1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thành lập cartogram (bản đồ diện tích) phục vụ giáo dục thiên tai ở trường phổ thông

10 510 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 96 THÀNH LẬP CARTOGRAM (BẢN ĐỒ DIỆN TÍCH) PHỤC VỤ GIÁO DỤC THIÊN TAI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Thị Liên (SV năm 4, Khoa Địa lí) GVHD: TS Nguyễn Văn Luyện ThS Huỳnh Phẩm Dũng Phát 1. Đặt vấn đề Hiện nay thiên tai và những thiệt hại do thiên tai để lại đang là vấn đề nóng trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng. Vì vậy việc giáo dục ý thức phòng tránh thiên tai thực sự là cần thiết và hữu ích đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam việc giáo dục về phòng tránh thiên tai chưa được quan tâm đúng mức, làm tăng những thiệt hại về kinh tế cũng như sinh mạng . Đã đến lúc các ban ngành đoàn thể phải vào cuộc để chung tay giáo dục về thiên tai cho người dân, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu Để thành lập cartogram (bản đồ diện tích) phục vụ giáo dục thiên tai chúng tôi sưu tầm các s ố liệu thống kê của trang web: www.ccfsc.gov.vn/ /Co-so-du-lieu-thien- tai.aspx của “Văn phòng thượng trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương.” Ngoài ra, sưu tầm thêm một số bản đồ, tranh ảnh. 2.2. Phương pháp thống kê toán học Sau khi sưu tầm được số liệu chúng tôi đã thống kê và sắp xếp các đối tượng theo từng nhóm riêng để thành lập nên các cartogram khác nhau theo từng nội dung. Từ các số liệu đã cập nhậ t để thành lập các bảng số liệu phục vụ cho thành lập cartgram. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Một số vấn đề về thiên tai ở Việt Nam 3.1.1. Khái niệm thiên tai Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (ví dụ lũ lụt, bão, núi lửa, động đất, lở đất…) có thể ảnh hưởng tới môi trường, dẫn tới nh ững thiệt hại về tài chính, môi trường và con người. Thiệt hại do thảm họa tự nhiên phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm họa. Như vậy, chúng ta hiểu thiên tai là những tai họa do thiên nhiên đem tới và có thể phòng tránh được. Vì vậy, tất cả mọi người cần có kiến thức về các loại thiên tai và các cách phòng tránh để giảm thiệt hại ở m ức thấp nhất. Năm học 2010 – 2011 97 3.1.2. Thiên tai ở Việt Nam Nằm ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường bờ biển kéo dài 3260km, cộng thêm với sự biến đổi thất thường của khí hậu, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới thường xuyên bị ảnh hưởng của bão lụt, đặc biệt là khu vực miền Trung. Có thể kể ra một vài cơn bão lớn điển hình như: cơn bão Xangsane đổ bộ và miền Trung vào tháng 10/2006, gây mưa to gió lớn khiến 71 người chết, 320000 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 40000 ngôi nhà khác bị chìm trong nước và rất nhiều trường học phải đóng cửa. Cơn bão Ketsuna lại ảnh hưởng tới miền Trung vào tháng 9/2009, khiến 160 người bị thiệt mạng [1]. Ngoài bão, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai khác như lũ lụt, sạt lở đất gây hậu quả cho nhiều người. Mặc dù không thường xuyên như ng động đất đã xảy ra ở Việt Nam và cũng không thể loại trừ nguy cơ có sóng thần gây ra bởi những trận động đất ngoài khơi Thái Bình Dương. Vì thế, có thể nói Việt Nam là một nước có nhiều nguy cơ thiên tai. 3.1.3. Giáo dục thiên tai ở Việt Nam Trong những năm gần đây dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn về cườ ng độ cũng như phạm vi ảnh hưởng làm thiệt hại về kinh tế cũng như sinh mạng ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, ý thức về phòng tránh thiên tai của người dân còn rất thấp đã làm cho thiệt hại do thiên tai ngày càng nặng nề hơn. Trước tình hình đó, vấn đề giáo dục về thiên tai cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ để phản ứng một cách nhanh chóng khi xảy ra thiên tai và nâng cao ý thứ c bảo vệ môi trường nhằm hạn chế thiên tai xảy ra là một việc làm cấp thiết. 4. Thành lập và sử dụng cartogram phục vụ giáo dục thiên tai ở trường phổ thông 4.1. Thành lập cartogram phục vụ giáo dục thiên tai Tuy vấn đề giáo dục về thiên tai ở nước ta còn hạn chế nhưng cũng đã có những chương trình, dự án, những câu lạc bộ giáo dục về thiên tai ở một s ố trường học hết sức ý nghĩa. Để đóng góp một phần vào chương trình đó chúng tôi xin đưa ra một phương pháp giáo dục thiên tai bằng cách thành lập và sử dụng cartogram lồng ghép vào chương trình Địa lí để giáo dục học sinh về vấn đề thiên tai. 4.1.1. Giới thiệu khái quát về cartogram Cartogram có thể tạm gọi là bản đồ diện tích, đây là một dạng bản đồ không giữ nguyên hình dạng lãnh thổ như bản đồ truyền thống mà nó đã bị biến dạng, phóng to hay thu nhỏ diện tích lãnh thổ theo vị thế địa lí của lãnh thổ đó [2]. Nhờ vào những đặc điểm đó mà dạng bản đồ này đã được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập địa lí ở các quốc gia phát triển. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 98 Cartogram có nhiều dạng khác nhau như cartogram tiếp giáp, cartogram không tiếp giáp, Dorling cartogarms,… Ở đây chúng tôi dùng cartogram tiếp giáp để thành lập và sử dụng cho việc giảng dạy [2]. Sự khác biệt về hình dạng giữa bản đồ giáo khoa truyền thống và cartogram thể hiện ở hình 1. Lãnh thổ Việt Nam trên cartogram sẽ không có hình dạng như thường thấy mà đã bị biến dạng, kích thước các vùng lãnh thổ được phóng to, thu nhỏ khác nhau. Những tỉnh/ thành phố có tổng thiệ t hại lớn diện tích lãnh thổ sẽ to ra, còn tỉnh /thành phố nào thiệt hại nhỏ thì sẽ thu nhỏ lại, những tỉnh thành không chịu ảnh hưởng sẽ biến mất trên cartogram. 4.1.2. Các bước thành lập một cartogram về vấn đề thiên tai 4.1.2. Giới thiệu về phần mềm ArcMap Để thành lập một cartogram, chúng tôi sử dụng phần mềm ArcMap, một phần mềm quan tr ọng trong bộ ArcGIS. ArcMap cho phép người sử dụng thực hiện các chức năng: hiển thị trực quan, tạo lập bản đồ, trợ giúp ra quyết định, trình bày, khả năng tùy biến của chương trình. Môi trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo các giao diện phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng, xây dựng những công cụ mới để thực hiện công việc c ủa người dùng một cách tự động, hoặc tạo những chương trình ứng dụng độc lập thực thi trên nền tảng của ArcMap [1]. Trên cơ sở các chức năng đó, chúng tôi dùng chức năng “tùy biến chương trình” đề thành lập cartogram. Cartogram là một công cụ nằm trong phần mềm ArcMap có chức năng hỗ trợ để thành lập bản đồ diện tích [1]. Các bước sử dụng phần mềm ArcMap thành lập cartogram ph ục vụ giáo dục thiên tai Hình 1. Bản đồ giáo khoa khí hậu chung, và cartogram về số cơn bão gây thiệt hại đến các tỉnh, thành phố nước ta giai đoạn 2000-2008 Năm học 2010 – 2011 99 Với việc thành lập một số bản đồ diện tích và bước đầu thực nghiệm cho việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng: Tuy bản đồ diện tích không thay thế hoàn toàn các dạng bản đồ truyền thống nhưng là một kênh bổ trợ trong giảng dạy và học tập Địa lí vì tính trực quan cao. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng các số liệ u thống kê về thiên tai ở nước ta giai đoạn 2000-2008 để thành lập một số cartogram về những hậu quả mà Việt Nam phải gánh chịu trong một số thiên tai (cụ thể là bão và lũ lụt). Các bước cụ thể như sau: - Khởi động phần mềm ArcMap: Từ menu Start của màn hình Window chọn ProgramsÆ ArcGISÆ ArcMap. - Trên giao diện ArcMap chọn Add Data và chọn forder có lưu bản đồ Việt Nam, nhập số liệu vào. Các số liệu liên quan có nguồn [3]. - Mở bảng table ra (nhắp chuột phải trên bản đồ Việt Nam.sph -> open table ) -> nhập số liệu vào. - Nhập xong mở công cụ cartogram bằng cách: Chọn đến Toolbox->Add Toolbox -> chọn folder chứa Cartogram clik chuột vào Cartogram-> open - Bấm ok vào phần trên thì sản phẩm tạo ra như dưới đây. 1.Clic k 2. Clik vào Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 100 - Tiếp theo là tô màu và chỉnh sửa bản đồ diện tích vừa tạo mới: clik chuột trái lên layers MUALU208 (tên bản đồ vừa lập xong). Ta có thể tô màu và chia giá trị tùy ý thích. (Xem phần hướng dẫn) - Cuối cùng để xây dựng bản chú giải chúng ta chỉ cần vào insert -> legent hoặc dùng công cụ tex để làm thủ công cũng được. - In xuất bản đồ ta được như hình 3 Hình 3 . Carto g ram (bản đồ di ệ n tích) tổn g Tô màu thì clik chuột lên ô màu-> chọn màu tu ỳ thích Chia khoảng cách giữa các giá trị thì clik vào trên dãy giá trị Hình 2. Sản phẩm khi sử dụng cartogram Năm học 2010 – 2011 101 4.2. Sử dụng cartogram trong giáo dục về vấn đề thiên tai ở trường phổ thông 4.2.1. Nội dung giáo dục thiên tai ở trường phổ thông Chương trình môn Địa lí từ lớp 6 đến lớp 12 có rất nhiều bài và nội dung có thể tiến hành giáo dục thiên tai cho học sinh. Lớp 7: Trong phần kiến thức nói về đặc điểm tự nhiên như: đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, địa hình,… của các miề n tự nhiên và của các châu lục chúng ta có thể sử dụng cartogram nói về các thiên tai ở những miền tự nhiên và châu lục đó để học sinh bước đầu nhận thức về thiên tai. Lớp 8: Chương trình lớp 8 có nội dung về đặc điểm tự nhiên của các khu vực, nội lực, ngoại lực (núi lửa, động đất, ). Sang phần Việt Nam có đặc điểm tự nhiên Việt Nam và những thuận lợ i và khó khăn của tự nhiên. Giáo viên có thể chọn lựa những nội dung có liên quan đến thiên tai trong các đặc điểm tự nhiên đó để giáo dục học sinh. Lớp 9: Có các nội dung về đặc điểm tự nhiên Việt Nam, đặc điểm tự nhiên các vùng, thuận lợi khó khăn do tự nhiên đem lại. Trong những nội dung đó có những vấn đề về thiên tai, giáo viên có thế lấy đặc điểm đó để giáo dục cho học sinh. Lớp 10: Phần tác động của nội lực và ngoại lực, sóng biển, khí áp… giáo viên có thể giáo dục học sinh ý thức phòng tránh thiên tai thông qua hậu quả về tác động của chúng đối với con người. Lớp 11: Nội dung chương trình khối lớp này là về kinh tế - xã hội của các khu vực và một số quốc gia trên thế giới. Trong nội dung đó có phần đánh giá về khó khăn về mặt t ự nhiên. Giáo viên có thể dựa vào đó để chọn lựa những nội dung liên quan đến thiên tai để giáo dục học sinh. Lớp 12: Phần đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên, Địa lí địa phương là những nội dung có thể lồng ghép giáo dục thiên tai được. 4.2.2. Ví dụ cụ thể một bài dạy góp phần giáo dục thiên tai ở trường phổ thông bằng cartogram Chúng tôi ch ọn bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” sách giáo khoa Địa lý 12 Ban cơ bản để làm ví dụ cụ thể. Nội dung của bài này gồm: - Bảo vệ môi trường - Một số thiên tai chủ yếu và biên pháp phòng tránh: bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, các thiên tai khác. - Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường Với nội dung bài học trên và tài liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng cartogram vào giảng dạy phần n ội dung: “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh”. Cụ thể là phần hậu quả của bão và lũ quét. Dựa vào SGK, phần này gồm các nội dung: Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 102 - Bão: có các nội dung: + Hoạt dộng của bão + Hậu quả của bão - Lụt - Lũ quét - Hạn hán - Các thiên tai khác Trên cơ sở những nội dung trên chúng tôi đã thành lập những cartogram để phục vụ giáo dục thiên tai. Dưới đây là các bước khai thác kiến thức dựa trên cartogram đã thành lập: 4.2.2.1. Bão Hoạt động của bão Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏ i: - Dựa vào hình 4 “Tổng số cơn bão gây thiệt hại lớn đến các tỉnh, thành phố của nước ta giai đoạn 2000-2008”, em hãy xác định và đánh giá vùng có tần suất bão vào nhiều ở nước ta.=> HS quan sát bản đồ và thấy được vùng bị phóng to là vùng có tần suất bão vào nhiều và vùng thu hẹp là vùng ít hoặc không bị bão ảnh hưởng trong giai đoạn đó. - Xác định những tỉnh/thành phố có tần suất bão vào nhiều nhất. Hậu quả c ủa bão Hình 4. Tổng số cơn bão gây thiệt hại lớn đến các tỉnh/thành phố nước ta giai đoạn 2000 - 2008 Năm học 2010 – 2011 103 - Hãy so sánh 4 cartogram ở hình 5 về tổng thiệt hại và phạm vi ảnh hưởng của bão trong 4 năm 2005, 2006, 2007 và 2008.Qua đó cho nhận xét về mối quan hệ giữa tần suất bão vào và mức độ thiệt hại ở các khu vực giống nhau hay khác nhau. Vì sao? - Em hãy so sánh 2 bản đồ diện tích trên và rút ra phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của bão đối với các tỉnh/ thành phố giai đoạn 2000 -2008. - Em hãy cho biết có phải tổng thiệt h ại tỉ lệ thuận với tần suất bão hay không? Điều gì đã làm cho những tỉnh/ thành phố có tần suất bão vào ít mà thiệt hại nhiều? Với phương pháp trên, giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về thực trạng của bão, giúp cho học sinh một cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân gây ra hậu quả Nă m 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nă m 2008 Hình 6. Cartogram về tổng số cơn bão gây thệt hại lớn đến các tỉnh, thành phố nước ta giai đoạn 2000-2008 (trái) và cartogram về tổng số thiệt hại do các trận bão gây ra ở các tỉnh, thành phố của nước ta giai đoạn 2000-2008 (phải) Hình 5. Tổng số thiệt hại do bão qua các năm đến các tỉnh, thành phố nước ta Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 104 nặng nề của bão. Hậu quả của thiên tai không chỉ phụ thuộc vào tần suất của bão mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức phòng chống thiên tai của người dân. Qua đó, có thể giáo dục học sinh về ý thức phòng chống thiên tai. 4.2.2.2. Lũ quét Hậu quả của lũ quét Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi: - Dựa vào cartogram “Tổng thiệt hại do lũ gây ra giai đoạn 2005 – 2008” hãy cho biết các vùng bị thiệ t hại do lũ; vùng nào thiệt hại nhiều nhất, vùng nào thiệt hại ít nhất. Vì sao? - So sánh 2 cartogram trong hình 7 về thiệt hại của bão và lũ và cho nhận xét về mối quan hệ giữa hoạt động của bão và lũ gây ra những thiệt hại đó. Hình 8. Thiệt hại do bão(trái) và lũ(phải) gây ra năm 2008 Hình 7. Cartogram về tổng số trận lũ gây thiệt hại lớn đến các tỉnh, thành phố của nước ta giai đoạn 2000-2007 (trái) và cartogram về tổng thiệt hại do bão gây ra giai đoạn 2000 – 2008 (phải) Năm học 2010 – 2011 105 - So sánh 2 cartogram trong hình 8, có thể đưa ra một dẫn chứng về quan hệ giữa bão và lũ lụt. Qua đó học sinh thấy rằng dưới ảnh hưởng của bão đã gây ra lũ lụt trên diện rộng và hậu quả có thể nặng nề hơn nếu không có công tác phòng chống thiên tai tốt. Từ đó học sinh nhận thấy được rằng: hậu quả lũ lụt là rất lớn, nó có mối liên quan với bão, lũ kết hợp với bão thì thiệt hại càng nặng nề hơn. Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế hậu quả của bão và lũ lụt gây ra? Qua việc yêu cầu học sinh khai thác cartogram, trả lời những câu hỏi và kiến thức trên thì giáo viên không chỉ giúp học sinh khai thác được kiến thức; rèn luyện về kỹ năng đánh giá một vấn đề dựa vào kiến thức đã học. Đồng thời, giáo dục h ọc sinh về sự chia sẻ, đùm bọc nhau giữa những người dân trong nước cũng như tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng phòng chống gió bão, lũ lụt… 5. Kết luận Là một quốc gia chịu ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các hành động giáo dục phòng tránh thiên tai bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức khác nhau để hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra. Đề tài này được thực hiện với mục đích đề xuất một phương pháp nhằm giúp cho việc giáo dục về thiên tai cho học sinh phổ thông thêm sinh động và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Bình, Bài giảng Arcgis, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Huỳnh Phẩm Dũng Phát (2010), “Ứng dụng bản đồ diện tích vào giảng dạy và học tập địa lí ở trường THPT”, Hội thảo Địa lí học trong thời kì hội nhập, Đại học Sư phạm TP HCM. 3. Trần Thị Băng Tâm (2007), Bài giảng Giới thiệu về Arcgis, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 4. www.ccfsc.gov.vn/ /Co-so-du-lieu-thien-tai.aspx. . cấp thiết. 4. Thành lập và sử dụng cartogram phục vụ giáo dục thiên tai ở trường phổ thông 4.1. Thành lập cartogram phục vụ giáo dục thiên tai Tuy vấn đề giáo dục về thiên tai ở nước ta còn. phẩm khi sử dụng cartogram Năm học 2010 – 2011 101 4.2. Sử dụng cartogram trong giáo dục về vấn đề thiên tai ở trường phổ thông 4.2.1. Nội dung giáo dục thiên tai ở trường phổ thông Chương. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 96 THÀNH LẬP CARTOGRAM (BẢN ĐỒ DIỆN TÍCH) PHỤC VỤ GIÁO DỤC THIÊN TAI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Thị Liên (SV năm 4, Khoa Địa lí) GVHD:

Ngày đăng: 01/11/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w