Thực hành về SKTD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục ở các đối tượng đã lập gia đình ở xã hương long, TP huế (Trang 38 - 39)

Từ kết quả bảng 3.22. cho thấy có 89,3% đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai. Trong đó đặt vòng là 43,3%, bao cao su là 18,7%, thuốc tránh thai 22,4%, đình sản 2,2%, các phương pháp khác là 13,4% (biểu đồ 3.5.). Kết quả này cao hơn số liệu báo cáo Trạm y tế xã Hương Long và chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên –Huế , tỷ lệ sử dụng các BPTT năm 2008 là 76% [2][12]. Có thể do sự ngẫu nhiên khi chọn mẫu nghiên cứu phần lớn đối tượng ở trong độ tuổi từ 30-39 (54%). Độ tuổi này phần lớn đã có đủ con nên

tỷ lệ sử dụng các BPTT cao hơn. Từ kết quả trên cho chúng ta thấy được hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền tư vấn về SKSS - KHHGĐ tại địa phương.

Trong thực hành phòng chống STDs thì bao cao su được sử dụng nhiều nhất (90%), 10,7% đồng ý thực hiện chỉ có 1 bạn tình để phòng chống STDS (bảng 3.23.).

Khi nghi ngờ nhiễm STDs thì đa số đều tìm đến bác sĩ để khám và chữa bệnh (96,%), tự mua thuốc uống 3,3%, có một tỷ lệ nhỏ không quan tâm đến việc điều trị khi nghi ngờ mắc bệnh (bảng 3.24.). Con số 3,3% tự mua thuốc uống và 0,7% không quan tâm đến bệnh tuy nhỏ nhưng lại khiến chúng ta quan tâm vì đây chính là nguyên nhân làm cho bệnh trở thành mãn tính dẫn đến biến chứng trầm trọng của bệnh gây những hậu quả nghiêm trọng về y tế, kinh tế xã hội và gia đình. Theo thống kê trên thế giới hàng năm có gần 400 triệu người mắc STDs [31]. Ở Việt Nam theo số liệu báo cáo của các địa phương hàng năm có khoảng 50 - 100.000 người đến khám và chữa STDs tại các cơ sở y tế, tuy nhiên con số thực so với ước tính cao gấp 10 lần so với con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục ở các đối tượng đã lập gia đình ở xã hương long, TP huế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w