SUY THOÁI KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

62 1.3K 8
SUY THOÁI KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SUY THOÁI KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Bài nghiên cứu được chia làm ba phần: Phần 1: Các cơ sở lý luận chung về suy thoái kinh tế Phần 2: Suy thoái kinh tế một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm. Phần 3: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đến Việt Nam và các giải pháp của Chính Phủ.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI DẪN 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật LỜI DẪN Như bất kỳ mọi hình thái phát triển trong xã hội, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng vận hành theo những chu kỳ bao gồm các giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Đó là những giai đoạn tất yếu trong sự phát triển đi lên; sau pha hưng thịnh của một chu kỳ kinh tế lại bắt đầu pha suy thoái của một chu kỳ kinh tế mới. Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình lặp lại với các pha và đặc điểm hoàn toàn giống nhau; cũng như không có cách gì tính toán được chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Mỗi chu kỳ kinh tế chứa trong nó những nguyên nhân, đặc điểm và mang lại những tác động, hệ quả tới xã hội hoàn toàn khác nhau. Trong các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế, giai đoạn suy thoái được các nhà nghiên cứu quan tâm nhất vì những hậu quả của nó gây ra, ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế - chính trị trên toàn cầu nói chung, trên từng quốc gia, châu lục nói tiêng. Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử được các nhà kinh tế - chính trị học quan tâm nghiên cứu trong suốt hơn tám mươi thập kỷ qua. Rất nhiều tác phẩm đi sâu nghiên cứu về vấn đề suy thoái kinh tế, có thể kể đến một vài tác phẩm nổi bật như “Ác mộng Đại khủng hoảng 1929” của John Kenneth Galbraith, “Cuộc suy thoái kinh tế thập niên 1930” của John A. Garraty và “Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008” của Paul Krugman Các tác phẩm đã giúp nhân loại hiểu thêm về nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả mà các cuộc suy thoái đã gây ra đối với nền kinh tế; từ đó, mỗi quốc gia, mỗi châu lục, mỗi liên minh kinh tế có thể tự rút ra bài học kinh nghiệm để tránh rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng này và có những biện pháp phục hồi kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bản thân. Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007, sau một năm kinh tế phát triển thì suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra. Suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến cho kinh tế Việt Nam luôn chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm cho đến nay. Đề tài nghiên cứu của nhóm 06 về “Suy thoái kinh tế” nhằm đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân suy thoái, biện pháp phục hồi kinh tế của một số nước trên thế giới; qua đó nghiên cứu các ảnh hưởng 1 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật của cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 tới Việt Nam và các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã đưa ra để vực dậy nền kinh tế nước nhà. Bài nghiên cứu được chia làm ba phần: Phần 1: Các cơ sở lý luận chung về suy thoái kinh tế Phần 2: Suy thoái kinh tế một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm. Phần 3: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đến Việt Nam và các giải pháp của Chính Phủ. 2 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SUY THOÁI KINH TẾ 1.1 Định nghĩa Suy thoái (recession) là từ chỉ giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Nó là một trong ba giai đoạn của một chu kỳ kinh tế (chu kỳ kinh doanh) tổng quát bao gồm suy thoái - phục hồi và hưng thịnh. Giai đoạn suy thoái thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP âm trong hai hay ba quý liên tiếp. Thực tế là không có định nghĩa chính thức cho suy thoái kinh tế, nhưng ta có thể tham khảo một số định nghĩa như sau. Theo định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô, “suy thoái kinh tế (recession/economic downturn) là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong hai hoặc hơn hai quý liên tiếp (tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý)”. Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Hay theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ, “suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời nhiều chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp và có thể đi liền với việc hạ giá cả (giảm phát) hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát). Một số suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. 1.2 Biểu hiện 3 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật Cầu về lao động giảm, biểu hiện đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống. Tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công của các xí nghiệp và cuối cùng là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chi tiêu của Chính phủ và hộ gia đình giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Do đó, nhà sản xuất sẽ cắt giảm sản lượng, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh kéo theo việc đầu tư của doanh nghiệp giảm. Và kết quả là GDP thực giảm sút. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. 1.3 Nguyên nhân Đa số các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng nguyên nhân của suy thoái kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ như lạm phát bởi cung tiền (trường phái kinh tế học Áo), quản lý tiền tệ yếu kém (nguyên nhân chủ yếu của suy thoái ở Mỹ) và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh) như giá dầu, thời tiết, chiến tranh. Trường phái Keynes giải thích nguyên nhân của suy thoái kinh tế như sau: Có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng khi thu nhập tuyệt đối tăng lên. Lí do là mỗi cá nhân sẽ chi cho tiêu dùng ít hơn và cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Nhưng do quy luật tâm lý nêu trên, sự gia tăng tiêu dùng chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng gia tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Và sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế và suy thoái kinh tế. Tóm lại, theo Keynes, sự xuất hiện của khuynh hướng tiết kiệm trong dân chúng làm cho mức tiêu dùng nhỏ đi, dẫn đến sự giảm sút của tổng cầu, và chính sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Trường phái kinh tế Áo lý giải suy thoái kinh tế bắt đầu từ kế hoạch kinh tế của các cá nhân, có thể là kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tiêu dùng, ẩn chứa những sai lầm 4 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật bắt nguồn từ một căn cứ chung là tuân thủ theo một quy định đã trở nên lạc hậu của Chính phủ. Theo kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xuất hiện là hậu quả tất yếu từ sự can thiệp sai lầm hoặc quá mức của nhà nước vào thị trường. Trường phái trọng tiền, đại diện tiêu biểu là Milton Friedman (Nobel Kinh tế 1976), coi mức cung về hàng hoá là tương đối ổn định nên mức cầu về tiền có tính chất tương đối ổn định. Trong khi đó, mức cung về tiền không có tính ổn định mà phụ thuộc vào cơ quan quản lý tiền, ví dụ ở Mỹ là Cục Dự trữ Liên bang FED, ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu các cơ quan quản lý tiền phát hành quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát, nếu phát hành quá ít tiền sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. 1.4 Tác động 1.4.1 Tác động vi mô Doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn Suy thoái kinh tế xảy ra khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung sụt giảm. Do đó, vấn đề đầu tiên của nhà quản lý là tìm cách hạ thấp chi phí bằng nhiều cách: cắt bớt hoặc bỏ hẳn một số chi phí khi kí hợp đồng thuê mướn nhân công mới; dừng lại việc mua sắm các máy móc, thiết bị sản xuất mới; cắt giảm việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới hoặc cao cấp; cắt giảm chi phí cho công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm; cắt giảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra… Những động thái cắt giảm chi phí nói trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ) cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các tập đoàn lớn. Do đó, khi suy thoái kinh tế xảy ra, doanh thu và lợi nhuận của các công ty truyền thông, quảng cáo bị sụt giảm sớm nhất và nhiều nhất. Suy giảm lợi nhuận dẫn đến cổ tức của các công ty sụt giảm, vì thế giá cổ phiếu của các công ty sẽ giảm nhanh chóng. Kế tiếp, một tình huống thường xảy ra là khách hàng của các công ty chậm thanh toán hóa đơn hoặc chỉ trả một phần nợ cho công ty, càng gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc chủ động tài chính, dẫn đến xếp hạng tín dụng bị sụt giảm, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay trong thời kì kế tiếp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu có doanh thu và lợi nhuận ổn định hàng năm thì có thể bị ảnh hưởng ít hơn so với các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp nhỏ với vốn tự có ít, lại không nhận được các khoản phải thu đúng hạn, thêm vào là các chính sách bảo vệ tài chính cho công ty non yếu nên các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn hơn trong việc chống chọi với suy thoái kinh tế. Vì thế, khi suy thoái kinh tế xảy ra, tỉ lệ phá sản của các công ty vừa và nhỏ thường cao hơn so với các tập đoàn lớn. 1.4.2 Tác động vĩ mô Những tác động vi mô đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Tổng cầu suy giảm: Tiêu dùng trong nước sụt giảm đáng kể vì thu nhập khả dụng giảm. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, do đó việc đầu tư của doanh nghiệp và nguồn đầu tư của các đối tượng khác vào doanh nghiệp sụt giảm vì tâm lý lo ngại rủi ro. Đầu tư trong nước sụt giảm dẫn đến sự tháo chạy của đầu tư nước ngoài, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Tất cả dẫn đến suy giảm tổng cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: Hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, đồng thời là sự suy giảm tiêu dùng, đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại dẫn đến GDP sụt giảm, hậu quả tất yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thất nghiệp gia tăng: Suy thoái kinh tế dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của hầu hết các ngành trong nền kinh tế, do đó cầu về lao động giảm, các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân công và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (đối tượng thất nghiệp cơ cấu). Giảm phát: Tổng cầu suy giảm dẫn đến hiện tượng giảm phát. Mức giá chung của tất cả các mặt hàng trên thị trường sụt giảm đáng kể do sự cắt giảm chi tiêu của hộ gia đình, cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp. Thị trường tài chính bất ổn: Như trên đã phân tích, khi suy thoái kinh tế xảy ra, giá cổ phiếu của các công ty nói chung là giảm, dẫn đến nhà đầu tư hoảng loạn, bán chứng khoán ra ồ ạt, làm giá cổ phiếu càng giảm sâu thêm. Thị trường chứng khoán đi xuống là điều tất yếu. Ở thị trường sơ cấp, do cầu về chứng khoán giảm nên việc phát hành cổ phiếu lần đầu gặp nhiều trở ngại thậm chí có thể phải tạm hoãn. Bên cạnh tác động lên thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế còn gây ảnh hưởng nặng nề lên hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh do người vay vốn không có khả năng chi trả. Thông tin về nợ xấu của ngân hàng dẫn đến 6 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, tiền gởi bị rút ra hàng loạt. Tất cả dẫn đến tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng suy giảm trầm trọng. Việc phá sản, sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ là khó tránh khỏi. Thị trường nhà ở, bất động sản: Suy thoái kinh tế dẫn đến sự đình trệ của thị trường bất động sản và sự đình trệ của thị trường này sẽ gây tác động tiêu cực đến các thị trường khác. Mất cân đối cán cân thanh toán và nguồn dự trữ ngoại hối sụt giảm: Việc sản xuất, kinh doanh trong nước đình trệ nên tất yếu giá trị xuất khẩu giảm sút. Đồng thời là việc tháo chạy của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, suy thoái kinh tế thường xảy ra ở phạm vi khu vực đôi khi là toàn thế giới nên phần viện trợ và đóng góp cho quốc gia từ nước ngoài vào cũng giảm sút. Tóm lại, khả năng cao là thâm hụt cán cân thanh toán. Nếu chính phủ dùng dự trữ ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán, sẽ làm nguồn dự trữ ngoại hối giảm, ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái, có thể dẫn đến mất giá đồng nội tệ và gây sức ép lạm phát. 1.4.3 Tác động chính trị - an sinh xã hội Những bất ổn về thu nhập dẫn đến đời sống văn hóa – tinh thần của người dân nghèo nàn đi. Sự phân hóa giàu nghèo càng thêm rõ nét. Bên cạnh đó, nạn thất nghiệp tỉ lệ thuận với sự gia tăng tội phạm trong xã hội. Những bất ổn về đời sống kinh tế - xã hội nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị của quốc gia do những phản ứng tất yếu của các tầng lớp xã hội. Ví dụ như hàng loạt những biến động về chính trị do suy thoái kinh tế mang lại qua cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 trên phạm vi toàn thế giới: sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latin và phong trào tự do của các quốc gia thuộc địa. 1.5 Các biện pháp khắc phục Kích cầu là biện pháp được nêu ra trước tiên trong hầu hết các cuộc suy thoái kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Để gia tăng tổng cầu, có thể sử dụng các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư hoặc tổng hợp các chính sách. 1.5.1 Chính sách tài khóa Tư tưởng kích cầu do nhà kinh tế học J. M. Keynes (1883 – 1946) đề xướng sau cuộc Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933. Xuất phát từ hai giả thuyết quan trọng là : Thứ nhất, cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền sản xuất có năng lực dư thừa. Hiện tượng dư 7 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật cung dẫn đến giá cả có khuynh hướng giảm trên tất cả các thị trường, do đó càng không khuyến khích người mua và cầu càng xa mức cung thực tế. Nền kinh tế bị mắc vào bẫy suy thoái không tự thoát ra được. Thứ hai, chính phủ có khả năng chi tiêu toàn bộ, thậm chí nhiều hơn thu nhập của mình; trong khi đó, các khu vực tư nhân thường chi tiêu ít hơn thu nhập vì họ luôn muốn tích lũy, tiết kiệm. Trong điều kiện bình thường, phần tiết kiệm sẽ được chuyển sang đầu tư, góp phần gia tăng tổng cầu. Nhưng khi suy thoái kinh tế diễn ra, đầu tư, tiêu dùng của khu vực tư nhân đều sụt giảm. Vì lí do đó, Keynes đề nghị gia tăng tổng cầu bằng sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ, tập trung sức mua, chi tiêu từ khu vực tư nhân vào tay chính phủ để tăng cầu hiệu lực, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua. Tư tưởng này dần trở thành một phương tiện cơ bản của chính phủ các nước khi suy thoái kinh tế xảy ra mà không cân nhắc nhiều đến thực trạng của nền kinh tế với các giả thuyết ban đầu được xác lập. Ngày nay, việc sử dụng tư tưởng kích cầu của Keynes bằng gia tăng chi tiêu chính phủ còn kết hợp với các công cụ khác của chính sách tài khóa như: giảm thuế cho doanh nghiệp, tăng trợ cấp cho người lao động, tăng trợ cấp cho một số lĩnh vực trọng yếu của quốc gia…Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài khóa có thể gặp một số trở ngại như - Tăng chi tiêu chính phủ nhưng lại giảm thuế, điều này làm giảm nguồn thu của chính phủ, dẫn đến thâm hụt ngân sách, gây trở ngại cho chính sách kích cầu. - Chính sách miễn giảm thuế có thể gây bất đồng giữa các ngành, các doanh nghiệp. - Theo mô hình IS-LM, khi tăng chi tiêu chính phủ có thể gặp tác động hất ra, làm giảm đầu tư tư nhân do lãi suất tăng, từ đó việc gia tăng tổng cầu khó đạt được như kế hoạch. - Các chương trình cứu trợ xã hội vẫn tạo áp lực duy trì chế độ lương bổng của người lao động ở mức cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn lao động giá rẻ; từ đó chậm phục hồi năng lực sản xuất của nền kinh tế. - Khi cắt giảm thuế, nguồn tài trợ cho chi tiêu chính phủ phải trông cậy vào một số phương án như: vay nợ (trong nước và ngoài nước); sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối hoặc quỹ dự phòng, tăng sản lượng khai thác và sản xuất khoáng sản, in thêm tiền…đều chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến nền kinh tế. 1.5.2 Chính sách tiền tệ 8 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi suy thoái kinh tế xảy ra nhằm tăng cung tiền và tác động đến chính sách lãi suất theo chiều hướng giảm nhằm khuyến khích đầu tư, từ đó gián tiếp tác động đến tổng cầu - nâng cao cầu hiệu quả trong nền kinh tế. Cụ thể, ngân hàng trung ương có thế áp dụng các nghiệp vụ sau đây: - Mua các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở - Giảm lãi suất chiết khấu - Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc Tuy nhiên, chính sách mở rộng tiền tệ có thể khiến suy thoái kinh tế thêm trầm trọng bởi hiện tượng “bẫy thanh khoản”. 1.5.3 Chính sách đầu tư Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư trong nền kinh tế (gồm đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư nhà nước). Nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư quy mô lớn thông qua các đơn đặt hàng của chính phủ, các dự án đầu tư, hệ thống thuê mua – nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân. Việc khuyến khích đầu tư của Chính phủ còn tạo cơ hội có việc làm cho người dân, đồng thời tăng nhu cầu tiêu dùng trong dân cư. Theo cơ chế số nhân (một khái niệm của Keynes), việc tăng đầu tư sẽ có tác dụng làm khuếch đại tổng thu nhập quốc dân. 1.6 Các mô hình suy thoái kinh tế Các nhà kinh tế học thường miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị tăng trưởng GDP theo năm hoặc quý. Sau đây là các kiểu suy thoái thường được nhắc đến. 1.6.1 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ V Đặc điểm: Nền kinh tế suy giảm mạnh nhưng cũng phục hồi nhanh. Pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời pha phục hồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh. Điểm đổi chiều của hai pha này rõ ràng, do đó rất dễ xác định đáy của suy thoái. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. 9 [...]... ra một chính sách kinh tế nào đó, chính phủ và Ngân hàng nhà nước phải tính toán kỹ.Chỉ cần một chính sách sai lầm có thể dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan chính phủ trong việc thực hiện các chính sách kinh tế 2.2 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ U 2.2.1 Quốc gia 15 Suy thoái kinh tế GVHD: TS Diệp Gia Luật Cuộc suy thoái giai đoạn năm 1973-1975 của nước... trạng suy thoái trước khi phục hồi thật sự Đây là kiểu suy thoái liên tiếp Phần giữa của suy thoái hình chữ W có thể được coi là giai đoạn thị trường giá đi xuống 10 Suy thoái kinh tế GVHD: TS Diệp Gia Luật Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên 1980 1.6.4 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ L Đặc điểm: Đây là hình thái suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất Nền kinh tế. .. suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau Do đó, việc xác định đáy của suy thoái không rõ ràng Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ 1973 – 1975 1.6.3 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ W Đặc điểm: Nền kinh tế rơi vào suy thoái sau đó phục hồi theo dạng chữ V một thời gian ngắn; nhưng lại gặp một sự kiện bất thường đẩy kinh tế rơi trở lại vào... thái suy thoái có thể kéo dài ở đáy liên tục, có thể lên tới vài năm mà không có sự cải thiện đáng kể nào Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản) 2 SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ V 2.1.1 Quốc gia Cuộc suy thoái. .. tin của dân chúng, người dân giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm Làm nền kinh tế rơi vào suy thoái về tổng cầu Nhận ra điều này FED đã giảm lãi suất ở gần cuối của suy thoái kinh tế như là một cách để kích thích sự phục hồi Đây được coi là một bước đi đúng đắn của FED nhằm tăng niềm tin của người dân vào nền kinh tế Người dân tăng chi tiêu và giảm tiết kiệm, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế giúp nền kinh tế. . .Suy thoái kinh tế GVHD: TS Diệp Gia Luật Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ năm 1953 1.6.2 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ U Đặc điểm: GDP tụt dốc mạnh, giai đoạn phục hồi chậm và kéo dài hơn so với suy thoái hình chữ V Pha phục hồi xuất hiện rất chậm Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái Trong thời kỳ thoát khỏi suy. .. cho nền kinh tế rơi vào suy thoái Thêm vào đó nền kinh tế Mỹ khi đó đang toàn dụng nguồn lực trước khi suy thoái bắt đầu Nguyên nhân chủ yếu là: Chiến tranh Hàn Quốc và Mỹ cung cấp sản phẩm tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng Và kết quả là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức độ cực kỳ nóng và bắt buộc nền kinh tế phải làm dịu một thời gian 2.1.4 Giải pháp 14 Suy thoái kinh tế GVHD: TS Diệp Gia Luật... mức thời kỳ kinh tế đình trệ nặng nề đầu thập kỷ 1980 Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc suy thoái kép giai đoạn này 2.3.4 Giải pháp Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ đã thực hiện những giải pháp sau: Chấp Chấp nhận thâm hụt ngân sách và giảm thuế để kích thích kinh tế phục hồi trong thời giai đoạn 1980 - 1981: Chính phủ triển khai các chính sách dựa vào chủ nghĩa kinh tế học trọng cung và chủ trương... laissez-faire (tự do kinh tế) và Chủ nghĩa tự do cổ điển, tìm cách kích thích nền kinh tế bằng việc cắt giảm thuế lớn và rộng khắp mọi giới Chính phủ cắt giảm thuế nhằm kích thích một cách tiềm năng vào nền kinh tế, đủ để mở rộng nền tảng thuế, cân bằng lại sự mất mát thu nhập thuế do tỉ lệ thuế giảm Kinh tế được cải thiện trong một số chỉ số kinh tế chủ lực để làm bằng chứng cho thấy sự thành công của chính sách... 549 tỉ USD Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng đã đổi mới chính sách kinh tế nhằm phát triển bền vững với các mục tiêu chính: đẩy mạnh cải tổ cơ cấu kinh tế, cải cách tài chính, ổn định tiền tệ, chống lạm phát và củng cố vị trí của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Phát triển khoa học công nghệ: tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học - công . đáy của suy thoái. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. 9 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ năm 19 53 1 .6. 2 Suy thoái kinh tế. đi xuống. 10 Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ 19 73 – 1975 Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa. kích cầu do nhà kinh tế học J. M. Keynes (18 83 – 19 46) đề xướng sau cuộc Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1 933 . Xuất phát từ hai giả thuyết quan trọng là : Thứ nhất, cuộc suy thoái bắt nguồn

Ngày đăng: 04/11/2014, 00:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI DẪN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan