Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương

18 977 2
Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương

Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Danh sách nhóm sinh viên lớp anh 3 TCQT B k46 Họ và tên Stt Đào Tiến Hưng 03 Hoàng Quốc Hưng ( NT) 04 Tạ Thị Oanh 25 Nguyễn Thanh Phương 29 Nguyễn Việt Phương 33 Lời mở đầu gày nay, xu hướng Thương mại quốc tế đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Thương mại quốc tế ngoài việc đem lại N Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 1 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương cho bản thân quốc gia đó một lợi thế cạnh tranh thương mại, tạo điều kiện khai thác tiềm lực kinh tế nội bộ quốc gia mà còn thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá một nền kinh tế thế giới. Xu hướng một nền kinh tế toàn cầu hoá đã tạo động lực phát triển cho Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong tiến trình này, ngành ngân hàng luôn có vai trò như “ huyết mạch” nối các thành phần kinh tế với nhau bằng các nghiệp vụ đặc thù trong 2 lĩnh vực cơ bản: cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng mà không một doanh nghiệp nào có thể thay thế được. Từ đó có thể thấy được vai trò không thể phủ nhận của Ngân hàng trong bất kì quốc gia nào. Khi mà việc cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro và chi phí thì bảo lãnh đã đem đến một làn gió mới. Giúp các ngân hàng có thêm các khoản thu nhập thông qua phí bảo lãnh mà không phải bỏ vốn ra. Đặc biệt đó là bảo lãnh trong ngoại thương không chỉ giúp ngân hàng có lợi nhuận mà còn giúp cho các ngân hàng tăng uy tín của mình trên trường quốc tế hơn nữa. Qua đây nhóm chúng em quyết định chọn đề tài : “ Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương “ Đề tài gồm 3 chương : Chương I: Vấn đề cơ bản về bảo lãnh Chương II : Thực trạng bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Việt Nam Chương III : Case study Đề tài còn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của cô. ` Chúng em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Vấn đề cơ bản về bảo lãnh 1. Một số khái niệm về bảo lãnh Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 2 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Theo định nghĩa của Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam “Bảo lãnh là việc người thứ ba (Người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (Người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (Người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà Người được bảo lãnh không thực hiện , hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan tới ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh (bên chỉ thị) và bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên quy định bởi ba hợp đồng độc lập trong đó thư bảo lãnh ngân hàng chỉ là hợp đồng giữa ngân hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh. - Bên bảo lãnh: Dùng uy tín của mình đứng ra cam kết chịu trách nhiệm thay trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng. Trong bảo lãnh ngân hàng, bên bảo lãnh là các ngân hàng phát hành bảo lãnh. - Bên được bảo lãnh: bên được ngân hàng cam kết trả thay nếu vi phạm hợp đồng. - Bên thụ hưởng: Được ngân hàng thanh toán khi có yêu cầu do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Theo luật pháp Việt Nam thì bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, “là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh ) về việc thực hiện nghĩa Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 3 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh ) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”. 2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 2.1 Chức năng bảo đảm: Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Theo chức năng này người thụ hưởng sẽ được hưởng một khoản bồi thường về tại chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Nhưng khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi thường của ngân hàng là rất nhỏ. Ngoài ra bảo lãnh còn sử dụng cho các thỏa thuận phi mua bán như dự thầu, thực hiện hợp đồng…Do vậy bảo lãnh không phải là công cụ thanh toán mà là công cụ bảo đảm. 2.2 Chức năng tài trợ: Để thi công công trình hay thực hiện hợp đồng mua bán có thể phải dùng vốn lớn trong thời gian dài. Người thi công có thể phải yêu cầu từ người chủ công trình một khoản tiền ứng trước. Hoặc trong cuộc đấu thầu, chủ thầu có thể yêu cầu người dự thầu nộp một khoản tiền đặt cọc than gia đấu thầu. Ngân hàng phát hành bảo lãnh như một công cụ tài trợ làm cho chủ thầu được bảo đảm sẽ ứng trước tiền cho nhà thầu và khi dự thầu, nhà thầu thay việc đặt cọc bằng bảo lãnh của ngân hàng. Xét về mặt này, bảo lãnh ngân hàng mang chức năng tài trợ và điều kiện như được quy định trong thư bảo lãnh và ngân hàng không thể viện cớ những vấn đề phát sinh hợp đồngcơ sở để từ chối thanh toán. 2.3 Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng: Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh và ngân hàng có quyền đòi lại khoản tiền này. Người bị bảo lãnh luôn bị một áp lực của việc bồi hoàn toàn bảo lãnh. Do vậy bảo lãnh có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã kí kết. Tuy được bảo đảm sẽ nhận được khoản tiền bồi hoàn nhưng ngay cả Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 4 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương người thụ hưởng cũng hoàn toàn không muốn điều gì xảy ra. Cái họ muốn là sự hoàn tất xuôn xẻ của hợp đồng. Bảo lãnh mang ý nghĩa ràng buộc đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là việc bồi hoàn. 3 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 3.1 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh - Bảo lãnh trực tiếp - Bảo lãnh gián tiếp 3.2 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh tiền đặt cọc hay tiền ứng trước - Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm - Bảo lãnh bảo hành 3.3 Căn cứ vào điều kiện thanh toán - Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện - Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ 4. Soạn thảo và phát hành thư bảo lãnh 4.1.Căn cứ phát hành bảo lãnh Bảo lãnh cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy muốn được bảo lãnh thì khách hàng phải trải qua các thủ tục và các khâu xét duyệt giống như trong các hình thức tín dụng khác. Khách hàng phải cung cấp các tài liệu cần thiết cho ngân hàng : (1) Đơn xin bảo lãnh gửi ngân hàng phát hành - Là văn bản người xin bảo lãnh gửi ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng một khoản tiền nhất định để đảm bảo thực hiện cam kết trong hợp đồng. Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 5 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương - Các điều kiện và điều khoản bảo lãnh phải phù hợp với hợp đồng thương mại giữa người xin bảo lãnh và người thụ hưởng. (2) Tài liệu về năng lực tài chính của người xin bảo lãnh Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh tài chính. (3) Tài liệu liên quan đến thương vụ yêu cầu bảo lãnh Giấy phép xuất nhập khẩu. phương án kinh doanh, nội dung hợp đồng thương mại. (4) Tài liệu đảm bảo cho việc phát hành thư bảo lãnh Tùy theo khả tài chính, độ tín nhiệm và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà ngân hàng có quyền yêu cầu người xin bảo lãnh phải ký quỹ hoặc phải có tài sản cầm cố thế chấp. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thu thập thêm thông tin từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp báo chí,… 4.2. Soạn thảo thư bảo lãnh 4.2.1. Xem xét nội dung hợp đồng gốc Do yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ hợp đông thương mại nên việc nghiên cứu hợp đồng cơ sở phải được thực hiện nghiêm túc. - Bản chất thương vụ Mỗi loại bảo lãnh đảm bảo cho một loại rủi ro, nghiên cứu kĩ bản chất thương vụ giúp ngân hàng lựa chọn được loại bảo lãnh thích hợp hạn chế được rủi ro vi phạm hợp đồng. - Xem xét khả năng của người xin bảo lãnh về việc thực hiện cam kết trong hợp đồng - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc Thời hạn hiệu lực bảo lãnh phụ thuộc vào thời hạn hiệu lực hợp đồng gốc. Thời hạn bảo lãnh thường dài hơn để người thụ hưởng có đủ thời gian để hoàn tất thủ tục đòi tiền. Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 6 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương 4.2.2. Nội dung cơ bản của thư bảo lãnh Không có một mẫu thư bảo lãnh thống nhất cho tất cả các loại bảo lãnh, cũng như cho tất cả ngân hàng. Tuy nhiên một thư bảo lãnh phải đảm bảo những nội dung cơ bản: người bảo lãnh, người thụ hưởng, ngân hàng phát hành, dẫn chiếu hợp đồng gốc, số tiền bảo lãnh, thời hạn hiệu lực,… Những lưu ý khi soạn thảo thư bảo lãnh:: (1) Tên, địa chỉ…của các bên tham gia phải ghi rõ ràng và đầy đủ. Bất cứ sự mơ hồ hoặc ẩn ý nào cũng có thể dẫn đến rủi ro sau này. (2) Thư bảo lãnh phải được dẫn chiếu đến hợp đồng gốc (3) Số tiền bảo lãnh Số tiền bao lãnh phải ghi bằng số và bằng chữ thống nhất với nhau. Không ghi bằng tỉ lệ % so với giá trị hợp đồng vì đề phòng trường hợp giá trị hợp đồng thay đổi sau khi phát hành thư bảo lãnh. (4) các điều kiện thanh toán Nếu là bảo lãnh có điều kiện thì phải xác định cụ thể những chứng từ cần xuất trình. Trước khi thanh toán, ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của các chứng từ (5) Thời hạn hạn hiệu lực của bảo lãnh Sự kiện bắt đầu hiệu lực, ngày hết hạn hiệu lực và sự kiện chấm dứt hiệu lực phải được quy định rõ ràng cụ thể (6) Địa điểm phát hành bảo lãnh Địa điểm phát hành có ý nghĩa quan trọng. Vì nếu không có quy định khác thì luật pháp của nước ngân hàng phát hành sẽ điều chỉnh quan hệ bảo lãnh. 4.3. Phát hành thư bảo lãnh Sau khi soạn thảo thư bảo lãnh, bản chính sẽ được gửi cho người thụ hưởng Về phía ngân hàng cần làm các việc sau: (1) Thu phí phát hành bảo lãnh (2) Quản lí tiền ký quỹ của khách hàng Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 7 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương (3) Tiến hành thủ tục nhận bảo đảm(cầm cố, thế chấp,…) như cho vay thông thường. Chương II: Thực trạng bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Việt Nam 1. Nguồn luật điều chỉnh 1.1 Luật trong nước Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, ngày 26/06/2006 về quy chế bảo lãnh ngân hàng 1.2 Tập quán quốc tế - Qui tắc bảo lãnh hợp đồng URCG, có hiệu lực năm 1978, số xuất bản 325 - Bản qui tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG, có hiệu lực từ 4/1992, số xuất bản 458 của ICC - Bản qui tắc thông nhất về bảo chứng URCB được thông qua 23/4/1993 và có hiệu lực từ 1/1/1994, số xuất bản 524 của ICC 2. Các loại hình bảo lãnh ngoại thương phổ biến. 2.1. Bảo lãnh trực tiếp ngoại thương - Đối với các hợp đồng ngoại thương, phải có một ngân hàng ở nước người thụ hưởng tham gia làm đại lý cho ngân hang bảo lãnh với nhiệm vụ thông báo bảo lãnh cho người thụ hưởng Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương: Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 8 (3) NH phát hành Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng NH thông báo (2) (4) (1) Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Trong đó: (1) Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành bảo lãnh và cam kết hoàn trả. (3) Ngân hàng bảo lãnh chuyển thư bảo lãnh cho ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý kiểm tra, nếu bảo lãnh là chân thật thì thông báo cho người thụ hưởng. 2.2. Bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương Để bảo lãnh gián tiếp có hiệu lực . thì ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh giữa hai ngân hàng này là thư bảo lãnh đối ứng hay thư bảo lãnh giáp lưng ( counter guarantee or back-to-back guarantee). Nội dung và các điều khoản của thư bảo lãnh đối ứng phải giống với nội dung và các điều khoản của thư bảo lãnh gốc. Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 9 (3) NH chỉ thị Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng NH bảo lãnh (2) (4) (1) Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Trong đó: (1) Hợp đồng gốc (2) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng. (3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. (4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng. 3 Đặc điểm bảo lãnh ngoại thương 3.1. Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau: Khi đồng ý bảo lãnh ngân hàng phát hành thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh là một hợp đồng giữa hai bên thường là giữa ngân hàng và người thụ hưởng. Hợp đồng này độc lập trong mối quan hệ với hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên để hiểu cơ chế của công cụ này cần thiết phải hiểu rằng bảo lãnh không chỉ là mối quan hệ giữa hai bên mà là một quan hệ tạo thành trong mối quan hệ nhiều bên bao gồm cả: Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 10 [...]... Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 11 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương 4.2 Đối với ngân hàng: Bảo lãnh là một hình thức dịch vụ ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế - Lợi ích trực tiếp của bảo lãnh đó là sự đóng góp của phí bảo lãnh với lợi nhuận ngân hàng Phí bảo lãnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ các ngân hàng hiện đại Một ưu điểm trong bảo lãnh là ngân hàng không phải xuất vốn ra ngay... với ngân hàng, giúp HR không bị ghi vào hồ sơ kinh nghiệm là có lịch sử tín dụng xấu - Cuối cùng, 2 bên sẽ tiếp tục bàn bạc về các chi phí, trách nhiệm để hoàn thành hợp đồng Kết luận Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 16 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Thông qua các vấn đề nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương ở trên ta có thể thấy được bảo lãnh nói chung và bảo lãnh trong ngoại thương. .. vay thêm với khách hàng Và một ngân hàng với các hoạt động khác phát triển sẽ tạo uy tín cho khách hàng tới bảo lãnh - Cuối cùng, bảo lãng nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế Thông qua bảo lãnh ngoài nước, ngân hàng mở rộng quan hệ đối ngoại của mình Bảo lãnh thành công, ngân hàng tạo được thế mạnh và uy tín ,giúp ngân hàng tăng bạn hàng và lợi nhuận 4.3.. .Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương - Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng - Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngân hàng Hợp đồng bảo lãnh sẽ không thể tồn tại nếu không có mối quan hệ trên Dù có sự phân chia, ba mối quan hệ này liên hệ lẫn nhau và có ảnh hưởng đến nhau 3.2 Tính độc lập của bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập... khoá 46 12 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Sự tồn tại của bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu phát triển nền kinh tế Nó tồn tại được như vậy là do vai trò to lớn của nó với nền kinh tế Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn đặc biệt là các ngành trong lĩnh vực ngoại thương Nhờ có bảo lãnh mà các... dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng, nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện như được quy định trong bảo lãnh 3.3 Tính phù hợp của bảo lãnh Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng có trách nhiệm... trình Ngân hàng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng 4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương 4.1 Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, trong quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng đủ tin tưởng nhau Để an toàn và nhanh chóng, một bên thường yêu cầu bên kia có công cụ của bảo lãnh ngân hàng Bảo. .. thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán và tín dụng phát triển Sự hỗ trợ của bảo lãnh và và các hoạt động khác của ngân hàng thể hiện ở chỗ chúng tác động lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng và cùng làm tăng uy tín ngân hàng Chẳng hạn việc thu hút thêm khách hàng bảo lãnh cũng có nghĩa là ngân hàng có thể thu được một khoản... vào lợi nhuận, bảo lãnh làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung làm giảm sự phụ thuộc vào tín dụng - Ngoài ra thực hiện bảo lãnh giúp ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng Một mặt đáp ứng nhu cầu và gắn bó hơn với khách hàng truyền thống, mặt khác thu hút được các khách hàng mới Điều này làm lợi cho ngân hàng không chỉ về mặt thu phí bảo lãnh mà còn thúc... Nhóm sv lớp anh 3 TCQT B khoá 46 13 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Dự án nhà máy nước BOO Thủ Đức bắt đầu khởi công từ tháng 9-2005 có chủ đầu tư là Công ty cổ phần nước Thủ Đức(TDW) và do nhà thầu là Hyundai Rotem (HR) từ Hàn Quốc thi công 2 bên đã kí kết hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong đó HR là người được bảo lãnh, TDW là người hưởng BL, KEB- ngân hàng của HQ là người BL Loại HĐ: . 46 16 Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Thông qua các vấn đề nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương ở trên ta có thể thấy được bảo lãnh nói chung và bảo lãnh trong ngoại thương. tiếp có hiệu lực . thì ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh giữa hai ngân hàng này là thư bảo lãnh đối ứng hay thư bảo lãnh giáp lưng ( counter guarantee. (4) (1) Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương Trong đó: (1) Hợp đồng gốc (2) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lý phát hành thư bảo

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan