1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hình thức âm nhạc

263 17,4K 523

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 263
Dung lượng 21,81 MB

Nội dung

Đối với những người học âm nhạc chuyên nghiệp thì yêu cầu này lại càng trở nên cấp thiết, bởi có hiểu về hình thức âm nhạc thì mới có khả năng nắm bắt được ý đồ trong các tác phẩm, mới

Trang 1

TRẦN THANH HÀ

HÌNH THỨC ÂM NHẠC

NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

TRẦN THANH HÀ 1

HÌNH THỨC ÂM NHẠC 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1 Khái niệm 12

2 Sự phân chia trong hình thức 12

2.1 Ngắt, lấy hơi và các dấu hiệu của nó 12

Chương 2 22

SỰ PHÂN CHIA CÁC PHẦN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG 22

1.Sự phân chia các phần trong tác phẩm âm nhạc 22

2 Đặc điểm từng phần 22

1.Những nguyên tắc phát triển chủ đề âm nhạc 35

2.Các phương thức biến đổi giai điệu chủ đề âm nhạc 40

1.Các hình thức âm nhạc chủ điệu 46

2 Các hình thức âm nhạc phức điệu 46

46

Chương 1 47

1.Đoạn nhạc và câu nhạc 47

2.Những đặc tính chung của đoạn nhạc 47

3 Tiết nhạc và mô-tip (motif) âm nhạc 59

Chương 2 .65

TÍNH ĐỊNH KỲ CỦA KẾT CẤU 65

KẾT CẤU TỔNG HỢP VÀ KẾT CẤU PHÂN CHIA 65

1 Tính định kỳ của kết cấu 65

2 Kết cấu tổng hợp 66

3.Kết cấu phân chia 66

Chương 3 70

Trang 3

1 Đoạn nhạc lớn và đoạn nhạc phức 70

Các tác phẩm thanh nhạc cũng thường được viết ở hình thức một đoạn phức Tác phẩm “Chim sơn ca” của Glinka gồm năm câu nhạc, tất cả các câu được bắt đầu giống nhau, câu thứ năm là câu kết của bài .73

[Xem minh họa Pl 2 (II 3 – 1) trong phần Phụ lục] 73

2 Đoạn nhạc với các câu nhạc không đều nhau 73

3 Đoạn nhạc với các câu nhạc kết nối móc xích 78

4.Đoạn nhạc - một hình thức độc lập 79

Chương 4 84

HÌNH THỨC HAI ĐOẠN ĐƠN 84

1 Khái niệm 84

2 Nhận xét chung 86

3 Phần thứ nhất của hình thức hai đoạn đơn 86

4 Phần thứ hai của hình thức hai đoạn đơn 87

5 Sơ đồ chung của hình thức hai đoạn đơn 92

6 Sự nhắc lại các phần trong hình thức hai đoạn đơn 93

7.Mở đầu và kết ở hình thức hai đoạn đơn 93

8.Áp dụng hình thức hai đoạn đơn 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Mở rộng 2 95

HÌNH THỨC HAI ĐOẠN CỔ 95

1 Sơ lược về hình thức hai đoạn cổ 95

2.Áp dụng hình thức hai đoạn cổ 99

Chương 5 100

HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN 100

1 Khái niệm 100

2 Nhận xét chung 100

3.Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn đơn 104

4.Phần thứ hai của hình thức ba đoạn đơn - Phần giữa 105

5.Phần tái hiện của hình thức ba đoạn đơn 110

6.Sơ đồ hoà âm của hình thức ba đoạn đơn 112

Trang 4

7 Sự nhắc lại các phần của hình thức ba đoạn đơn 113

8 Mở đầu và coda của hình thức ba đoạn đơn 114

9 Áp dụng hình thức ba đoạn đơn 114

Chương 6 116

HÌNH THỨC BA ĐOẠN PHỨC 116

1 Khái niệm 116

2 Đặc điểm sự tương phản của phần giữa với các phần trình bày và tái hiện 116

3 Sự phân loại của hình thức ba đoạn phức 120

4 Mở đầu và Coda trong hình thức ba đoạn phức 124

5 Các dạng khác của hình thức ba đoạn phức 125

6.Áp dụng hình thức ba đoạn phức 126

Mở rộng 3 128

HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC 128

1 Khái niệm 128

2 Đặc điểm của hình thức hai đoạn phức 128

Chương 7 131

HÌNH THỨC CHỦ ĐỀ VỚI NHỮNG BIẾN TẤU 131

1 Khái niệm 131

2 Các loại biến tấu 132

3 Áp dụng hình thức biến tấu 138

Chương 8 140

HÌNH THỨC RONDO 140

1 Nguồn gốc hình thức Rondo 140

2 Các loại Rondo 144

3 Các hình thức khác của hình thức Rondo 148

4 Áp dụng hình thức Rondo 150

Chương 9 152

Trang 5

3 Phần trình bày 158

4 Phần phát triển 165

5 Phần tái hiện 168

6 Coda 170

7 Phần mở đầu 171

8 Những dạng biến đổi của hình thức sonate 172

9 Áp dụng hình thức sonate 174

Chương 10 176

HÌNH THỨC RONDO-SONATE 176

1 Khái niệm 176

1.Phần trình bày 177

2.Episode giữa 178

3.Phần tái hiện 179

4.Coda 180

5.Phần phát triển trong hình thức Rondo-Sonate 180

7 Áp dụng hình thức Rondo-Sonate 181

Mở rộng 4 182

HÌNH THỨC SONATE CỔ 182

1 Đặc điểm chung 182

2 Phần thứ nhất – Trình bày 184

3 Phần thứ hai – Phát triển và tái hiện 186

4 Sự xuất hiện của phần tái hiện đầy đủ 187

5.Áp dụng hình thức Sonate cổ 187

Chương 11 188

1 Khái niệm 188

2 Hình thức tổ khúc – “Suite” .188

3 Liên khúc Sonate-Giao hưởng 193

4 Bố cục liên khúc Sonate-Giao hưởng 193

TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

PHỤ LỤC 204

Pl 1 (II 3 - 1) MỘT ĐOẠN ĐƠN 204

Trang 6

Ciao, Bella Ciao 204

(Traditinonal Italian) 204

Arr: V Lockchiev 204

204

205

Pl 2 (II 3 – 1) MỘT ĐOẠN PHỨC 206

Chim Sơn Ca 206

Sehnsucht nach dem Fruhling 209

(Khát vọng mùa xuân) 209

Mozart - Worte von Chr Overbeck 209

Pl 4 (II 3 - 2) ĐOẠN ĐỘC LẬP TRONG KHÍ NHẠC .210

Prelude 210

Chopin, op 28, N 4 210

Pl 5 (II 5 - 2) BA ĐOẠN ĐƠN VỚI ĐOẠN GIỮA TƯƠNG PHẢN 211

October – Autumn song 211

Tchaikovsky, op 37b, N 10 211

Pl 6 (II 6 - 1) BA ĐOẠN PHỨC VỚI ĐOẠN GIỮA TRIO 214

June – Barcarolle 214

Tchaikovsky, The Seasons op 37b, N 6 214

Pl 7 (II 6 - 2) BA ĐOẠN PHỨC VỚI ĐOẠN GIỮA EPISODE 218

Nocturne 218

Scriabin, op 5, N 2 218

Pl.8 (II 6 - 3) HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC 221

Mozart, Sonate C-dur, Serie 20 N.15 K 545 – II G-dur 221

Pl 9 (II 7 – 1) BIẾN TẤU TÔ ĐIỂM 224

Beethoven, Sonate op 26 – I 224

PL 10 (II 8 - 1) RONDO CỔ ĐIỂN 232

Beethoven, Sonate op 79 – III 232

Trang 7

Pl 12 (II 9 - 2) HÌNH THỨC SONATE 239

Beethoven, Sonate op 2, N 1 - I 239

Pl 13 (II 9 - 1) HÌNH THỨC SONATE 244

Beethoven, Sonate op 27, N 2 – III 244

Pl 14 (II 10 - 2) HÌNH THỨC SONATE CỔ 254

Domenico Scarlatti 254

Pl 15 (II 10-1) RONDO - SONATE 257

Beethoven, Sonate No 8 op 13 – III 257

LỜI NÓI ĐẦU

Âm nhạc “là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng và tình cảm”1 Những âm thanh ấy khi kết hợp với ngôn ngữ - lời ca sẽ trở thành các tác phẩm thanh nhạc, khi tồn tại độc lập sẽ trở thành các tác phẩm khí nhạc (âm nhạc không lời) Đối với các tác phẩm thanh nhạc, phần lời ca giúp cho người nghe hiểu nội dung tác phẩm một cách dễ dàng hơn Còn đối với các tác phẩm âm nhạc không lời, chỉ thuần tuý là sự vang lên của các âm thanh, nên để có thể hiểu được nội dung và những xúc cảm âm nhạc của những tác phẩm ấy một cách sâu sắc, đòi hỏi người nghe phải có một sự chuẩn bị về kiến thức cơ bản nhất định Một trong những kiến thức ấy chính là việc hiểu biết về cách tiến hành xây dựng một tác phẩm âm nhạc, bao gồm một hệ thống cơ cấu và các phương tiện để diễn đạt nội dung của tác phẩm

âm nhạc, hay nói khác là phải nắm được kiến thức về hình thức âm nhạc Đối với

những người học âm nhạc chuyên nghiệp thì yêu cầu này lại càng trở nên cấp thiết, bởi có hiểu về hình thức âm nhạc thì mới có khả năng nắm bắt được ý đồ trong các tác phẩm, mới có thể diễn tả được nội dung của các tác phẩm âm nhạc

Với mong muốn mang đến cho các đối tượng theo học âm nhạc bậc trung cấp tại các trường âm nhạc chuyên nghiệp thêm một tư liệu, một cách nhìn nữa về môn

học Hình thức âm nhạc, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn giáo trình này Cuốn giáo trình được biên soạn dựa trên hai tư liệu chính: “Hình thức âm nhạc”2 của tác

giả I V Spasobin (bản tiếng Nga), và “Xây dựng các tác phẩm âm nhạc”3 (bản

1 Dẫn theo Hoàng Phê (2006), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, tr 17

2 И В Способин (1972), “Музыкальная форма” (Пятое издание), Изд “Музыка”, Москва

Trang 8

tiếng Nga) của tác giả L Madel Trong quá trình làm việc, chúng tôi có đối chiếu

với tài liệu “Hình thức âm nhạc”4 và “Phân tích tác phẩm âm nhạc”5 của tác giả Nguyễn Thị Nhung

Nội dung chính của cuốn giáo trình này gồm hai phần:

Phần thứ nhất, giới thiệu những cơ sở lý luận của môn học, gồm các khái

niệm, đặc điểm của sự phân chia trong âm nhạc, các nhân tố chính trong việc xây dựng và hình thành một tác phẩm âm nhạc, các nguyên tắc phát triển và các phương pháp biến đổi giai điệu chủ đề trong âm nhạc

Phần thứ hai, trình bày các hình thức âm nhạc chủ điệu Phần này cung cấp

những kiến thức cơ bản nhằm giúp người học nắm được đặc điểm của đoạn nhạc và các thành phần của đoạn nhạc (câu nhạc, tiết nhạc, motif âm nhạc), giúp người học

có thể phân biệt được các loại đoạn nhạc khác nhau dựa trên các yếu tố giai điệu chủ đề, cấu trúc và hoà âm Vì rằng có hiểu được các đặc điểm trong cấu trúc của đoạn nhạc, người học mới có thể tiếp thu được những kiến thức trong phần tiếp theo của các hình thức lớn, phức tạp hơn

Do giới hạn chương trình của bậc học trung cấp, giáo trình dừng lại ở hình

thức “Liên khúc Sonate-Giao hưởng” Một số hình thức ít gặp, chúng tôi đưa vào các phần “Mở rộng” như là tư liệu, để người học có thể tự tìm hiểu, tham khảo Chúng tôi lấy đơn vị là “Chương” cho mỗi một hình thức Các chương có độ

dài ngắn khác nhau nên thời gian học các chương cũng khác nhau Vì đối tượng người học là học sinh của các trường âm nhạc chuyên nghiệp, do đó các ví dụ mà chúng tôi trích dẫn chủ yếu được lấy từ các tác phẩm của các nhạc sỹ nổi tiếng trên thế giới Các tác phẩm này đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhờ thế người học có thể dễ dàng tìm được những tư liệu không chỉ là văn bản, mà còn là âm thanh, hình ảnh để tìm hiểu, nghiên cứu Phần lớn các ví dụ trong giáo trình này

Trang 9

Sau mỗi chương đều có phần câu hỏi hướng dẫn ôn bài và danh mục các tác phẩm tham khảo để người học vận dụng phần lý thuyết đã học vào việc tìm hiểu các hình thức trong các tác phẩm âm nhạc cụ thể Đây có thể xem như là phần bài tập

về nhà

Ngoài những nội dung chính như vừa nêu, cuối giáo trình còn có phần “Phụ lục” Trong phần này chúng tôi giới thiệu một số tác phẩm âm nhạc mà trước đó trong các chương chúng tôi chỉ trích dẫn một vài nhịp để minh họa cho một hình thức cụ thể nào đó

Để học tốt môn Hình thức âm nhạc, người học cần nghe giảng, có bản nhạc, tổng phổ để theo dõi, có file âm thanh để nghe, cảm nhận

Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các quý vị đã tham dự các buổi nói chuyện chuyên đề, các em học sinh, sinh viên tại nhạc viện TP Hồ Chí Minh cũng như ở các tỉnh thành khác như Đồng Tháp, Đà Lạt, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương, Cà Mau, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Trà Vinh, Bình Thuận đã nghe những bài giảng của chúng tôi, đã chia sẻ với chúng tôi trong suốt 15 năm qua Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp rất quý giá của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các Giáo sư trong Hội đồng Khoa học Nhạc viện TP Hồ Chí Minh như: GS TS NSND Quang Hải, GS Ca Lê Thuần, GS NGND Hoàng Cương, PGS TS Thế Bảo, PGS TS Minh Cầm, PGS TS Nguyễn Văn Nam, TS Đào Trọng Minh Chúng tôi đã tiếp thu và chỉnh lý để giáo trình được hoàn thiện hơn

Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại khoa Lý luận – Sáng tác và Chỉ huy cùng các đồng nghiệp khác tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh Cảm ơn các

em sinh viên chuyên ngành Sáng tác đã giúp tôi trong việc biên soạn giáo trình Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã đóng góp những ý kiến quý báu để cuốn giáo trình được ra mắt ngày hôm nay

Đặc trưng của âm nhạc là mang tính ước lệ và trừu tượng, hơn nữa sự phát triển của âm nhạc là liên tục, đã kéo theo những sự thay đổi về hình thức cũng như những phương tiện biểu đạt Do đó để có thể trình bày được đầy đủ, thỏa đáng tất cả các vấn đề trong cuốn giáo trình này là điều hết sức khó khăn, và tất nhiên sẽ không

Trang 10

tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp cũng như của các độc giả.

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 TÁC GIẢ

Trang 11

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1 Các ví dụ sẽ được viết tắt, sau đó là số của ví dụ trích dẫn Chẳng hạn:

“Vd.1”, “Vd.2” tức là “ví dụ 1”, “ví dụ 2”, v.v.

2 Bản Giao hưởng: “Symphonie”, “Symphony” sẽ được viết tắt là “Sym.”

3 Số thứ tự các chương của các tác phẩm âm nhạc sẽ biểu thị bằng chữ số La

Mã, sau dấu gạch ngang “-” Chẳng hạn: Tchaikovsky, Sym.6 – I nghĩa là âm nhạc chương I, bản giao hưởng số 6 của Tchaikovsky

4 Các ví dụ trong phần Phụ lục bao gồm 2 thành tố: 1) Số thứ tự các ví dụ trong phụ lục (Pl.1, Pl.2, v.v tức là ví dụ minh hoạ 1, 2, v.v trong Phụ lục), và 2) Số

La Mã để chỉ Phần, tiếp đến số chỉ tên chương (sau dấu chấm), sau dấu gạch ngang là số ví dụ Chẳng hạn: Pl 4, II 3-2, tức là ví dụ thứ 4 trong phụ lục, là ví

dụ 2, chương 3, phần II (Chopin, Prelude op 28 N 4).

5 Chúng tôi sử dụng tên gọi cũng như cách phân chia các thành phần trong đoạn

nhạc là: câu nhạc, tiết nhạc và motif âm nhạc Tên gọi và cách phân chia này đã

được các tác giả V A Vakhrameev6 cũng như nhóm tác giả Phạm Tú Hương,

Đỗ Xuân Tùng và Nguyễn Trọng Oánh7 đề cập trong sách “Lý thuyết âm nhạc

cơ bản” Các tài liệu trên hiện đang được giảng dạy tại nhạc viện TP Hồ Chí

Minh8 và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị Nhung

trong “Hình thức âm nhạc”cũng sử dụng cách phân chia này9

6 Các chủ đề I, chủ đề II trong hình thức Sonate còn được gọi là chủ đề chính

và chủ đề phụ Trong sơ đồ hình thức, các chủ đề này sẽ được viết tắt là C.đề I,

C.đề II Phần Nối và phần Kết luận viết tắt là Nối và Kết luận Giọng điệu viết

tắt là g điệu.

6 V.A Khavrameev (1985), Vũ Tự Lân dịch, “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, Nxb Văn Hoá, tr 211

7 Nhóm tác giả Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng và Nguyễn Trọng Oánh (2005), “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”

(Giáo trình dành cho hệ trung học âm nhạc chuyên nghiệp), Nhạc viện Hà Nội xuất bản, tr 153

8 Môn học “Nhạc lý cơ bản”

Trang 12

Hình thức âm nhạc là tên gọi của quá trình xây dựng tác phẩm âm nhạc Hình

thức được xác định bởi nội dung của từng tác phẩm, hình thức đó được hình thành trong sự thống nhất với nội dung và đặc trưng của nó là mối quan hệ tương hỗ giữa tất cả các thành tố âm thanh riêng biệt được phân bố, lặp lại theo thời gian

Mỗi tác phẩm âm nhạc luôn có một hình thức riêng và mang tính đặc thù, nhưng các quy luật tạo nên hình thức âm nhạc lại khá hạn chế, vì thế nhiều tác phẩm âm nhạc sẽ có đặc điểm chung về hình thức Điều này cho phép ta có thể xác định được những dạng hình thức, xây dựng được những sơ đồ cấu trúc chung của các tác phẩm âm nhạc Những sơ đồ đó khá phổ biến bởi tính uyển chuyển và hợp

lý của chúng, và ít nhiều cũng phải phù hợp với quy luật thẩm mỹ chung của tính thống nhất trong từng cái riêng biệt

Hình thức tồn tại trong tất cả các loại hình nghệ thuật Tuy nhiên, quy luật xây dựng hình thức của mỗi loại hình nghệ thuật lại khác nhau

Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh Các nhân tố âm thanh được phát triển nối tiếp nhau, lần lượt đi vào nhận thức thông qua tai nghe, thông qua sự tiếp nhận của mỗi người Và như vậy, hình thức âm nhạc là một quá trình phát triển, biến đổi liên tục theo thời gian với các mức độ khác nhau

2 Sự phân chia trong hình thức

Trang 13

nghệ thuật Mối tương quan của các thành phần này cũng giống như sự phân chia trong văn học Những bộ phận lớn của hình thức có thể so sánh với các chương của tác phẩm văn học, nhỏ hơn là các đoạn, các câu với độ dài ngắn khác nhau và thậm chí là từng từ.

Thời điểm phân chia các thành phần trong hình thức nói trên được gọi là ngắt

Sự thể hiện của ngắt trong hình thức rất đa dạng, ta có thể nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản của chúng như sau:

- Dấu lặng:

Vd 1:

Tchaikovsky, Sym N.6 – I Allegro non troppo

Trang 14

- Sau các nốt ngân dài:

Trang 15

2.2 Những nhân tố chính trong âm nhạc

Những nhân tố cơ bản, có ý nghĩa nhất trong sự hình thành hình thức âm nhạc

có thể kể đến là: giai điệu, hoà âm và tiết tấu cùng mối tương hỗ giữa chúng Trong chương trình học âm nhạc, các vấn đề trên được đề cập trong các môn học như “Lý

thuyết âm nhạc cơ bản”, “Hoà âm” Ở đây, chúng ta sẽ nhìn nhận chúng dưới góc

độ của môn Hình thức âm nhạc

2.2.1 Giai điệu âm nhạc

Giai điệu là tư duy âm nhạc được biểu hiện bằng một bè, là yếu tố quan trọng

nhất trong âm nhạc Giai điệu được hình thành từ sự kết hợp những âm có cao độ giống và khác nhau, nối tiếp theo một tiết tấu nào đó Giai điệu phải thể hiện được một nội dung, một hình tượng âm nhạc và nội dung, hình tượng ấy phải nhận được

sự đồng cảm của người nghe

Giai điệu có những đặc điểm riêng của nó Trước hết là hướng đi của giai điệu, ta thấy chúng luôn được thể hiện theo hình lượn sóng Sự chuyển động này

của giai điệu giúp cho mạch đập âm nhạc diễn ra liên tục, không đơn điệu, tạo điều kiện cho việc khắc họa hình tượng âm nhạc rõ nét hơn, đồng thời giúp cho sự tiếp nhận của người nghe được thuận lợi hơn

Cường độ của giai điệu phụ thuộc vào hướng đi của giai điệu Khi giai điệu đi

lên, cường độ thường lớn dần (crescendo), khi giai điệu đi xuống cường độ thường giảm dần (diminuendo).

Vd 4:

Tchaikovsky, Opera “The Queen of Spades” (Con đầm bích) Andante mosso

Trang 16

Sự phát triển của giai điệu sẽ dẫn đến cao trào âm nhạc, nốt cao nhất của cao trào được gọi là đỉnh điểm của cao trào Đây là nơi thể hiện sự căng thẳng, đặc biệt

nhất của tác phẩm, và như vậy mỗi một hình thức đều có một cao trào âm nhạc riêng

Trong sự luân chuyển của giai điệu, chúng ta còn gặp một dạng khác nữa của

giai điệu, đó là “giai điệu ẩn” Đặc điểm của “giai điệu ẩn” là sự nối tiếp các nốt trong tiến hành giai điệu xảy ra không được liên tục Nếu giai điệu như đã xét ở trên

Trang 17

Vd 5

Chopin, Mazurka, op 24, N 4

Vd 6 Bach, Invention, D-dur

Moderato

2.2.2 Chủ đề âm nhạc

Chủ đề âm nhạc là thành phần thể hiện tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của một tác phẩm âm nhạc hoặc các phần của tác phẩm ấy Chủ đề có thể biểu hiện theo các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng hình thức và thể loại âm nhạc

Trong những trường hợp đơn giản, chủ đề có thể là một giai điệu hoặc một

phần của giai điệu, nếu như giai điệu hoặc phần giai điệu ấy chứa đựng những nét

đặc trưng và mang tính quy luật của tác phẩm Nét đặc trưng và tính quy luật này

có thể được biểu hiện qua cách sử dụng quãng, âm hình tiết tấu Và như vậy, chủ đề

âm nhạc luôn súc tích, ngắn gọn và bền vững

Trong những trường hợp phức tạp hơn, chủ đề là sự kết hợp của tất cả các yếu

tố như tiết tấu, hoà âm, âm sắc, cách cấu tạo trong một cấu trúc hình thức nào đó

Trang 18

2.2.3 Hòa âm

Hòa âm là nghệ thuật kết hợp các âm thành những hợp âm và những hợp âm

này nối tiếp nhau trong mối tương quan theo chiều dọc, chiều ngang Hòa âm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm âm nhạc Nói đến hòa âm là nói đến công năng và màu sắc của chúng trong việc hình thành và phát triển hình thức

âm nhạc

Trong lĩnh vực chức năng hợp âm, hòa âm biểu hiện ở mối tương quan giữa hợp âm chủ với các hợp âm khác trong một trung tâm điệu tính Hợp âm chủ luôn ở trạng thái bình ổn và bền vững, còn các hợp âm khác trong điệu tính mang tính chất không ổn định Sự không ổn định của các hợp âm này được thể hiện ở các mức độ khác nhau Những hợp âm không ổn định tạo nên sự căng thẳng và chúng sẽ được

giải quyết về hướng hợp âm chủ - ổn định (theo nguyên mẫu - kết T – S – D – T)

Để phát triển hình thức ở mức độ lớn hơn (đôi khi cả với những hình thức nhỏ), nếu chỉ sử dụng một điệu tính cho cả một phần lớn trong hình thức thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của âm nhạc Do đó, người ta phải sử dụng thủ

pháp chuyển điệu để tạo nên những sự căng thẳng, tương phản, những màu sắc mới

Điều này đã tạo cơ sở cho việc so sánh giọng điệu Khi đó, công năng hoà âm có

thêm ý nghĩa mới đó là thể hiện mối quan hệ giữa các điệu tính Điệu tính chính là

điệu tính đóng vai trò chủ đạo theo nghĩa rộng nhất của từ này, đó là điệu tính bền vững hơn so với các điệu tính khác, đó là điệu tính dùng để bắt đầu và kết thúc một

tác phẩm âm nhạc Các điệu tính khác, không bền vững, là các điệu tính phụ thuộc

Các điệu tính phụ thuộc này tạo nên sự căng thẳng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hình thức Từ đây xuất hiện mối tương quan mới về thứ tự giữa các hợp

âm tương phản át và hạ át: T – D – S – T.

Trang 19

Công thức T – D – S – T này không đơn thuần là sự kết hợp giữa các hợp âm bậc V, bậc IV của một điệu tính, mà cần được hiểu một cách khái quát, đó là một bố cục, một trình tự sắp xếp các điệu tính nhằm tạo nên sự xung đột, tương phản và cuối cùng của sự tương phản, xung đột ấy sẽ được giải quyết bằng cách khôi phục lại điệu tính chính ban đầu Đối với các đoạn riêng biệt, công thức này có thể xuất hiện trực tiếp vào các giọng điệu phụ của D và S Trong những trường hợp phức tạp hơn, các thành phần của công thức trên lại được phân chia thành những thành tố mới nhỏ hơn cùng với mối quan hệ giữa những thành tố ấy, chẳng hạn T – D – T –

S – T; T – D – với các giọng điệu khác – S – T; T – D – với các giọng điệu khác – T – S – T

Công thức này được quan tâm, sử dụng rất nhiều trong các hình thức khác

nhau, bởi ý nghĩa quan trọng của bậc hạ át và giọng điệu của hạ át trong việc củng

cố âm chủ.

2.2.4 Tiết tấu

Vì âm nhạc là quá trình diễn ra theo thời gian, do đó tiết tấu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các âm thanh có cao độ Theo nghĩa hẹp, tiết tấu là

giới hạn về trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau.

Chúng ta có thể nhận thấy một loạt các âm nối tiếp nhau dưới đây:

Vd 8

Trang 20

Bởi vì các âm trên không có sự xác định rõ ràng trong mối tương quan về trường độ cho nên chúng không tạo nên ấn tượng của một ý tưởng nào mặc dù chúng được viết ở cùng một giọng điệu và ở các quãng khác nhau.

Khi các âm trên được tổ chức theo một âm hình tiết tấu với tốc độ Moderato molto, khi đó chúng đã có một nội dung và tính chất trang trọng:

Vd.9

Wagner Moderato molto

Nếu ta thay đổi âm hình tiết tấu trên và thể hiện bằng staccato thì các âm ấy

lại mang một tính chất khác – tính vui đùa, bông lơn:

Vd 10

Molto staccato

Như vậy, tiết tấu đã liên kết các âm, các hợp âm khác nhau gắn chúng thành một khối, tạo nên những nhóm với cá tính riêng Từ sự kết hợp của những nhóm tiết tấu giống và khác nhau đã tạo nên các chủ đề, ý tưởng âm nhạc, và từ các chủ đề ấy với sự phát triển của chúng đã tạo nên tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh

Khái niệm tiết tấu có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, như là mối tương quan về

thời gian giữa các phần khác nhau trong hình thức

Trang 21

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN BÀI

1 Hình thức âm nhạc là gì?

2 Hãy nêu các dấu hiệu chính để ngắt, lấy hơi?

3 Giai điệu âm nhạc là gi? Đặc điểm của giai điệu?

4 Giai điệu “ẩn”có đặc điểm gì?

5 Đặc điểm của chủ đề âm nhạc?

6 Vai trò của hòa âm, tiết tấu trong việc xây dựng hình thức âm nhạc?

Trang 22

Chương 2

SỰ PHÂN CHIA CÁC PHẦN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC

VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG

1 Sự phân chia các phần trong tác phẩm âm nhạc

Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường được chia làm sáu phần là:

là phần trình bày Sự chuẩn bị này được thể hiện về các mặt như giọng điệu, tốc độ

và tính chất âm nhạc của tác phẩm Âm nhạc của phần mở đầu có thể được viết theo

nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung là theo hai cách cơ bản, đó là mở đầu có

nhân tố chủ đề âm nhạc và mở đầu không có nhân tố chủ đề âm nhạc của tác phẩm

Trang 23

2.1.2 Mở đầu không có nhân tố chủ đề

Là phần mở đầu mà ở đó không sử dụng các nhân tố chủ đề âm nhạc của tác phẩm Giai điệu trong phần mở đầu này là giai điệu âm nhạc mới, người ta có thể tiến hành phần mở đầu thậm chí chỉ bằng:

Trang 24

Dù là mở đầu theo phương pháp nào, có hay không có nhân tố chủ đề, phần

mở đầu nói chung không nên quá dài (so với độ dài của tác phẩm) và không nên quá

“chói”, “sáng” so với độ “chói”, “sáng” của tác phẩm

2.2 Phần trình bày

Phần trình bày là phần tiếp theo phần mở đầu Trong phần này, giai điệu chủ

đề âm nhạc của tác phẩm được xuất hiện lần đầu tiên với đặc điểm là sự bình ổn,

bền vững và sự “tiết kiệm” trong các phương tiện biểu hiện Để có thể khắc họa

được hình tượng âm nhạc, phần trình bày phải đảm bảo được ba yêu cầu chính đó là

sự thống nhất về giai điệu chủ đề, sự thống nhất về hoà âm và sự thống nhất về cấu trúc Điều này sẽ giúp cho người nghe tiếp nhận, có thể nhớ và thuộc được giai điệu

chủ đề cũng như âm nhạc của tác phẩm

Trang 25

trong một thời gian ngắn, sau đó chúng sẽ quay lại giọng điệu chính Trong một số trường hợp, sự chuyển điệu này dẫn đến các giọng điệu rất xa nhưng rồi chúng đều được chuyển về giọng điệu ban đầu để đảm bảo sự thống nhất về hòa âm.

Vd.14

Moderato tranquilo Prokofiev, “Romeo & Juliet”

Có những trường hợp, việc chuyển điệu được tiến hành ngay từ đầu sự trình bày chủ đề:

Vd 15

Beethoven, Quartet op 18, N 1 - III

Trang 26

Chúng ta thường gặp phần trình bày mà ở đó được viết với âm nền trên âm chủ, điều đó có thể hiểu như là một yếu tố thật rõ ràng thể hiện sự thống nhất về hoà

âm trong phần trình bày

2.2.3 Sự thống nhất về cấu trúc

Sự thống nhất về cấu trúc được thể hiện ở sự xuất hiện đều đặn về số lượng ô nhịp của các thành phần âm nhạc trong phần trình bày, các thành phần ấy có thể:

- Vuông vắn [4 + 4], [4 + 4 + 4], [4 + 4 + 4 + 4];

- Hoặc theo nhóm hai ô nhịp [2 + 2 + 2 + 2];

- Hoặc cân phương [3 + 3], [5 + 5], [7 + 7].

Trong ba yêu cầu trên thì sự thống nhất về giai điệu chủ đề là quan trọng nhất,

tiếp theo là các yêu cầu về sự thống nhất về hoà âm và cuối cùng mới là sự thống nhất về cấu trúc

2.3 Phần giữa

Phần giữa là phần âm nhạc xuất hiện tiếp theo sau khi phần trình bày kết thúc,

có đặc điểm là không ổn định, ít bền vững và luôn biến đổi Các đặc điểm này của

phần giữa được thể hiện rất rõ ở các mặt giai điệu chủ đề cũng như hoà âm và cấu trúc

2.3.1 Giai điệu chủ đề

Như đã nói ở phần trên, nếu giai điệu chủ đề trong phần trình bày luôn bình ổn bởi các thành phần âm nhạc luôn có sự nhắc lại, độ dài luôn thống nhất, thì ở phần

Trang 27

phương pháp chia cắt giai điệu chủ đề Phần giữa luôn có xu hướng dẫn tới việc xuất

hiện những chủ đề âm nhạc mới đáp ứng cho sự phát triển tiếp theo của âm nhạc

Trong phần này ta thường gặp thủ pháp mô tiến các nhân tố của chủ đề âm nhạc.

Vd.16 Beethoven, Sonate op 22- II

Adagio

Trang 28

2.3.2 Hòa âm

Đặc điểm hoà âm trong phần giữa là sự không ổn định, luôn luân chuyển và

không bị gò bó trong một khuôn khổ nào Sự không ổn định của hoà âm trong phần

này được thể hiện trong việc thiếu vắng sự xuất hiện của giọng điệu chính Thay

vào đó là quá trình chuyển điệu, là việc đi xa khỏi giọng điệu ban đầu

Vì phần giữa có những đặc điểm như đã nêu ở trên, do đó để liên kết các phần trong hình thức, cuối phần giữa thường có phần âm nhạc mà ở đó tính chất của hòa

âm đặc biệt được chú trọng, sự căng thẳng của hoà âm được chuẩn bị để phần âm nhạc tiếp theo của hình thức được tiến hành một cách hiệu quả nhất, phần này được

gọi là phần “Báo - nối” (báo hiệu sự kết thúc của phần âm nhạc ban đầu và nối phần

âm nhạc ban đầu với phần âm nhạc mới trong phần giữa) Có thể dễ dàng nhận biết

báo - nối thông qua các dấu hiệu về hoà âm như sau:

- Giữ lại (ngân) hoặc nhắc lại hợp âm thuộc nhóm át của giọng điệu tiếp theo

Vd 17

Borodin, Sym N 2 - II

Trang 29

Hợp âm này có thể được âm hình hoá theo những nhân tố của chủ đề âm nhạc.

- Hợp âm át xuất hiện ở phách mạnh, vào các nhịp chẵn, xen kẽ với các hợp âm

khác:

Vd 18

Mozart, Sonate N 5 - I Allegro

Trang 30

- Sử dụng âm nền trên át (ví dụ 16, phần cuối).

Tất cả các biện pháp trên đều nhằm mục đích tạo nên sự căng thẳng về hoà âm,

và sự căng thẳng không ổn định này sẽ được giải quyết ở phần âm nhạc tiếp theo

trong hình thức, là phần tái hiện Phần báo có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong tác

phẩm, nhưng thường gặp hơn cả là ở cuối phần giữa

2.3.3 Cấu trúc

Đặc điểm cấu trúc trong phần giữa là bị phá vỡ, không còn sự bình ổn với sự

nhắc lại đều đặn các cấu trúc vuông vắn như trong cấu trúc của phần trình bày Điều này tạo nên sự nhất quán cùng với những biến đổi của giai điệu chủ đề và hoà âm

2.4 Phần nối

Phần nối (hoặc nối) dùng để nối các chủ đề âm nhạc hoặc nối các phần trong

Trang 31

tiếp nhận âm nhạc của người nghe được dễ dàng hơn Vì vậy nối rất linh hoạt mà không bị gò bó theo một khuôn mẫu cũng như độ dài nào Độ dài của nối tuỳ thuộc vào từng tác giả và từng tác phẩm âm nhạc cụ thể Tuy vậy, một phần nối đầy đủ sẽ

có ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất - Phần đầu của nối: nhắc lại âm nhạc của phần trước đó.

- Giai đoạn thứ hai - Phần giữa của nối: biến đổi về hoà âm, dẫn dắt hoà âm đến

giọng điệu của phần âm nhạc tiếp theo

- Giai đoạn thứ ba - Phần cuối của nối: giới thiệu nhân tố âm nhạc của phần tiếp

theo, chuẩn bị cho sự xuất hiện thành phần âm nhạc ấy

2.5 Phần tái hiện

Sau khi phần phát triển kết thúc, âm nhạc của phần trình bày được nhắc lại

Phần âm nhạc được nhắc lại này được gọi là phần tái hiện Phần tái hiện đã trở

thành nguyên tắc chung cho hầu hết các hình thức, tạo nên sự hoàn thiện, thống nhất cho toàn bộ tác phẩm âm nhạc

Dựa trên sự khác biệt so với âm nhạc của phần trình bày, người ta chia phần

tái hiện ra làm hai loại là tái hiện không thay đổi và tái hiện có thay đổi.

2.5.1 Tái hiện không thay đổi

Là phần tái hiện mà âm nhạc từ phần trình bày được nhắc lại không có sự thay đổi nào Trong trường hợp này, người ta có thể viết lại các nốt như phần trình bày nhưng cũng có thể chỉ cần ghi các ký hiệu nhắc lại mà không cần ghi lại nốt

2.5.2 Tái hiện có thay đổi

Tái hiện có thay đổi là phần tái hiện mà âm nhạc của nó so với âm nhạc của phần trình bày có những sự thay đổi Sự thay đổi này có thể xảy ra theo hai hướng:

- Mở rộng: âm nhạc của phần tái hiện dài hơn so với âm nhạc của phần trình bày

bằng cách bổ sung thêm một số nhân tố, thành phần âm nhạc mà phần trình bày

không có Tái hiện trong trường hợp này được gọi là tái hiện mở rộng.

- Rút ngắn: âm nhạc của phần tái hiện ngắn hơn so với âm nhạc của phần trình bày,

bằng cách bỏ bớt một số nhân tố, thành phần âm nhạc nào đó của phần trình bày

Tái hiện trong trường hợp này được gọi là tái hiện rút ngắn.

Trang 32

Sự khẳng định của phần kết về mặt hoà âm được biểu hiện ở việc:

- Liên kết các thành phần âm nhạc trong hình thức rồi kết thúc chúng ở giọng điệu

chính của tác phẩm

- Nhắc lại sự kết trên âm chủ của giọng điệu chính của tác phẩm, gọi là kết bổ sung,

hoặc đơn giản hơn, người ta tiến hành cho âm chủ ngân dài hoặc nhắc lại âm chủ

- Tiến hành âm nền trên âm chủ

Vd 19

Trang 33

Bắt đầu phần kết, âm nhạc thường được viết ở bậc hạ át, sau đó sẽ dẫn về kết

thúc ở âm chủ

Trên đây là các phần của một tác phẩm âm nhạc đầy đủ Tuy nhiên, không phải bất cứ tác phẩm nào cũng nhất thiết phải có đủ tất cả các phần nêu trên

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN BÀI

1 Một tác phẩm âm nhạc đầy đủ gồm có mấy phần?

2 Có mấy cách thể hiện phần mở đầu?

3 Đặc điểm âm nhạc của phần trình bày?

4 Đặc điểm âm nhạc của phần giữa?

5 Đặc điểm hoà âm của “Báo - nối” ở cuối phần giữa?

6 Đặc điểm của phần nối?

7 Đặc điểm âm nhạc phần tái hiện và phần coda?

Trang 35

Chương 3

NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC

VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐỔI GIAI ĐIỆU

1 Những nguyên tắc phát triển chủ đề âm nhạc

Hình thức âm nhạc là một quá trình được thể hiện theo thời gian, đó chính là

sự phát triển âm nhạc Quá trình phát triển này có những nguyên tắc riêng có thể được biểu thị bằng sơ đồ sau:

1.1 Nhắc lại không thay đổi (nhắc lại đơn giản)

Đây là nguyên tắc đơn giản nhất trong việc phát triển âm nhạc, thành phần âm nhạc đứng sau là sự nhắc lại không thay đổi thành phần âm nhạc đứng trước

Ví dụ dưới đây cho thấy âm nhạc ở nhịp thứ hai chính là sự nhắc lại của âm nhạc của nhịp thứ nhất:

Trang 36

Vd 20

Beethoven, Sonate op 31, N 3 – I Allegro

Việc nhắc lại của cả một phần sau khi phần âm nhạc khác kết thúc được gọi là

phần tái hiện Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng hình

thức âm nhạc

1.2 Nhắc lại có thay đổi

Nhắc lại có thay đổi còn gọi là biến tấu Đây là nguyên tắc phát triển phức tạp

hơn, các mức độ khác nhau phụ thuộc vảo khả năng biến đổi của âm nhạc

Nhắc lại có thay đổi là sự nhắc lại đơn giản nhưng có thay đổi nhân tố nào đó của thành phần âm nhạc đứng trước Sự thay đổi này được ký hiệu như sau:

Trang 37

1.3 Biến đổi

Biến đổi là quá trình phát triển của âm nhạc Nó chia cắt và dẫn dắt những thành phần trong giai điệu chủ đề âm nhạc Sự biến đổi này bao gồm cả nguyên tắc nhắc lại có thay đổi nhưng đa dạng hơn ở chỗ nó đồng thời có sự kết hợp với các yếu tố, các phương tiện biểu hiện khác nhau của âm nhạc như hòa âm, âm vực cũng như sự kết hợp đồng thời trong cùng một thời gian ở các bè khác nhau

Vd 21

Từ chất liệu âm nhạc ban đầu:

Đã được biến đổi trong phần phát triển:

Hoặc đồng thời:

Vd 22

Trang 38

1.4 Tương phản phát sinh

Trong quá trình luân chuyển và biến đổi của âm nhạc, việc trình bày những chủ đề ban đầu luôn mở ra những khả năng cho việc xuất hiện nhũng chủ đề âm nhạc mới Những chủ đề âm nhạc mới này thực chất chính là sự phát triển tiếp theo

từ những thành phần âm nhạc trước đó, chúng tương phản với chủ đề ban đầu nhằm tạo nên sự hoàn thiện, thống nhất chung trong việc truyền tải nội dung của toàn bộ tác phẩm

Vì chủ đề âm nhạc sau (tương phản) được bắt nguồn từ chủ đề âm nhạc trước

nên người ta gọi nguyên tắc này là tương phản phát sinh Mức độ tương phản này

Trang 40

1.5 Tương phản đối chiếu so sánh

Tương phản đối chiếu so sánh được xác lập từ sự hình thành của chủ đề âm nhạc mới mà chủ đề âm nhạc mới này đối lập với một (hoặc nhiều) chủ đề đã có trước đó Mặc dù giữa các chủ đề tồn tại sự khác biệt, thậm chí sự khác biệt này có thể là rất đáng kể nhưng tất cả chúng tạo lại nên sự thống nhất về nghệ thuật

Sự đối lập của các chủ đề tương phản đối chiếu so sánh này có thể được nhấn mạnh bằng sự vắng mặt của các yếu tố nối, liên kết vào thời điểm chuyển đổi, hoặc

là những đối lập được chuyển tiếp mềm mại hơn diễn ra từ từ

Khi không có sự khác biệt lớn giữa các chủ đề có tính so sánh này (đặc biệt

khi có sự thống nhất về Tempo), thì sự tương phản này được gọi là tương phản đối

chiếu so sánh cùng hệ

Khi sự tương phản giữa các chủ đề với sự khác biệt lớn (đặc biệt với sự thay

đổi về Tempo) thì người ta gọi đó là tương phản đối chiếu so sánh khác hệ.

2 Các phương thức biến đổi giai điệu chủ đề âm nhạc

Để có thể biến đổi chủ đề âm nhạc đã trình bày, cũng như việc dẫn đến những

Ngày đăng: 03/11/2014, 16:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Trọng Minh (2001), Phân tích tác phẩm âm nhạc (Tập 1), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm âm nhạc
Tác giả: Đào Trọng Minh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
2. Hoàng Phê chủ biên và nnk (2006), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên và nnk
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2006
3. Lan Hương (1981), Các thể loại âm nhạc (Sách dịch, nhiều tác giả), Nxb Văn Hoá, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại âm nhạc
Tác giả: Lan Hương
Nhà XB: Nxb Văn Hoá
Năm: 1981
4. Nguyễn Thị Nhung (1991), Hình thức âm nhạc, Nxb Âm nhạc, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức âm nhạc
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 1991
5. Nguyễn Thị Nhung (2005), Phân tích tác phẩm âm nhạc, Trung tâm thông tin – Thư viện âm nhạc xuất bản, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm âm nhạc
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Năm: 2005
6. Nguyễn Thụy Kha (2002), Hát mãi khúc quân hành, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát mãi khúc quân hành
Tác giả: Nguyễn Thụy Kha
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2002
7. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống & hiện đại, Viện âm nhạc xuất bản, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc Việt Nam truyền thống & hiện đại
Tác giả: Tô Vũ
Năm: 2002
8. Trương Quang Lục (2006), Ca khúc vượt thời gian (30 tình khúc trước 1975), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca khúc vượt thời gian
Tác giả: Trương Quang Lục
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
9. Vakhrameev. V. A. (Vũ Tự Lân dịch 1985), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Văn Hoá, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết âm nhạc cơ bản
Nhà XB: Nxb Văn Hoá
10. Xuân Giao (1977), Việt Nam quê hương tôi (tập bài hát của Đỗ Nhuận), Nxb Văn Hóa, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam quê hương tôi
Tác giả: Xuân Giao
Nhà XB: Nxb Văn Hóa
Năm: 1977
11. Ivanka Stoianova (1996), Manuel D’Analyse Musicale, Minerve Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manuel D’Analyse Musicale
Tác giả: Ivanka Stoianova
Năm: 1996
12. Wallace Berry (1987), Structural Functions in Music, Dover Publication, Inc. New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural Functions in Music
Tác giả: Wallace Berry
Năm: 1987
13. Ленинградская организация Союза Композиторов РСФСР (1971), Теоретические проблемы музыкапльных форм и жандров. Сборник Sách, tạp chí
Tiêu đề: Теоретические проблемы музыкапльных форм и жандров
Tác giả: Ленинградская организация Союза Композиторов РСФСР
Năm: 1971
15. Мазель Л.А.. (1960), Строение музыкальных произведений, Изд. Государственное музыкальное, Москва Sách, tạp chí
Tiêu đề: Строение музыкальных произведений
Tác giả: Мазель Л.А
Năm: 1960
16. Способин И. В. (1972), Музыкальная форма, 5-е издание Изд. Музыка, Москва Sách, tạp chí
Tiêu đề: Музыкальная форма
Tác giả: Способин И. В
Năm: 1972
17. Стретьякова Л.С. (1987), Советская музыка, Изд. Просвещение, Москва Sách, tạp chí
Tiêu đề: Советская музыка
Tác giả: Стретьякова Л.С
Năm: 1987
18. Штейнпресс. Б.(1968), Музыка 20 века: Классицизм и романтизм, Изд. Советский композитор, Москва Sách, tạp chí
Tiêu đề: Музыка 20 века: Классицизм и романтизм
Tác giả: Штейнпресс. Б
Năm: 1968
19. Южак К. (сотавитель)1972: Проблемы лада. Москва, Изд. Музыка, 313 стр Sách, tạp chí
Tiêu đề: Проблемы лада
20. Юцевич. Ю. (1998), Словарь музыкальных терминов, Киев “Музычна Украийна” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Словарь музыкальных терминов", Киев “Музычна Украийна
Tác giả: Юцевич. Ю
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC ÂM NHẠC - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC ÂM NHẠC (Trang 1)
Hình thức âm nhạc là một quá trình được thể hiện theo thời gian, đó chính là - Hình thức âm nhạc
Hình th ức âm nhạc là một quá trình được thể hiện theo thời gian, đó chính là (Trang 35)
HÌNH THỨC HAI ĐOẠN ĐƠN - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC HAI ĐOẠN ĐƠN (Trang 84)
Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện. - Hình thức âm nhạc
Hình th ức hai đoạn đơn có tái hiện (Trang 87)
Sơ đồ của bài hát này như sau: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ c ủa bài hát này như sau: (Trang 90)
5. Sơ đồ chung của hình thức hai đoạn đơn - Hình thức âm nhạc
5. Sơ đồ chung của hình thức hai đoạn đơn (Trang 92)
Hình thức hai đoạn đơn thường gặp sự nhắc lại của các phần như sau: - Hình thức âm nhạc
Hình th ức hai đoạn đơn thường gặp sự nhắc lại của các phần như sau: (Trang 93)
HÌNH THỨC HAI ĐOẠN CỔ - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC HAI ĐOẠN CỔ (Trang 95)
HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC BA ĐOẠN ĐƠN (Trang 100)
Hình thức ba đoạn đơn có sự linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng thích ứng với những  biến đổi khác nhau của các chủ đề âm nhạc. - Hình thức âm nhạc
Hình th ức ba đoạn đơn có sự linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng thích ứng với những biến đổi khác nhau của các chủ đề âm nhạc (Trang 101)
Sơ đồ bài hát này như sau: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ b ài hát này như sau: (Trang 110)
6. Sơ đồ hoà âm của hình thức ba đoạn đơn - Hình thức âm nhạc
6. Sơ đồ hoà âm của hình thức ba đoạn đơn (Trang 112)
Hình thức ba đoạn đơn có các phần thường được nhắc lại. Sự nhắc lại ấy có  thể diễn ra như sau: - Hình thức âm nhạc
Hình th ức ba đoạn đơn có các phần thường được nhắc lại. Sự nhắc lại ấy có thể diễn ra như sau: (Trang 113)
HÌNH THỨC BA ĐOẠN PHỨC - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC BA ĐOẠN PHỨC (Trang 116)
Sơ đồ của tác phẩm này như sau: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ c ủa tác phẩm này như sau: (Trang 137)
HÌNH THỨC RONDO - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC RONDO (Trang 140)
HÌNH THỨC SONATE - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC SONATE (Trang 152)
Hình thức rondo-sonate luôn có phần coda. Coda được xây dựng trên các nhân - Hình thức âm nhạc
Hình th ức rondo-sonate luôn có phần coda. Coda được xây dựng trên các nhân (Trang 180)
HÌNH THỨC SONATE CỔ - Hình thức âm nhạc
HÌNH THỨC SONATE CỔ (Trang 182)
Sơ đồ cấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc trong  Sonate № 11  của D.  Scarlatti: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ c ấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc trong Sonate № 11 của D. Scarlatti: (Trang 182)
Sơ đồ phổ biến: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ ph ổ biến: (Trang 183)
Sơ đồ phần trình bày: - Hình thức âm nhạc
Sơ đồ ph ần trình bày: (Trang 184)
Pl.8 (II. 6 - 3) HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC - Hình thức âm nhạc
l.8 (II. 6 - 3) HÌNH THỨC HAI ĐOẠN PHỨC (Trang 221)
Pl. 12 (II. 9 - 2) HÌNH THỨC SONATE - Hình thức âm nhạc
l. 12 (II. 9 - 2) HÌNH THỨC SONATE (Trang 239)
Pl. 13 (II. 9 - 1) HÌNH THỨC SONATE - Hình thức âm nhạc
l. 13 (II. 9 - 1) HÌNH THỨC SONATE (Trang 244)
Pl. 14 (II. 10 - 2) HÌNH THỨC SONATE CỔ - Hình thức âm nhạc
l. 14 (II. 10 - 2) HÌNH THỨC SONATE CỔ (Trang 254)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w