Kiến thức về SKTD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục ở các đối tượng đã lập gia đình ở xã hương long, TP huế (Trang 33 - 37)

Kết quả bảng 3.8 cho thấy có tới 99,3% đối tượng nghiên cứu đã từng tìm hiểu hoặc nghe nói về SKTD. Do chưa có đề tài nào nghiên cứu về chủ đề này để có thể so sánh, nhưng chúng tôi cho rằng tỷ lệ này là phù hợp, vì một

số chủ đề của đề tài này cũng được một số phương tiện thông tin đại chúng cũng như báo chí thường xuyên đề cập đến. Nguồn thông tin về SKTD chủ yếu được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio(92,7%), từ cán bộ y tế là 75,3%, sách báo tạp chí là 42,7%, rất ít thông tin có được từ nhà trường và người thân (biểu đồ 3.3.). Một nghiên cứu của Vũ Quý Nhân về SKTD và sinh sản ở trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam cũng cho thấy rằng thông tin về SKSS được nhận qua T.v.và radio là cao nhất (88,4%)[20]. Qua đó cho thấy rằng phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin về SKSS nói chung, SKTD nói riêng đến cộng đồng. Hiểu rõ tính năng đặc thù của từng kênh thông tin đại chúng, các nhà lập chính sách có thể sử dụng thế mạnh của từng kênh để đưa thông tin đến cộng đồng một cách phù hợp và hiệu quả. Chiến lược QG CSSKSS giai đoạn 2001-2010 nêu rõ “Sử dụng đa dạng các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông khác tiếp cận đến mọi đối tượng để nâng cao nhận thức hiểu biết và cam kết thực hiện các mục tiêu và nội dung CSSKSS”[11].

Tuy nhiên cũng từ bảng trên cho thấy thông tin về SKTD được cung cấp từ nhà trường rất hạn chế trong khi đó có một lượng đáng kể nam, nữ vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 hiện đang theo học tại các trường PTTH hay cao đẳng-đại học,nên việc có một chương trình giáo dục SKSS và SKTD cho nhóm đối tượng này là tốt nhất. Kinh nghiệm về giáo dục SKSS và SKTD trên thế giới đã được WHO và ủy ban AIDS của Liên hợp quốc tổng kết các nghiên cứu trên thế giới cho thấy:Giáo dục tình dục không hề khuyến khích thanh niên có quan hệ tình dục, trái lại đã giúp họ trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu và tăng việc sử dụng thường xuyên các biện pháp tránh thai và thực hiện tình dục an toàn [34]. Khi được tìm hiểu,hầu hết các đối tượng nghiên cứu cho rằng nên đưa vấn đề giáo dục SKTD vào trường học (bảng 3.9.), trong đó đối tượng nên ưu tiên giáo dục SKTD là tuổi vị

thành niên (98%) (bảng 3.10). Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong mỗi đời sống con người. Ở Việt Nam, vị thành niên chiếm 23% dân số. Ước tính đến năm 2020 dân số nước ta khoảng 100 triệu người, trong đó có 22 triệu vị thành niên tuổi từ 10-19 [10 ] [20]. Nhu cầu về một chương trình giáo dục sức khỏe tình dục cho lứa tuổi vị thành niên đang trở nên cấp bách hơn. Ở Việt Nam, với kết quả đưa ra từ cuộc điều tra: hơn 40% người được phỏng vấn không có kiến thức về các biện pháp tránh thai [30], việc đưa chương trình GD SKSS trong đó có SKTD là điều cần phải làm để cho lứa tuổi vị thành niên không trở thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết và tò mò của họ về tình dục.Việc đưa nội dung giáo dục SKSS và SKTD vào nhà trường trước đây thường được bàn cãi và chưa có được sự đồng thuận thì nay ngành giáo dục cũng đã thấy sự cần thiết và cấp bách [15 ]. Trong khuôn khổ một dự án của Quỹ Dân số Liên hợp quốc thuộc chu kỳ VI, Bộ giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đẩy nhanh và hoàn tất việc lồng ghép Giáo dục SKSS và SKTD vị thành niên vào trong chương trình bậc PTTH tại 12 tỉnh và các trường Đại học sư phạm của các thành phố Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh[37].

Tuy tỷ lệ tiếp cận thông tin về SKTD tương đối cao, nhưng từ bảng 3.11 cho thấy đa số đối tượng chỉ hiểu về một khía cạnh của SKTD, tỷ lệ hiểu đúng và đầy đủ về SKTD còn thấp. Điều này cho thấy những bất cập và hạn chế trong việc cung cấp thông tin đến cộng đồng, các thông tin chỉ nghiêng về một khía cạnh nào đó chứ chưa mang tính toàn diện. Trong “Chiến lược dân số Việt nam-2001-2010” do UBDS-KHHGĐ xây dựng cũng đã đề cập đến thực tế này…do áp lực cao của tỷ lệ gia tăng dân số nhanh lên phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến việc cải thiện mức sống của nhân dân, chương trình DS-KHHGĐ chỉ tập trung giảm sinh mà chưa chú ý đúng mức đến cấu trúc, chất lượng và phân bố dân số cũng như các khía cạnh khác của

SKSS [24]. Mặt khác, do truyền thống văn hóa của người phương đông nói chung, người Việt Nam nói chung, người dân xứ Huế nói riêng rất e dè khi nói về chủ đề này, cho nên việc tiếp cận kiến thức về SKTD lại càng gặp nhiều khó khăn. Từ bảng 3.12. cho thấy có tới 32,7% đối tương gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin về SKTD, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là tâm lý e ngại chiếm 91,8%, nguyên nhân tiếp theo cho rằng đây là vấn đề tế nhị khó nói 8,2% (bảng 3.13.). Đây chính là rào cản quan trọng mà chúng ta cần phải vượt qua trong nỗ lực đưa thông tin tiếp cận cộng đồng nhằm cải thiện sức khỏe sinh sản, tình dục cũng như các vấn đề phức tạp nằm bên dưới SKSS .

Trong các vấn đề của SKTD thì tình dục an toàn có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là hiện nay tỷ lệ nạo phá thai đang gia tăng, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn [4][27][35]. Có được kiến thức về tình dục an toàn sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có cơ hội tốt nhất để sinh con khỏe mạnh, người phụ nữ tránh được việc mang thai ngoài ý muốn và hậu quả của việc phá thai không an toàn cũng như tiếp cận các dịch vụ phòng tránh, điều trị và chăm sóc bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS. Qua điều tra cho thấy có 90% đối tượng cho rằng tình dục an toàn là không lây nhiễm bệnh khi hoạt động tình dục, rất ít người biết rằng tình dục an toàn có liên quan đến mang thai ngoài ý muốn (bảng 3.14.). Điều này có thể là do các thông tin về HIV/AIDS và STDs được phổ biến rộng rãi và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng ,…

Muốn có tình dục an toàn cần sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp và có độ an toàn cao, đồng thời tránh được STDs. Tìm hiểu kiến thức tránh thai của các đối tượng nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có tới 96,7% đối tượng nghiên cứu biết về các biện pháp tránh thai (bảng 3.15.). Có được kết quả này là do trong những năm qua đầu tư của nhà nước về lĩnh vực DS- KHHGĐ không ngừng được tăng lên, công tác tuyên truyền, thông tin, giáo

dục được đẩy mạnh và tổ chức với nhiều nội dung hình thức đã góp phần làm chuyển biến nhận thức về lĩnh vực DS-KHHGĐ trong các tầng lớp nhân dân [9][16]. Tuy nhiên vẫn còn một số người nghĩ rằng sử dụng các biện pháp tránh thai có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, có 8,7% cho rằng BPTT làm giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm 2% (bảng 3.16.). Điều này dễ dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn hoặc phải sử dụng các biện pháp nạo phá thai rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ. Ngoài ra, việc không sử dụng các biện pháp bảo vệ, cũng làm cho STDs phát triển. Theo một nghiên cứu của Phạm Đình Hùng (2002) thì tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng ở Hương Long là 21,37%, mà trong đó phần lớn là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục [18]. Do đó để hạ thấp tỷ lệ này cần phải nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục về SKSS và SKTD mà trong đó cán bộ y tế và công tác viên dân số giữ vai trò chủ đạo.

Tìm hiểu kiến thức về STDs của các đối tượng nghiên cứu, từ bảng 3.17. cho thấy đa số đều có nghe nói hoặc tìm hiểu vê STDs(97,3%), bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết đến nhiều nhất là HIV/AIDS (96%), các bệnh lý khác như giang mai, viêm gan B, nấm, lậu được biết đến với tỷ lệ ít hơn (biểu đồ 3.4.). Với bảng 3.18. cho thấy nguồn thông tin về STDs chủ yếu được nhận từ TV, radio (94,7%), từ cán bộ y tế 54,7%, điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của thông tin đại chúng trong việc cung cấp kiến thức về CSSKSS cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục ở các đối tượng đã lập gia đình ở xã hương long, TP huế (Trang 33 - 37)