SKKN 2011-2012

36 548 0
SKKN 2011-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vâng, đạo đức là một mặt quan trọng trong nhân cách của mỗi con người, nó nói lên mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, là kết quả của một quá trình giáo dục, của một quá trình tự tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Trong thời gian gần đây, báo chí và những thông tin đại chúng đã và đang báo động những trường hợp thanh thiếu niên học sinh phạm pháp, vi phạm kỷ luật của nhà trường, vô lễ với thầy cô, cha mẹ,…làm ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì thế, ngành giáo dục đã không ngừng phát động những phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với mong muốn qua đó giúp giáo viên định hướng trong việc giáo dục học sinh. Làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm, tôi cũng không ít trăn trở về những lệch lạc trong nhân cách của một số học sinh mà theo tôi những người làm công tác trong ngành giáo dục phải có một phần trách nhiệm nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động”. 2. Mục đích của đề tài: Tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời đại mới nhằm làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm cho các em có cách cư xử đúng đắn trong các mối quan hệ: gia đình, thầy trò, bạn bè, ngoài xã hội để trở thành người công dân tốt có ích cho gia đình và đất nước. 3. Nhiệm vụ của đề tài : Tìm hiểu các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành phát động. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh THCS để có biện pháp giáo dục phù hợp nhất. Tìm hiểu phương pháp giáo dục học sinh thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động ở một số giáo viên trong trường và bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh có đạo đức chưa tốt, mức độ ảnh hưởng của giáo viên và phụ huynh học sinh đến sự phát triển nhân cách của học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trò chuyện, quan sát. Phương pháp phân tích các đối tượng. Phương pháp tổng hợp, rút kinh nghiệm. Phương pháp điều tra thăm dò… 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu về các biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 6. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp chủ nhiệm 8.1 và học sinh trong trường THCS Võ Trường Toản. 7. Tính mới của đề tài: Với mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước là tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất và năng lực để cống hiến cho đất nước trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay cũng được đổi mới phương thức nhằm chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh do đó việc củng cố và nâng cao chất lượng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường nói chung và của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung PHẦN NỘI DUNG A/ Cơ sở lý luận: Dạy học là một hoạt động đặc biệt trong quá trình giáo dục đào tạo những con người phát triển toàn diện. Dạy học cũng có mục tiêu quan trọng là hình thành, phát triển hệ thống năng lực, phát triển hệ thống thái độ, hình thành tình cảm niềm tin đạo đức, nhân sinh quan và thế giới quan vì vậy trong quá trình dạy học cần thiết phải sử dụng các phương pháp giáo dục phát triển đồng thời cả tâm lực, trí lực và thể lực. Chính vì thế việc tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự học tự rèn luyện của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. B. Thực trạng của trường và địa phương: 1/ Thuận lợi: Được sự quan tâm của chính quyền, BGH trường THCS Võ Trường Toản và hội phụ huynh. Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có ý thức tự giác cao. Học sinh có nề nếp, cơ sở vật chất đầy đủ. 2/ Khó khăn : Điều kiện kinh tế của một số học sinh còn khó khăn (cha mẹ là công nhân đi làm suốt ngày, ở nhà trọ …). Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập và giáo dục đạo đức của con em mình. Một số học sinh có động cơ học tập chưa đúng đắn. 3/ Số liệu thống kê đạo đức của học sinh ( 2009 - 2010) * Tổng số học sinh toàn trường: 1181, trong đó: Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Xếp loại Tổng số Tỉ lệ % Tốt 869 73,6 Khá 219 18,5 TB 80 6,8 Yếu 13 1,1 *Xếp loại hạnh kiểm đầu năm của lớp 8.1: Tổng số học sinh: 39 Xếp loại Tổng số Tỉ lệ % Tốt 27 69,2 Khá 6 15,4 TB 5 12,8 Yếu 1 2,6 C/ Nội dung 1/ Tìm hiểu và đánh giá chung: * Trường THCS Võ Trường Toản được đánh giá xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa thực hiện tốt vì nhiều nguyên nhân. - Các hoạt động xã hội và các trò chơi tập thể lành mạnh chưa thật phong phú nên chưa thu hút được các em. - Một số em được nuông chiều từ nhỏ nên không có ý thức tự lập, không tự lo cho bản thân mình, chỉ có thói quen sống hưởng thụ nên không biết sống vì người khác. - Một số em không có lập trường vững vàng nên bị bạn bè xấu ở ngoài trường lôi kéo vào những tệ nạn xã hội. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung - Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - Gia đình giáo dục không đúng đắn, nhận thức của người lớn ở xung quanh các em còn chưa tốt nên ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ và việc làm của các em. 2/ Các phương pháp giáo dục: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn…và quan trọng là giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh học tập. Phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen tốt… Phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt… Phương pháp giáo dục trong tập thể, bằng tập thể; giáo dục bằng truyền thống; giáo dục bằng nề nếp sinh hoạt. 3/ Nội dung giáo dục cụ thể: 3.1/ Về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3.1.1/ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. “Thói quen là bản tính thứ hai” (Cicero ). Tôi luôn hướng cho học sinh mình có những thói quen tốt trong việc giữ trường lớp xanh, sạch, đẹp. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như không xả rác, không vẽ bậy, viết bậy, không phá cây xanh trong trường lớp cũng như nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nếu các em vi phạm là tôi nhắc nhở liền như có một hôm đang đi trên hành lang, tôi nhìn thấy một chiếc lá của lẵng hoa trang trí trong lớp bị học sinh lớp 8.6 (học cùng một phòng với lớp tôi đang chủ nhiệm) ngắt bỏ ở hành lang, mặc dù không dạy ở lớp 8.6 nhưng tôi vẫn dừng lại nhắc nhở các em và Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung gọi lớp trưởng ra nhặt vào gắn lại như ban đầu, từ hôm đó các em không còn phá nữa. Theo tôi, giáo viên phải là người nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những sai sót của các em ở mọi lúc mọi nơi dù học sinh đó mình có dạy hay không. Ở lớp chủ nhiệm, tôi phân công cụ thể tổ trực nhật để làm vệ sinh cho lớp, nếu có bạn nào xả rác thì cán sự lớp sẽ nhắc nhở hay tổ trực nhật không tốt thì cán sự lớp sẽ nhắc nhở và báo cáo hàng tuần cho tôi trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm để tôi có biện pháp giáo dục trong từng trường hợp cụ thể. Tôi luôn giải thích cho học sinh hiểu lợi ích của việc trồng cây, từ đó giáo dục các em việc bảo quản cây xanh trong trường, tham gia tốt phong trào trồng và chăm sóc cây thuốc nam theo định kì của trường. Luôn giáo dục học sinh ý thức chấp hành tốt luật giao thông nhằm rèn tính kỷ luật để giữ an toàn cho bản thân mình cũng như của mọi người xung quanh. Không phải chỉ nói mà bản thân tôi luôn là tấm gương cho học sinh học tập như đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông (dù nhà tôi cách trường vài trăm mét) chấp hành đúng luật giao thông như ngã tư gần nhà tôi có đèn tín hiệu, dù giữa trưa đường rất vắng nhưng tôi vẫn dừng khi có đèn đỏ…Vì tôi biết “Đem việc làm mà dạy người thì người theo, chỉ đem lời nói mà dạy người thì người không phục” ( Đệ Ngũ Luận) 3.1.2/ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Dạy học ngày nay là tạo cơ hội cho học sinh phát huy tích cực nhận thức và rèn luyện, dạy cho học sinh cách học, cách chiếm lĩnh tri thức, là kích thích sự ham hiểu biết, có thái độ học tập tự giác, sáng tạo ở học sinh, khơi dậy ở thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, sự ham mê cống hiến cho xã hội. Chính vì thế tôi luôn kết hợp những phương pháp mới và phương pháp truyền thống một cách hiệu quả phù hợp với nội dung bài để giúp học sinh học tập dễ dàng và hứng thú. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Tôi luôn nhắc nhở các em “Hỏi một câu, chỉ dốt nát trong chốc lát, không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời”. Để động viên các em có ý thức vươn lên, tự tìm tòi học hỏi. Tôi phân công các nhóm tự học ( một nhóm vừa có học sinh yếu vừa có học sinh khá giỏi) để kèm nhau cùng tiến bộ. Tôi thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm trong tổ về đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng. Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu, ở những lớp phụ đạo tôi sẽ chia thành từng nhóm cùng sức học để cho bài tập phù hợp với trình độ của các em. Tôi biết rằng không thể đòi hỏi mọi học sinh đều học giỏi như nhau, chỉ cần các em có cố gắng trong khả năng của mình là được, tôi thường xuyên tuyên dương những học sinh trung bình, yếu mà có tiến bộ. Đối với những học sinh lười học tôi sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của gia đình và nhà trường để việc học của các em đạt kết quả cao hơn. Tham gia cuộc thi thuyết trình “Phương pháp học tốt” và vận dụng những phương pháp học đạt hiệu quả nhất để phổ biến cho cả lớp cùng áp dụng. 3.1.3/ Rèn kỹ năng sống cho học sinh “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà là người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn” (Uyliam Batơ Dit ). Theo tôi giáo viên chúng ta phải giáo dục cho học sinh về trách nhiệm của một công dân đối với xã hội từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chứ không đợi đến khi các em trở thành những sinh viên, những người lớn thực sự vì nhân cách các em sẽ được hình thành từ rất nhỏ. Các em phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn xung quanh, biết cư xử đúng mực với bạn bè. Tôi thường kể những câu chuyện rất đời thường cho các em nghe để chính các em rút ra những bài học cho riêng mình như ở lớp tôi chủ nhiệm có em Huy rất lười học, thường xuyên không chép bài, không học bài ở nhà, tôi tìm hiểu và biết được vì ba của em bị bệnh ung thư gan thời kỳ cuối, mẹ em phải thường xuyên ở bệnh viện nuôi ba em nên không thể quản giờ giấc học của em ở nhà, vì thế em không học mà chỉ đi chơi, thay vì điện thoại báo phụ huynh nhưng tôi biết mẹ em sẽ không làm gì được mà còn buồn hơn nên tôi thường xuyên gọi em ra nhắc nhở riêng về trách nhiệm của người con đối với cha mẹ, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thường kể cho các em nghe những câu chuyện về lòng hiếu thảo như gần đây nhất Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung là câu chuyện về cậu học trò nghèo ở lớp 11 của trường chuyên Hà Nội: Nguyễn Trung Hiếu với bài “ THƯ GỬI MẸ ” mà báo Tuổi trẻ đã đăng tải, thật đáng trân trọng, tôi đã rơi nước mắt trước lòng hiếu thảo của em và tôi đã truyền cảm xúc đó đến học sinh của mình. Khi tôi kể xong câu chuyện, cả lớp im phăng phắc, một số em cuối mặt xuống, trong đó có Huy, tôi không biết em có khóc không nhưng từ hôm đó em tiến bộ rất nhiều. Trong giao tiếp hằng ngày, đa số các em sống rất ích kỹ, có thể do các em quen được nuông chiều từ nhỏ nên chỉ thích làm theo ý mình, các em thờ ơ với mọi người xung quanh. Muốn sửa đổi các em! Nói suông ư? Không thể! Tôi hành động. “Khi con người chỉ sống vì mình thì sẽ trở thành thừa đối với những người còn lại” ( I.Radep ) Đầu tiên tôi quan tâm đến các em từ những việc nhỏ như thấy các em bệnh tôi hỏi thăm xem các em có uống thuốc chưa, sờ trán xem có sốt không, nếu cần thí nhờ lớp trưởng dẫn xuống phòng y tế hoặc gọi điện thoại cho phụ huynh vào chở các em về. Em nào nghỉ học, tôi gọi điện cho phụ huynh để đề phòng các em trốn học (trường hợp không thấy phụ huynh xin phép), tôi tìm hiểu từng hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giáo dục hợp lý. Khi các em tham gia phong trào, tôi luôn ở bên các em để hướng dẫn (trong khả năng của mình) và động viên tinh thần. Như khi thi văn nghệ, thời trang thì tôi sẽ trang điểm cho các em, khi các em thi trò chơi thì tôi sẽ cùng các em chuẩn bị nước uống,…Tình cảm tôi dành cho các em rất chân thành nên tôi cũng nhìn thấy được sự hạnh phúc của các em vì cô luôn quan tâm đến mình, chính vì thế cô trò gần gũi nhau hơn và các em cũng cố gắng hơn nên kết quả đạt được rất cao. Sau mỗi đợt thi đua (như 20.11, cuối học kỳ 1, cuối năm), tôi đều tổ chức cho các em liên hoan nhẹ bằng chính tiền thưởng của lớp (hạng 1, 2 hàng tuần, các phong trào hoa điểm 10, tiết học toàn A, các trò chơi,…), dù chỉ là một cây kem nhưng nhìn ánh mắt các em, tôi biết các em rất vui và hạnh phúc, nhờ đó mà các em đoàn kết, thương yêu nhau hơn và cũng từ đó tôi giáo dục các em hiệu quả hơn. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Các bạn đồng nghiệp ơi hãy luôn nhớ rằng “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chỉ chút ít nhiệt tình” (Can Jung). Tôi luôn rèn luyện cho các em thói quen học tập, lao động, vui chơi có kế hoạch, biết làm việc theo nhóm như trong lớp tôi phân công mỗi tổ là một nhóm học tập (có đủ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém), để các em hổ trợ nhau học tập ở lớp cũng như ở nhà, kiểm tra sự sự chuẩn bị bài của nhau ở 10 phút truy bài đầu giờ để phát hiện kịp thời những học sinh lười học, tôi hướng dẫn cho nhóm trưởng (thường là học sinh giỏi) phương pháp học nhóm để các em điều khiển các bạn trong nhóm học đạt hiệu quả, tôi cũng kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh để giám sát các em. Hằng tuần cán sự lớp sẽ báo cáo cho tôi tình hình học tập cũng như việc chấp hành nội quy của các bạn để từ đó tôi có biện pháp giáo dục thích hợp như gọi các em lên trình bày lý do, nhắc nhở các em cố gắng học, nếu học sinh không sửa đổi tôi sẽ liên hệ phụ huynh hỗ trợ trong việc quản lý giờ tự học ở nhà của các em. Trong phong trào đội như văn nghệ chào mừng ngày 20.11, trò chơi dân gian chào mừng ngày 26.3,…tôi cho các em tự đăng ký chứ không bắt buộc nhưng trước đó tôi sẽ giải thích cho các em hiểu lợi ích của việc tham gia phong trào, tham gia những trò chơi lành mạnh như giúp mình tự tin, hòa đồng với bạn bè, vận động thể lực có lợi cho sức khỏe,…, tiếp theo tôi sẽ cùng các em tìm hiểu trò chơi để tìm phương pháp hiệu quả nhất. Chính vì thế các em tham gia rất nhiệt tình và đạt kết quả rất cao như giải I trò chơi “chuyền nước”, giải I trò chơi “chuyền thun”, giải I trò chơi “Thầy trò thân thiện”, giải II trò chơi “bịt mắt nấu cơm”. Trong phong trào thi thời trang, tôi cho mỗi tổ vẽ trên giấy hai bộ trang phục (nam và nữ), tôi cho các em đề cử một đội thực hiện trang phục và hai người mẫu, sau đó các em chọn mẫu trang phục và bắt tay vào may, tôi luôn tôn trọng ý kiến của các em để rèn luyện cho các em tinh thần trách nhiệm và kết quả lớp tôi đạt được là giải III (nữ) và giải khuyến khích (nam). Tôi luôn giáo dục các em tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hướng các em đến những họat động từ thiện một cách tự giác như phong trào nuôi heo đất, mua tăm tre ủng hộ hội người mù, quyên góp giúp hội người mù Việt Nam, ủng hộ lũ lụt, thiên tai…Tôi thường nhắn nhủ với các em “Niềm vui khi chúng ta đem lại hạnh phúc cho người khác là niềm vui lớn nhất”. Sáng kiến kinh nghiệm 28 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Phương Dung Tôi luôn giáo dục ý thức rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn khác vì “Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người”. Vâng, chúng ta ai cũng biết có sức khỏe là có tất cả, tôi luôn nhắc nhở các em phải thường xuyên tập thể dục như lời một bài hát “muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao” để phòng chống các bệnh theo mùa, giáo dục cho các em những kiến thức phòng chống những bệnh truyền nhiễm và nhất là căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS. Ngoài ra, tôi luôn chỉ cho các em thấy tầm quan trọng của nếp sống điều độ, lạc quan, không thức quá khuya, dậy sớm để tập thể dục. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật hay những ngày nghỉ tôi thường gọi những học sinh ở gần nơi tôi sống dậy từ 5 giờ sáng để đi tập thể dục ở khu trung tâm hành chánh (nơi tôi vẫn thường tập thể dục mỗi buổi sáng), các em có thể chạy xe đạp, chạy bộ, đá banh, chơi cầu lông,…và một số em đã làm được như Tâm Anh, Thắng, Việt, Huy, Hiên,… Một số việc rất tế nhị nhưng giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục các em, đó là giáo dục về giới tính, tình yêu. Theo suy nghĩ của riêng tôi khi các em đã “yêu” (theo suy nghĩ của các em) thì càng cấm đoán các em càng lún sâu hơn vì đặc điểm tâm lý của các em tuổi dậy thì là * Muốn làm người lớn, muốn tự khẳng định mình. * Có sự xáo trộn trong các trạng thái tâm lý. * Mơ mộng, thích làm dáng, thích giao lưu với bạn bè nhất là bạn bè khác giới. * Bắt đầu có những suy nghĩ về tình yêu (nhất là đối với nữ). Ở lứa tuổi này các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn những ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm soát tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người bạn khác giới. Chính vì thế giáo viên cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị và khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, tránh làm các em băn khoăn, lo ngại. Chúng ta phải giúp các em có các kỹ năng sống cần thiết để phân biệt, nhận biết được thế nào là sự yêu thương và thế nào là sự lạm dụng nhằm tránh được sự lạm dụng. Như ở lớp tôi có em Hồng và Việt thích nhau, Hồng học giỏi còn Việt học trung bình, khi biết chuyện tôi rất tế nhị gặp riêng Hồng để nói chuyện, rất cởi mở và thẳng thắn tôi Sáng kiến kinh nghiệm

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan