Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà

2 1.8K 33
Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà Phân tích báo cáo tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà

I- Đánh giá khả năng thanh toán: 1. Hệ số thanh toán hiện thời: giảm nhẹ 0.02 và thấp hơn ngành 5.5. . Sở dĩ có xu hướng giảm vì tốc độ tăng của TSNH chỉ là 10.33% chậm hơn tốc độ tăng của Nợ NH ( 12.95%). Tuy nhiên hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này quá cao có thể do hàng tồn kho quá nhiều ( chiếm tỷ trọng 35%, giảm 10% so với năm 2010). 2. Hệ số thanh toán nhanh: tăng 0.08, thấp hơn ngành 0.3. Hệ số này tăng vì TSNH tăng trong khi hàng tồn kho giảm 0.02%. Mặc dù tăng nhưng hệ số này vẫn thấp hơn 1 vì HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, đồng thời cho thấy tuy đã loại bỏ hàng tồn kho khó chuyển hoá thành tiền mà nhưng vẫn tồn tại các yếu tố như các khoản phải thu ngắn hạn và các TSNH khác khó thu hồi sớm để làm nguồn trả nợ. 3. Hệ số thanh toán tức thời: tăng 0.13, thấp hơn ngành 5.3. Có xu hướng trên do Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh, 58.76%. Tuy nhiên hệ số này thấp hơn 1 cho thấy khoản tiền sẵn sàng để thanh toán của DN chưa đủ để có thể đáp ứng ngay việc trả nợ ngắn hạn. Có thể do việc đầu tư vào chứng khoán và các GTCG khác của DN nhiều nên việc thu hồi ngay còn nhiều hạn chế. II- Đánh giá mức độ nợ của DN: 1. Hệ số nợ: giảm 0.05, cao hơn ngành 0.2. Có xu hướng giảm do tốc độ tăng của nợ phải trả chỉ là 13.32% thấp hơn 2.2 lần tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng nhanh 39.97% ( chiếm tỷ trọng lớn 62.02% năm 2011).Hệ số này của DN là bình thường, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài không nhiều, có khả năng trả nợ và ít rủi ro cho bên cho vay. 2. Hệ số nợ/VCSH: giảm 0.15, thấp hơn ngành 0.3. Hệ số này giảm do tốc độ tăng của nợ phải trả là 13.32% chậm hơn tốc độ tăng của vốn CSH là 39.97%. Hệ số này khá cao chứng tỏ khoản nợ phải trả của DN gần bằng nguồn vốn CSH.Do đó đòi hỏi DN cần phải có điều chỉnh thích hợp để vay không quá VCSH, nằm trong phạm vi chi trả. 3. Hệ số thanh toán lãi vay: tăng mạnh. Do LNTT tăng 0.07% trong khi chi phí lãi vay tăng đến mức bù trừ hết khoản lãi vay năm 2010 chứng tỏ năm 2011 DN đã trả hết khoản chi phí lãi vay bị thiếu của năm 2010 và năm 2011 DN không phải mất thêm khoản phí lãi vay nào nữa.Tuy nhiên năm 2010 hệ số này âm lớn, cho thấy lợi nhuận thu được không đủ chi trả cho việc chi trả lãi vay. III- Đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh: 1. Vòng quay HTK: tăng gần 1 vòng. Có xu hướng trên là do giá vốn hàng bán tăng 0.21% trong khi HTK giảm 0.02%. Vòng quay nhanh hơn có thể do hàng bán của DN lưu thông nhiều hơn trên thị trường, sản phẩm tiêu thụ tốt, ít hàng tồn kho, tiến độ kinh doanh đang phát triển. 2. Vòng quay các khoản phải thu: tăng 5.35 vòng. Do DTT tăng 0.21% trong khi các khoản phải thu giảm 3.44%. Chứng tỏ DN quản lý tốt các khoản phải thu, vốn đầu tư các khoản phải thu ít hơn, vốn không bị ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm nhu cầu vốn trong DN. 3. Kỳ thu tiền bình quân: giảm 3 ngày. Là do vòng quay các khoản phải thu tăng nhanh. Có thể thấy DN nhanh thu được tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ. 4. Vòng quay các khoản phải trả: tăng chậm 0.33 vòng. Vòng quay này cho biết bình quân 2.5 tháng khoản phải trả bù đắp được giá vốn năm 2010 và đến năm 2011 mất khoảng 2.8 tháng để hết một vòng.Sở dĩ có xu hướng này là do tốc độ tăng của vốn bán hàng là 0.21% trong khi các khoản phải trả bình quân lại tăng 13.32% . Nợ phải trả tăng chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp NN tăng mạnh (67.92%) và phải trả người lao động tăng (52.03%). 5. Vòng quay vốn lưu động: tăng 0.32 vòng. Bình quân 3.6 tháng tài sản lưu động tạo ra doanh thu năm 2010 và đến năm 2011 thì chỉ khoảng 3.2 tháng đã có thể thu được doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ tài sản lưu động. Cho thấy tình hình của DN khá tốt. IV- Đánh giá khả năng sinh lời: 1. ROS: giảm 0.54%, thấp hơn ngành 12.76%. Chứng tỏ lợi nhuân thu được từ doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng giảm. So với ngành là quá thấp. 2. ROA: giảm 1.41%, thấp hơn ngành 6.98%. Cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản kém. Thu nhâp của DN thấp. 3. ROE: giảm 3.48%, thấp hơn ngành 12.68%. Lợi nhuận tạo ra từ VCSH rất ít, lại có xu hướng giảm mạnh và thấp hơn so với ngành là rất nhiều. DN chưa có chính sách sử dụng vốn hiệu quả. Kết luận: 1. Khả năng thanh toán của DN kém so với mặt bằng chung của ngành. Tiên mặt tại quỹ và các khoản tương đương tiền, cũng như tài sản ngắn hạn của DN chưa đủ để bù đắp ngay các khoản nợ ngắn hạn.Trong khi hàng tồn kho của DN lớn, cho thấy hàng hoá bị ứ đọng nhiều có thể do chất lượng sản phẩm chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó DN cần phải đổi mới mẫu mã, hương vị sản phẩm, cải tiến máy móc kỹ thuật, 2. Mức độ nợ của DN không quá cao, vẫn nằm trong tầm kiểm soát chi trả của VCSH, của nguồn vốn. Tuy nhiên vẫn còn bất ổn. 3. Việc sử dụng vốn kinh doanh của DN tương đối tốt. Nhìn chung khoản 13 ngày đã có thể thu được các khoản phải thu và khoảng 3-4 tháng tài sản lưu động tạo ra doanh thu đủ để thanh toán cho các khoản phải trả bình quân 2.5-3 tháng. Do kinh doanh bánh kẹo nên quay vòng vốn nhanh. 4. Khả năng sinh lời của DN có xu hướng giảm và thấp hơn rất nhiều so với ngành. Chứng tỏ phương án kinh doanh của DN chưa tốt. DN có tình hình kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, sinh lời ít mà khả năng chi trả nợ lại không cao. Nếu NH cho vay khả năng bị thiệt hại là khá lớn. Do đó chưa thể cho DN này vay vốn được. . phải thu tăng nhanh. Có thể thấy DN nhanh thu được tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ. 4. Vòng quay các khoản phải trả: tăng chậm 0.33 vòng. Vòng quay này cho biết bình quân 2.5 tháng khoản phải. tăng 0.21% trong khi các khoản phải thu giảm 3.44%. Chứng tỏ DN quản lý tốt các khoản phải thu, vốn đầu tư các khoản phải thu ít hơn, vốn không bị ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm nhu cầu vốn trong. bán hàng là 0.21% trong khi các khoản phải trả bình quân lại tăng 13.32% . Nợ phải trả tăng chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp NN tăng mạnh (67.92%) và phải trả người lao động tăng (52.03%).

Ngày đăng: 01/11/2014, 15:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan