Bài 17: BỎNG THANH QUẢN Thanh quản có thể bò bỏng do nước nóng, hơi nóng, chất ăn mòn, hơi độc Trong trường hợp uống phải nước sôi hoặc chất ăn mòn (sút, axit ), bệnh tích chính khu trú ở họng và thực quản, còn bệnh tích ở thanh quản thường chỉ tập trung chung quanh lỗ thanh quản: thanh thiệt, sụn phễu. Trái lại nếu là bỏng do hơi nóng (vỡ nồi hơi), do hơi độc (chất clo hoặc hơi độc dùng trong chiến tranh) thì bệnh tích tỏa lan xuống khí quản và phế quản. 1. Triệu chứng. a. Bỏng do uống chất lỏng. Bệnh nhân có những triệu chứng bỏng thực quản như khó nuốt, đau họng, choáng, khó nói hoặc đôi khi có cả khó thở. Người bệnh ho cơn ngắn và khạc ra nhầy mủ. Khi bệnh nhân há miệng ra, chúng ta thấy niêm mạc miệng và họng bò bỏng. Gương thanh quản cho thấy thanh thiệt và sụn phễu bò nề và đỏ sẫm, đôi khi có cả phồng nước hoặc giả mạc trắng. Bệnh tích có thể lan vào trong thanh quản như ở băng thanh thất, ở thanh đai Thanh đai thường phù nề và kém di động hoặc mất di động. Nếu bỏng nặng niêm mạc sẽ loét và có thể đưa đến hoại tử sụn. Tiên lượng nói chung là nghiêm trọng: bệnh nhân có thể tử vong vì ngạt thở (phù nề thanh quản, co thắt thanh quản), vì phế quản phế viêm hoặc vì bệnh tích ở thực quản và dạ dày. Nếu khỏi bệnh, chỗ bỏng có thể biến thành sẹo hẹp gây ra khó thở. b. Bỏng do hơi độc hoăïc hơi nóng. Hơi nóng có thể gây ra bỏng niêm mạc thanh quản, khí quản và phế quản làm cho bệnh nhân bò ngạt thở và choáng. Riêng đối với hơi độc như clo và các hơi độc chiến tranh như ypêrit, (arsin) bệnh tích ở đường hô hấp sẽ phức tạp. Thể thậm cấp: Nếu bệnh nhân ở trong vùng đậm độ hơi độc cao họ sẽ chết ngạt lập tức vì phản xạ ức chế hô hấp hoặc vì phù phổi cấp. Các triệu chứng thanh quản không có gì đáng kể. Thể cấp tính: Sau thời gian tiềm tàng vài ngày, bệnh nhân bắt đầu thấy rát họng, nuốt vướng, cay thanh quản, ho khan từng cơn. Tiếng nói bò khàn và ngắt hơi. Bệnh nhân thở khó khăn, có tiếng lọc sọc và kêu đau ngực, thỉnh thoảng khạc ra đờm lẫn tổ chức hoại tử thối. Soi thanh quản thấy niêm mạc đỏ tươi, sụn phễu và thanh thiệt bò phù nề; ở tiền đình, ở thanh đai có những vết loét đầy giả mạc. Triệu chứng toàn thân xấu: sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh và nông, tiểu ít. Bệnh nhân có thể tử vong vì bệnh tích phổi. Trong một số trường hợp, sau một thời gian nguy kòch khoảng mười lăm ngày, bệnh giảm dần và khỏi. Triệu chứng ho và khàn tiếng kéo dài rất lâu. Tương lai của những người hít phải hơi độc có thể có hai biến chứng: lao và ung thư. Niêm mạc hô hấp của những người này kém sức đề kháng, dễ bò vi khuẩn lao xâm nhập. Hơn nữa các sẹo ở thanh quản, khí quản có thể thoái hóa ác tính. 2. Điều trò. a. Chống choáng. (Tiêm uabain, long não), dung dòch ngọt ưu trương. b. Chống đau. Bơm (cocain 3%)lidocain 10% vào thanh quản bằng bình phun Wilbiss. Thổi bột cocain - mocphin vào thanh quản (xem bài phương pháp điều tri đại cương cho thanh quản). Bơm dầu gomenol vào thanh quản. c. Chống khó thở. Để bệnh nhân trong bầu không khí ấm, ẩm và có hơi balsamic. - Cho thở oxy. - Nếu cần phải mở khí quản. - Nếu có phù phổi cấp, phải chích máu (300ml). d. Chống hẹp. Dùng phương pháp nong thanh quản để trò sẹo hẹp. . Bài 17: BỎNG THANH QUẢN Thanh quản có thể bò bỏng do nước nóng, hơi nóng, chất ăn mòn, hơi độc Trong trường hợp uống. bò bỏng. Gương thanh quản cho thấy thanh thiệt và sụn phễu bò nề và đỏ sẫm, đôi khi có cả phồng nước hoặc giả mạc trắng. Bệnh tích có thể lan vào trong thanh quản như ở băng thanh thất, ở thanh. thở (phù nề thanh quản, co thắt thanh quản) , vì phế quản phế viêm hoặc vì bệnh tích ở thực quản và dạ dày. Nếu khỏi bệnh, chỗ bỏng có thể biến thành sẹo hẹp gây ra khó thở. b. Bỏng do hơi độc