1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ phát triển thương mại trong hành lang kinh tế nam ninh - lạng sơn - hà nội - hải phòng

148 1,2K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO

“PHÁT TRIEN THUUNG MAI TRONG HANH LANG KINH TẾ

NAM NINH - LANG SON - HA NOI - HAI PHONG”

Mã số: 2005-78-005

Cơ quan quản lý để tải _: Bộ Thương mọi

Cơ quan chủ trĩ : Hội khoa học Kinh tế Hã Nội

CHU NHIEM DE TAI: PGS.TS NGUYEN XUAN QUANG

"Thành viên tham gia: Ths Tra Ngoc PHong

Ths Dinh Lê Hải Hà

CN Lê Văn Hóa

'TS NGuyễn Dinh Tho TS Lê Anh Tuấn

CN Cấn Anh Tuấn (Thư ký)

HÃ NỘI - 2006

Trang 2

MUC LUC

LOT NOI DAU cecceccccsssscsssssesescsscssssssssssscesccsesseecssssssenuusesesegasessuusesnensnacseseccestsnesuesssseetsnsansa 4

CHUONG 1 HANH LANG KINH TE NAM NINH — LANG SON — HA NOI — HAI PHÒNG VÀ CƠ HOI PHAT TRIEN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT

NAM — TRUNG QUỐC VÀ ASEAN ả.22cLc tre 9 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

HANH LANG KINH TẾ NAM NINH - LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG 9

1.1.1 Xây dựng và phát triển các hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập

ho 9

1.1.2 Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN và yêu cầu phát triển các hành lang kinh tế 15

1.1.3 Các yếu tố địa lý - kinh tế - xã hội - chính trị: điều kiện hình thành và phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng 23 1⁄2 VAI TRÒ CỦA HÀNH LANG KINH TẾ NAM NINH - LẠNG SƠN HÀ NỘI - HAI PHÒNG TRONG PHAT TRIEN THƯƠNG MAI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC -

12.00 33

1.2.1 Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cơ

hội phát triển thương mại của Việt Nam -ccsketieertrierierrrke 33

1.2.2 Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cơ

hội thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN 43 13 NHŨNG THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT

“NAM - TRUNG QUỐC VÀ TRUNG QUỐC - ASEAN THÔNG QUA HANH LANG

CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHAT TRIEN THUONG MAI TRONG KHU VUC HANH

LANG KINH TE NAM NINH - LANG SON - HA NOI - HAI PHONG (1996- 2005) 58 2.1 TONG QUAN TINH HINH KINH TẾ — XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VUC HANH LANG KINH TE NAM NINH — LANG SGN — HA NOI

“¡óc 58 2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc 58

Trang 3

2.2 THUC TRANG HỆ THỐNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG HÀNH LANG KINH TẾ NAM NINH - LẠNG SƠN -

9.90 190).2.c7 n8 .-

2.2.1 Các hiệp định hợp tác đã ký kết

2.2.2 Các chính sách phía Trung Quốc

2.2.3 Các chính sách của Việt Nam Là HH 1110111111 xkrrey

2.3 THUC TRANG HOAT DONG THUONG MAI TRONG KHU VUC HANH LANG

2.2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

2.2.2 Thương mại địCH Vụ ch HH HH Hi

2.2.3 Hoạt động đầu tư - LH 0111111311 2.4 ĐÁNH GIÁ CHƯNG 222222c 22 22 2,221 CT1 rre

P SN (ho 8c sa in na

2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHAT TRIEN THUONG MAI TRONG HANH

LANG KINH TE NAM NINH - LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG 106

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI KHU VUC

HANH LANG KINH TE NAM NINH - LANG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG 106 3.1.1 Định hướng phát trién thuong mai trong Hanh lang kinh té Nam Ninh -

Lạng Sơn - Hà Nội - Hải PhOng c cccseeccssssessssssesssseescsseeesevessseeesseteessereenss 106

- 3.1.2 Quan điểm phát triển thương mại trong Hành lang kinh tế Nam Ninh -

Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng 2.sc222tccckSrkeErkerrrerrrrrree 108

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG HÀNH LANG KINH TẾ NAM NINH - LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG

Là HT HH HH0 01 1 HH 0.2 eeeerree 113

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG CHU VIET TAT

Viết tắt Nghĩa tiếng Việt

ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOC Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa

CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

EHP Chương trình thu hoạch sớm

EU Liên minh châu Âu

HS Mã hàng hoá theo hệ thống hài hoà

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

MEN Quy chế Tối huệ quốc

TNC Uỷ ban đàm phán thương mại Trung Quốc —- ASEAN

VAT Thuế giá trị gia tăng

Trang 5

LOI NOI DAU

I TINH CAP THIET CUA DE TAI:

Trên con đường phát triển kinh tế theo chiến lược hội nhập kinh tế thế

giới, khu vực và phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại song

phương, Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các hình thức, phương thức hợp tác mới nhằm khai thác có hiệu quả tiểm năng địa - kinh tế và lợi thế của mình Sáng kiến về hình thành các hành lang kinh tế quốc tế được Ngân hàng phát

triển Châu Á đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mêkông

năm 1998 đã được Việt Nam đón nhận và triển khai theo từng bước một cách thận trọng và khoa học

Ý tưởng về hành lang kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước tiểu

vùng sông Mêkông mở rộng ngày càng có cơ hội và cơ sở thực tiễn khách quan để thực hiện có hiệu quả khi ASEAN và Trung Quốc đã ký hiệp định

khung về xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

vao 11/ 2002 và dé nghị của Trung Quốc vẻ chương trình thu hoạch sớm

(EHP) kéo dài trong 3 năm đã được các bên chấp nhận

Trên cơ sở điều kiện địa lý - kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc;

chiến lược phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN, Việt Nam và Trung Quốc đã định hướng và xúc tiến phát triển

hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ Định hướng phát triển các hành lang kinh tế và vành đai kinh tế này là hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan và mở ra một triển vọng to lớn cho việc phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam nói riêng cũng như cho cả Trung Quốc và các nước ASEAN nói chung

Cho đến nay, đã có hai công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ

Trang 6

Minh (Thực chất là hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hai

Phòng) được thực hiện Kết quả nghiên cứu của hai công trình trên đã rút ra

được những kết luận mang tính khoa học về sự hình thành, phát triển hành lang kinh tế và phát triển thương mại trong Hành lang kinh tế Côn Minh -

Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Kết quả đã đạt được của hai công trình nghiên cứu trên có thể được

tham khảo và vận dụng vào quá trình phát triển hành lang kinh tế và thương mại khu vực hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

Tuy nhiên, khu vực hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải

Phòng ngoài những điểm tương đồng cũng còn có những điểm khác biệt đủ

lớn cần phải nghiên cứu làm rõ để phát triển có hiệu quả hành lang kinh tế

này cũng như hoạt động thương mại trên khu vực hành lang

Với Quảng Tây và Lạng Sơn là cầu nối giữa Trung Quốc và Việt Nam nói riêng và giữa Trung Quốc và ASEAN nói chung, phát triển hành lang kinh tế này không chỉ mang lại lợi ích cho các địa phương mà hành lang kinh

tế đi qua mà quan trọng hơn là sự nối liển giữa toàn bộ Trung Hoa đại lục với các nước Đông Nam Á rộng lớn

Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Phái triển thương mại trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” là rất cần thiết, mang ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn cao

ILTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI:

Tình hình nghiên cứu trong nước:

Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu trong nước nào trực tiếp

để cập đến các giải pháp phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế

Trang 7

giao, Ban Thu ky ASEAN, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường Đại

học Ngoại thương, Viện Nghiên cứu Thương mại, Viện Chiến lược Phát

triển Một số công trình tiêu biểu có thể kể ra như:

“Quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010” - Bộ Thương mại;

- _ “Báo cáo quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc” - Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Thương mại, tháng 5/2004; - _ “Xây dựng quan hệ kinh tế chặt chế hơn giữa ASEAN - Trung Quốc

trong thế kỷ 21" - Ban Thư ký ASEAN, tháng 10/2001;

- _ “Hợp tác kinh tế trên hành lang Đông Táy” - Bộ Ngoại giao, năm 2001;

- “Buôn bán qua biên giới Việt -Trung: Lịch sử - Hiện trạng - Triển

vọng” - Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, năm 2001;

- Kỷ yếu “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế?, Đại học Ngoại

thương, năm 2003

Có ý nghĩa sát thực nhất là hai công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng - Lào Cai - Côn

Minh trong bối cảnh hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)}” - Viên Nghiên cứu Thương mại, năm 2004 và đề tài "Một số giải pháp phát triển thương mại trong Hành lang kinh tế Hải Phòng - Lào Cái - Côn Minh" - Viên nghiên cứu Kinh tế Thương mại, năm 2002

Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Chưa có một công trình nghiên cứu của nước ngoài nào nghiên cứu

một cách sâu sắc và toàn diện về các giải pháp định hướng phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu bàn luận đến vấn đề về quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung và ASEAN -Trung Quốc Một số công

Trang 8

- “Phdt huy uu thé cia khdu Trung Viét, thúc đẩy sự hợp tác Trung Quốc - ASEAN” - Hội thảo tại Bằng Tường, Trung Quốc, tháng 9/2004; - — “Tiến trình khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN và

những liên hệ về khu vực thương mại tự do Đông Á” - Viện Nghiên cứu Thương mại quốc tế Trung Quốc, tháng 5/ 2004;

- “ASEAN - Trung Quốc: đối tác kinh tế mới" - Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tháng 2/2004

1L MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Việc nghiên cứu để tài nhằm giải quyết các mục tiêu sau:

- Lam rõ vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như hợp tác thương mại khu vực trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), phân

tích những điều kiện cần thiết để phát triển hành lang kinh tế trở thành tuyến

liên kết kinh tế giữa hai nước cũng như hợp tác thương mại trong khu vực

-Đánh giá thực trạng phát triển thương mại hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2005, làm rõ những

“yếu tố tác động đến sự phát triển đó, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và

nguyên nhân

- Để xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thương mại trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đến 2010

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu:

- Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong hành lang kinh tế

trong mối liên hệ với các lĩnh vực kinh tế khác Phạm vỉ nghiên cứu:

Trang 9

- Thời gian: đánh giá từ 2000 đến 2005 và dự báo xu hướng đến năm 2010 - Không gian: Khu vực ảnh hưởng của hành lang kinh tế, chủ yếu là Quảng Tây - Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc Việt Nam Tuy nhiên, do các

điều kiện khách quan, đề tài sẽ tập trung nhiều hơn vào phần lãnh thổ Việt

Nam trong khu vực hành lang

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp chung để triển khai nghiên cứu đề tài là khai thác các

tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài kết hợp với khảo sát thực tế, lấy ý

kiến chuyên gia, phân tích tổng hợp

- Sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích đánh giá - Trên cơ sở thực tế, tiến hành các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để xác định và luận giải

những vấn đề về cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp nhằm đưa ra giải pháp

định hướng phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Nam Ninh -

Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

- Phương pháp chuyên gia, thực chứng để đánh giá

VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài "PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG HÀNH LANG KINH TẾ NAM NINH

- LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG” được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Hanh lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải

Phòng và cơ hội phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quéc va ASEAN

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại trong hành lang kinh tế

Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (2000 — 2005)

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại trong Hành lang

Trang 10

CHƯƠNG1

HÀNH LANG KINH TẾ NAM NINH - LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HAI PHÒNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG

MẠI GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC VÀ ASEAN

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

1.1.1 Xây dựng và phát triển các hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm về hành lang kinh tế

Trong lịch sử, sự mở rộng của sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các khu vực của một quốc gia hay nhiều quốc gia, tất yếu hình thành

các dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ dựa trên các trục giao thông thuận

lợi Những trục giao thông đó có thể là đường bộ, đường sắt, đường sông Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ thực hiện được nhờ lợi thế so sánh hình thành từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của từng vùng, từng

khu vực Chính sự trao đổi hàng hóa dịch vụ đó lại tác động tới sản xuất tạo ra sự phân công và tái phân công lao động cũng như sự liên kết và hợp tác

ˆ kinh tế giữa các vùng các khu vực Quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa

dịch vụ nói trên vận động một cách khách quan và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

Ngày nay, khi trình độ chính phục tự nhiên của con người tăng lên một

cách nhanh chóng nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ; cùng với xu

hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế; trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự chủ động của con người vào quá trình hình thành và phát triển các

vùng và khu vực kinh tế cũng như sự lưu chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các vùng và khu vực đó ngày càng nhiều hơn

Trang 11

hành lang kinh tế Hành lang kinh tế này có thể là tự phát hay được chủ động xây dựng và phát triển

Có nhiều khái niệm về hành lang kinh tế, theo chúng tôi hành lang

kinh tế được hiểu như sau:

Hành lang kinh tế là tuyến địa - kinh tế tự nhiên hình thành một cách tự phát hay có tổ chức trên một trục giao thông thuận lợi nối liên các vùng kinh tế, các khu vực kinh tế trên phạm vì một hay nhiều quốc gia, vàng lãnh

thổ nhằm tối ưu hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở khai

thác lợi thế so sánh được hình thành bởi những đặc thà về tự nhiên, kinh tế,

chính trị, xã hội, văn hóa

Theo khái niệm này, hành lanh kinh tế có thể hình thành một cách tự

phát hay được chủ động xây dựng và phát triển Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu làm rõ về hành lang kinh tế có tổ chức và gọi ngắn gọn là hành lang kinh tế

Hành lang kinh tế có những đặc trưng cơ bản sau:

Về chức năng, hành lang kinh tế không đơn thuần chỉ thực hiện lưu thông hàng hóa dịch vụ, mà nó còn tham gia vào sản xuất và cung cấp hàng

hóa dịch vụ, cho bản thân và các vùng, các khu vực khác

Về phạm vi địa lý, hành lang kinh tế chủ yếu được xây dựng trên đất liên, mà trục của nó là các tuyến đường sắt, đường bộ Đặc trưng này tạo ra sự khác biệt giữa hàng lang kinh tế với khu vực kinh tế hay không gian kinh

tế Chẳng hạn một khu vực kinh tế hay không gian kinh tế không nhất thiết

được hình thành trên trục giao thông đường sắt hay đường bộ

Về chính trị, luật pháp, hành lang kinh tế được hình thành trên lãnh

thổ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ phải có sự đồng thuận của về chính trị của

các quốc gia, lãnh thổ tham gia do chịu ảnh hưởng của các yếu tố an ninh,

Trang 12

chỉnh các quan hệ kinh tế của các chủ thể tham gia Các chủ thể ơ đây có thể

là cá nhân hay tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội

Về mặt kinh tế, hành lang kinh tế phải tạo ra được ưu thế về chỉ phí

sản xuất hay lưu thông hàng hóa, về khai thác lợi thế so sánh do các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa mang lại Hành lang kinh tế không đơn thuần chỉ thúc đẩy sản xuất và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ mà còn tạo ra sức hút đối với vốn, công nghệ và nguồn nhân lực tham gia

vào tái phân bổ các nguồn lực, tái phân công lao động ở những nơi mà hành

lang kinh tế đi qua cũng như những vùng và khu vực khác ngoài hành lang

1.1.1.2 Những cơ sở để xây dựng và phát triển các hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực

a Cơ sở địa lý tự nhiên:

Để xây dựng và phát triển hành lang kinh tế, có những cơ sở địa lý tự

nhiên cơ bản sau đây:

- Điều kiện để phát triển giao thông: Do hành lang kinh tế được hình

thành dựa trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi nhằm tạo ra sự liên kết giữa các vùng, các khu vực kinh tế nên điều kiện địa lý tự nhiên là ˆ yếu tố có tính quyết định tới việc xây dựng và phát triển hành lang kinh tế

Nếu do địa hình tự nhiên không cho phép xây dựng và phát triển các tuyến

đường sắt và đường bộ hoặc chi phí để xây dựng các tuyến giao thông đó quá lớn không tương xứng với hiệu quả kinh tế - xã hội mà hành lang kinh tế đó mang lại thì không thể hình thành được hành lang kinh tế

- Những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên: Sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, đất đai, nguồn nước ở hàng lang kinh tế và các vùng lân cận là những yếu tố thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả và tính khả thi khi xây dựng và phát triển hàng lang kinh tế

Trang 13

xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, những đặc thù về thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng sẽ tạo ra những sản vật có tính chất

đặc hữu mà các vùng địa lý khác không có

b Cơ sở về chính trị và địa - chính trị

Quan hệ chính trị giữa các nước, các vùng lãnh thổ trong hành lang

kinh tế phải có tính đồng thuận cao hoặc triển vọng sẽ có tính đồng thuận

cao Có thể tồn tại sự khác biệt về thể chế chính trị, địa vị chính trị trên

trường quốc tế giữa các nước và vùng lãnh thổ tham gia hành lang kinh tế, song chính sách đối ngoại đều dựa trên cơ sở bình đẳng và cùng chung lợi ích Việc tham gia hành lang kinh tế không những mang lại lợi ích và nâng cao địa vị chính trị trên trường quốc tế cho từng quốc gia và vùng lãnh thổ mà còn đem lại lợi ích và địa vị chính trị cho cả khu vực Hành lang kinh tế không chỉ tao ra sự liên kết về mặt kinh tế mà còn tạo ra sự liên kết về mặt chính trị

Kết thúc chiến tranh lạnh, thế giới chuyển từ hai cực sang đa cực, xu hướng ly khai và liên kết xuất hiện dẫn tới hình thành các khu vực địa chính

trị mới Những liên kết chính trị hình thành các khu vực, các tổ chức hợp tác

vì những mục đích chính trị hay an ninh là tiền để dẫn tới liên kết và hợp

ˆ tác kinh tế và có thêm những điều kiện tự nhiên khác sẽ dẫn tới việc hình

thành các hành lang kinh tế

c Cơ sở về kinh tế và địa - kinh tế

- Xu hướng liên kết và hợp tác kinh tế của khu vực và quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế với sự gia tăng cạnh tranh quốc tế làm xuất hiện xu hướng liên kết và hợp tác dựa trên những ưu thế về tài nguyên, công nghệ, sự tập

trung sản xuất, lợi thế về giao thông do vị trí địa lý mang lại, quy mô thị

trường để tối ưu hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa mà kết quả là hình

thành các khu vực thương mại tự do, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu

Trong số đó sự liên kết theo vùng lãnh thổ dựa trên một trục giao thông

Trang 14

- Trình độ phát triển và khả năng hợp tác giữa các vùng kinh tế: Mô hình, hiệu quả, mức độ thành công của hành lang kinh tế được quyết định bởi những ưu thế về kinh tế hay địa kinh tế chủ yếu Ví dụ, liên kết giữa một khu

vực có mức độ tập trung sản xuất cao với một khu vực có thị trường tiêu thụ

lớn, khi đó hành lang kinh tế được xây dựng và phát triển theo mô hình định

hướng vào nâng cao năng lực lưu chuyển hàng hóa dịch vụ với chi phí lưu thông tối ưu Hoặc, liên kết giữa một khu vực có mức độ tập trung sản xuất cao nhưng thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất với khu vực có nhiều tài nguyên có thể đáp ứng cho sản xuất ở khu vực kia, thì mô hình của hành lang

kinh tế có thể khác

đ Cơ sở về xã hội, văn hóa

Khi xây dựng và phát triển hành lang kinh tế, yếu tố xã hội văn hóa có

tác động không nhỏ nhỏ tới sự thành công và hiệu quả Sự ổn định và đồng

thuận về xã hội, tính tương đồng về văn hóa sẽ là những thuận lợi là yếu tố

làm giảm chỉ phí về tài chính, chi phí xã hội góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng và phát triển hành lang kinh tế

1.1.1.3 Lộ trình xây dựng và phát triển hành lanh kinh tế

a Xây dựng quan điểm và mục tiêu phát triển của hành lang kinh tế Đối với hành lang kinh tế có sự tham gia của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, bước đầu tiên trong lộ trình xây dựng và phát triển là phải thống

nhất được các quan điểm về mô hình, định hướng phát triển của hành lang

kinh tế Xác định phạm vi địa lý cơ bản của hành lang kinh tế và định hướng

phát triển trong các giai đoạn tiếp theo Xây dựng hệ thống mục tiêu mà

hành lang kinh tế cần đạt được Các mục tiêu chủ yếu là: tăng kim ngạch lưu

chuyển hàng hóa dịch vụ, vốn, tăng GDP, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phúc lợi xã hội của hành láng kinh tế và giữa các khu vực tham gia hành lang kinh tế Hệ thống mục tiêu đó phải

Trang 15

b Tién hanh phan tich danh gid nhitng điều kiện và cơ sở để xây dựng

và phái triển hành lang kinh tế

Nội dung cơ bản khi phân tích đánh giá những cơ sở và điều kiện để xây dựng và phát triển hành lang kinh tế là:

- Xác định những điều kiện tiên quyết, những lợi thế cơ bản về địa lý tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội

- Xác định động lực phát triển chính của hành lang kinh tế

- Phân tích đánh giá hệ thống các chính sách chính trị, kinh tế, khuôn khổ pháp luật của từng quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia hành lang kinh tế

Tìm ra những điểm đồng thuận và chưa đồng thuận để tiến hành sửa đổi, bổ sung

- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực khi xây dựng và phát

triển hành lang kinh tế đối với bản thân hành lang kinh tế, các vùng lân cận cũng như các khu vực tham gia hành lang kinh tế

- Tiến hành so sánh lợi ích với chi phi (lợi ích kinh tế - xã hội), lợi ích

tài chính

c Xây đựng kế hoạch hành động

Xây dựng kế hoạch về ban hành sửa đổi các chính sách và khuôn khổ

pháp lý để tạo hành lang pháp lý cũng như các chính sách ưu tiên hỗ trợ xây

dựng và phát triển hành lang kinh tế

Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng hành lang kinh tế

Xây dựng kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, hệ thống dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, vận tải, kho bãi, các khu công nghiệp tập trung,

d Thực hiện kế hoạch và vận hành hành lang kinh tế

Khi thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển hành lang kinh tế có thể tiến hành song song hoặc kết hợp giữa tuần tự và song song Căn cứ vào kết

Trang 16

tiêu và phương pháp vận hành của hành lang kinh tế cho phù hợp với những

yếu tố phát sinh trong nội bộ hành lang và bên ngoài hành lang

1.1.2 Xu hướng phát triển quan bệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN và yêu cầu phát triển các hành lang kinh tế

Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn, kinh tế tăng trưởng đáng kể, vị thế ngày càng được

củng cố và tăng cường trên bản đồ thế giới Một trong những hướng mở cửa để hội nhập kinh tế sâu rộng của Trung Quốc là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó các nước thuộc khối ASEAN có vị trí rất quan trọng Lịch sử mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua, và xu hướng phát triển mối quan hệ này trong

thế kỷ XXI đặt ra yêu cầu phát triển hành lang kinh tế để mối quan hệ này được thúc đẩy ngày càng lớn mạnh

1.1.2.1 Khái quát về mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung

Quốc - ASEAN

Trung Quốc là nước có mối quan hệ trên các mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa, tộc người với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á từ rất lâu đời Từ xa xưa, con đường tơ lụa trên biển từ Trung Quốc tới bờ biển phía Đông châu Phi cũng đi qua khu vực Đông Nam Á này Sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập (năm 1949) cho đến những năm 1970, do nhiều nguyên nhân của lịch sử, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực này cũng rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5 - 6% tổng kim ngạch

buôn bán với nước ngoài của Trung Quốc Tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các

nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, ban đâu gồm 5 thành viên là

Trang 17

quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN mới chỉ dừng lại ở

buôn bán ở mức thấp

Cuối những năm 1970, tình hình trên thế giới, khu vực Đông Nam Á và

Trung Quốc có nhiều thay đổi Năm 1978, Trung Quốc tiến hành chính sách cải cách, mở cửa nhằm đạt được mục tiêu hiện đại hóa đất nước Khu vực Đông Nam Á nói chung và các nước ASEAN nói riêng được xem là hướng mở cửa quan trọng của Trung Quốc đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định rằng: Phía Đông Trung Quốc là Nhật Bản, Hàn Quốc, qua bờ Thái Bình Dương là Mỹ và Canađa là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhưng so với các nước này thì nền kinh

tế Trung Quốc còn một khoảng cách chênh lệch khá lớn Phía Bác và phía

Tây bao gồm các nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nền chính trị xã hội chưa ổn định nên không thuận lợi cho hợp tác kinh tế - thương mại Phía Nam với khu vực Đông Nam Á là cửa ngõ ra khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương có nhiều lợi thế cho mở cửa hợp tác kinh tế vì hầu hết các thành phố,

các đặc khu kinh tế, hải cảng có kinh tế phát triển của Trung Quốc đều tập -_ trung ở phía Đông Nam, hơn nữa khu vực này lại có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và kinh tế với Trung Quốc Thêm vào đó, ở khu vực Đông Nam Á cồn có tới hơn 20 triệu người Hoa và Hoa kiểu làm ăn sinh sống Chính

vì vậy, Trung Quốc đã tập trung nhiều nỗ lực để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác

với khu vực này

a Trung Quốc tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác với

các nước thành viên ASEAN

Kế từ khi tiến hành chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế ở phía Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ này Từ năm 1978, Trung Quốc đã hình thành và phát triển 5 đặc khu kinh

Trang 18

buôn bán với các quốc gia có chung biên giới đất liền để thành lập nên các khu vực kinh tế tự do xuyên quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ kinh tế kỹ thuật, tài nguyên và xây dựng hệ thống thị trường khu vực giữa các nước láng giểềng Hiện nay Trung Quốc đã hình thành 3 khu vực kinh tế tự do xuyên quốc gia, tạo nên thế chân vạc: Đông Bắc Á có khu vực kinh tế

tự do Trung Quốc - Triểu Tiên - Nga, Trung Á có khu vực kinh tế tự do

Trung Quốc - Kazacstan, Đông Nam Á có khu vực kinh tế tự do Trung Quốc

- Lao - Myanmar

Từ khi tiến hành chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á Năm 1974, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malaysia, năm 1975 với Thái Lan va Philippines, năm 1989 với Lào, năm 1990 với Indonesia và Singapore, và tháng 11 năm 1991 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã nhiều lần sang thăm các nước Đông Nam Á và tham dự vào các hội nghị của khối ASEAN Với tiền đề quan hệ sẵn có do các yếu tố của lịch sử và di dân, hiện - nay, với đường lối chính sách của Trung Quốc và ASEAN, mối quan hệ hợp

tác giữa hai bên đang rất tốt đẹp và ngày càng tiến triển

b Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN ngày càng phát triển

Từ khi Trung Quốc tiến hành chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế,

Trang 19

tranh lớn của các nước ASEBAN Mối quan hệ của hai bên không đơn thuần chỉ là buôn bán mà là mối quan hệ nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trong đó mối quan hệ kinh tế - thương mại

được đặt ở vị trí trọng tâm Theo đà tiến triển về hợp tác các mặt giữa hai bên, mối

quan hệ kinh tế - thương mại ngày càng có vai trò quan trọng

Cơ cấu buôn bán giữa Trung Quốc và ASEAN về cơ bản là giống nhau

và ít có sự khác biệt Hoạt động xuất khẩu ở hầu hết các nước ở khu vực

ASEAN sang Trung Quốc đều dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên sẵn có và các mặt

hàng truyền thống như dầu thô, cao su, đường, thực phẩm tươi sống Trung Quốc xuất sang ASEAN chủ yếu là các sản phẩm chế tạo, nhưng sản phẩm thô vẫn đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng xuất khẩu sang ASEAN

Năm 1994, Trung Quốc tham gia Hội nghị lần thứ nhất Diễn đàn khu

vực ASEAN, hai bên đã chính thức thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế

Thương mại Trung Quốc - ASEAN và Ủy ban Hợp tác Khoa học kỹ thuật Trung Quéc - ASEAN Dén cuối thập niên 1990, ASEAN đã trở thành ban hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc, đứng sau Nhật Bản, Mỹ, EU và Hồng Kông

Trang 20

Một đóng góp đáng kể của Trung Quốc trong quan hệ hợp tác hai bên

là nước này có thái độ tích cực trong việc cùng các nước ASEAN hợp tác

nghiên cứu phát triển tiểu vùng sông Mêkông, đem lại lợi ích cho các nước thuộc đầu nguồn và hạ lưu sông này Trung Quốc là nước ở thượng nguồn sông Mêkông, có ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng nước con sông này thông qua hệ thống đập nước mà họ xây dựng ở tỉnh Vân Nam Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng với 5 nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Myanmar tham gia vào Chương trình Hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông (GMS) ra đời năm 1992 Các bên đã thông qua một

chương trình hành động chung, phối hợp các tổ chức quốc tế, thành lập cơ chế tài chính để nghiên cứu triển khai các dự án về các lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, nông nghiệp, phát triển nguồn nhan luc

c Sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Ý tưởng ban đầu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 3 các nhà lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN họp tại Manila (Philippines) năm 1999, khi các nước ASEAN vừa khôi phục

sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tại Brunei tháng II năm 2001, các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước

ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn đề xuất về một hiệp định hợp tác kinh

tế khung và thiết lập khu vực mậu dịch tựu do ASBAN - Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm và xác định 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác phát

triển là nông nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, đầu tư và phát triển

lưu vực sông Mêkông Hiệp định này chính thức được ký kết vào tháng 11 nam 2002 tai Cambodia

Việc xây dựng ACFTA ra đời trên cơ sở đánh giá khách quan những thành tựu đáng kể đã đạt được giữa hai bên trong các chương trình hợp tác,

Trang 21

giữa hai bên trong tương lai Trung Quốc là một nước có quy mô dân số lớn

và tiểm lực kinh tế mạnh, với sự ra đời của ACFTA, ASEAN và Trung Quốc

sẽ tạo thành một thị trường khổng lổ với quy mô 1,7 tỷ người tiêu dùng với tổng GDP khoảng 2000 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại lên tới

khoảng 1230 tỷ USD ACETA ra đời tạo cơ hội cho các nước ASEAN xâm

nhập một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn nhiều so với thị trường nội khối

ASEAN Một nghiên cứu giả định gần đây của Ban Thư ký ASEAN cho thấy ACFTA sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Trung Quốc tới 0.9%/năm (tương đương khoảng 5,4 tỷ USD) và làm tăng GDP thực

tế của Trung Quốc lên 0,3%/năm (tương đương khoảng 2,2 tỷ USD) ACFTA

cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này

1.1.2.2 Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung

Quốc - ASEAN và yêu cầu phái triển các hành lang kinh tế

Những kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế - thương mại ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt sự ra đời của ACFTA đã mở ra những triển vọng mới cho mối quan hệ giữa hai bên Có thể dự báo xu hướng cơ bản trong mối

quan hệ giữa hai bên: Trong tương lai Trung Quốc và ASEAN sẽ tăng cường

ˆ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế - thương mại là lĩnh vực then

chốt Xu hướng này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Trung Quốc và các quốc gia trong khối ASEAN trong tương lai, đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới là hợp tác và hội nhập để cùng

tồn tại và phát triển Những yếu tố thuận lợi cho hợ tác kinh tế - thương mại

giữa hai bên là rất lớn, về cơ bản bao gồm:

- Mối quan hệ lịch sự và hiện tại của Trung Quốc với ASEAN rất tốt đẹp và không bị gián đoạn Hai bên có sự gần gũi về mặt địa lý, có quan hệ

mật thiết về nhân khẩu học và đân tộc học, có sự tương đồng về văn hóa và có sự bổ sung cho nhau về kinh tế Đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp

Trang 22

~- Nền kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN có sự bổ sung cho nhau rất lớn, là những thị trường quan trọng của nhau, lại có sự gần gũi và thuận

tiện về mặt địa lý và nhân khẩu Trung Quốc và ASEAN có sự khác nhau về cơ cấu kinh tế và nguồn lực có thể bổ sung cho nhau Trung Quốc, với quy

mô dân số đông đúc và các tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, điện tích đất trồng trọt tính theo đầu người thấp sẽ vẫn cần nhập các hàng hóa sơ cấp từ các nước ASEAN Theo thống kê, sự đóng góp của tài nguyên nhập khẩu vào GDP của Trung Quốc ngày càng tăng lên, giai đoạn 1978 - 1984 là 4 - 7%, giai đoạn 1985 - 1993 là 12 - 13%, giai đoạn 1994 - 2000 tăng lên L6 - 20% Trong tương lai gần, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, cả thị trường trong nước và nước ngoài đều mở rộng, nhu

cầu về tiền vốn, hàng hóa và kỹ thuật sẽ ngày càng tăng

- Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 thế giới và dân số

chiếm 1/5 dân số thế giới Trong khi đó, khối ASEAN có diện tích và dân số bằng một nửa so với Trung Quốc Hai bên cùng nằm trong khu vực kinh tế được đánh giá là đang và sẽ phát triển năng động nhất thế giới Do đó, đối

với Trung Quốc và ASEAN, hai bên sẽ coi nhau là thị trường đầy tiềm năng mà cả - hai bên đều cần, và việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của

mỗi bên vào các thị trường lớn khác của thế giới như Mỹ, Nga hay EU

- Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN tuy là những quốc gia đang phát triển nhưng ở một số lĩnh vực đã có trình độ kỹ thuật phát triển ở mức độ cao với tốc độ tương đối nhanh chóng, có thể bổ sung cho nhau về

nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

- Trung Quốc và ASEAN đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đồng thời cả hai bên đều khuyến khích đầu tư tư bản ra nước ngoài nên triển vọng hợp tác đầu tư là rất lớn

- Trung Quốc và ASBAN có chính sách phát triển kinh tế cũng như

Trang 23

cả hai bên ngày càng tiếp cận nhau Sự ra đời của ACFTA, sự tham gia của

Trung Quốc vào sự phát triển tiểu vùng sông Mêkông cũng như việc Trung

Quốc và nhiều thành viên trong khối ASEAN đã tham gia Diễn đàn hợp tác

kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là những điều kiện thuận lợi để mở

rộng quan hệ hợp tác giữa hai bên

Xu hướng hợp tác trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra yêu cầu phải xây dựng và phát triển các yếu tố tạo cơ sở và điều kiện thuận

lợi cho mối quan hệ này ngày càng phát triển Việc xây dựng và phát triển

các hành lang kinh tế có thể được coi là một trong những nội dung đáp ứng

yêu cầu đó Hành lang kinh tế là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của

các quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa - kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông Các hành lang kinh tế có vai trò quan trọng trong việc liên

kết toàn khu vực và thúc đẩy sự phát triển kinh tế dọc theo các hành lang

này Trong điều kiện mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại giữa

ASEAN và Trung Quốc ngày càng phát triển, việc xây dựng và phát triển các

hành lang kinh tế sẽ có tác dụng góp phần:

- Thúc đẩy thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hợp tác đầu tư thuận lợi hơn, chi phí đi lại và vận chuyển hàng hóa sẽ thấp hơn Các hành lang kinh tế trong khu vực liên kết kinh tế đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc và thị trường các nước trong khu vực ASEAN, đồng thời tạo điều kiện

để Trung Quốc và ASEAN vươn ra các thị trường khác trên thế giới

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của ACFTA Hiệp định

ACEFTA xóa bỏ các rào cản, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế -

thương mại giữa hai bên, còn các hành lang kinh tế đóng vai trò xóa bỏ sự

Trang 24

điện nước, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải cho mối quan hệ kinh tế -

thương mại đó

1.1.3 Các yếu tố địa lý - kinh tế - xã hội - chính trị: điêu kiện hình thành và phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng

Hành lang kinh tế được xây dựng nhằm phát triển một hoặc một số lĩnh vực kinh tế xã hội nhất định Do vậy, căn cứ vào mục đích xây dựng hành

lang mà vai trò của chúng đối với các hoạt động kinh tế xã hội có khác nhau Tuy nhiên, dò hành lang kinh tế được xây dựng nhằm mục đích nào, trước hết chúng phải dựa trên những điều kiện khách quan cũng như chủ quan tương ứng phù hợp với những mục đích đó

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng trước hết

và quan trọng nhất là phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong toàn bộ hệ thống hành lang và từ đó phát huy những tác động sang các khu vực khác

Với mục đích như vậy, trước tiên hành lang ấy phải dựa trên các điều kiện địa lý - kinh tế - tự nhiên - xã hội- chính trị với tư cách là cơ sở cho sự hình thành hành lang và quan trọng hơn nữa là sự phát triển của hàng lang trong tương lai Vì thế, việc nghiên cứu các điều kiện như vậy sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở khoa

ˆ học cho sự hình thành hành lang hết sức đặc thù này Cụ thể là:

1.1.3.1 Yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên

Nghiên cứu yếu tố địa lý tự nhiên với vai trò là cơ sở khách quan cho sự hình thành và phát triển hành lang cẫn được đặt trên hệ quy chiếu đương nhiên của nó là cả hai phía, điều kiện địa lý của Quảng Tây- Trung Quốc và các tỉnh thành phố của Việt Nam trong hàng lang và hai phía không gian kinh tế của hành lang

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng khi được hoàn thiện sẽ là một tuyến không gian kinh tế đặc biệt trải dài trên nhiều địa

phương lãnh thổ của cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam Đó là khu vực

Trang 25

toàn điện các ngành kinh tế của các địa phương trong khu vực hành lang nói riêng và qua đó đối với kinh tế xã hội của hai quốc gia nói chung Cơ sở tạo ra những điều kiện đó trước hết là vị trí địa lý hết sức đặc trưng của các địa phương phía Trung Quốc và các tỉnh thành phố của Việt Nam trong toàn

tuyến hành lang

Tỉnh Quảng Tây với thủ phủ Nam Ninh, nơi xuất phát điểm của tuyến hành lang nếu quy chiếu từ phía Trung Quốc, mặc dù là một tỉnh có trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mức độ trung bình so với các trung tâm kinh tế khác của đất nước Trung Quốc rộng lớn, tuy nhiên lại có vị trí địa lý hết sức lợi hại về mặt kinh tế

Quảng Tây mầm ở trung tâm bộ phận kết hợp hai vành đai kinh tế Hoa Nam, Tây Nam và ASEAN Với vai trò là vị trí địa lý tiên duyên trong công cuộc Trung Quốc mở cửa đối với vùng Đông Nam Á Đặc biệt hơn, Quảng Tây còn nằm trong một khu vực không gian kinh tế mềm hết sức rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương đang rất sôi động Trước hết, đây là một bộ

phận khăng khít trong khu vực mậu địch tự do sôi động Trung Quốc -

ASEAN Quảng Tây tiếp giáp trực tiếp với Việt Nam sẽ là thông lộ đường bộ - đường biển và đường không có cự ly gần nhất từ Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á Nếu như hiện nay, đường bộ từ phía Trung Quốc vào lãnh thổ

Việt Nam để đi ra phía Biển Đông nhằm giao lưu với các nước ASEAN bao

gồm 3 tuyến trong đó Vân Nam có một tuyến chạy từ Hà Khẩu qua Lào Cai đến Hà Nội - đây là tuyến đường dài nhất với cự ly xa nhất - thì tỉnh Quảng Tây có hai tuyến đường bộ vào Việt Nam với cự ly ngắn hơn nhiều Tuyến thứ nhất chạy theo hướng Nam Ninh - Đông Hưng - Móng Cái - Hạ Long - Hà Nội toàn chặng đài 538 km; trong khi đó tuyến Nam Ninh - Hữu Nghị

Quan - Hà Nội chỉ có 380 km - đây là tuyến đường gần nhất để Trung Quốc

Trang 26

thường những tuyến vận tải ngắn nếu được hoàn thiện về kết cấu hạ tầng theo kip trình độ phát triển gây ra ít chỉ phí kinh tế hơn cho các hoạt động giao

lưu kinh tế thương mại so với các tuyến đường dài Lợi thế địa lý này các địa phương lân cận của Trung Quốc không hoàn toàn có được Địa lý gần nhau, không gian đường bộ từ Bằng Tường đến Hà Nội chỉ dài 180 km

Mặt khác, nếu mở rộng không gian địa kinh tế cũng như địa chính trị

hơn nữa thì Tỉnh Quảng Tây còn nằm tiếp giáp với vùng lãnh thổ Việt Nam,

một bộ phận trong hệ tuyến không gian địa kinh tế rất quan trọng của các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng đó là hành lang Đông Tây nối liền các nước Myanmar - Lào - Thái Lan - Việt Nam - Biển Nam Thái Bình Dương với những tuyến hàng hải quan trọng của cả thế giới Thông qua con đường

Nam Ninh - Hữu Nghị Quan - Hà Nội - Miền Trung Việt Nam, hàng hoá

Trung Quốc sẽ có thể vươn xa tới thị trường Bangkok của Thái Lan đến những nơi mà trước đây do cấu trúc địa hình phức tạp mà để đến được hàng hoá của tính Quảng Tây phải đi đường vòng

Trong mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN, với vị trí đặc biệt lợi

hại như vậy nên Nam Ninh được coi như là một trung tâm giao lưu và phân

ˆ tán nhân tài vật lực của toàn bộ khu tự trị đân tộc Choang của Trung Quốc nói riêng và xa hơn nữa là hệ thống cực không gian kinh tế Châu thổ Châu

Giang "Vành đai kinh tế Hoa Nam với tiêu biểu là khu vực châu thổ sông

Châu Giang đã phát triển thành một trong những trung tâm chế tạo công

nghiệp lớn nhất toàn thế giới Vùng Hoa Nam là một trong 5 khu công

nghiệp tập trung nhất thế giới"

Bên cạnh đó, Quảng Tây còn được thiên nhiên ưu đãi rất lớn với những

điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên đặc biệt là hệ thống các loại tài

nguyên kim loại màu, khoáng sản qúy hiếm với trữ lượng lớn và chất lượng

'Th.S Lưu Kiến Văn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Quảng Tay

Trang 27

cao, động thực vật, các loại dược liệu, hương liệu rất phong phú vì thế nếu được khai thác hiệu quả sẽ là thành tố tạo điểu kiện rất thuận lợi cho phát

triển kinh tế dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp khá toàn diện Riêng thị xã

Bằng Tường cũng có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái địa lý phong phú Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như vậy, dự báo Quảng Tây sẽ là khu vực trung chuyển lưu thông vật tư hàng hoá rất quan trọng giữa Trung Quốc với ASEAN và ra thế giới Với ý nghĩa đó, xét về mặt cấu trúc không gian địa lý kinh tế, Thủ phủ Nam Ninh xứng đáng được chọn là điểm đầu phía Trung

Quốc để xây dựng hành lang kinh tế

Về phía khu vực không gian lãnh thổ thuộc hành lang trên địa phận đất

nước Việt Nam có thể chia thành gém hai cung không gian kinh tế Cung không gian kinh tế trên gồm Lạng Sơn, Bắc Giang và cung không gian hành

lang dưới gồm các tỉnh Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng

Hệ thống các tỉnh thành phố thuộc địa phận Việt Nam trong tuyến hành lang như đã chỉ ra Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng có ý nghĩa địa kinh tế hết sức đặc biệt Lạng Sơn là tỉnh tiếp giáp với Quảng Tây mà

trực tiếp là thị xã Bằng Tường của tỉnh này Xuôi về phía dưới là Bắc Giang

ˆ Đây là những tỉnh có điểu kiện tự nhiên, thiên nhiên phong phú Khí hau

phân mùa rõ rệt, những thông số kỹ thuật về thời tiết, độ ẩm, lượng mưa

Trang 28

dưới là Bắc Giang với điện tích 3882,2 km” Cấu trúc địa hình của hai tỉnh trên doc hành lang phổ biến là đổi núi thấp, mật độ sông suối trung bình với khẩu độ lòng

sông không rộng Điều kiện địa hình như vậy là hết sức lý tưởng cho việc phát

triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là đường sắt cũng như đường bộ

Cùng với hệ vật lực tự nhiên các tỉnh thuộc cung không gian trên của hành lang phía Việt Nam này còn được tự nhiên ưu đãi cho những nguồn tài

nguyên quý giá Đó là các loại kim loại đen, kim loại màu thuộc các địa

phận Mai Sao - Chi Lăng, Lạng Sơn, nhôm ở Thanh Mọt Nà Chuông của Lạng Sơn, kim loại qúy hiếm như vàng, thuỷ ngân Ngoài ra còn các loại khoáng sản nhiên liệu như than nâu, than bùn ở Lạng Sơn và than đá ở Yên Thế, Bắc Giang Với hệ tài nguyên đa dạng, phong phú, đó cũng chính là tiểm

năng quan trọng để có thể bổ sung cho sự phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp

tồn điện trên địa bàn hành lang không chỉ của Việt Nam mà tất yếu đem lạt lợi ích lớn cho cả phía Quảng Tây Đó cũng chính là điều kiện khách quan mang tính

quy định cho sự phát triển của hàng lang trong những thập niên tới

Nếu như khu vực không gian lãnh thổ thuộc cung trên của tuyến hành

lang có những điều kiện đặc biệt về tài nguyên và khoáng sản thì khu vực - không gian thuộc cung đưới xuôi về phía biển Hải Phòng lai có ý nghĩa đặc biệt hơn Trước hết, đây là vùng lãnh thổ địa lý về cơ bản thuộc đồng bằng

châu thổ sông Hồng đất đai màu mỡ, một bộ phận lãnh thổ rất nhỏ của Bắc Ninh và Hải Dương là có đồi đất thấp Nếu tính tổng điện tích cả Bắc Ninh,

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng thì đây là một khu vực có phạm

vi tương đối rộng lớn với các số liệu tương ứng như: 803,87 km2; 920,97km?;

923, 09km?; 1662 km? và 152.318,49 ha (1523 km”) Nhưng yếu tố đặc biệt

Trang 29

Tựu chung lại, giống như những hành lang kinh tế đã và đang được định

hình trên bản đồ giao lưu thương mại thế giới, ở đó điều kiện về địa lý lãnh

thổ tài nguyên vật lực là một trong các nhân tố có ý nghĩa cơ sở cho sự hình thành nên chúng, thì đối với hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cũng vậy Căn cứ trước hết để hình thành một chuỗi kinh tế đọc hành lang và theo hai bên hành lang là yếu tố địa lý mà hàng đầu là yếu

tố cấu trúc không gian địa lý lãnh thổ Điều kiện địa lý lãnh thổ là cơ sở tự

nhiên cho sự định hình tuyến hành lang

1.1.3.2 Yếu tố kinh tế- xã hộ

Quan sát trên một cấu trúc tổng thể cả phía Tỉnh Quảng Tây và các địa

phương phía Việt Nam cho phép chúng ta có thể thấy được tiểm năng kinh tế xã hội hết sức to lớn trong phát triển kinh tế thương mại cũng như là tuyến không gian thơng thống cho hàng hố lưu chuyển hai chiều khi hành lang chính thức được thiết lập

Tiểm năng kinh tế xã hội lớn nhất trước hết là tốc độ tăng trưởng kinh tế

hiện tại của các địa phương trên toàn tuyến hành lang Mặc dù khu vực biên giới cũng nhu một số địa phương thuộc địa bàn vùng sâu của các tỉnh nếu xét ˆ về cự ly từ các tinh ly, song hiện về cơ bản đã và đang hiện hữu hình ảnh của

những trung tâm và các khu vực ngoại vi hay vệ tỉnh cho các trung tâm như

vậy Phía Trung Quốc là thủ phủ Nam Ninh và các thành phố trung tâm hợp thành tam giác kinh tế lớn của Quảng Tây như Quế Lâm- Liễu Châu- Nam Ninh, và các thành phố huyện ly vệ tỉnh như Ung Ninh, Vũ Minh, Sing Ta,

Ninh Minh, Bằng Tường

Phía Việt Nam, thuộc hành lang có thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh

Trang 30

Riêng năm 2004 kinh tế Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng 11,12% cao hơn mức tăng trưởng trung bình cả nước Đặc biệt, thủ đô Hà Nội đang dần định hình là một trung tâm mạnh với một hệ thống thành phố vệ tỉnh đông đảo như: Xuân Mai, Hoà Lạc, Hoà Bình, Hải Dương, Hà Đông, Sơn Tây, Việt Tn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hoà, Bắc Ninh Không những thế Hà Nội và Hải Phòng còn là hai cạnh quan trọng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng Với ý nghĩa như vậy, khi hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng chính thức van hành sẽ tạo ra một tuyến hành lang với cấu trúc hai tam giác kinh tế trọng điểm hai đầu cân đối nhau từ phía Quảng Tây, Trung Quốc và phía Việt Nam Đây là điều kiện kinh tế xã hội đặc thù quan trọng và chắc chắn

với vị trí như vậy, hành lang còn huy động được các nguồn lực kinh tế xã hội

khác nhằm phục vụ cho sự phát triển của toàn tuyến và lan toả ảnh hưởng ra các vùng ngoại vi

Về các điều kiện xã hội, đây là một hành lang quy tụ được nguồn nhân tài to lớn Hà Nội nơi quy tụ của 44 trường đại học lớn của Việt Nam Hàng năm hệ thống các trường đại học này cung cấp nguồn nhân tài trên tất cả các

- lĩnh vực trong cả nước Vì vậy đây cũng sẽ là một nguồn lực tối quan trọng

phục vụ cho sự phát triển lâu dài của hành lang Không những thế, quy mô và chất lượng dân số của các tỉnh dọc theo tuyến hành lang với tư cách là kết quả của sự tích tụ trí tuệ của hàng ngàn năm văn minh sông Hồng nên trình độ dân trí rất cao, đồng bằng sông Hồng là nơi có mặt bằng dân trí cao nhất so với cả nước

Trên địa bàn cả hai phía, đều có những trung tâm văn hoá lâu đời và

cảnh quan phong phú, tú lệ Nền văn minh lúa nước đồng bằn sông Hồng để

lại cho ngày nay rất nhiều những công trình văn hoá lịch sử sâu sắc, chúng xứng đáng được gọi là tiềm năng bất tận của ngành kinh tế dịch vụ du lịch

Tương tự thế, phía Quảng Tây với những lễ hội văn hoá đặc sắc với bản sắc

Trang 31

thiên nhiên và cảnh quan nhân văn phong phú chắc chắn cũng sẽ hấp dẫn du

khách Việt Nam và các nước ASEAN trong tương lai Về kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng hàng đầu cho việc định hình rõ hành lang kinh tế hay hành lang phát triển Các yếu tố như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, cảng biển, khu mậu dịch tự do, các khu

kinh tế cửa khẩu, hệ thống kho ngoại quan, trạm trung chuyển hàng hoá, các trung tâm đo lường kiểm nghiệm kỹ thuật là những thành tố cơ bản tạo nên động lực thúc đẩy sự hình thành một hành lang kinh tế Xét về mặt này, hành lang kinh tế Nam Ninh — Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng có điều kiện

thuận lợi hơn bất kỳ một hành lang nào khác

Trước hết, hệ thống đường cao tốc thông suốt từ Nam Ninh đến Bằng

Tường và từ Bằng Tường đến cảng Hải Phòng đã thông xe về cơ bản Con đường Nam Ninh - Hữu Nghị quan là chỉ nhánh tổ hợp quan trọng trong giàn khung những tuyến đường quốc lộ chủ chốt 5 tuyến dọc 7 tuyến ngang của đất nước Trung Quốc, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống đường quốc

lộ trên địa bàn Quảng Tây Khởi điểm của con đường này là nơi gần con

- đường cao tốc từ Nam Ninh đến sân bay Ngô Khư, qua Phi Tuy, Sing Tả,

Ninh Minh, Bằng Tường và điểm đến là Hữu Nghị quan trên đường biên giới

Trung Việt Tuyến đường này đạt yêu cầu của một tuyến giao thông quốc tế với cấu trúc 2 chiều 4 làn khép kín và cầu vượt, thực hiện sự quản lý toàn diện Toàn tuyến đài 179,2km Đây là con đường cao tốc đầu tiên của Trung

Quốc tiếp giáp với các nước ASEAN và cũng là thông lộ đường bộ tiện lợi nhất đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Thứ hai, cảng Hải Phòng với hệ thống cầu cảng hiện đại và năng lực

Trang 32

động xuất nhập khẩu hàng hố trên tồn tuyến hàng lang Cảng Hải Phòng

cùng với các cảng như Cái Lân của Quảng Ninh, tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng mở rộng góp phần thơng thương hàng hố và quá cảnh vật tư hàng hoá của Trung Quốc đi ra thế giới thuận tiện hơn nhất là đối với các tỉnh phía Nam Trung Quốc Cảng trung tâm có l1 cầu cảng dài tổng thể 1700m, rộng xấp xỉ 50m với diện tích kho bãi 105 000 m? Cảng Chùa Vẽ - Đoạn Xá có 3 cầu cảng rộng 5.892m2, diện tích kho 72.000 m2; cảng Cửa Cấm với hai cầu cảng dài 360 m, có thể tiếp nhận tàu 5 vạn tấn vào xếp dỡ

vật tư hàng hoá Với tầm quan trọng đó, hiện nay và tương lai, Hải Phòng sẽ đóng vai trò quan trọng là nơi phát tán và thu thập các luồng hàng hoá, quyết

định đến lưu lượng của chúng trên dòng chảy Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Không những thế Hải Phòng còn tham gia đắc lực vào hành

lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thứ ba, hệ thống không gian kinh tế mềm dọc hai bên hành lang với

diện tích đất tự nhiên rộng sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành những trung

tâm kho vận ngoại quan khổng lồ, hoàn toàn có thể thâu nạp được những

khối lượng hàng hoá vật tư với bất kỳ quy mô như thế nào Với địa hình thuận

- lợi như đã nêu, việc đầu tư kết cấu hạ tầng sẽ bớt tốn kém hơn nhiều

Thứ tư, hệ thống đường không và đường thuỷ thuận tiện Đối với hệ thống đường không, riêng Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài có khả năng phục vụ hàng nhiều triệu hành khách mỗi năm

Thứ năm, hệ thống đường sắt kết nối tuyến đường sắt huyết mạch của

Việt Nam tới Bàng Tường và có thể thẳng tuyến tới Bắc Kinh và đi sang châu

Âu Nhìn chung, giao thông trong Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng hiện nay được hình thành với các loại giao thông đầy đủ, ngày càng có vị trí trọng yếu đối với các hoạt động giao lưu thương mại và đầu tư, không chỉ ở khá năng chuyên chở hàng hoá mà quan trọng hơn là ở

Trang 33

Thứ sáu, hệ thống hạ tầng mềm trên toàn bộ tuyến hành lang cũng đang

được hoàn thiện với tốc độ mạnh Phía Việt Nam hầu hết các ngân hàng lớn đêu có đặt những địa điểm trên toàn tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thanh toán hai chiều Hệ thống bưu điện về cơ bản có khả năng cung cấp thông tin thơng suốt cho tồn tuyến với chất lượng ổn định và tốc độ nhanh

chóng Hệ thống thông tin cáp quang và nối mạng toàn cầu đã sẵn sàng và đang vận hành tốt Hệ thống sóng thông tin di động đã được phủ kín toàn vùng với nhiều nhà cung cấp dich vy khác nhau Nhìn chung, về kết cấu hạ tầng mềm hiện nay về cơ bản đã hoàn thiện cả phía Quảng Tây và Việt Nam, và sẽ còn được khơng ngừng hồn thiện trong thời gian tới nhằm phục vụ cho giao lưu hành hoá đầu tư và hợp tác khoa học kỹ thuật tốt hơn

Thứ bảy, các khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh và Đồng Đăng của Lạng Sơn, Việt Nam cũng như khu khai thác kinh tế cửa khẩu Bằng Tường của

Quảng Tây trong nay mai sẽ là những khu kinh tế và mậu dịch tự do quan trọng có tác dụng như những trung tâm đầu tàu kéo các khu kinh tế khác trên

đọc biên giới hai nước và là điểm khởi đầu hai chiều thuận lợi cho hành hoá

vật tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại Với những chính sách của

hai nhà nước khu vực kinh tế cửa khẩu đang được đầu tư và phát triển ngày

càng mạnh mẽ Điều đó sẽ tạo điều kiện cho sự hoàn thiện của hành lang trong tương lai gần

Như vậy, với điều kiện kinh tế xã hội như trên, toàn tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng rất thuận lợi và có tiềm năng thúc đầy phát triển kinh tế thương mại đầu tư hơn nữa giữa hai chiều

1.1.3.3 Điêu kiện chính trị

Trang 34

triển của hành lang Phía Việt Nam, môi trường chính trị an ninh rất ổn định,

chính quyền các cấp của các tỉnh có tuyến hành lang đi qua có những điểm đồng thuận đặc biệt vì lợi ích chung của toàn vùng và vì lợi ích của đất nước

Vì thế, đây cũng sẽ là điểm thuận lợi cho việc phối hợp các quyết sách trước và trong suốt quá trình thúc đẩy sự phát triển của hành lang Mối quan hệ hữu nghị lâu đời của nhân dân hai nước Trung - Việt, sự tương đồng về thể

chế chính trị của hai nước, sự tương đồng về những mục tiêu chính trị chiến lược phát triển đất nước là cơ sở tạo ra một sự đồng thuận về lợi ích của hai bên và hai bên có thể dễ dàng phối hợp giải quyết những vấn để nảy sinh một cách hữu hảo nhanh chóng

Như vậy, đánh giá một cách toàn cục, về tiền để điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội chính trị cho sự phát triển của hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn

- Hà Nội - Hải Phòng đã đến lúc chín muôi, cần có sự định hướng để hành lang này phát huy tác dụng kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Cần nhấn mạnh thêm rằng, với hệ thống điều kiện tự nhiên địa lý đặc thù như vậy, nếu không có sự quan tâm một cách chủ động của Chính phủ - hai nước mà trước hết là lãnh đạo các địa phương trong tuyến không gian nói

trên thì chắc chắn với lợi thế bổ sung cho nhau hành lang trên thực tế nó vẫn

cứ tự phát hình thành Tất nhiên đó là điều mà cả chính phủ cũng như nhân đân hai đất nước không hề mong muốn Do đó, cần có sự nỗ lực mạnh mẽ

hơn nữa để hành lang kinh tế này phát triển lau dài

1.2 Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn Hà Nội - Hải

Phòng trong phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN

1.2.1 Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và

cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam

Trang 35

hiện cụ thể và hiệu quả khi các quan hệ kinh tế thương mại được nâng lên

một tầm cao mới Thay vì các hoạt động kinh tế thương mại diễn ra một cách tự phát, sự hiện diện của các hành lang kinh tế khiến cho các hoạt động kinh

tế thương mại giữa các địa phương, khu vực liên quan được nâng lên một

trình độ mới về chất khi các quan hệ đó được vận hành trên cơ sở sự nhận thức đầy đủ về lợi ích của các bên và do đó có tính trật tự hơn Đồng thời, những hành lang kinh tế cồn tạo ra những cơ hội về kinh tế thương mại to lớn đối với các bên nếu biết phương pháp khai thác chúng hiệu quả Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cũng vậy, khi được hiện hữu chính thức trên thực tế, nó sẽ tạo ra những cơ hội kinh tế thương mại cho các địa phương của cả Việt Nam cũng như Trung Quốc Phần nghiên cứu này xem xét những cơ hội về kinh tế thương mại đối với Việt Nam do sự phát

triển hành lang kinh tế vừa nêu

Cơ hội luôn là những hiện tượng kinh tế có tính nhất thời, còn thách

thức thì đường như là yếu tế thường trực đối với các hoạt động kinh tế xã hội của các nước trên con đường tìm kiếm sự phồn vinh cho mình Điều đó đúng với mọi quốc gia dù đó là quốc gia có trình độ phát triển cao hay thấp, đối - với các quốc gia đang phát triển những cơ hội ngày một hiếm hơi hơn còn những thách thức thì nhiều không thể kể hết Bởi thế, với một nước có trình

độ phát triển thấp như Việt Nam hiện nay, nếu không nhanh nhạy nắm bắt những cơ hộ phát triển thì sẽ khó lòng rút ngắn khoảng cách phát triển so với

phần còn lại của thể giới mà trước hết là so với các quốc gia khu vực và láng giêng Việc tham gia tích cực vào xây dựng hành lang kinh tế chung với

Trung Quốc mà trước tiên là với tỉnh Quảng Tây là một cơ hội phát triển mới

đối với kinh tế thương mại với Việt Nam

Những cơ hội kinh tế - thương mại được đề cập trong nghiên cứu này sẽ

bao gồm một số lĩnh vực chủ yếu như: cơ hội cho phát triển thương mại hàng

Trang 36

tế thương mại trong nước trước tiên là các tỉnh miền Bắc Việt Nam; thúc đẩy

phân công lao động xã hội; khai thác lợi thế của Việt Nam mà trước hết là các địa phương trong khu vực hành lang đi qua và không gian kinh tế mềm

liên quan đến hành lang; cơ hội về khai thác những sự bổ sung các điều kiện

Việt Nam còn thiếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 1.2.1.1 Cơ hội về thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại

Đây sẽ là cơ hội rõ nhất và khả năng hiện thực hoá cao nhất khi hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động với những thiết chế cụ thể tạo điều kiện cho nó

Quan hệ thương mại hàng hoá hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc

và trực tiếp là giữa Việt Nam với tỉnh Quảng Tây chính thức được khởi động lại từ thập kỷ 90, tức là sau một thời gian dài gián đoạn kể từ khi Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa Mặc dù vậy, những kết quả hoạt động thương mại hàng hoá do quan hệ kinh tế ngày càng hữu nghị này mỗi ngày một tiến bộ Kim ngạch thương mại hai chiều tính đến thời điểm năm 2004 đạt con số 7.192 triệu USD So với năm 1995 thì kết quả năm 2004 thể hiện tốc độ tăng gấp mười lần Đây quả là một sự tăng trưởng ngoạn mục ˆ Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch 2.735,5 triệu USD

và nhập khẩu đạt 4.456,5 triệu USD°

Với kết quả đó, nếu so sánh với kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam

với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có thể còn thua kém Nhưng nếu

đi sâu nghiên cứu thì thấy những kết quả đó cũng đã phản ánh sự nỗ lực rất lớn của các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam trong việc tìm kiếm những cơ hội mở rộng thị trường Xét ở một chừng mực nhất định, những số liệu đó đã nói lên việc Việt Nam đã bước đầu biết khai thác những lợi thế của mình trong quan hệ thương mại với Trung Quốc Như đã biết, Trung Quốc hiện

? TS Nguyễn Văn Lịch, Mở cửa phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,

Trang 37

đang được thế giới đánh giá rất cao về phương diện năng lực cạnh tranh của hàng hoá giá rẻ của quốc gia rộng lớn này Người Trung Quốc có thể sản xuất được nhiều thứ để đáp ứng nhu cầu thị trường Tuy nhiên, trong những lựa chọn kinh tế, việc biết cách khai thác hàng hoá sản phẩm nơi có lợi thế hơn từ Việt Nam cũng đã thể hiện trình độ kinh doanh của các nhà sản xuất Trung Quốc Song cũng chính vì thế, việc đó tạo ra cơ hội mở rộng thương

mại hơn nữa đối với các nhà sản xuất kinh doanh của Việt Nam

Đất nước Trung Quốc rộng lớn, với quy mô điện tích đất tự nhiên là 135.641.000 km” tương đương 8,7% điện tích quả địa cầu, và quy mô dân số chiếm tỷ trọng 20,8% dân số toàn thế giới Mặc dù là một đất nước rất rộng lớn và có năng lực sản xuất hiệu quả đến mức Trung Quốc có thể đáp ứng nhiều cấp độ nhu cầu của cả thế giới song không vì thế mà Trung Quốc có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong nước rộng lớn của mình, đặc biệt là các vùng biên giới tiếp giáp vơí các quốc gia láng giểng, nhất là vùng phía Nam Tai những nơi đó, trình độ phát triển còn ở mức thấp, hơn nữa, đối với những khu vực này nhu cầu về hàng hoá sản phẩm là rất lớn tuy nhiên lại quá xa các

trung tâm phát triển nên chi phí vận chuyển lưu thông thường ở mức cao, do

“ đó, sẽ là hiệu quả nhất khi các địa phương khai thác được hàng hoá từ các

quốc gia lắng giềng trong đó phải kể đến Việt Nam

Từ đặc trưng như vậy, việc phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh -

Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đem lại lợi ích to lớn trước nhất cho nhân

dân các dân tộc trong khu tự trị Choang Quảng Tây, đồng thời đây sẽ là cơ

hội rất tốt để hàng hoá Việt Nam tham nhập thị trường Trung Quốc

Những năm gần đây, kim ngạch mậu dịch giữa Bằng Tường và Việt

Nam luôn đạt mức 4 tý NDT, lần lượt chiếm 1/3 và 1/10 tổng khối lượng

thương mại giữa Quảng Tây và cả nước Trung Quốc đối với Việt Nam Năm

2000, tổng khối lượng vận tải hàng hoá qua cửa khẩu Bằng Tường là 300.000

Trang 38

4,345 ty NDT, tang 17,7% so vi cling ky nam trước, trong đó mức giá mậu dịch thông thường là 2,455 tỷ NDT, tăng 57,63% Trong những năm qua,

kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với tỉnh Quảng Tây mặc dù có nhiều tiến bộ, song vẫn chưa tương xứng với tiểm năng của cả hai bên

Nguyên nhân của sự chưa tương xứng đó là do cả hai bên chưa phát huy được hết tiểm năng cua mình Vì vậy, đối với các doanh nghiệp và nhà cung

ứng Việt Nam, trước hết là các nhà cung cấp miền Bắc có thể thấy đây là một cơ hội lớn cần phải nắm bắt để khai thác thị trường Quảng Tây cũng như khu

vực miền Nam Trung Quốc khi hành lang kinh tế được mở ra với những cơ chế đặc biệt phục vụ cho sự phát triển quan hệ thương mại trên hai đầu hành

lang

Những cơ hội về hàng hoá và dịch vụ thương mại mà doanh nghiệp Việt

Nam có thể nắm bắt đó là: cơ hội bán các sản phẩm tiêu dùng, hàng nông

sản, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp đó là những hàng hoá mà thị trường phía Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn Hơn thế, cơ hội còn có thể mở ra với những doanh nghiệp sản xuất nào có đầu tư những chiến lược thâm

nhập thị trường lâu dài và bài bản vì hàng hoá sản phẩm của Việt Nam có lợi ' thế có thể vương xa hơn vào trong nội địa Trung Quốc chứ không chỉ là phục

vụ các tỉnh giáp biên

Những loại hình dịch vụ thương mại cơ bản mà Việt Nam có thể khai

thác từ hoạt động của hành lang này bao gồm: dịch vụ vận tải, địch vụ thanh

toán ngoại tệ, dịch vụ về kho ngoại quan, địch vụ về thông tin và bưu chính, dịch vụ phục vụ hàng hoá vật tư của Trung Quốc quá cảnh ra và vào Trong các loại dịch vụ đó, trước hết phải kể đến dịch vụ vận tải Trong tương lai

đây là loại dịch vụ có nhu cầu cao và phát triển mạnh nhất Bởi lẽ, khi hàng

hoá của cả hai bên lưu động trên toàn tuyến hành lang để đến với thị trường Trung Quốc và hàng hoá của Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam thông qua

Trang 39

các thị trường khác thâm nhập khu vực miền Nam Trung Quốc đều cần đến

hoạt động vận tải Đây sẽ là cơ hội thực hiện dịch vụ vận tải rất lớn đối với

các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam Bên cạnh đó, còn phải kể tới hệ

thống kho bãi vật tư trạm trung chuyển hàng hoá cũng sẽ có cơ hội phát triển Nhu cầu vận tải hàng hố lớn ln đi kèm với nhu cầu về kho bãi lớn

đặc biệt là các kho ngoại quan phụ vụ hàng hoá quá cảnh

Nếu nhìn nhận xa hơn nữa, những cơ hội về thương mại hàng hoá và

dịch vụ thương mại còn có thể được nhìn nhận tới nữa đó là: dịch vụ sửa

chữa thiết bị, bảo hành bảo dưỡng bảo trì kỹ thuật cho không chỉ các phương tiện vận tải mà ngay chính bản thân các loại hàng hoá vật tư Cần có những

doanh nghiệp vệ tinh để thực hiện loại hình dịch vụ này Khi hoạt động

thương mại đạt trình độ cao, lưu lượng hàng hoá lớn, đặc biệt là khi những

luồng vốn đầu tư của các nước ASEAN đổ dồn về các khu vực miền Nam

Trung Quốc, hội vào với hành lang kinh tế Châu Giang hùng mạnh của nước bạn, thì đòi hỏi nhu cầu vận tải lớn và do đó những loại dịch vụ bảo dưỡng bao trì đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và tính chuyên nghiệp thì dé tao ra

những cơ hội để có thể phát triển loại dịch vụ cao cấp này, chẳng hạn các ˆ dịch vụ sửa chữa xe chuyên dụng, tàu biển

Đối chiếu với những cơ sở vật chất và kết cấu kỹ thuật hiện có của phía các doanh nghiệp Việt Nam mà trước hết là của các tỉnh thuộc hành lang kinh tế với yêu cầu của sự phát triển trong tương lai với cả hàng hoá và dịch

vụ thương mại có thể còn xa mới đáp ứng được Căn cứ để có thể khẳng định

Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đó trước hết do nội lực của chúng ta còn yếu Đánh giá một cách khách quan, năng lực nội sinh và tính cạnh tranh của hành hoá sản phẩm Việt Nam còn thấp so với hàng hoá các nước ASEAN, cũng như so với Trung Quốc, thêm vào đó, khả năng hấp thu và khai thác các cơ hội về cung ứng dịch vụ của đoanh nghiệp Việt Nam

Trang 40

là các doanh nghiệp trên địa bàn miễn Bắc mà trực tiếp nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh có hành lang đi qua nếu không sớm nắm bắt cơ hội này và có những chuẩn bị đón đầu thì chắc chắn cơ hội sẽ thuộc về các

doanh nghiệp và các nhà cung ứng của Trung Quốc, vốn là những người rất năng động và nhạy bén Thậm chí nếu sau khi hàng rào thuế quan trong nội khối ASEAN được rỡ bỏ hoàn toàn, với sức cạnh tranh tốt, lưu lượng hang hoá đó sẽ tràn quan Việt Nam mà thâm nhập và phục vụ thị trường miền Nam Trung Quốc và đồng thời chiếm lĩnh luôn cả những cơ hội thị trường của hàng hoá Việt Nam

1.2.1.2 Cơ hội về dịch vụ du lịch

Ngành công nghiệp du lịch hiện nay được đánh giá là ngành có triển vọng và thực thu nhập do hoạt động du lịch đem lại chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân của một đất nước Tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành này rất cao trong khi đó yêu cầu về kết cấu hạ tầng nhiều khi lại đơn giản hơn so với các ngành công nghiệp chế tạo khác Chính vì lẽ đó, trên thế giới

hiện nay có một xu hướng chung là các quốc gia luôn tìm cách khai thác tối

đa những cơ hội có thể để phục vụ cho phát triển du lịch đem lại nguồn thu

ˆ cho đất nước, nhất là đối với những khu vực có điều kiện phong phú về tự

nhiên và nhân văn sinh động Khi định hình chính thức hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cũng khơng nằm ngồi xu

hướng đó Sự ra đời của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng không những thúc đẩy các hoạt động thương mại mà còn tạo ra

những cơ hội mới đối với ngành du lịch

Về cơ hội phát triển du lịch do hành lang tạo ra có thể nhận thấy rất rõ đó là xu hướng du khách Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên một khi hệ

Ngày đăng: 01/11/2014, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w