giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh cầu giấy

55 1.3K 0
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh cầu giấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề là do em nghiên cứu, do em tự trình bày, không sao chép từ các chuyên đề khác. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, các kết quả nghiên cứu trong chuyên đề. Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Mạnh Hùng SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Cầu Giấy : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà QHKH: Quan hệ khách hàngDANH MỤC BẢNG SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ thực hiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng. Tín dụng là mảng hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, chính vì lẽ đó nên tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy cũng không phải là một ngoại lệ, hoạt động tín dụng nắm một vai trò quan trọng tại chi nhánh nhất là tín dụng ngắn hạn đem lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh. Vậy để đảm bảo sự phát triển kinh tế liên tục và an toàn trong hoạt động của chi nhánh thì chi nhánh phải có chiến lược nâng cao chất lượng tín dụng ngắn đốivới các thành phần kinh tế đồng thời tăng khả năng ảnh hưởng của chi nhánh đối với nền kinh tế trên địa bàn từ đó tạo cơ sở vững chắc để mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh đối với các khu vực lân cận. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy với sự giới thiệu rất tận tình của ban giám đốc cũng như cán bộ phòng tín dụng tại chi nhánh về các nghiệp vụ mà chi nhánh đang áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Từ đó đã giúp em thấy được mảng hoạt động chủ yếu tại chi nhánh cũng như thấy được những mặt mạnh và yếu còn hạn chế của mảng hoạt động tín dụng. Với sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các mặt hạn chế thì cần phải tìm ra các giải pháp để khắc phục, và em với tư cách là một sinh viên thực tập tại chi nhánh cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé để tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế. Nên tôi quyết định đi vào tìm hiểu nghiên cứu để tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Với thời gian và khả năng không cho phép để viết một đề tài mang tính thực tế cao nhưng đề tài cũng có những mục đích rõ ràng để phần nào góp công sức cùng với chi nhánh tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để vừa đảm bảo mở rộng hoạt động tín dụng vừa đảm bảo an toàn không gặp phải rủi ro trong hoạt động của chi nhánh đó là điểm tối quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. + Tìm ra những vướng mức và khó khăn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Cầu Giấy trong thời gian qua. Từ đó xem xét và đánh giá những nguyên nhân đó để tìm ra những giải pháp mang tính cấp thiết để giải quyết khó khăn vướng mắc trên. + Tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy cho vay ngắn hạn là chủ yếu trong đó cho vay thành phần kinh tế quốc doanh chiếm đa số khoảng 96% còn cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm một tỷ phần rất nhỏ khoảng từ 2% - 4% trong tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh. Để đảm bảo tốc độ phát triển 5 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà cũng như chiến lược phát triển của chi nhánh trong tương lai đòi hỏi chi nhánh phải nâng cao hoạt động tín dụng từ đó tăng thu nhập cho chi nhánh. Đây là mục đích chủ yếu mà đề tài đề cập tới và đưa ra giải pháp thực hiện để đạt mục đích quan trọng trong chiến lược phát triển của chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Cầu Giấy. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Đề tài sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài được đặt trong bối cảnh các ngân hàng trong nước đang chuẩn bị các nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ mới để mởi rộng thêm nhiều dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng BIDV Cầu Giấy, chuẩn bị những bước tích cực để tham gia hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, trong khu kinh tế trọng điểm của thủ đô. Với sự phát triển cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại, các trường đại học, khu công nghiệp và cụm dân cư nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ kinh doanh ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trong khu vực 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu định tính: + Phỏng vấn các cán bộ trong phòng Quan hệ khách hàng 2. + Phỏng vấn khách hàng + Quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên . - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Thu thập số liệu tại bàn + Với sự giúp đỡ của ban giám đốc và các phòng ban, nhất là các cán bộ phòng tín dụng đã cung cấp những tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết để phục vụ cho bài viết để bài viết được sinh động và mang tính thực tế cao bám sát với tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy. 6 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 1.1 TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.1.1 Tổng quan về tín dụng ngắn hạn 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngắn hạn Thông thường các khoản mục tín dụng chiếm khoảng 70% tổng tài sản Có của các NHTM, với quy mô như vậy tín dụng có một tầm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều chiến lược hoạt động của Ngân hàng như dự trữ, cho vay, đầu tư… Khi đầu tư vào việc gì hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, nhà đầu tư luôn hi vọng có thể tìm kiếm được những lợi ích từ việc đầu tư đó. Tuy nhiên, chúng ta biết dến một nguyên tắc tài chính đó là lợi nhuận kì vọng càng cao thì rủi ro càng lớn, nên khi ra một quyết đinh đầu tư hoặc tài trợ thì nhà đầu tư luôn luôn phải cân nhắc giữa dầu tư mạo hiểm để có thể thu được lợi nhuận cao, hay dầu tư an toàn và chắc chắn thu được lợi nhuận. NHTM luôn luôn đặt mục tiêu an toàn và sinh lợi lên hàng đầu, điều này lí giài tại sao hiện nay thì việc cung ứng Tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng chiếm phần lớn tín dụng của NHTM. NHTM cũng cung cấp Tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng tuy nhiên loại hình tín dụng này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Vậy Tín dụng ngắn hạn là gì và tại sao lại cho rằng nó lại có độ an toàn cao hơn các loại hình tín dụng khác. Như ở trên ta đã biết Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn từ dưới 1 năm và được sử dụng chủ yếu để bù đắp sự thiếu hụt về vốn lưu động của doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. Trước hết, khi phân chia tín dụng thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn thì đây là cách phân loại theo thời gian tín dụng. Như vậy nếu trong thời gian ngắn thì biến động về kinh tế, thị trường, chính sách…xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài do đó khi cung cấp tín dụng ngắn hạn Ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dự kiến, kiểm soát tín dụng trung và dài hạn. Thứ hai, qui mô tín dụng ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với qui mô tín dụng trung và dài hạn do đó thời gian Ngân hàng thu hôì vốn sẽ nhanh hơn vốn có thể quay vòng nhiều hơn. Và giả sử có xảy ra tổn thất thì với tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thường sẽ chịu ít tổn thất hơn do qui mô của tín dụng ngắn hạn thường không lớn như cho vay trung và dài hạn. Thứ ba, thường thì cả tín dụng ngắn hạn hay tín dụng trung và dài hạn đều phải có tài sản đảm bảo, trong thời gian ngắn thì việc quản lí tài sản đảm bảo sẽ 7 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà dễ dàng hơn trong thời gian dài do biến động của giá cả thị trường, hao mòn của tài sản. Tóm lại, tín dụng ngắn hạn sẽ ít rủi ro hơn và an toàn hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Nếu xét về tổng thể tín dụng ngắn hạn là một loại tài sản đem lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận rất lớn. 1.1.1.2 Phân loại tín dụng ngắn hạn + Phân chia Tín dụng Ngân hàng theo hình thức tài trợ • Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. • Chiết khấu thương phiếu là việc Ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ). • Cho thuê là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định và sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng. • Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các bên đối tác của khách hàng của mình thay cho khách hàng của mình. + Phân chia Tín dụng Ngân hàng theo đảm bảo • Tín dụng có tài sản đảm bảo là loại hình tín dụng mà bên đi vay phải thế chấp, cầm cố tài sản tại Ngân hàng đảm bảo khoản tiền Ngân hàng cho vay có khả năng thu hồi nếu khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn. • Tín dụng không có tài sản đảm bảo là loại hình tín dụng mà bên đi vay không cần thế chấp hay cầm cố tài sản cho khoản tiền vay Ngân hàng. + Phân chia Tín dụng Ngân hàng theo mức độ rủi ro Gồm có các khoản tín dụng có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. + Phân chia Tín dụng Ngân hàng theo ngành nghề kinh tế Có thể gồm Tín dụng nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản hoặc Tín dụng công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất, xây dựng, Tín dụng thương nghiệp, tài chính, vận tải …. + Phân chia theo đối tượng khách hàng Gồm có tín dụng tài trợ cho tài sản lưu động , tín dụng tài trợ cho tài sản cố định. + Phân chia theo mục đích sử dụng gồm tín dụng tài trợ cho mục đích phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng tài trợ cho mục đích tiêu dùng. 8 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà 1.1.2 Chất lượng tín dụng ngắn hạn 1.1.2.1 Khái niệm: Trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chất lượng tín dụng vẫn là một nội dung đuợc các nhà quản lý đặc biệt quan tâm hơn cả. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. Như vậy có thể hiểu chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng là người gửi tiền và vay tiền, phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội và nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng. Có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng vậy, thể hiện qua các khía cạnh sau:  Đối với công ty tài chính Việc cho vay với khối lượng là bao nhiêu, lãi suất vay, thời hạn vay đều phải được tính toán cẩn thận sao cho phù hợp với năng lực bản thân công ty tài chính, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường của công ty, phản ánh được sức mạnh của công ty trong quá trình cạnh tranh trên thị trường để tồn tại.  Đối với khách hàng Chất lượng tín dụng thể hiện qua việc công ty có đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng hay không, có tạo điều kiện cho hoạt động đi vay của khách hàng không: về lãi suất kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản thuận tiện, thu hút được những khách hàng tốt, đảm bảo được nguyên tắc tín dụng.  Đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tín dụng là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, khi tín dụng góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội góp phần phục vụ qúa trình sản xuất phát triển được thuận tiện hơn, giải quyết công ăn việc làm, khai thác những khả năng phát triển của nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, như vậy nó đã thể hiện đây là một khoản tín dụng tốt. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn vừa là một khái niệm cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động của công ty tài chính như: nợ quá hạn, lãi thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn… Tuy nhiên nó lại vừa mang tính trừu tượng như: việc hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến với công ty, việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển như thế nào… Chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như: trình độ quản lý, quy trình tín dụng của công ty, định hướng phát triển của công ty, trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty… Chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh, chính sách phát triển của chính phủ, thái độ của khách hàng… 9 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà Việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu phát triển của công ty, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, dung hoà được 3 yếu tố trên là một sự kết hợp giữa hoạt động của một con người với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau. 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 1.1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trên cơ sở pháp lý, việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay. Trên cơ sở pháp lý hoạt động tín dụng có chất lượng phải chấp hành pháp luật của nhà nước, trực tiếp là luật của các tổ chức tín dụng , các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Trên cơ sở quy chế cho vay của Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay có chất lượng luôn phải tuân thủ quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng. Các quy định trong quy trình tín dụng được áp dụng cụ thể cho tùng trường hợp xin vay ở mỗi Ngân hàng thương mại là nhằm thực hiện cho vay có chất lượng. Cho nên việc tuân thủ quy trình này là tiền đề của chất lượng tín dụng. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng, hoạt động tín dụng có chất lượng khi nó mang lại khoản vay có chất lượng. Khoản vay có chất lượng phải là khoản vay được thực hiện theo đúng cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Đó là các cam kết về mục đích sử dụng vốn vay, cam kết về thời hạn, phương thức trả nợ và trả lãi, các điều kiện ràng buộc khác. Nếu một khoản vay mà ngay từ mục đích vay vốn đã không được thực hiện đúng như cam kết thì koản vay đó không thể có chất lượng. Hoặc khoản vay mà vốn nguồn thu nợ không phải từ doanh thu bán hàng của doanh nghiệp mà từ nguồn vay nợ khác thì cũng không đạt được chất lượng. Trên đây là nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cho vay trên cơ sở định tính. Có thể nói đây là các chỉ tiêu đầu tiên của một khoản vay cũng như hoạt động cho vay muốn đạt chất lượng phải đáp ứng được. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể về chất lượng tín dụng, phải phân tích các chỉ tiêu định lượng 1.1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng: Nhóm các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về lượng, tính toán các tỷ lệ. Nhóm chỉ tiêu định lượng bao gồm các mức sau đây : Dư nợ cho vay năm nay a, Mức tăng trưởng tương đối = Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay năm trước Mức tăng trưởng tuyệt đối = Dư nợ cho vay – Dư nợ cho vay dư nợ cho vay năm nay năm trước 10 SV: Nguyễn Mạnh Hùng Lớp: QTKD Thương mại 48A [...]... dịch là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy có trụ sở chính tại 263 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Năm 2010, trụ sở của Chi nhánh chuyển về 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy (BIDV Cầu Giấy) 1.2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy 1.2.1.2.1... – Chi nhánh Cầu Giấy (Chi nhánh BIDV Cầu Giấy) là chi nhánh cấp I của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 31/10/1963 và là một trong các chi nhánh của Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội Đến năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đâu tư và Xây dựng, sau được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu. .. với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy 2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.2.l Quy trình cho vay và quản lỷ tín dụng ngắn hạn Các bước trong quy trình tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh: Bước 1: Thiết lập hồ sơ xin vay (Hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và. .. thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1.1 Công tác huy động vốn Nguồn vốn đối với ngân hàng là yếu tố... biết thu nhập từ tín dụng đóng góp bao nhiêu phần trăm vào thu nhập của Ngân hàng Từ đó, có thể nhận xét được vai trò của hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của BIDV Cầu Giấy 1.2.1.1 Quá... hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Đến ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ 16/09/2004 đến 27/04/2012, chi nhánh BIDV Cầu Giấy được thành lập theo Quyết định số 252/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Liêm Và Chi nhánh cấp... trong công việc, quy trình tín dụng cụ thể, chi tiết và chặt chẽ, nhưng nhiều công đoạn nên kéo dài thời gian thẩm định Các chính sách tín dụng thì linh hoạt vì lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng 2.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.3.1 Phân tính thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV Cầu Giấy 2.3.1.1 Thực trạng... ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường... 1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ Tư ng Chính Phủ và quyết định số 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng có tên gọi phù hợp theo... chất lượng tín dụng ngắn tại BIDV Cầu Giấy Những kết quả đã đạt được Ba năm gần đây (2009 - 2011) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh cầu Giấy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cho thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn Thứ nhất, doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng liên tục qua ba năm, điều này cho thấy quy mô cho vay ngắn hạn của Chi . NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 1.1 TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.1.1 Tổng quan về tín dụng ngắn. LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY. 2.1.1. CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của BIDV Cầu Giấy 1.2.1.1 Quá trình hình thành và

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • BIDV Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  • BIDV Cầu Giấy : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy

  • QHKH: Quan hệ khách hàngDANH MỤC BẢNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

    • 1.1 TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

      • 1.1.1 Tổng quan về tín dụng ngắn hạn

        • 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngắn hạn

        • 1.1.1.2 Phân loại tín dụng ngắn hạn

        • 1.1.2 Chất lượng tín dụng ngắn hạn

          • 1.1.2.1 Khái niệm:

          • 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn

          • 1.1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính:

          • 1.1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng:

          • 1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

          • 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của BIDV Cầu Giấy

            • 1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy.

            • Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ và quyết định số 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

            • Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng có tên gọi phù hợp theo từng thời kỳ:

            • 1.2.1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Cầu Giấy.

            • 1.2.1.2.1 Đặc điểm của BIDV Cầu Giấy

            • 1.2.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của BIDV Cầu Giấy.

              • 1.2.3.1 Về phía BIDV Cầu Giấy

              • 1.2.3.2 Về phía khách hàng của BIDV Cầu Giấy

              • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

                • 2.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH CẦU GIẤY.

                  • 2.1.1 Công tác huy động vốn

                    • Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2009-2011

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan