I Các phong cách lãnh đạo 1 Khái niệm Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị là tập hợp những phương pháp hay cách thức tác động mà nhà quản trị thường sử dụng để chỉ huy nhân viên thực hi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
- -
BÀI TIỂU LUẬN
CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
GVHD: Lại Văn Tài NHÓM SVTH:
Tp HCM 10/2014
Trang 2Mục lục
Mục lục i
I Các phong cách lãnh đạo 1
1 Khái niệm 1
2 Phân loại 1
2.1 Phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ tập trung quyền lực 1
2.1.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 1
2.1.1.1 Khái niệm 1
2.1.1.2 Các đặc điểm cơ bản 1
2.1.1.3 Ưu, nhược điểm 2
2.1.1.4 Ứng dụng trong thực tế 3
2.1.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 3
2.1.2.1 Khái niệm 3
2.1.2.2 Các đặc điểm cơ bản 3
2.1.2.3 Ưu, nhược điểm 4
2.1.2.4 Ứng dụng trong thực tế 5
2.1.3 Phong cách lãnh đạo tự do 6
2.1.3.1 Khái niệm 6
2.1.3.2 Các đặc điểm cơ bản 6
2.1.3.3 Ưu, nhược điểm 6
2.1.3.4 Ứng dụng trong thực tế 7
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ quan tâm đến con người và quan tâm đến công việc 8
2.2.1 Mô hình của đại học bang OHIO 8
2.2.1.1 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc 8
2.2.1.2 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người 8
2.2.2 Sơ đồ lưới thể hiện phong cách lãnh đạo của R.Blake và J.Mouton.( Qui tắc bàn cờ) 9
Trang 3II Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 12
III Các kiểu ra quyết định 14
1 Khái niệm ra quyết định 14
2 Các phong cách ra quyết định 14
2.1 Phong cách ra quyết định cá nhân 14
2.1.1 Cách thức ra quyết định 14
2.1.2 Ưu, nhược điểm 14
2.2 Phong cách ra quyết định có tham vấn 14
2.2.1 Cách thức ra quyết định 14
2.2.2 Ưu, nhược điểm 15
2.3 Phong cách ra quyết định tập thể 15
2.3.1 Cách thức ra quyết định 15
2.3.2 Ưu, nhược điểm 15
IV Kết luận 16
V Tài liệu tham khảo 17
Trang 4I Các phong cách lãnh đạo
1 Khái niệm
Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị là tập hợp những phương pháp hay cách thức tác động mà nhà quản trị thường sử dụng để chỉ huy nhân viên thực hiện một nhiệm
vụ hay công việc nào đó
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo, trong bài thuyết trình này nhóm tôi đề cập đến hai cách tiếp cận cơ bản:
2.1 Phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ tập trung quyền lực
2.1.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
2.1.1.1 Khái niệm
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn
áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
2.1.1.2 Các đặc điểm cơ bản
- Là người lãnh đạo không cho phép và rất hạn chế cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định quản lý và phương pháp quản lý
- Người lãnh đạo cầm quyền bằng bàn tay sắt, không nhận thức và rất cứng rắn
Trang 5- Khi ra việc cho cấp dưới sử dụng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu
- Thay đổi thẩm quyền hoặc chức trách của cấp dưới mà cấp dưới không biết, không trao đổi với cấp dưới
- Quy định nhiệm vụ, cách thức làm việc một cách chi tiết cho cấp dưới không sáng tạo
2.1.1.3 Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Nhà quản trị thường là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị
- Nhà quản trị thường là người dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, dám làm dám chịu
- Trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của nhà lãnh đạo đôi khi lại mang lại những hiệu quả bất ngờ
- Tính kỷ luật cao
- Phân công lao động chặt chẽ
- Hạn chế chuyên quyền của cấp dưới (Tránh được trường hợp nhân viên quá ỷ lại vào quyền lực riêng của mình)
- Người lãnh đạo kiểm soát tốt đối với cấp dưới (Làm nhân viên thực hiện đúng theo ý của nhà lãnh đạo)
- Quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh được sự đối đầu trong nhóm
Nhược điểm:
- Nhân viên ít thích được lãnh đạo
- Hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt lãnh đạo
- Không phát huy tính sáng tạo của cấp dưới
- Khó thích ứng khi thay đổi
- Không khí tổ chức luôn trong tình trạng căng thẳng, gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
- Không thừa nhận trí tuệ của tập thể, của những người dưới quyền
- Quyết định của các nhà quản trị chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới
Trang 6- Trong tổ chức thường có nhiều ý kiến bất đồng, một số người có tâm lý lo sợ, lệ thuộc Có thể gây nên tình trạng bè phái trong nội bộ đơn vị
2.1.1.4 Ứng dụng trong thực tế
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền: Steve Paul Jobs
Giới thiệu
Steven Paul Jobs (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955) là tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple, ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính
Sự nghiệp-cuộc đời-tính cách
Tính cách lạm quyền cá nhân của ông cũng nổi tiếng: sa thải nhân viên trong cơn nóng nảy Nhiều cấp phó của ông tại Apple đã làm việc với Jobs nhiều năm liền, và thậm chí một số người đã phải ra đi cũng nói mặc dù Jobs "tàn bạo", song họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế khi ở bên ông
Steve Jobs được biết đến như là cha đẻ của máy tính cá nhân thương mại, cha đẻ của phim họat hình 3D, cha đẻ của vô số công nghệ và kiến trúc máy tính cao cấp, cha
đẻ của iPod, iTune và nay là iPhone và sắp tới là Apple TV (một lọai set-top-box để xem phim từ iPod trên màn hình TV) Hiện nay anh được gọi là iCEO của Apple
2.1.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
2.1.2.1 Khái niệm
Là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền
Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người lãnh đạo dân chủ
2.1.2.2 Các đặc điểm cơ bản
- Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích
- Không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối
- Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định
Trang 7- Chú trọng đến hình thức tác động không chính thức, thông qua hệ thống tổ chức không chính thức
- Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai công việc theo năng lực của mỗi người
- Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên
- Người lãnh đạo tạo cơ hội cho cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định
- Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách
- Phân quyền hợp lý cho cấp dưới
- Luôn quan tâm đến tính đều đặn của công việc, không thúc ép cường độ lao động vừa phải
- Thường xuyên giúp đỡ cấp dưới
- Phát huy tính độc lập sáng tạo đối với cấp dưới
- Người lãnh đạo luôn thể hiện mình là thành viên của nhóm
2.1.2.3 Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận
- Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể
- Tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết
- Quyết định của nhà quản trị thường được cấp dưới chấp nhận, ủng hộ và làm theo
- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp
- Phát huy tính sáng tạo và sức mạnh tập thể trong hoạt động của tổ chức
- Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính xác và hiệu quả hơn
- Dễ thích ứng khi thay đổi
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét,
đố kỵ nhau
- Không khí luôn luôn vui vẻ, mọi người thoải mái khi làm việc
Trang 8- Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế
- Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty
- Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức mạnh tập thể
Nhược điểm:
- Bỏ lỡ thời cơ khi cần quyết định nhanh
- Cá nhân có động cơ không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định
- Nếu thiếu sự quyết đoán, nhà quản trị có thể trở thành người theo đuôi cấp dưới,
ba phải
2.1.2.4 Ứng dụng trong thực tế
Phong cách lãnh đạo dân chủ: Trương Gia Bình
Giới thiệu
Trương Gia Bình: “Tượng đài” của ngành phần mềm Việt Nam Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Hà Nội Ông là một trong những thành viên chủ chốt sáng lập ra Công ty Cổ phần FPT (Công ty được thành lập ngày 13/09/1988 với 13 thành viên sáng lập)
Sự nghiệp-cuộc đời-tính cách
Từ năm 1988 đến năm 2008, ông Trương Gia Bình là Tổng giám đốc của FPT, đưa Công ty FPT trở thành công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam sau 20 năm thành lập và hoạt động
Năm giá trị cốt lõi: "Đồng đội, Dân chủ, Sáng tạo, Hiền tài, Trong sáng”
Bản sắc văn hóa FPT được thể hiện ở 3 điểm chính sau: Tôn trọng dân chủ, tính tập thể và thực sự quan tâm đến từng con người
Dân chủ: Mỗi người đều được tham gia các quyết định, được nói lên ý kiến của mình,
tự do tiếp cận các cấp lãnh đạo; lãnh đạo biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái ngược, chia sẻ thông tin với cấp dưới, không trù úm
Trang 9Theo ông TRƯƠNG GIA BÌNH “Tính dân chủ không chỉ giúp cho FPT phát triển
mà một xã hội muốn phát triển lành mạnh thì phải có dân chủ”
Ông được đánh giá là người có công tạo ra môi trường dân chủ ở FPT nhờ kính trọng người tài và thực tâm lắng nghe các ý kiến ủng hộ cũng như phản đối
2.1.3 Phong cách lãnh đạo tự do
2.1.3.1 Khái niệm
Nhà lãnh đạo theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và dữ kiện
Quyền hành của người lãnh đạo rất ít được sử dụng Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền tham gia ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra
2.1.3.2 Các đặc điểm cơ bản
- Người lãnh đạo luôn cho mọi người thực hiện nhiệm vụ dược giao
- Người lãnh đạo ít khi giúp đỡ cấp dưới
- Chỉ cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành công việc
- Chỉ can thiệp vào công việc của cấp dưới khi họ mắc sai lầm
- Yêu cầu lao động với cấp dưới là chất lượng
- Vị trí người lãnh đạo không rõ ràng trong nhóm
2.1.3.3 Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Sự năng độngcủa từng thành viên trong tập thể được phát huy
- Tạo cơ hội cho thành viên tự thể hiện mình
- Mỗi thành viên trong nhóm đều có xu hướng trở thành chủ thể cung cấp những
tư tưởng, ý kiến để giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra
- Các thành viên có quyền tham gia vào quyết dịnh các việc lớn của tổ chức nên khai thác được tính sáng tạo của các nhân viên và vì vậy có nhiều phương án để lựa chọn khi giải quyết một vấn đề
- Phong cách này tạo cho nhân viên sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến sẽ làm cho hiệu quả công việc cao hơn
Trang 10- Phong cách quản trị này phù hợp với nhà quản trị không có tính quyết đoán cao
và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà quản trị đưa ra
Nhược điểm
- Năng suất lao động chưa cao
- Kỷ luật lao động lỏng lẻo
- Dễ tạo sự chuyên quyền của cấp dưới
- Phân công lao động không rõ ràng
- Đôi khi tạo ra dân chủ quá chớn, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất được, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không hoàn thành
- Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn đến lơ là trong công việc cho
dù bản thân rất phù hợp với công việc đó
2.1.3.4 Ứng dụng trong thực tế
Phong cách lãnh đạo tự do: Robert Poland
Giới thiệu
Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1995 tại Kuala Lumpur, Malaysia
Học vấn: Học về kinh doanh tại trường Nijenrode ở Hà Lan cũ, có được tấm bằng MBA của đại học Oregon vào năm 1976
Sự nghiệp-cuộc đời-tính cách
Công việc: Tham gia vào Unilever từ năm 1978, làm việc ở bộ phận kinh doanh, marketing và phát triển thương hiệu toàn cầu, sau đó làm chủ tịch ở phân nhánh thức
ăn đông lạnh và kem, chuyển sang tập đoàn Gucci vào năm 2004, vị trí hiện tại: CEO quản lý của tập đoàn Gucci, cơ sở ở London
Con đường đi tới thành công
Khởi đầu cho chiến lược kinh doanh của Polet là vấn đề thu hút và khai thác được những ý tưởng sáng tạo cho các dòng sản phẩm của Gucci Từng nổi tiếng với phong cách lãnh đạo “Tự do trong khuôn khổ”, Polet luôn khuyến khích ý tưởng sáng tạo trong các sản phẩm của Gucci song về căn bản vẫn phải lưu giữ được những phong cách mang tính truyền thống, độc đáo của các nhãn hiệu sản phẩm
Đối với vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài, sự xuất hiện của Robert Polet đã tạo một luồng sinh khí mới và biến Gucci thành một điểm đến lý tưởng đối với các nhà thiết
Trang 11kế, nhà quản lý tài năng Có thể nói, dưới sự điều hành của Polet, từ những nhà thiết
kế mới đều có được một môi trường làm việc lý tưởng theo đúng phong cách “Break the rules” – không bị quá gò bó bởi các quy định
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ quan tâm đến con người
và quan tâm đến công việc
2.2.1 Mô hình của đại học bang OHIO
Theo mô hình này, các nhà quản lý có thể tập trung sự khuyến khích, động viên của mình theo hai hướng: chú trọng đến con người và chú trọng đến công việc
2.2.1.1 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc
Đặc trưng nổi bật là quan tâm đến sự phát triển của tổ chức, đến công việc như quyết định đầu tư công nghệ mới, cải tiến qui trình sản xuất, thay đổi phương pháp làm việc,…
Phong cách này dựa trên cơ sở những giả thiết của lý thuyết X Những hành vi điển hình của nhà lãnh đạo chú trọng vào công việc bao gồm:
- Phân công nhân viên đảm nhiệm vào công việc cụ thể
- Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thành tích
- Cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu của công việc
- Lập biểu đồ tiến hành công việc cho các thành viên của nhóm đảm nhận Khuyến khích áp dụng những quy trình thống nhất
2.2.1.2 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người
Đặc trưng nổi bật là sự quan tâm đến đời sống, lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến nhân viên Các nhà lãnh đạo theo phong cách này cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện và dễ chịu nơi làm việc
Do đó, đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn thành công việc của họ một cách hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ được thực hiện dễ dàng hơn Nhà lãnh đạo tìm kiếm sự nhất trí của cấp dưới bằng cách đối xử với họ dựa trên sự tôn trọng
cá nhân và phẩm giá, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng quyền hạn
Những hành vi của nhà lãnh đạo ân cần là:
- Biểu lộ sự đánh giá cao khi nhân viên hoàn thành tốt một công việc
- Không đòi hỏi quá mức mà người nhân viên có thể thực hiện