1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work

21 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Tuổi và giới tính là những tiêu thức quan trọng trong nghiên cứu dân số. Phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng sinh đẻ khác nhau. Ở mỗi độ tuổi , khả năng lao động của con người cũng khác nhau, nhu cầu chăm sóc và nhu cầu tận hưởng các dịch vụ y tế xã hội cũng khác nhau. Do đó, tỷ trọng các nhóm tuổi trong dân số cho biết cơ cấu theo tuổi của dân số đó. Tỷ trọng nam và nữ trong tổng số dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến mức chết và các nhu cầu kinh tế xã hội khác.

Trang 1

BÀI BÁO CÁO DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

A Mở đầu

I.Khái quát chung về dân số thế giới

Hình 1: Biểu đồ dân số thế giới qua các giai đoạn từ năm (đơn vị Triệu người)

Dân số thế giới sau CN 2 tỉ người năm 1930đến năm 2003 là 6,302 tỉ người và theo LiênHiệp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt 7,2 tỷ người năm 2013 và tới năm 2100 là 10,9 tỷ người

do mức sinh tăng cao tại các nước đang phát triển.Châu Á dẫn đầu với 4,302 tỉ ; châu Phi1tỉ; châu Mỹ 958 triệu; châu Âu 740 triệu; châu Đại Dương 38 triệu So với 2012 thì dân

số thế giới được ước tính là 7,058 tỉ người Dân số cao nhất vẫn phân bố tập trung ở châu

Á là 4,26 tỉ; tiếp theo là châu Phi 1,072 tỉ, châu Mỹ 948,2 triệu, châu Âu 740,1 triệu vàthấp nhất vẫn là châu Đại Dương chỉ có 37 triệu người.(Số liệu này được tổng hợp từ cácnguồn thống kê của các nước, thống kê dân số 2009-2013 của Liên hiệp quốc) dân số thếgiới có sự khác biệt và phân bố rõ nét giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trong mỗi nhóm nước mỗi quốc gia hay mỗi vùng đều

có cơ cấu dân số cũng như tỉ lệ giới tính ở mỗi độ tuổi là khác nhau

Tuổi và giới tính là những tiêu thức quan trọng trong nghiên cứu dân số Phụ nữ ở các độtuổi khác nhau sẽ có khả năng sinh đẻ khác nhau Ở mỗi độ tuổi , khả năng lao độngcủa con người cũng khác nhau, nhu cầu chăm sóc và nhu cầu tận hưởng các dịch

vụ y tế - xã hội cũng khác nhau Do đó, tỷ trọng các nhóm tuổi trong dân số chobiết cơ cấu theo tuổi của dân số đó Tỷ trọng nam và nữ trong tổng số dân không chỉ là

Trang 2

yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến mức chết và các nhu cầukinh tế - xã hội khác.

1 Cơ cấu tuổi

Khái niệm: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo

những lứa tuổi nhất định Thông qua tương quan của số dân ở các nhóm tuổi, người ta cóthể đánh giá so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc trưng dân số, xã hội

và kinh tế của dân cư.Có 2 cách phân chia độ tuổi với việc sử dụng các thang bậc khácnhau:

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau Sự chênh lệch về tuổi giữa 2 độ tuổi kế tiếp nhau cóthể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm (người ta thường sử dụng khoảng cách 5 năm) Cách này

được dùng để phân tích, dự đoán các quá trình dân số.

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau Thông thường người ta chia thành 3 nhómtuổi:

-Dưới độ tuổi lao động (0-14 tuổi);

- Trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi); và

- Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên)

+ Kết cấu dân số theo độ tuổi được chú ý nhiều, bởi vì nó thể hiện tổng hợp tình hìnhsinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một lãnh thổ Do những khácbiệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, kết cấu dân số theo độ tuổithường được nghiên cứu cùng với kết cấu dân số theo giới tính gọi là kết cấu dân số theo

độ tuổi-giới tính

Trang 3

Hình 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính trên thế giới năm 2010

Nhận xét bảng số liệu dân số thế giới năm 2010:

Nhóm tuổi từ 0-4 chiếm 9.5% mức sinh cao, trẻ em đông, tỉ suất sinh cao

Nhóm tuổi >75 là 1.5% tương đối thấp chứng tỏ tuổi thọ trung bình thấp,dân số trẻ vàtăng nhanh, có sự biến động qua các năm

Cơ cấu theo nhóm tuổi:

Tỉ lệ dân dưới độ tuổi lao động (0-14) tương đối nhỏ chiếm 27.1% trong tổng số dân

Tỉ lệ dân trong độ tuổi lao động(15-59) chiếm phần lớn trong tổng số dân 63.3%

Tỉ lệ người già >60 tương đối cao chiếm 9.6%

Dân số thế giới đang có xu hướng chuyển từ dân số trẻ sang dân số chuyển tiếp

2 Cơ cấu giới tính.

Khái niệm: Trên một lãnh thổ, bao giờ cũng có nam giới, nữ giới Tương quan giữa giới

này so với giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là kết cấu theo giới (hay kết cấu namnữ) Kết cấu này khác nhau tùy theo lứa tuổi.Kết cấu nam nữ được tính dựa trên số lượngnam trên 100 nữ; hoặc số lượng nữ trên 100 nam; hoặc số lượng nam (hoặc nữ) so vớitổng số dân (tính bằng %)

Tỷ số giới tính khi sinh

Trang 4

Phần lớn các quốc gia trên thế giới có TSGTKS dao động ở mức 104-106 trẻ em trai cho

100 trẻ em gái Những dao động nhỏ quan sát được này là do tác động của yếu tố sinhhọc, tuổi, thứ tự sinh, và các yếu tố chưa rõ khác Tuy nhiên, TSGTKS đã tăng dần trong

25 năm qua ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ TSGTKS ở một

số vùng của hai quốc gia này rất cao, đạt mức trên 125 hoặc 130 Đáng chú ý nhất là cácvùng phía Đông Trung Quốc hay Tây Bắc Ấn Độ, có TSGTKS tăng liên tục từ nhữngnăm cuối thập kỷ 80 và đạt mức cao trên 120 từ năm 2000 đến nay

Tỷ số giới tính khi sinh ở một số quốc gia, 2004-2009

Nguồn: Văn phòng Thống kê, UNFPA (2010), Eurostat

Tỷ số giới tính của Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2010 Nguồn: WordPopulation Prospects: The 2008 Revision Population Database, United Nations, 2009

Trang 5

II.Các nước phát triển

Cơ cấu dân số các nước phát triển theo giới và tuổi biến động theo thời gian vàkhác nhau giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn Nhìn chung ở các nướcphát triển, nữ nhiều hơn nam ( châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản ) Ngược lại nhữngnước có số nam trội hơn nữ thường là những nước đang phát triển

Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố kinh tế-xã hội ( việc chăm sóc, bảo vệ bà mẹtrẻ em chưa tốt, mức chết của bà mẹ và bé gái còn cao, phong tục tập quán ) dochiến tranh, tai nạn, do tuổi thọ trung bình của mỗi giới, do chuyển cư

 Các nước phát triển có cơ cấu dân số già

 Tỉ lệ dân số dưới tuổi 15 thấp

 Tỉ lệ người già cao

 Nhiều quốc gia có tỉ lệ trẻ em thấp ở mức báo động như Italia (14%), TâyBan Nha, Hi Lạp, Bungari, Moonaco, Nhật Bản (15%)

 Xu hướng già hóa dân số do mức sinh thấp và tiếp tục giảm

 Dân số già có tỉ lệ phụ thuộc già ít, không chịu sức ép về giáo dục, chất lượngcuộc sống được đảm bảo Song các nước này đang phải đối mặt với những vấn đềthiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ suy giảm dân số

Trang 6

Hình 2 biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính các nước phát triển năm 2010 ( Đơn vị %)

Nhận xét bảng số liệu dân số nhóm nước phát triển năm 2010:

- Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm tuổi già, song nhìnchung tương với tỉ suất sinh và trong nhiều nam không thay đổi, tuổi thọ trungbình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu, dân số già và tăng chậm

 Nhóm tuổi 0-4 chiếm 5.8% thấp, trẻ em ít, tỉ suất sinh thấp

 Nhóm >75 chiếm 3.3% cao điều đó chứng tỏ tuổi thọ trung bình cao, dân sốtăng chậm

- Cơ cấu theo tuổi:

 Tỉ lệ dân dưới độ tuổi lao động( 0-14 ) ít chiếm 17.1% trong tổng số dân

 Trong khi đó tỉ lệ người già >60 lớn chiếm 18.3%

 Số người trong độ tuổi lao động ( 15- 59 ) chiếm phần lớn trong tổng số dân64.5%

- Cơ cấu theo giới:

 Tỉ số giới tính: SR=96.8 điều này cho biết trong tổng dân số thì trung bình cứ 100

Trang 7

Hình 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính các nước đang phát triển ( đơn vị %)

Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm khoảng 40%tổng số dân Với lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có giảm tỉ suất sinh tới mức chỉ đủ

để tái sản xuất dân cư giản đơn (2 con/gia đình), số dân vẫn cứ tiếp tục tăng trong mộtkhoảng thời gian dài trước khi đạt tới sự ổn định

Già hóa dân số ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là tại các nước đang pháttriển Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu và dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ già hóa, vì thế nhiềunước trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và tìm biện pháp ứng phó vớivấn đề này Tốc độ gia tăng dân số cao tuổi ngày càng mạnh và nhanh hơn các nhóm tuổikhác

Ở các nước phát triển, việc giảm mức sinh đã bắt đầu từ đầu những năm 1900, kết quả làmức sinh ở các nước này hiện đã thấp hơn mức sinh thay thế, đạt tỷ lệ hai đứa trẻ sinh rasống cho mỗi người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh đẻ Nhưng sự phát triển dân số đángngạc nhiên trong 20 năm qua là tốc độ suy giảm mức sinh ở nhiều nước kém phát triển.Đến năm 2006, tổng tỷ suất sinh đã đạt được hoặc dưới mức sinh thay thế ở 44 nước kémphát triển Kết quả là số người cao tuổi tại các nước nghèo tăng nhanh

Trang 8

VI Việt Nam;

Cùng với sự ổn định về chính trị, xã hội sau khi đất nước thống nhất và triển khai mạnh

mẽ của các chính sách DS - KHHGĐ, hơn 30 năm qua dân số Việt Nam có những sự thayđổi rõ rệt Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 4,81 vào năm 1979 xuống 3,8 vào năm 1989

và 2,03 vào năm 2009 Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 2,21%/năm giai đoạn1976-1985 xuống mức 1,6% giai đoạn 1985-2008 và chỉ ở mức 1,1% vào năm 2009 Hệquả là cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến đổi mạnh với xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em (0-14tuổi), tăng tỷ lệ dân số trong tuổi lao động (15-59 tuổi) và dân số cao tuổi (trên 60 tuổi)cũng tăng lên Như vậy, cấu trúc tuổi dân số Việt Nam đang có sự thay đổi từ dân số trẻsang “cơ cấu dân số vàng” cùng với già hóa dân số

Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979-2009

Năm Số người (triệu người) Tỷ lệ (% tổng dân số)

số, hay còn gọi là tháp tuổi

Trang 9

Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh,mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra Mộtcông cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi làtháp dân số, haycòn gọi là tháp tuổi.

Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng

đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọngngười già ngày càng tăng Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp năm 2013 so với các năm

1989, 1999 và 2009 đối với cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước tagiảm liên tục và nhanh

Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tănglàm cho dân số nước ta có xu hướng già hóa với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng giàngày càng tăng

Trang 10

Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020 và 2050 Trong mỗi biểu đồ, các thanh phía bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải thể hiện phần trăm nam, tính trên toàn dân số

Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050 Năm 1950, “tháp dânsố” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi rất thấp và số người trẻ tuổi, kể

cả niên thiếu, rất cao Đến năm 2010, tháp dân số vẫn có hình dạng gần giống hình tamgiác, nhưng dân số trong độ tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác Tháp dân sốnăm 2020 cũng không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi 20-34bắt đầu gia tăng đáng kể Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng” so vớinăm 1950, với số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số Hệ quả của sự biến động trong

cơ cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm tăng tuổi trung bình và tăng tuổi thọ

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ số phụ thuộc, một chỉ tiêu biểuthị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động Chỉ tiêu này phản ánh tác động của mức độ

Trang 11

sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động Tỷ số phụ thuộc chung chobiết, cứ 100 người ở nhóm tuổi 15-64 có bao nhiêu người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65tuổi trở lên.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số là chỉ số giàhoá3 Chỉ số già hoá đã tăng từ 18,2% năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và đạt 43,5% năm

2013, cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷqua Tuổi thọ tăng và mức sinh giảm chính là yếu tố dẫn đến sự già đi của dân số Giàhóa ở nước ta hiện nay tuy chưa ở mức nghiêm trọng, song nó sẽ tăng rất nhanh trongthời gian tới và sẽ trở thành vấn đề lớn nếu chúng ta không chuẩn bị trước một hệ thống

an sinh xã hội thật tốt dành cho người già

Xu hướng dân số Việt Nam, 1970-2040

Nguồn : World Population Prospects, 2010

Với xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi dân số thể hiện trên, Việt Nam sẽ trải nghiệm cơ cấudân số vàng cùng với già hóa dân số Dân số trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và họcsinh tiểu học sẽ giảm mạnh trong thời gian tới Cùng với đó, lực lượng lao động tăngmạnh và dân số cao tuổi cũng tiếp tục tăng nhanh Tỷ số phụ thuộc dân số đạt mức 48,5%vào năm 2010 và tăng trở lại ở mức 50,8 vào năm 2040 Có thể nhận thấy rõ sự xuất hiệncủa thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” bắt đầu khi tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh và thời

kỳ này kết thúc khi tỷ số phụ thuộc người cao tuổi tăng mạnh

3 Cơ cấu dân số vàng

Theo định nghĩa của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc: Một nước được coi là có “cơ hội dân

số vàng” khi tỉ số phụ thuộc dân số của nước đó nhỏ hơn 50, tức là một người ngoài độ tuổi lao động sẽ được hỗ trợ bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động.

Tổng cục thống kê VN xác định rõ hơn “Cơ hội dân số vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (từ 0đến 14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%

Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, năm 2010, trên 60% người VN ở tuổi lao động (15–

Trang 12

64 tuổi) Giai đoạn năm 2011–2020, lực lượng lao động VN tăng 1% năm tương ứng47,82 triệu người (2011), 50,4 triệu người (2015) và 53,15 triệu người (2020).

Như vậy, “cơ hội dân số vàng” của VN đang diễn ra từ 2010 đến 2040, trong vòng 30năm tới Do đó, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển đất nước phù hợp với xu thếhội nhập, trên cơ sở lấy khoa học – công nghệ hiện đại làm động lực thúc đẩy năng suấtlao động cao cho nguồn nhân lực dồi dào có nghề nghiệp và kỹ năng đủ sức cạnh tranhquốc tế, để từng bước chuyển sang kinh tế tri thức, phát triển bền vững

“Cơ hội dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn đất nước đang công nghiệp hóa và hiện đạihóa mạnh mẽ, đồng thời cũng ở thời điểm VN vừa bước ra khỏi ngưỡng cửa của nhữngquốc gia có thu nhập thấp toàn cầu, nhằm hướng đến nước có công nghiệp tiên tiến vàonăm 2020 Chúng ta cần “nội lực” lẫn “ngoại lực” “Nội lực” là nguồn nhân lực hùng hậu

có nghề nghiệp và kỹ năng cao, làm chủ được khoa học công nghệ hiện đại “Ngoại lực”

là sự chi viện và hợp tác quốc tế để hoàn thiện kết cấu hạ tầng về sản xuất và giao thôngtốt hơn, cũng như ứng phó với Biến đổi khí hậu toàn cầu để xây dựng và phát triển mộtnền kinh tế hiệu quả, một xã hội công bằng, văn minh, bảo vệ, giữ gìn môi trường sinhthái trong sạch Kỳ vọng “cơ hội dân số vàng” sẽ là điểm tựa vững chắc để phát huy sứcmạnh tiềm năng của dân tộc VN

2 Cơ cấu dân số theo giới tính

Số liệu về cơ cấu dân số theo giới tính 2 có ý nghĩa quan trọng trong phân tích thống kêquá trình tái sản xuất dân số nói chung và phân tích từng hiện tượng sinh, chết, hôn nhân

và di cư nói riêng Mặt khác, đây còn là cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa dân số vớicác vấn đề kinh tế - xã hội khác như quản lý và sử dụng lao động, lập kế hoạch phát triểnkinh tế Theo kết quả điều tra năm 2013, dân số nam chiếm 49,5% và dân số nữ chiếm50,5%

Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượngnam giới trên 100 nữ giới

Trang 13

Hình 2.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2013

Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn

100 Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới), hiện tượngnày của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong Thế kỷ 20 của Thậpniên trước Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Việt Nam thốngnhất vào năm 1975 Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân

số (TĐT DS) năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra BĐDS năm 2010, 2011, 2012 và 2013tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; và 97,7; 97,9; 97,9và 97,9 nam/100 nữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục sau

khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975 Một trong những nguyên nhân chủ yếu

là tình trạng phân biệt giới Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đềmất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càngtăng lên Hiện nay, toàn Châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằnggiới tính khi sinh Có một bằng chứng cụ thể ở Châu Á và Việt Nam cho thấy, mất cânbằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, do nhữngquan niệm có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái.Những quan niệm này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ

nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế - xã hội, đời sống sinh sản cũng như sứckhỏe và sự sinh tồn của họ

2.1 Sự phân chia cơ cấu giới tính.

2.1.1 Cơ cấu giới tính chia theo nhóm tuổi

Ngày đăng: 03/11/2014, 08:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Biểu đồ dân số thế giới qua các giai đoạn từ năm . (đơn vị Triệu người) - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Hình 1 Biểu đồ dân số thế giới qua các giai đoạn từ năm . (đơn vị Triệu người) (Trang 1)
Hình 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính các nước đang phát  triển - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Hình 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính các nước đang phát triển (Trang 6)
Hình 2.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2013 - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Hình 2.1 Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2013 (Trang 12)
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi (Trang 14)
Bảng 3:  Tỷ số giới tính của dân số phân theo địa phương - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Bảng 3 Tỷ số giới tính của dân số phân theo địa phương (Trang 14)
Bảng 4: Tỷ số giới tính khi sinh, thời kỳ 1999 – 2013 - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Bảng 4 Tỷ số giới tính khi sinh, thời kỳ 1999 – 2013 (Trang 17)
Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, xu hướng biến  động SRB của Việt Nam không rõ ràng và dường như dao động trong khoảng 104 đến - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Bảng s ố liệu cho thấy, trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, xu hướng biến động SRB của Việt Nam không rõ ràng và dường như dao động trong khoảng 104 đến (Trang 18)
Bảng 5:  Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh phân theo vùng - BÀI báo cáo dân số và PHÁT TRIỂN work
Bảng 5 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh phân theo vùng (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w