NHCT Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 của NHCT Việt Nam. Trước tháng 3/1988, NHCT Hoàn Kiếm là một chi nhánh trực thuộc NHCT TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán đồng thời vừa đảm bảo về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đến ngày 26/3/1988, sau chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của Hội đồng quản trị thực hiện điều lệ của NHCTVN, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chính thức tách khỏi NHCT TP Hà Nội và đến ngày 1/4/1993 trở thành một đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc vào NHCTVN có quyền tự chủ kinh doanh, được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Do đó, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của môt chi nhánh thì NHCT Hoàn Kiếm còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một Ngân hàng thương mại
Các khối nghiệp vụ Ban giám đốc Giám đốc Phó giám đốc Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Khối quản lí rủi ro Phòng giaodịch
Khối kinh doanh
Theo Quyết định số 1294/CTHK-QĐ ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Giám đốc Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh Hoàn Kiếm bao gồm 11 phòng : Phòng
Phòng tổng hợp Phòng quản lí rủi ro P.KHND lớn P.KHDNVVN Phòng kế toán, giao dịch Phòng tổ chức hành chính Quỹ TK-Điểm GD Phòng thanh toán XNK P.KH cá nhân Phòng kế toán tài chính Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng QL nợ có vấn đề Phòng thông tin điện toán
khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng khách hàng DNVVN,Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng kế toán, Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng tổ chức hành chính, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổng hợp. Trong đó, phòng khách hàng DNVVN có chức năng chính là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các DNVVN, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hương sdẫn cảu NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩmdịch vụ ngân hàng cho các DNVVN.
2.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHCT Hoàn Kiếm
a. Huy động vốn
Bảng 01: Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch ±% Chênh lệch ±% Chênh lệch ±% Tổng nguồn vốn huy động 3.185.860 +16.6% 3.797.400 +19.19% 4341.187 +14.32% Theo thành phần kinh tế -Tiền gửi doanh nghiệp
-Tiền gửi dân cư 2.259.000 926.860 2.809.367 988.033 +24.36% +6.6% 3.301.787 1.039.400 +17.52% +5.2%
Theo kì hạn -Tiền gửi không kì hạn -Tiền gửi có kì hạn 423.000 2.789.700 505.485 3.291.915 +19.5% +18% 562.100 3.779.087 +11.0% +14.8% I . Tổng 3.185.860 ↑ 16,6% 3.797.400 +19,19% 4.341.187 +14,32%
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006-2008)
Nhận xét : Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt qua các năm.
Năm 2007 các DN lớn chuyển hướng tham gia đầu tư mạnh vào các định chế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán. Đối với dân cư, do lạm phát dã chuyển sang đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản. Cộng với sự cạnh tranh lãi suất và mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống NHCT Hoàn Kiếm trên địa bàn, NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt tốc độ huy động vốn tăng 19,19%. Trong đó, huy động vốn của DN tăng 24,36%, huy động vốn của dân cư tăng 6,6%.
Lượng tiền gửi của DN tăng, một phần do việc cổ phần hoá, các doanh nghiệp nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lại chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay, tạm thời gửi vào ngân hàng.
Cơ cấu và nguồn vốn huy động năm 2007 thay đổi theo hướng hiệu quả hơn:
So với năm 2006, tiền gửi không kì hạn tăng 19,5% So với năm 2007, tiền gửi có kì hạn tăng 18%
tốc độ tăng tiền gửi không kì hạn > tốc độ tăng của tiền gửi có kì hạn. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn giảm thấp hơn năm 2006
Tình trạng lạm phát từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã gây khó khăn cho công việc huy động vốn tại chi nhánh.
Thể hiện tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2008 đều giảm so với năm 2007.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 chỉ tăng 14,32% so với năm 2007. (19,19%).
Do trong thời kì lạm phát doanh nghiệp phải sử dụng lượng tiền nhiều hơn cho chi phí đầu vào, làm lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng rất thấp. Nhưng so với các ngân hàng khác thì NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt được tỷ lệ tăng trưởng vốn cao.
Lượng tiền gửi của dân cư có tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2007 do người dân lo ngại lạm phát, đầu tư vào vàng, đô la thay vì gửi vào ngân hàng.
Tiền gửi có kì hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tiền gửi không kì hạn do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong nửa đầu năm 2008, nhưng chủ yếu là ngắn hạn. Các loại tiền gửi dài hạn có xu hướng giảm trong năm 2008 do lượng chứng chỉ tiền gửi phát hành năm 2007 đến hạn NHCT chưa cho phép huy động tiếp.
Như vậy : Việc huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân ngành, thể hiện ở những cố gắng lớn của chi nhánh. Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới để thu hút và giữ vững nguồn vốn từ các tổ chức và dân cư. Đến năm 2008, NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm đã thành lập 10 điểm giao dịch để cung cấp các sản phẩm, dịch vị tiện ích của một ngân hàng bán lẻ hiện đại như: huy động vốn, cho vay, kiều hối, dịch vụ thanh toán, chuyển tièn, mở thẻ, chuyển lương qua thẻ…
b.Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo của ngân hàng. Thực tế cho thấy chi nhánh luôn chú trọng phát triển các sản phẩm dịch cho vay tốt nhất tới khách hàng bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư liên doanh, góp vốn cổ phần…
Bảng 02: Tình hình cho vay của chi nhánh 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2006-2008)
Nhận xét :
- Năm 2007: Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2007 đạt 1.233.710 (Trđ) tăng 15,3% so với năm 2006. Trong đó chủ yếu là tăng dư nợ cho vay ngắn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
±% ±% ±%
I Dư nợ cho vay 1. Theo thời hạn -Ngắn hạn -Trung dài hạn 2. Theo thành phần kinh tế -Cho vay doanh nghiệp nhà nước
-Cho vay ngoài quốc doanh +Tỷ trọng cho vay DN nhà nước +tỷ trọng cho vay NQD II Doanh số cho vay 1.070.000 220.000 850.000 778.000 292.000 72,71% 27,29% 1.380.000 1.233.710 430.478 830.232 800.000 433.710 64,84% 35,16% 1.641.600 +15,3% +83,39% -2,32% +2,8% +48,53% +17% 1.344.744 559.309 785.435 829.584 515.160 61,69% 38,31% 1.732.466 +9% +38,62% -5,4% +3,698% +18,78% +7,3%
hạn lại có xu hướng giảm. Do chỉ đạo của NHCT Việt Nam trong việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng mở rộng cho vay thành phần kinh tế vừa và nhỏ, chủ yếu cho vay ngắn hạn, tăng nhanh vòng quay tín dụng.
- Năm 2008: Tốc độ tăng dư nợ cho vay nhỏ hơn năm 2007. Đây là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp và ngân hàng khi lạm phát tăng cao. Ngân hàng giảm lượng cho vay trung dài hạn, tăng cường cho vay ngắn hạn.
- Dư nợ cho vay theo kì hạn của chi nhánh: cho vay trung dài hạn chiểm tỷ trọng tương đối cao.
Năm 2006 tỷ trọng cho vay trung dài hạn là 79.43% thì tới năm 2007 tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã giảm xuống còn 67.29%. Tới năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm còn 58.4%. Qua đó nhận thấy cơ cấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm còn tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần lên. Trong năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn còn tương đương tỷ trọng cho vay ngắn hạn.
- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm: năm 2006 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước:72,7%
Năm 2007 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước là 64,8% Năm 2008 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước là 61,69%
-Tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng .Nguyên nhân là do chỉ đạo của NHCT hướng tới đối tượng khách hàng này, đặc biệt mở rộng đối tượng khách hàng DNVVN.
Dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng 141.710 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng đạt 48.53%. Năm 2008 tăng 81.450 triệu so với năm 2007, tốc độ tăng đạt 18.78%.
Dư nợ cho vay thành phần kinh tế nhà nước năm 2007 tăng 22.000 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng đạt 2.8%. Năm 2008 tăng 29.584 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 3.698%.
Qua 3 năm, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay ngoài quốc doanh đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ cho vay thành phần kinh tế nhà nước rất thấp, chỉ từ 23%. Tốc độ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất cao và có giảm trong năm 2008.
Doanh số cho vay của chi nhánh tăng đều đặn qua các năm song trong bối cảnh chung, tốc độ tăng của năm 2008 vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2007.
- Xử lý và thu hồi nợ đọng: những khoản nợ đọng tại chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã được xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến vụ án do đó việc thu hồi nợ rất khó khăn.
- Bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm 2007 chi nhánh đã thu được 365 triệu đồng nợ đã được xử lí rủi ro. Trong 3 năm gần đây, chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả.
c. Hoạt động dịch vụ
Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch….
Từ đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, đảm bảo tối đa hoá lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng. Thu dịch vụ phí của chi nhánh năm 2007 là 3363 triệu đồng tăng 11% so với năm 2006. Năm 2008 là 4563 triệu đồng tăng 35,68% so với năm 2007. Bao gồm các hoạt động dịch vụ sau:
- Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại hối.
Do các khách hàng của ngân hàng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, trung bình hàng năm chiếm tới 78% tỷ trọng cho vay toàn chi nhánh. Các
khách hàng chủ yếu là đơn vị sản xuất rất ít đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời do chính sách tín dụng năm 2007 – 2008 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại năm 2007 vẫn đạt 35 triệu USD tăng 66% so với 2006. Số dư của bảo lãnh xấp xỉ 101 tỉ đồng tăng 2 lần so với năm trước và không phát sinh nợ trả thay cho khách hàng.
- Về kinh doanh ngoại tệ: trong năm 2007, do biến động của thị trường ngoại hối, NHCTVN đưa ra những chính sách hạn chế mua bán ngoại tệ làm hạn chế doanh số mua bán tại chi nhánh, doanh số mua và bán ngoại tệ tại chi nhánh năm 2007 đạt 110 triệu USD giảm 43% so với năm 2006, lãi kinh doanh ngoại tệ là 516 triệu đồng, giảm 45%.
- Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ: năm 2007 dịch vụ chuyển tiền VNĐ đạt 75.457 tỉ đồng tăng 33.169 tỉ đồng so với năm trước. Chuyển tiền ngoại tệ đạt 79 triệu USD tăng 11 triệu USD và 17% so với năm trước.
Bảng 03: Hoạt động dịch vụ của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh )
- Hoạt động phát hành thẻ: năm 2007 đã phát hành được 6.586 thẻ các loại, giảm nhẹ so với năm 2006, đạt 80% kế hoạch NHCT giao.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
+-% +-% +-%
Dịch vụ chuyển
tiền (tỉ VNĐ) 45.183 75.457 +67% 115.449 +53% Chuyển tiền ngoại
- Hoạt động ngân quỹ: chi nhánh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển cũng như công tác quản lí kho và quỹ tiền mặt, hồ sơ khách hàng, giấy tờ có giá.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 04: Kết quả hoạt đông kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu nhập 186.985 243.410 307.408 Tổng chi phí 125.670 178.180 224.507 Kết quả kinh doanh 61.315 65.230 82.901
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2006-20008)
Năm 2006: tổng thu nhập của chi nhánh đạt 186.985 triệu đồng trong khi tổng chi phí là 125.670 triệu đồng, kết quả kinh doanh đạt 61.315 triệu đồng.
Năm 2007: tổng thu nhập tăng 56.425 triệu đồng, tăng 30.17% so với năm 2006. Chi phí tăng 52.510 triệu đồng, tăng 41.78% so với 2006. Tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập cho thấy hiệu quả kinh doanh của chi nhánh chưa tốt.
Năm 2008: tổng thu nhập tăng 63.998 triệu đồng, tăng 26.29% so với năm 2007. Tổng chi phí tăng 53.987 triệu đồng tăng 26% so với 2007, tốc độ tăng của tổng thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh đã được cải thiện, làm cho kết quả hinh doanh của chi nhánh tăng thêm 17.671 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.
Hầu hết những khách hàng là DNVVN của chi nhánh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận, đây là khu vực tập trung đông đảo lượng DNVVN. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội tại thời điểm tháng 5/2008, trên địa bàn Hà Nội có 61.400 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có trên 58.000 DNVVN, tỷ trọng đóng góp của các DNVVN chiếm trên 45% GDP trên địa bàn.
Tuy lượng khách hàng DNVVN trên địa bàn rất lớn nhưng lượng DNVVN đang quan hệ tín dụng với chi nhánh trong thời gian qua lại tương đối thấp. Dưới đây là tình hình số lượng khách hàng DNVVN vay vốn tại ngân hàng.
Bảng 05: Số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Khách hàng doanh nghiệp 50 100 67 100 74 100 Khách hàng DNVVN 35 70 51 76 82 Mức tăng DNVVN 16 10
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 2006- 2008)
Số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2007, tăng thêm 16 khách hàng, chiếm 76% số lượng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, năm 2008 tăng 10 khách hàng, chiếm 82% . Những kháh hàng DNVVN của chi nhánh đều có tiềm lực tài chính và nguồn thu ổn
định như: Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị; Công ty cổ phần điện chiếu sáng; Công ty thi công cơ giới và dịch vụ; Công ty điện công trình…Đồng thời chi nhánh phát triển các khách hàng mới tiềm năng như: Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Công ty bảo hiểm dầu khí PVI; Doanh nghiệp Việt Hồng; Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động…Tuy số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách hàng doanh