phòng Nghiên cứu, dự báo và Công nghệ thông tin:

+Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và Ban lãnh đạoĐoàn về mọi hoạt động của phòng; quản lý nhân lực của phòng; phân côngnhiệm vụ cho các nhân viên

+ Tham mưu, đề xuất chính sách phát triển Nông lâm nghiệp, rà soát bổ

sung chính sách trong thực hiện quy hoạch phát triển Nông lâm nghiệp,nghiên cứu, dự báo thị trường nông lâm sản phục vụ định hướng hoạch địnhchiến lược quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn (dài hạn, ngắnhạn); nghiên cứu dự thảo các văn bản quy định, hướng dẫn, cơ chế chính sáchphục vụ công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp, nôngthôn thuộc thẩm quyền ban hành của Ngành nông nghiệp và UBND tỉnh giao;+ Tổ chức hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý và quyhoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; chiến lược,chính sách phát triển Nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh;

+ Nghiên cứu dự báo lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm,các vùng đặc thù, vùng đặc biệt khó khăn; kiểm tra chất lượng các nhiệm vụ,

đồ án quy hoạch nông nghiệp, nông thôn do các đơn vị trong Đoàn lập Thamgia thẩm định các công trình dự án, đề tài khoa học do các đơn vị bên ngoàiĐoàn thực hiện khi được cấp có thẩm quyền giao và mời

Trang 27

3.4.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán.

SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo

Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

• Kế toán trưởng- kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật,

hướng dẫn, điều hành kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính của Đoàn,

đồng thời theo dõi các khoản thanh toán với Nhà nước, vào sổ cái và lập báo

cáo tài chính, báo cáo cấp trên, hoàn tất báo cáo quyết toán quý, năm ngoài ra,

kế toán trưởng còn là người hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên

• Kế toán viên: Được trưởng phòng giao nhiêm vụ trên cơ sở đề xuất của Phụ

trách kế toán, kế toán viên giúp phụ trách kế toán theo dõi phần hành kế toán

hoặc lĩnh vực kế toán cụ thể

Kế toán viên chịu trách nhiệm chuyên mổn trước trưởng phòng Phòng

Tổ chức- Hành chính

Thủ quỹ- thủ kho: Có trách nhiệm quản lý kho vật tư, quỹ cơ quan đảm bảo

an toàn, không để nhầm lẫn, hư hao mất mát, chống mối mọt, ngăn nắp phục

vụ tốt cho sản xuất, đời sống Phụ trách công tác in ấn đóng gói hồ sơ, tài liệu

các công trình

Thủ quỹ- Thủ kho chịu trách nhiệm chuyên môn trước trưởng phòng

Phòng Tổ chức- Hành chính

• Văn thư đánh máy: Theo dõi, lưu trữ sách báo, công văn đi đến, gửi công văn

đi đến các đơn vị trực thuộc Đoàn và các cơ quan khác, soạn thảo và đánh máy

các công văn, báo cáo thuộc lĩnh vực hành chính

Kế toán trưởng-kế toán

tổng hợp

Kế toán viên Thủ

đánh máy

Kế toán tiềnlương vàcác khoảntrích theolương

Trang 28

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có trách nhiệm thanh toánkịp thời tiền lương cho toàn cán bộ của Đoàn, có nghĩa vụ thanh toán cáckhoản trích theo lương cho Cơ quan theo đúng thời hạn, thực hiện chế độ chínhsách với Nhà nước.

3.1.4.3 Hình thức kế toán sử dụng tại đơn vị.

 Đơn vị đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính

 Niên độ kế toán ( Kỳ kế toán năm): bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép là Đồng Việt Nam (VNĐ)

Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị

 Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quản lý, hiện nay đơn vị

áp dụng hình thức sổ kế toán “ Chứng từ ghi sổ”.

 Với hình thức chứng từ ghi sổ, hệ thống sổ sách mà đơn vị áp dụng chủ yếu

là các tài khoản, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ kế toán chi tiết Hình thức sổ này đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ hiểu thuận lợi cho việc phân công kế toán

và áp dụng kế toán máy

 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng cho nghiệp vụ kế toán phát sinh theo trình tự thời gian, dung để đăng ký chứng từ ghi sổ, đảm bảo an toàn cho chứng từ ghi sổ, có tác dụng đối chiếu với số liệu ghi trên sổ cái

 Sổ thẻ kế toán chi tiết: Dùng phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được số liệu trên sổ chi tiết cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài chính, tài sản vật tư, tiền vốn, hoạt động kết quả kinh doanh làm căn cứ lập báo cáo tàichính

 Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng tài khoản kế toán

Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng trong đơn vị

Chứng từ gốc

Trang 29

Ghi hằng ngày

Quan hệ đối chiếu

Diễn giải quá trình ghi sổ

- Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập

chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân

loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở

số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ Chứng từ

ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách

kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký

chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ

sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ

cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết

- Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế

Bảng tổng hợpchứng từ gốc

Sổ (thẻ) kếtoán chi tiết

Sổ đăng ký chứng

chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Trang 30

toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản".

- Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào

sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản Cuôi tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản

đó Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùnglàm căn cứ lập Báo cáo tài chính

3.2 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Đoàn Quy Hoạch Nông Lâm nghiệp Thanh Hóa.

3.2.1 Tình hình đầu tư tài sản cố định tại đơn vị.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản kháctham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh

Tài sản cố định là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cầnthiết cho bất kỳ đơn vị nào

Tài sản cố định gồm 2 loại: TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình.Tại đơn

vị chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau:

Trang 31

Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị:

Nhìn chung TSCĐ ở đơn vị có nhiều chủng loại khác nhau Để đảm bảocông tác quản lý, kiểm tra giám sát sự biến động của nó.Đơn vị đã phân loạiTSCĐ theo chức năng đối với quá trình sử dụng

- TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc

+ Máy móc thiết bị+ Phương tiện vận tải

- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà

nó biểu hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi phí mà đơn vị đã đầu tưchi trả để được quyền hay lợi ích lâu daifmaf giá trị của nó xuất phá từ quyềnhay lơi ích đó Tại đơn vị sử dụng thì kế toán TSCĐ theo những nguyên tắcnhất định và thời điểm nhất định do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý

đó nên việc xác định giá trị TSCĐ thương được sử dụng phương pháp cơ bản

là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại

Tại Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa đánh giá TSCĐtheo nguyên giá:

Nguyên giá

TSCĐ phải trích

khấu hao

Nguyên giá = TSCĐ đầu kỳ

Nguyên giá +TSCĐ tăng trong kỳ

Nghiệp vụ 1: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày

08/12 Bộ phận XDCB bàn giao khu nhà để xe Tổng giá trị quyết toán đượcduyệt là 27.000.000 đ Tỷ lệ hao mòn 6 %

Nợ TK 211: 27.000.000 đ

Có TK 241: 27.000.000 đ

Nghiệp vụ 2: Biên bản giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 09/12 Bộ

phận XDCB bàn giao hệ thống tường xung quanh đơn vị Tổng giá quyết toáncông trình được duyệt 542.155.000 đ Tỷ lệ khấu hao 10 %

Trang 32

Có TK 241: 542.155.000 đ

Nghiệp vụ 3: Hóa đơn GTGT số 0002486 ngày 31/08 mua một bộ máy tính

bằng quỹ phát triển sự nghiệp dùng cho quản lý văn phòng của công ty TrầnAnh Tổng giá thanh toán 12.595.000 đ trong đó thuế GTGT 10% Đơn vị đãthanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 205 cùng ngày Dự kiến bộ máy sửdụng trong vòng 5 năm

Nghiệp vụ 4: Phiếu thu số 266 ngày 16/12 đơn vị đã thanh lý 7 xe kéo Nguyên

giá 72.064.460 đ đơn vị đã tính đủ khấu hao, xe đã hết thời hạn sử dụng Thanh

lý thu được số tiền 2.450.000 đ

Nợ TK 214: 72.064.460 đ

Có TK 211: 72.064.460 đ

Nợ TK 111: 2.450.000 đ

Có TK 5118: 2.450.000 đ

Nghiệp vụ 5: Ngày 20/12 đơn vị chuyển khoản mua Máy toàn đạc điện tử

Set02N tổng giá trị thanh toán 50.890.000 đ chưa bao gồm VAT 10% củaCông Ty Cổ Phần Quốc Tế An Phước, sau đó đơn vị tiến hành bàn giao choPhòng kế hoạch- tài chính

Nghiệp vụ 6: Hóa đơn GTGT số 0004687 ngày 18/12 đơn vị mua một máy

định vị vệ tinh GPS của công ty TNHH Phương Nam dùng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh Tổng giá thanh toán 170.016.000đ trong đó thuế GTGT 10 %

Trang 33

là 15.456.000 đ, đơn vị đã thanh toán bằng chuyển khoản, tỷ lệ khấu hao đượctrích 20 %.

Nghiệp vụ 7: Hóa đơn GTGT 0065927 ngày 20/12 đơn vị tiến hành mua sắm

và đem vào sử dụng một máy phát điện ở văn phòng đơn vị,Tổng giá thanhtoán 236.250.000 đ trong đó thuế 5% là 11.812.500đ đơn vị đã thanh toán bằngchuyển khoản Chi phí phát sinh 6.000.000đ đã thanh toán bằng phiếu chi số

Nợ TK 466: 33.665.625

Có TK 214: 33.665.625

Nghiệp vụ 8: Ngày 27/09, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về

việc điều chuyển xe ô tô của đơn vị cho chi cục quản lý thị trường Thanh hóa,

xe ô tô UOAT nguyên giá170.000.000đ, đã khấu hao hết

Nợ TK 214: 170.000.000

Có TK 2114: 170.000.000

Trang 34

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 19/09/2012 của chủ tịchUBND tỉnh Thanh Hoá về việc điều chuyển xe ô tô của Đoàn Quy Hoạch

Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa cho chi cục Quản lý thi trường Thanh Hóa

Hôm nay, ngày 27 tháng 09 năm 2012, chúng tôi gồm:

1.Đoàn Quy hoạch Nông, Lâm nghiệp Thanh Hóa (Bên giao tài sản):

Ông: Trịnh Quốc Nam – Phó ĐoànÔng: Trịnh Quang Hợp – Trưởng phòng hành chính tổng hợp

Bà : Đỗ Thị Cảnh – Phó Phòng HCTHBà: Hồ Thị Lý – Kế toán trưởngÔng: Lê Vạn Sơn – Kế toán

2 Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa ( bên nhận):

Ông: Nguyễn Văn Hùng- chi cục trưởngÔng: Định Khánh Toàn- Kế toán trưởng- Phó phòng TCHC

3 Sở tài chính thanh hóa:

Ông: Đào Xuân Cường- Phó trưởng phòng quản lý công sản- giá cảÔng : Lê Duy Trang- chuyên viên phòng quản lý công sản- giá cảThực hiện bàn giao và tiếp nhận tài sản sau:

1 Tài sản giao nhận:

- Xe ô tô UOATBiển kiểm soát 36B-0409

Số máy: 20901144

Số khung: 0389983Nguyên giá: 170.000.000Hao mòn theo sổ sách kế toán: 170.000.000Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán: không

- Tình trạng thực tế xe:

Chiếc xe UOAT của Đoàn Quy Hoạch Nông, Lâm Nghiệp Thanh Hóa

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w