1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại sở giao dịch ngân hàng liên doanh việt

107 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 710 KB

Nội dung

Nhận thức được vị thế cũng như tầm quan trọng của nghiệp vụ ngânhàng quốc tế, Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã dành sự quantâm đầu tư thích đáng để phát triển các nghiệp vụ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cần thiết của đề tài

Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nềnkinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thếgiới Để quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng

và nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt

là ngoại thương Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới

có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụngđược vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu vàđưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực vàtrên thế giới

Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của nghiệp vụ ngânhàng quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mạiquốc tế của các doanh nghiệp trong nước

Nhận thức được vị thế cũng như tầm quan trọng của nghiệp vụ ngânhàng quốc tế, Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga đã dành sự quantâm đầu tư thích đáng để phát triển các nghiệp vụ này và bước đầu đạt đượcmột số thành công nhất định, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệuquả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ kháchhàng trong nước Tuy nhiên, quá trình mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tếvẫn còn nhiều hạn chế và bất cập về mặt tổ chức, nghiệp vụ, trình độ cán bộ,việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Do đó, kết quả đạt được chưa cao Việcnghiên cứu tiếp tục mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là cần thiết vàmang tính thời sự cao đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung, đối với bảnthân Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga nói riêng Vì vậy, để đạt

Trang 2

được mục tiêu của Ngân hàng là “phát triển bền vững”, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để mở rộng nghiệp vụ

ngân hàng quốc tế Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt ”

để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu và luận giải để làm rõ hơn nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn trong việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tếnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của ngânhàng, đồng thời đưa ra một số giải pháp để mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc

tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Để đạt được mục tiêu đó,luận văn có nhiệm vụ :

- Làm rõ nội dung của mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và việc mởrộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là đòi hỏi tất yếu để tồn tại và phát triển củangân hàng thương mại

- Đánh giá đúng mực thực trạng mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tếtại Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong thời gian qua Nhữngkết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân

- Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh việc

mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanhViệt Nga trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Sở giao dịchNgân hàng Liên doanh Việt Nga trong vài năm gần đây

Trang 3

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Sởgiao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong khoảng thời gian từ năm 2009đến 2011.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của phépbiện chứng duy vật

Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễngiải, qui nạp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê của VRB để nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng nghiệp vụ ngân hàngquốc tế

- Chương 2: Thực trạng về mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của

Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

- Chương 3: Các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc

tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

Trang 4

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG

NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.1.1 Khái quát về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Nếu xét trên phương diện cung ứng dịch vụ cho khách hàng của mộtNHTM và xét trên khái niệm chung về nghiệp vụ ngân hàng thì có thể hiểunghiệp vụ ngân hàng quốc tế của một NHTM là việc NHTM thực hiện mộthay nhiều hoạt động trong quá trình thu hút vốn và cung ứng các dịch vụ ngânhàng trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế gắn liền với mối quan hệ kinh

tế quốc tế và thương mại quốc tế Tiêu biểu là trợ giúp cho hoạt động xuấtnhập khẩu, lưu chuyển vốn giữa các quốc gia

Thứ hai: Chủ thể tham gia nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là các Ngân

hàng có quốc tịch khác nhau hoặc giữa Ngân hàng của một nước với kháchhàng của họ ở nước khác

Thứ ba: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế bị chi phối bởi luật pháp, thông

lệ quốc tế, đồng thời bị chi phối bởi pháp luật và tập quán của các nước mà ở

đó ngân hàng cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế

Thứ tư: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có liên quan chặt chẽ với thị

trường ngoại hối

Thứ năm: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có đòi hỏi cao về trình độ, năng

lực quản lý, công nghệ của ngân hàng và các bên có liên quan

Trang 5

Thứ sáu: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính rủi ro cao, nguyên nhân

phức tạp và khó kiểm soát Tuy nhiên, rủi ro cao thường đi đôi với lợi nhuận lớn

1.1.2 Một số mô hình tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Thông thường khi nhắc đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế thì có thể xéttrên hai phương diện Đó là ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ ngân hàngtại nước ngoài thông qua việc mở thêm các cơ sở kinh doanh đặt tại nướcngoài hoặc ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ngay tạitrụ sở chính thông qua một bộ phận chuyên trách

Một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ởnước ngoài tiêu biểu là :

- Văn phòng đại diện: Đây là mô hình tổ chức đơn giản nhất của một

ngân hàng hoạt động tại thị trường nước ngoài, nhằm mục đích trợ giúp chocác công ty trong nước là khách hàng của ngân hàng mẹ kinh doanh ở nướcngoài, như là cung cấp các thông tin kinh tế, đánh giá tín nhiệm của đối tácnước ngoài…

- Ngân hàng liên doanh: là định chế tài chính độc lập với ngân hàng mẹ

hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Đây

là hình thức ngân hàng góp vốn để kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luậtnước sở tại

- Ngân hàng con ở nước ngoài: Đây cũng là một định chế tài chính độc

lập do ngân hàng mẹ sở hữu hoàn toàn để phù hợp với luật nước ngoài Ngânhàng con cũng hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm vềkết quả kinh doanh

- Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài: Đây là hình thức tổ chức phổ

biến nhất đối với phần lớn các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế Chinhánh ngân hàng nước ngoài là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của ngânhàng trong nước và chịu sự chỉ đạo của trụ sở chính, không phân tách về mặt

Trang 6

pháp lý với ngân hàng mẹ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hàngloạt nghiệp vụ ngân hàng tại nước chủ nhà trong khuôn khổ pháp luật và điềukiện kinh doanh tại nước chủ nhà.

Dạng tiêu biểu hơn cả là tổ chức bộ phận kinh doanh quốc tế chuyênbiệt ngay tại trụ sở chính của ngân hàng mà vẫn đạt được các mục đích phục

Khi nhắc đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng bất kể phạm vitrong nước hay quốc tế thì cũng phải xem xét trên hai khía cạnh đó là hoạtđộng huy động vốn và cho vay vốn

a Hoạt động huy động vốn

Vốn ngoại tệ có vai trò đặc biệt trong hoạt động của các nghiệp vụ ngânhàng quốc tế Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn này qua các hình thứcthu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dưới dạng nhận tiền gửi thanhtoán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ hay vayngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài qua các cơ sở chi nhánh, ngânhàng con của mình, thu hút nguồn kiều hối Đặc biệt, ngân hàng có thể huyđộng vốn vào Việt Nam thông qua các thị trường vốn quốc tế bằng cách thamgia thị trường trái phiếu quốc tế như thị trường trái phiếu nội địa, thị trườngtrái phiếu nước ngoài, thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market)

b Hoạt động cho vay vốn

* Tín dụng xuất khẩu

Trang 7

Ngân hàng thương mại có thể cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu bằngcách cho phép nhà xuất khẩu được hưởng một hạn mức thấu chi để sử dụngcho mọi khoản chi phí phục vụ hoạt động xuất khẩu, hoặc cho nhà xuất khẩuvay trước khi giao hàng theo các yêu cầu cụ thể, giúp anh ta có thể muanguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, hoặc cho vay tạm ứng trên cơ

sở bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán sau khigiao hàng, thông qua một số hình thức cụ thể như sau:

+ Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Nhàxuất khẩu có thể yêu cầu Ngân hàng đáp ứng một phần giá trị bộ chứng từnhờ thu làm đảm bảo

+ Tín dụng ứng trước trong phương thức tín dụng chứng từ: Nhà xuấtkhẩu có thể mang L/C đến ngân hàng để chiết khấu các hối phiếu của bộchứng từ hoặc với một L/C cho phép chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu,một thư tín dụng trả chậm thì nhà xuất khẩu có thể nhận được một khoản tíndụng từ ngân hàng

+ Chiết khấu giấy tờ có giá: Bao gồm chiết khấu hối phiếu trơn, hốiphiếu của bộ chứng từ nhờ thu, bộ chứng từ hàng hoá

+ Nghiệp vụ Factoring: Factoring là một hình thức tài chính trong hoạtđộng xuất khẩu Đó là những hoạt động mua bán những khoản thanh toánchưa tới hạn và ngắn hạn từ những hoạt động xuất khẩu cung ứng hàng hoádịch vụ Do đó, chúng ta có thể gọi Factoring là hoạt động bao thanh toán

+ Nghiệp vụ Forfaiting: là nghiệp vụ tài chính xuất khẩu, ngân hàngmua bán những khoản thanh toán chưa đến hạn nhưng là những khoản thanhtoán trung và dài hạn (từ 2 đến 8 năm) đã được các ngân hàng của nhà nhậpkhẩu bảo đảm Là hình thức chiết khấu các hối phiếu, miễn truy đòi

* Tín dụng nhập khẩu

Trang 8

Tín dụng nhập khẩu hay còn gọi là tài trợ nhập khẩu được ngân hàngcấp cho nhà nhập khẩu thông qua việc mở L/C, chấp nhận hối phiếu, cấp tiềnvay dựa trên hàng nhập khẩu Cụ thể có các hình thức sau:

+ Cho vay mở L/C: khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho nhà nhập khẩuthì ngân hàng đã gián tiếp cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng

+ Tín dụng chấp nhận hối phiếu: là khoản tín dụng đảm bảo cho việcchấp nhận hối phiếu mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu Chấp nhận hốiphiếu có nghĩa là ngân hàng đồng ý chi trả theo mệnh giá hối phiếu nếu người

ký phát không chi trả

+ Cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ: ngân hàng sẽ cấp cho nhànhập khẩu một khoản tín dụng đặc biệt trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ do nhànhập khẩu phát hành gọi là tín dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ Hìnhthức này phát triển khá rộng rãi trong ngoại thương Nó phục vụ cho nhữngđiều khoản thanh toán đơn giản

+ Hoá đơn tín thác: Nhà nhập khẩu có thể nhận tài trợ từ NHTM đểnhập khẩu hàng hóa theo cách khi nhận được vận đơn, nhà nhập khẩu ký tênvào một chứng từ pháp lý được gọi là hoá đơn tín thác

+ Tín dụng theo hợp đồng khung: là hình thức tín dụng dành cho nhànhập khẩu nước ngoài nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu

và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của nước xuất khẩu

* Tài trợ dự án đầu tư

Tài trợ dự án đầu tư: là hoạt đông tín dụng đối với những dự án kinh tếvới thời hạn sử dụng vốn khá lâu và phải thực hiện nhiều lần thanh toán, trên

cơ sở độc lập Những người cho vay trông vào những khoản tiền thu được từ

dự án như là nguồn vốn để hoản trả nợ Đây là việc cho vay dựa vào chínhkhả năng thu nhập của dự án, khác với việc cho vay dựa vào tài sản thế chấp

Trang 9

Tài trợ dự án có thể không có bảo lãnh nhưng thường được bảo lãnh ở mứchạn chế.

* Thuê mua tài chính quốc tế

Thuê mua tài chính quốc tế là một thoả thuận hợp đồng cho phép mộtbên (bên đi thuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty chothuê (bên cho thuê) và thực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụthể tại hợp đồng thuê Bên đi thuê có thể thuê từ công ty cho thuê nội địathông qua việc công ty này nhập khẩu đối tượng thuê từ nhà xuất khẩu nướcngoài hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nước ngoài

* Bảo lãnh Ngân hàng

Bảo lãnh là nghiệp vụ của ngân hàng trong đó ngân hàng cam kết bảolãnh chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng nếu bên được bảo lãnhkhông thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầubảo lãnh (bên cho vay) Bên được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủnhững cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh

Bảo lãnh có rất nhiều hình thức khác nhau, sau đây là một số hình thứctiêu biểu:

+ Bảo lãnh thanh toán

Trang 10

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+ Bảo lãnh dự thầu

+ Bảo lãnh tiền ứng trước hay bảo lãnh tiền đặt cọc

+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài

+ Thư tín dụng dự phòng

1.1.3.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

a Khái niệm và các phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế

- Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phátsinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phimậu dịch giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác,giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệgiữa các Ngân hàng của các nước có liên quan

Xét về mặt kinh tế, thanh toán quốc tế bao gồm hai lĩnh vực:

+ Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hànghoá dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá quốc tế

+ Thanh toán phi mậu dịch: là thanh toán phát sinh không liên quan đếnhàng hoá, không mang tính chất thương mại

- Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế

+ Hối phiếu (Bill of Exchange)

+ Lệnh phiếu (Promissory note)

+ Séc

+ Thẻ thanh toán (Payment card)

b Nội dung các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

Trong quan hệ thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trírất quan trọng Quan hệ thanh toán quốc chỉ có thể được thực hiện thông quacác phương thức thanh toán Phương thức thanh toán là phương pháp, cách

Trang 11

thức tiến hành nghiệp vụ nhất định, thông qua đó người nhập khẩu trả tiền,nhận hàng và người xuất khẩu giao hàng, nhận tiền.

Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, sau đây là một

số phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu đang được sử dụng trong thươngmại quốc tế

* Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Chuyển tiền là một phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhấtđịnh cho người khác (người hưởng lợi - người xuất khẩu) ở một địa điểm nhấtđịnh bằng hình thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu, hoặc bằng điện -Telegrahic Transfer (TT), hoặc bằng thư - Mail Tranfer (MT), hoặc chuyểntiền qua hệ thống Swift (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay) Ngân hàngchuyển tiền thường phải thông qua đại lý, hoặc chi nhánh của mình ở nướcngười hưởng lợi để thực hiện việc chuyển tiền

-Các bên tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền gồm có: người chuyển tiền(Remitter) là người nhập khẩu; người thụ hưởng (Beneficiary) là người xuấtkhẩu; ngân hàng trả tiền (Paying bank) là ngân hàng bên người xuất khẩu;ngân hàng uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank) thường là ngân hàng phục

vụ người nhập khẩu

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền

(1) Giao dịch thương mại

Trang 12

(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hànghoá) phù hợp với thoả thuận của hai bên thì viết lệnh chuyển tiền và gửi đếnngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu.

(3) Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền thông qua ngânhàng đại lý

(4) Ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) thanh toán tiền cho người thụ hưởng.Trong quan hệ mua bán ngoại thương, phương thức thanh toán chuyểntiền chỉ được lựa chọn khi các khoản thanh toán có giá trị nhỏ, hoặc trongtrường hợp mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu là tin cậy nhau

* Phương thức mở tài khoản ghi sổ (Open Account)

Phương thức thanh toán mở tài khoản ghi sổ là phương thức thanh toántrong đó người bán mở một tài khoản (quyển sổ) trên đó ghi các khoản tiền

mà người mua nợ về tiền hàng hóa hay khoản chi khác có liên quan đến việcmua hàng (theo tháng, quý hoặc nửa năm), thanh toán nợ hình thành trên tàikhoản sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng, dịch vụ

Trong phương thức thanh toán ghi sổ chỉ có hai bên tham gia thanhtoán là người mua và người bán

Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán ghi sổ

(1) Giao hàng hoặc dịch vụ và gửi chứng từ hàng hóa

(2) Báo nợ trực tiếp

* Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment).

NGƯỜI MUA

(2) (1)

NGƯỜI BÁN

Trang 13

Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì uỷ tháccho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hốiphiếu do mình lập ra Cơ sở pháp lí quốc tế của nghiệp vụ này là Quy tắcthống nhất về nhờ thu bản sửa đổi vào năm 1995, gọi là URC 522, có hiệu lựcthi hành từ ngày 1/1/1996.

Phương thức thanh toán này có sự tham gia của các bên cụ thể như sau:

- Người ủy thác thu tiền/ người xuất khẩu/ người gửi giấy nhờ thu/người phát hành hối phiếu (Drawer)

- Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu/ ngân hàng phục vụ người xuấtkhẩu/ ngân hàng nhận sự ủy thác thu tiền (Remitting Bank)

- Ngân hàng thu tiền/ ngân hàng phục vụ người nhập khẩu/ ngân hàngxuất trình thu hộ tiền (Presenting Bank), thường là ngân hàng đại lý hay chinhánh của ngân hàng chuyển chứng từ (Collecting Bank)

- Người trả tiền/ người nhập khẩu (Drawee)

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức thanh toán nhờthu nhưng nếu căn cứ vào chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế thì cóhai hình thức thanh toán nhờ thu cơ bản sau:

+ Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) là phương thức trong đó ngườibán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền từ người mua, chỉ căn cứ vào hốiphiếu do người bán ký phát, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho ngườimua, không qua ngân hàng

+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thứctrong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua khôngnhững căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèmtheo với yêu cầu là ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua

để đi nhận hàng khi họ đã thanh toán tiền (Nếu phương thức thanh toán là

Trang 14

thanh toán đổi lấy chứng từ-Documentary against payment-D/P), hoặc đã kýchấp nhận thanh toán (Nếu phương thức thanh toán là chấp nhận hối phiếuđổi lấy bộ chứng từ - Documentary against Acceptance-D/A).

Sơ đồ 1.3 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu

(1) Căn cứ vào hợp đồng người xuất khẩu giao hàng hoá cho nhà nhậpkhẩu

(2) Người xuất khẩu lập toàn bộ chứng từ hàng hoá theo yêu cầu củahợp đồng thương mại cùng hối phiếu trả ngay (nếu là thanh toán theo D/P)hay hối phiếu kỳ hạn (nếu là thanh toán theo D/A) gửi tới ngân hàng phục vụmình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu kèm uỷ thácthu, bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ở nướcngoài để thu tiền người nhập khẩu

(4) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thông báo đã nhận được hốiphiếu cho nhà nhập khẩu và đề nghị thanh toán

(5) Nhà nhập khẩu trả ngay tiền đối với hối phiếu trả tiền ngay, ký chấpnhận thanh toán đối với hối phiếu trả chậm gửi cho ngân hàng phục vụ mình

NGÂN HÀNG

CHUYỂN CHỨNG

TỪ

NGÂN HÀNG THU TIỀN

(3) (6)

(4) (5) (5’)

Trang 15

(5’) Nếu là nhờ thu kèm chứng từ thì chuyển trả chứng từ hàng hóa vàchứng từ tài chính (D/P), giữ lại hối phiếu chấp nhận (D/A).

(6) + (7) Chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được ký chấp nhận

* Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

Đây là phương thức thanh toán được dùng phổ biến nhất trong thanhtoán quốc tế, vì phương thức này có ưu điểm hơn hai phương thức thanh toántrên là: Phương thức này đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên(nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu) trong quá trình thực hiện hợp đồng cũngnhư trong thanh toán tiền hàng

Ta có thể hiểu một cách đơn giản phương thức thanh toán tín dụngchứng từ là phương thức thanh toán dựa vào cam kết thanh toán có điều kiệncủa ngân hàng phát hành Cam kết thanh toán có điều kiện này chính là thưtín dụng - Letter of Credit (ký hiệu là L/C)

L/C là bất kì sự thoả thuận nào của Ngân hàng phát hành mà theo đóNgân hàng phát hành sẽ trả ngay hoặc đến một thời điểm trong tương lai sẽtrả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi với điều kiện người hưởng lợiphải xuất trình một bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điềukhoản của L/C

Thư tín dụng có nhiều loại khác nhau căn cứ các tiêu thức phân chiakhác nhau nhưng chỉ có một số loại thư tín dụng phổ biến thường sử dụng làL/C có thể huỷ ngang, L/C không thể huỷ ngang, L/C không huỷ ngang cóxác nhận, L/C giáp lưng, L/C dự phòng

Các chủ thể tham gia phương thức tín dụng chứng từ gồm: Người yêucầu mở L/C (Applicant); Người nhập khẩu hay người thụ hưởng(Beneficiary); Ngân hàng mở L/C (Issuing bank); Ngân hàng thông báo L/C(Advising bank); Ngân hàng hoàn trả (Reimbusment bank); Ngân hàng xácnhận (Confirming Bank); Ngân hàng chiết khấu chứng từ (Negotating Bank)

Trang 16

Sơ đồ 1.4 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị

mở tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình

(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tíndụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thôngqua ngân hàng đại lý để thông báo tới người thụ hưởng (người xuất khẩu)

(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trươngthông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho nhà xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thìtiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng

(5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộchứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng thông báo đề nghịthanh toán

(6) Nếu ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiếnhành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tíndụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu (trả tiền ngay, hoặc chấpnhận, hoặc chiết khấu)

(7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngânhàng phát hành và đòi tiền

HĐTM

(5) (6)

(8)

(9)(10)

Trang 17

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng các điềukhoản của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng thanh toán.

(9) Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đãđến, đề nghị làm thủ tục thanh toán

(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hànhtrả tiền (hoặc chấp nhận thanh toán), ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ để họ đinhận hàng Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán, thì ngânhàng cũng không trao chứng từ cho họ

Cơ sở pháp lý quốc tế của phương thức tín dụng chứng từ là Quy tắc vàthực hành thống nhất về tín dụng chứng từ bản sửa đổi năm 2007, phòngthương mại quốc tế, xuất bản số 600, viết tắt là UCP 600

1.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

a Khái niệm chung

Nếu hiểu kinh doanh ngoại hối theo nghĩa rộng thì kinh doanh ngoạihối bao gồm việc mua bán ngoại hối (ngoại hối là phương tiện thanh toán thểhiện dưới dạng ngoại tệ mạnh, hoặc các khoản phải thu, phải đòi bằng ngoại

tệ như là hối phiếu bằng ngoại tệ, séc bằng ngoại tệ, dư có trên các tài khoảntại ngân hàng nước ngoài), đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoạihối tại nước ngoài và tìm ra cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãisuất giữa các đồng tiền khác nhau

Còn nếu hiểu kinh doanh ngoại hối theo nghĩa hẹp thì kinh doanh ngoạihối chỉ đơn thuần là việc mua bán số dư trên các tài khoản bằng ngoại tệ

Phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại hối là thị trường ngoại hối Thịtrường ngoại hối được định nghĩa là bất cứ ở đâu diễn ra việc mua bán cácđồng tiền khác nhau Đây là một thị trường không được thiết lập tại một vị tríđịa lý hữu hình nhất định, thị trường ngoại hối là thị trường có tính toàn cầu

b Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu.

Trang 18

* Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay (Spot)

Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay (The Spot Foreign ExchangeTransaction) bao gồm việc trao đổi, mua bán các đồng tiền khác nhau trên cáctài khoản khác nhau tại ngân hàng và các bên tiến hành thanh toán ngay saukhi đã thoả thuận theo tỷ giá giao ngay

* Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn (Forward)

Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn hay còn là giao dịch ngoại hối kỳ hạn làgiao dịch cam kết mua bán các đồng tiền khác nhau tại một thời điểm xácđịnh trong tương lai theo một tỷ giá đã thoả thuận trước Hay còn có thể hiểunhư sau : Những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giaongay gọi là giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward transaction)

* Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối (Foreign Exchange Swaps)

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối hay giao dịch hoán đổi ngoại hối là việcđồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trịmua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau

* Nghiệp vụ tiền tệ tương lai hay còn gọi là giao dịch tiền tệ tương lai (Currency Futures)

Giao dịch tiền tệ tương lai được thực hiện thông qua việc ký kết cáchợp đồng tiền tệ tương lai (gọi tắt là hợp đồng tương lai) Hợp đồng tương lai

là sự thoả thuận sẽ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày

đã được xác định trong tương lai theo những điều kiện đã quy định trước

* Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ

Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ hay còn gọi là giao dịch quyền chọn tiền

tệ là giao dịch được thực hiện qua việc ký kết hợp đồng quyền chọn tiền tệ.Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặcbán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuậntrước, trong một khoảng thời gian nhất định Để có quyền như vậy, người

Trang 19

mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí nhất định (gọi làoption premium).

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ có hai loại là: Hợp đồng quyền chọn muatiền tệ hay còn gọi là quyền chọn mua tiền tệ (Call - Option); Hợp đồng quyềnchọn bán tiền tệ hay gọi là quyền chọn bán tiền tệ (Put - Option)

1.1.3.4 Nghiệp vụ thẻ tín dụng Quốc tế

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại cho phép chủ thẻ

sử dụng để thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ tại nơi có điểm chấp nhậnthẻ hoặc rút tiền mặt với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cho phépchủ thẻ căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấpcủa chủ thẻ Đặc trưng nổi bật của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, trả tiền sau

Thẻ tín dụng đầu tiên ra đời vào năm 1949 là thẻ Diner Club do ôngFrank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ sáng chế ra Ngày nay, các loạithẻ như Master, Visa, JCB, Diner Club, Amex được sử dụng rộng rãi trên toànthế giới và thay nhau chiếm lĩnh các thị trường lớn

1.1.3.5 Các nghiệp vụ khác

a Nghiệp vụ ngân hàng điện từ và dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Nghiệp vụ ngân hàng internet (Internet Banking - IB): là một phươngthức phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua mạng máy tính Khi cónhu cầu, khách hàng chỉ cần nhập các thông tin cần thiết như mã truy cập, mậtkhẩu của mình và nội dung yêu cầu ngân hàng vào một chương trình do ngânhàng cài đặt là có thể tiến hành giao dịch ngay lập tức vào bất cứ lúc nào màkhông nhất thiết phải trực tiếp đến ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Email Banking): là nghiệp vụ có nội hàmrộng hơn nghiệp vụ ngân hàng internet rất nhiều, dịch vụ này bao gồm cả việccung cấp các dịch vụ thông qua một số phương tiện như fax, điện thoại,email…

Trang 20

b Ngân hàng đại lý và dịch vụ đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý.

Ngân hàng này được coi là đại lý của ngân hàng kia và ngược lại nếuhai ngân hàng cùng duy trì tài khoản ngân hàng đại lý với nhau Các ngânhàng trở thành đại lý của nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho kháchhàng của Ngân hàng tại nơi mà Ngân hàng này không có chi nhánh

Đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý chính là dịch vụ quản trị rủi ro khitham gia vào mối quan hệ ngân hàng đại lý với Ngân hàng khác Dịch vụ giúpđánh giá sự lành mạnh về tài chính của bên đối tác để nắm được năng lựcthực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng đại lý Kết quả đánh giá này sẽ xác địnhhạn mức trách nhiệm tham gia vào mối quan hệ ngân hàng đại lý

c Dịch vụ tư vấn.

Mọi đối tác kinh doanh đều muốn thâm nhập vào thị trường mới Tuynhiên để thâm nhập vào những thị trường mới mẻ này thì đều cần phải cónhững thông tin cần thiết về chúng Nắm bắt được nhu cầu này của kháchhàng, các ngân hàng đã đưa ra loại hình dịch vụ tư vấn khách hàng Dịch vụnày không những mang lại cho ngân hàng một khoản phí đáng kể mà còncủng cố quan hệ khách hàng và ngân hàng để từ đó mở rộng các nghiệp vụkhác Mặt khác, các đặc điểm kinh doanh riêng có của hệ thống ngân hàng đãtạo cho nó những lợi thế hơn hẳn bất kỳ nhà cung cấp thông tin nào khác vềkhối lượng và chất lượng thông tin mà nó có được

1.1.3.6 Các rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

a Rủi ro về khả năng thanh toán (Credit risk)

Trang 21

Là rủi ro liên quan đến khả năng của đối tác trong việc thực hiện nghĩa

vụ đã cam kết theo hợp đồng Trong thị trường tài chính đó chính là khả năngchi trả các khoản phải trả khi đến hạn

- Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường tiền tệ: Trên thị trường

tiền tệ, không có rủi ro khả năng thanh toán về phía người đi vay nhưng vềphía người cho vay hay gửi tiền thì luôn có rủi ro vì người đi vay có thểkhông có khả năng trả khoản nợ họ đã vay

- Rủi ro khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái: Xuất hiện khi

đối tác không có khả năng chi trả cho các hợp đồng mua bán đã cam kết

- Rủi ro quốc gia: Là một dạng rủi ro về khả năng thanh toán không

phải do phía đối tác không có khả năng thanh toán mà xuất phát từ chủ quyềncủa quốc gia đó Rủi ro quốc gia cũng xuất hiện khi có sự thay đổi về chính trịkhi chính quyền mới phủ nhận hoặc từ chối các khoản vay của chính quyền cũ

b Rủi ro về giá (Rate risk)

Là rủi ro khi giá cả biến động theo chiều bất lợi đối với trạng thái luồngtiền (cash flow position) và trạng thái ngoại tệ (foreign exchange position)

- Rủi ro lãi suất trên thị trường tiền tệ: Trên thị trường tiền tệ, rủi ro lãi

suất xuất hiện khi có sự không trùng khớp về thời hạn giữa tiền gửi và tiềnvay hay nói cách khác có rủi ro khi xuất hiện trạng thái thị trường tiền tệ

Có hai dạng không trùng khớp về thời hạn nguồn vốn :

+ Thời hạn nguồn vốn dài hơn thời hạn cho vay hay sử dụng vốn dàihạn, cho vay ngắn hạn : Gọi là trạng thái dương (Possitive gap) Duy trì trạngthái dương sẽ tạo ra lợi nhuận khi lãi suất tăng và rủi ro lỗ khi lãi suất giảm

+ Thời hạn nguồn vốn ngắn hơn thời hạn cho vay hay sử dụng vốnngắn hạn, cho vay dài hạn : Gọi là trạng thái âm (Negative gap) Duy trì trạngthái âm sẽ tạo ra lợi nhuận khi lãi suất giảm và rủi ro lỗ khi lãi suất tăng

Trang 22

- Rủi ro tỷ giá trên thị trường hối đoái : Trên thị trường hối đoái, rủi ro

tỷ giá xuất hiện dưới hai dạng: dạng thứ nhất là do trạng thái ngoại tệ ròng,dạng thứ hai do trạng thái hoán đổi hoặc không trùng khớp về kỳ hạn Trườnghợp thứ nhất, nếu trạng thái dương sẽ bị lỗ khi tỷ giá giảm so với giá mua vàngược lại với trạng thái âm Trường hợp khác xảy ra khi thực hiện các giaodịch hoán đổi mặc dù các giao dịch này không ảnh hưởng đến trạng thái hốiđoái ròng nhưng có thể xuất hiện sự chênh lệch về thời hạn giữa các giao dịchhoán đổi Do đó, nếu tỷ giá biến động không như dự đoán thì sẽ dẫn đến lỗ

c Rủi ro về tính thanh khoản (Liquidation Risk)

Rủi ro thanh khoản xuất hiện do luồng tiền trong giao dịch không cânbằng khi phải trả nợ trong khi chưa chuẩn bị được luồng tiền vào để trả nợ.Rủi ro thanh khoản đi cùng với rủi ro về giá

- Rủi ro trên thị trường tiền tệ: rủi ro thanh khoản xuất hiện khi vốn cho

vay dài hơn so với thời hạn của nguồn vốn hiện có Đến thời điểm phải trả nợcủa nguồn vốn đi vay mà không cân đối luồng tiền vào sẽ dẫn đến mất khảnăng thanh toán

- Rủi ro trên thị trường hối đoái: Rủi ro này xuất hiện từ sự không chắc

chắn về khả năng có được đồng ngoại tệ vào thời điểm cần thiết, tức là khi cótrạng thái Swap bán trước dài hơn nguồn vốn, hay trạng thái hối đoái bántrước, đến thời điểm phải thanh toán không mua lại được

d Rủi ro trong thanh toán quốc tế

* Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu

- Đối với ngân hàng chuyển chứng từ: Nhìn chung, ngân hàng chuyểnchứng từ chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã cho nhà xuất khẩu vay trướckhi nhận được tiền chuyển đến từ ngân hàng xuất trình

- Đối với ngân hàng xuất trình: Nếu ngân hàng xuất trình chuyển tiềncho ngân hàng chuyển chứng từ trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải

Trang 23

chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toánhoặc không chấp nhận thanh toán Nếu ngân hàng xuất trình cho nhà nhậpkhẩu vay để thanh toán thì có thể chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu.

* Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

- Rủi ro trong xử lý nghiệp vụ

+ Thực hiện sai quy trình nghiệp vụ

+ Không tuân thủ quy định của thông lệ quốc tế đã thống nhất áp dụngtrong phương thức thanh toán quốc tế (UCP600, URC522, URR725 )

- Rủi ro do nguyên nhân lừa đảo quốc tế

+ Lừa đảo về hàng hóa: Đây là dạng lừa đảo dễ xảy ra đối với nhữngđối tác có quan hệ buôn bán lần đầu Đôi khi chúng còn tìm cách tăng khảnăng thành công bằng cách yêu cầu LC xác nhận bởi một ngân hàng khác

+ Chứng từ giả mạo: Bộ chứng từ (làm giả) hoàn hảo nhưng không có

lô hàng nào được giao

+ LC giả mạo : Dạng lừa đảo này thường xảy ra đối với loại LC được

mở trực tiếp cho người thụ hưởng, không sử dụng ngân hàng thông báo; hànghóa được gửi thẳng cho một cái tên đích danh

+ Dạng lừa đảo có sự tiếp tay của khách hàng:

• Dạng thứ nhất : Người nhập khẩu đề nghị ngân hàng mở LC, ngườithụ hưởng xuất trình bộ chứng từ giả và đem chiết khấu, khi nhận được yêucầu hoàn trả tiền thì ngân hàng mở LC không thể liên lạc được với ngườinhập khẩu

• Dạng thứ hai: LC bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để rửa các khoảntiền có nguồn gốc bất hợp pháp Việc phát hành và thanh toán LC diễn ra hoàntoàn bình thường, các ngân hàng không thể biết tình trạng thực của hàng hóa

+ Lợi dụng LC dự phòng: Do tính giản đơn và điều kiện thanh toán dễdàng, LC dự phòng những năm gần đây có dấu hiệu bị lợi dụng lừa đảo

Trang 24

1.2 Mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.2.1 Nội dung về mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Đối với mỗi NHTM, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là việc ngânhàng mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, các sản phẩm dịch vụ cung ứng chokhách hàng, hình thức cung ứng các sản phẩm dịch vụ và mở rộng phạm vi,đối tượng, chủ thể tham gia vào nghiệp vụ này Đồng thời, mở rộng cácnghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn bao hàm cả việc mở rộng chất lượng từngnghiệp vụ cụ thể

Xuất phát từ khái niệm trên, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tếbao gồm hai nội dung :

- Mở rộng theo chiều rộng, theo đó, ngân hàng gia tăng về mặt

‘‘lượng’’: quy mô hoạt động lớn hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn, ngân hàngcung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn cho khách hàng, các đối tượng chủ thểtham gia vào từng nghiệp vụ cũng nhiều hơn, đa dạng hơn

Như vậy, khi mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế theo chiềurộng, ngân hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao để cung cấp nhiều sản phẩmdịch vụ hơn, đồng thời mở rộng địa bàn cũng như quy mô hoạt động để thuhút tối đa lượng khách hàng, tăng thu phí dịch vụ và giảm thiểu rủi ro

- Mở rộng theo chiều sâu, trong đó ngân hàng chú trọng mở rộng chấtlượng từng nghiệp vụ cụ thể, làm sao để nâng cao trình độ của nhân viên đốivới từng nghiệp vụ, thực hiện chuyên môn hóa, phân chia nhân viên chuyênphụ trách từng nội dung nghiệp vụ cụ thể, nâng cao chất lượng phục vụ củangân hàng Điều này được biểu hiện qua chất lượng của nhân viên chuyêntrách về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nâng cao trang thiết bị công nghệ phục

vụ cho việc thực hiện nghiệp vụ để đạt được mục tiêu là tăng chất lượngnghiệp vụ, tăng doanh thu của từng nghiệp vụ, doanh thu của từng nghiệp vụ

cụ thể năm sau cao hơn năm trước

Trang 25

Vấn đề cơ bản mà ngân hàng phải giải quyết khi mở rộng các nghiệp vụngân hàng quốc tế theo chiều sâu đó là mối quan hệ giữa mở rộng nghiệp vụ

và nâng cao chất lượng nghiệp vụ Bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân

tố hàng đầu quyết định thành công trong sản xuất kinh doanh của bất kỳdoanh nghiệp nào Đối với ngân hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ lại càngtrở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trườngnhư hiện nay Khi sử dụng sản phẩm dịch vụ, khách hàng có sự so sánh, đánhgiá và quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của những ngân hàng có chấtlượng tốt, thậm chí khách hàng thay đổi quan hệ từ ngân hàng có chất lượngsản phẩm thấp sang ngân hàng có chất lượng sản phẩm cao hơn Như vậy,chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng là nhân tố quyết định sự trung thành,mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng

Chất lượng sản phẩm dịch vụ có vai trò quan trọng như vậy nên nếu mởrộng ngân hàng không đi cùng với nâng cao chất lượng thì việc mở rộng củangân hàng đó không đem lại lợi ích gì, thậm chí còn làm tăng chi phí, giảm sốlượng khách hàng, làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng, từ đó giảm uy tín,giảm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, việc mở rộng cácnghiệp vụ ngân hàng quốc tế cùng với nâng cao chất lượng chẳng những duytrì được lượng khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm được kháchhàng mới, mở rộng thị phần và gia tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường.Doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nhờ vậy cũng tăng lên

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

- Mức độ đa dạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: Số lượng các nghiệp

vụ ngân hàng quốc tế, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụthể

- Thị phần các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: vể mạng lưới chi nhánh,

số lượng khách hàng, quan hệ đại lý…

Trang 26

- Các tỷ trọng:

+ Doanh số cho vay ngoại tệ/ Tổng dư nợ

+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi/ Tổng nguồn vốn huy động+ Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế/ Tổng doanh thu dịch vụ

+ Doanh thu dịch vụ chi trả kiều hối/ Tổng doanh thu dịch vụ

+ Doanh thu dịch vụ thẻ/ Tổng doanh thu dịch vụ

+ Số máy ATM/ Tổng số máy ATM toàn hệ thống

+ Số thẻ ATM phát hành/ Tổng số thẻ ATM toàn hệ thống

+ Số tiền giao dịch thẻ/ Tổng số tiền giao dịch thẻ toàn hệ thống

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.2.3.1 Luật pháp, quy chế, chính sách

Bất cứ hoạt động nào của ngân hàng nào cũng phải tuân thủ theo luậtpháp, quy chế, chính sách của quốc gia đó đặt ra Khi một ngân hàng mở rộnghoạt động ngân hàng quốc tế thì ngân hàng đó không chỉ chịu sự điều chỉnhcủa luật pháp trong nước, của các thông lệ quốc tế được áp dụng thống nhấttrong thương mại giao dịch quốc tế như UCP600, URC522, ISBP mà còncòn cả của luật pháp quốc gia mà ngân hàng đó có quan hệ quốc tế

1.2.3.2 Hoạt động kinh tế, đầu tư và thương mại quốc tế.

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàngđầu tư, thương mại quốc tế vì vậy một sự biến động của kinh tế thế giới haythương mại quốc tế đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đầu tư và thươngmại quốc tế của khách hàng cho nên sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng Mặt khác,trong thời đại ngày nay, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn toàn cầu hoá mạnh

mẽ, đặt ra vấn đề là tất cả các quốc gia là phải hội nhập kinh tế quốc tế vàphải hội nhập với tốc độ như thế nào để không tụt hậu nên dù cho một biếnđộng nhỏ nào của kinh tế thế giới, đầu tư và thương mại quốc tế đều ảnhhưởng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới Hệ thống ngân hàng tài

Trang 27

chính của một quốc gia cũng không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng này được,các ngân hàng cũng chịu sức ép mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3.3 Sự phát triển như vũ bão của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã diễn ra xu thế sáp nhập cácngân hàng lớn cũng như nhỏ để tăng cường khả năng cạnh tranh, lợi nhuận,tiềm lực tài chính và giảm thiểu rủi ro Điều này đã tạo ra sức ép rất lớn đốivới các ngân hàng nhỏ, có tiềm lực tài chính chưa vững mạnh làm thế nào đểtồn tại và phát triển

Làn sóng sáp nhập trong ngành ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vựccung cấp dịch vụ tài chính nói chung sẽ kéo dài với ảnh hưởng không nhỏ dẫnđến trong tương lai, số lượng ngân hàng sẽ không nhiều nhưng quy mô mỗingân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều Ngân hàng nào nằm ngoài xu hướng hợp nhất

sẽ phải đương đầu với yếu tố cạnh tranh rất lớn

1.2.3.4 Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ

Khoa học công nghệ có những bước tiến bộ vượt bậc và được áp dụngmạnh mẽ vào trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo ra những bước ngoặt trongngành công nghiệp này Đó là tác động của thương mại điện tử và ngân hàngđiện tử Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử là những nhân tố, điều kiệnthiết yếu để quốc tế hóa hoạt động ngân hàng Những nhân tố này là sức éplớn buộc các NHTM mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tham gia hộinhập vào cộng đồng tài chính quốc tế

1.2.3.5 Nền kinh tế tri thức

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, lợi thế so sánh của các nước

có sự thay đổi căn bản Ngày nay, lợi thế để có thể phát triển của mỗi quốcgia, để có thể hội nhập thành công vào thị trường quốc tế, để các quốc giachậm phát triển có thể đuổi kịp các quốc gia phát triển đó là trí tuệ của dântộc mà đại diện là những cá nhân xuất sắc, là hàm lượng công nghệ cao chứ

Trang 28

không phải là lao động trẻ, tài nguyên phong phú và nguồn vốn Nghiệp vụngân hàng quốc tế đặc biệt đề cao phẩm chất và trí tuệ con người, đòi hỏinhân viên thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải có tri thức về côngnghệ thông tin, tri thức về kinh tế cũng như tất cả các phẩm chất cần có củamột cán bộ ngân hàng Do đó, vấn đề kinh tế tri thức và chiến lược tri thứchoá ngành ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hay tụt hậucủa ngân hàng sau này.

1.3 Kinh nghiệm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm

1.3.1 Kinh nghiệm ngân hàng Vietcombank

Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tàichính tối ưu nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam(Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Namtriển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, antoàn và tiện lợi nhất hiện nay

Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là

ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngânhàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB,

Trang 29

American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay, Vietcombankluôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thịtrường thẻ Việt Nam.

Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng

mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lướiATM Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt gần 11.000ĐVCNT và 1626 máy ATM trên khắp các tỉnh và thành phố sẵn sàng đáp ứngnhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước

Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam,Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia.Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ,Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các kháchhàng là định chế tài chính

Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đạidiện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngânhàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầumối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này Hoạt động bên ngoàilãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạnglưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, vớikhoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới

Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đápứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tàikhoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, baothanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ,mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v )

Trang 30

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Namtrong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối Vietcombank cũng luôn được đánh giá

là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượngtốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả tới khách hàng

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ củakhách hàng, Vietcombank còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro tronghoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm,thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt độngkinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng

Hiện nay, Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm ngoại hối như:mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tươnglai, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất

Vietcombank cũng đang cung cấp dịch vụ Bao thanh toán cho kháchhàng của mình, bao gồm cả bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất– nhập khẩu Đội ngũ nhân viên bao thanh toán của VCB có trình độ và nhiệttình trong công việc, đã được Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế FCI cấp chứngchỉ loại Ưu về Bao thanh toán VCB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thựchiện bao thanh toán xuất nhập khẩu thông qua Hiệp hội bao thanh toán quốc

tế - FCI và cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt nam cung cấp hệ sản phẩm baothanh toán đa dạng nhất, đáp ứng mọi yêu cầu về bao thanh toán của cácdoanh nghiệp Sử dụng dịch vụ bao thanh toán của VCB, nhà nhập khẩu vàxuất khẩu sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích

Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giảithưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệuquả hoạt động Trong 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí

Trang 31

"The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốtnhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngânhàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp2006-2007 Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard

& Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lựcnội tại ở mức D Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombankcũng là BB- và D Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất mà hai tổ chức xếphạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1.3.2 Kinh nghiệm ngân hàng HSBC

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đivào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng convào hoạt động tại Việt Nam Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớnnhất tại Việt Nam xét về mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên

và khách hàng Với lịch sử phát triển của HSBC cũng như sự am hiểu về thịtrường Việt Nam, HSBC là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cung cấpcác dịch vụ ngân hàng quốc tế

Một trong những dịch vụ ngân hàng quốc tế ưu việt mà HSBC đangcung cấp cho khách hàng là dịch vụ HSBC Premier Đây là một dịch vụ ngânhàng cao cấp liên kết toàn cầu, theo đó khi trở thành khách hàng HSBCPremier tại bất kỳ một quốc gia nào, khách hàng sẽ duy trì đẳng cấp Premier

và tận hưởng mọi lợi ích của dịch vụ HSBC Premier tại những quốc gia khácnhau chất lượng cao nhất, chẳng hạn:

- Mở tài khoản ở nước ngoài: Các chuyên gia của HSBC tại Trung tâmtài chính toàn cầu sẽ mở các tài khoản HSBC tại nước ngoài cho khách hàngtrước khi khách hàng đến quốc gia mới và thông báo số tài khoản mới trong

Trang 32

vòng 3 ngày làm việc cho khách hàng Gói tài khoản bao gồm thẻ và sổ séc sẽđược chuyển đến cho khách hàng sau 10 ngày làm việc kể từ khi tài khoảnđược mở.

- Chuyển các giao dịch tín dụng đến quốc gia khác: Để đảm bảo hoạtđộng thuận lợi nhất khi khách hàng chuyển đến một quốc gia mới, HSBC cóthể chuyển tất cả các giao dịch tín dụng đã thực hiện tại một quốc gia đến mộtquốc gia mới để giúp khách hàng giữ nguyên hạn mức tín dụng tại quốc gia này

- Dịch vụ ngân hàng đầu tư quốc tế: HSBC có 5 trung tâm đầu tư quốc

tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư trên toàn cầu của khách hàng, được đặt tạiHong Kong, Miami, Singapore, Jersey và Dubai Các trung tâm này đượcthành lập để đáp ứng tất cả nhu cầu đầu tư quốc tế của khách hàng, giúpkhách hàng phát triển nguồn tài chính của mình

- Định cư hoặc đưa gia đình đi nước ngoài: nhờ mạng lưới chi nhánhliên kết toàn cầu của HSBC, khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ tại bất kỳ quốcgia nào họ đến cho dù là chuyến đi ngắn ngày hay đi định cư nước ngoài

HSBC cũng là ngân hàng cung cấp đa dạng dịch vụ thanh toán quốc tế,với các sản phẩm được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng được đầy đủ nhucầu của nhà nhập khẩu và xuất khẩu Bên cạnh các dịch vụ thanh toán quốc tếtruyền thống, HSBC còn cung cấp các sản phẩm chuyên biệt, riêng có dựatrên nền tảng công nghệ thông tin và các giải pháp trực tuyến, như: dịch vụInstant advice (nhận các thông báo và tu chỉnh thư tín dụng qua thư điện tử),dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu, dịch vụ thanh toán quốc tếtrực tuyến bằng HSBCnet – ITS,…

Với những nỗ lực vượt bậc của mình, HSBC đã được tạp chíFinanceAsia bình chọn là Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam trong sáu

Trang 33

năm liên tiếp 2006-2011, Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất Việt Namnăm 2008, 2009 và 2011 do Asset Triple A bình chọn, Ngân hàng Cung cấpNghiệp vụ Giao dịch Toàn cầu Tốt nhất tại Việt Nam năm 2011 do AssetTriple A bình chọn….

1.3.3 Kinh nghiệm ngân hàng ANZ

ANZ là ngân hàng Úc hàng đầu tại Châu Á ANZ đã hoạt động và phục

vụ cộng đồng tại khu vực này trong hơn 30 năm qua Tại Việt Nam, ANZ đãhoạt động hơn 15 năm Chìa khóa thành công của ANZ chính là cam kết đàotạo nhân viên bản địa về dịch vụ khách hàng thân thiện và chuyên nghiệp, vàANZ nổi tiếng trong khu vực về sự hài lòng của khách hàng Đội ngũ nhânviên của ANZ thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt Trên nền tảng kinhnghiệm tại khu vực và thị trường Việt Nam, nhân viên của ANZ hiểu đượcnhững khó khăn và nhu cầu của khách hàng Việt Nam cũng như khách hàngnước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam do đó họ có thể tư vấn, giúp đỡ cáckhách hàng này về hàng loạt các dịch vụ tài chính

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của ANZ cho thấy: Chất lượng dịch vụđược nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúpngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn sovới các ngân hàng quốc tế và nội địa Đồng thời, ngân hàng này cũng đã xâydựng được hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là mộtchỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên ANZ đã phát triển độingũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một sốlĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng Ngoài ra, ANZ cũngkhông ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cập nhật nhấtnhư: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các kháchhàng Việt Nam

Trang 34

Cùng với việc đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, ngân hàng này đã triểnkhai nhiều quy trình và hệ thống mới Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tíndụng nóng và khủng hoảng tài chính, chất lượng quản trị rủi ro của ANZ ViệtNam được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn Australia ANZ cũng chủ động tăngcường lực lượng bán hàng và đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo vàchuyên môn hoá đội ngũ nhân viên Phân khúc dịch vụ tự phục vụ nhưinternet banking và ATMs được mở rộng Bổ sung thêm máy ATM với nhiềuchức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã

mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể Hệ thống quản lý hàng đợicũng tạo thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả của chi nhánh ngân hàng

Chất lượng dịch vụ khách hàng của ANZ luôn được đánh giá cao vàđiều này đã được thể hiện qua những giải thưởng mà Ngân hàng nhận đượctrong thời gian qua như: Giải thưởng Rồng vàng do Thời báo kinh tế ViệtNam tổ chức trong 9 năm liên tiếp từ 2002-2010, Giải Top Trade ServicesAward 2009 & 2010 do Bộ Công thương trao tặng

1.3.4 Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số ngân hàng lớn trong nước trongviệc mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, có thể rút ra một số bài học kinhnghiệm sau :

Một là, xây dựng được chiến lược phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc

tế nằm trong hệ thống chiến lược phát triển của bản thân ngân hàng, được xácđịnh đúng vị trí và được đầu tư đúng mức

Hai là, trước mắt có thể tập trung vào một số loại dịch vụ có thế mạnh

và nhu cầu của thị trường đang tăng lên như: dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụngân hàng tự động, dịch vụ thanh toán quốc tế…

Trang 35

Ba là, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế dựa trên sự phát triển công

nghệ hiện đại theo xu thế của các ngân hàng hiện đại

Bốn là, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức về

nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro trên phạm viquốc tế cho đội ngũ cán bộ từ ban lãnh đạo đến từng nhân viên ngân hàng

Năm là, đa dạng hóa về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, một mặt nhằm

đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mặt khác giúp tăng thu nhập chongân hàng

Sáu là, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải đi đôi với nâng cao

chất lượng Đây là nhiệm vụ sống còn của các ngân hàng khi hội nhập quốc tế

Bảy là, cần có chiến lược tiếp thị, quảng bá dịch vụ ngân hàng bán lẻ

tiện ích, đặc biệt là về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhậpkhẩu, tín dụng quốc tế… không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong thuhút khách hàng

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỞ RỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN

HÀNG QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

LIÊN DOANH VIỆT NGA

2.1 Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Ngày 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức

tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động VRB ra đời là kết quả của sự hợptác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước,

mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính, trong đóNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đóng góp 51% vốn điều

lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) - đóng góp 49% vốn điều lệ

Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga (SGD VRB) được thànhlập theo quyết định số 2671/QĐ-NHNN ngày 13/11/2007 của Ngân hàngNhà nước Việt Nam Tuy nhiên, Sở giao dịch VRB chỉ thực sự tách ra hạchtoán độc lập từ tháng 9/2009 sau hi chuyển về địa chỉ 535 Kim Mã, Ba Đình,

Hà Nội

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Sở giao dịch Ngân hàng liên doanh Việt Nga được tách ra hạch toánđộc lập vào tháng 9/2009 Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, SGDVRB đã phát triển nhanh chóng về cả mạng lưới lẫn phạm vi nghiệp vụ

- Tháng 12/2009: mở Phòng giao dịch Hai Bà Trưng

Trang 37

- Tháng 3/2010: mở Phòng giao dịch Kim Mã

- Tháng 5/2010: mở Phòng giao dịch Hoàn Kiếm

- Tháng 7/2010: mở Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt

- Tháng 10/2010: mở Phòng giao dịch Cầu Giấy

- Năm 2011-2012: dự kiến mở thêm 5 Phòng giao dịch nữa tại HàNội và các vùng lân cận

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh

Phòng

Kế toán tổng hợp

Phòng Dịch

vụ khách hàng

Phòng Hành chính nhân sự

PGD

Hai Bà

Trưng

PGD Kim Mã

PGD Hàng Vôi

PGD Lý Thường Kiệt

PGD Lạc Long Quân

Phòng Thanh toán quốc tế

Trang 38

2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

2.1.2.1 Sản phẩm và thị trường

a) Các sản phẩm dịch vụ tại SGD VRB

- Tiền gửi

- Thanh toán quốc tế

- Tài trợ xuất nhập khẩu

- Chuyển tiền, chuyển tiền kiều hối

- Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân

- Bảo lãnh

- Kinh doanh tiền tệ

Ngoài ra SGD VRB còn phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như dịch

vụ tư vấn, uỷ thác đầu tư, dịch vụ Home-banking, internet banking và hệthống thẻ quốc tế

b) Thị trường mục tiêu

+ Trong nước: Nhóm các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố

du lịch

+ Nước ngoài: Nga và các nước Đông Âu

Đặc biệt kênh thanh toán trực tiếp đến thị trường Nga bằng USD, EUR

và RUB đảm bảo an toàn, nhanh chóng thông qua kênh thanh toán songphương VRB – VTB

2.1.2.2 Nhân sự

Chiến lược nhân sự của SGD VRB tuân theo chiến lực chung của toàn

hệ thống VRB, đó là chiến lược nhân sự theo thị trường VRB đã áp dụng một

số biện pháp về nhân sự sau nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và cảchính quyền lợi VRB

Trang 39

Hợp đồng cam kết: Không chỉ ràng buộc về mặt pháp lý, hợp đồng làm

việc có thời hạn cũng giúp nhân viên thấy rõ việc phải làm và cái đích phảiđạt trong khoảng thời gian quy định, từ đó kích thích sự cống hiến cao độ củanhân viên để đạt mục tiêu hợp đồng

Giao cho các công ty nhân sự: một khi nguồn nhân lực cao cấp trở nên

khan hiếm trên thị trường, thì việc tìm và giữ nhân viên sẽ rất khó khăn và tốnkém VRB đã chọn cách sử dụng công ty bên ngoài để tìm kiếm các nguồnnhân sự cao cấp

Tăng cường đào tạo và chuẩn hóa công việc: có thể chuẩn hóa công

việc bằng cách chia thành từng phần việc nhỏ, có mô tả rõ ràng và yêu cầu tất

cả các giao dịch đều phải thực hiện bằng qui trình hay qui định

Hợp tác với đối thủ và đối tác: Cạnh tranh không phải lúc nào cũng

mang nghĩa đối đầu Sự hợp tác ngay cả với đối thủ, cũng có khi là biện pháphữu hiệu để tìm và giữ nguồn nhân lực đang khan hiếm Tại một số vị trí quantrọng, việc ra đi của những vị trí này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động củaVRB và chiến lược kinh doanh Do đó, VRB thực hiện chủ trương chú trọngđến đội ngũ cán bộ nòng cốt của mình

2.1.2.3 Công nghệ

Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định nền tảng thành công của ngânhàng Hiểu và nắm rõ những vai trò quan trọng của công nghệ, Ngân hàngVRB đã sử dụng nền tảng cơ sở DB2 trong việc quản lý số liệu tập trung cáchoạt động ngân hàng Với hệ thống corebanking iflex cube hiện đại đang triểnkhai, VRB nói chung, SGD VRB nói riêng đã đáp ứng được cơ bản cácnghiệp vụ của mô hình ngân hàng bán lẻ

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga trong thời gian qua

Trang 40

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Vốn luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sựthành công của mỗi doanh nghiệp và với ngân hàng cũng vậy Huy động vốnđóng vai trò vô cùng quan trọng cả về trước mắt và lâu dài vì nguồn vốnquyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận củangân hàng Vốn cũng là tiền đề tạo thế mạnh cho ngân hàng cạnh tranh trênthị trường Nhận thức được điều đó, SGD VRB luôn coi việc khai thác, huyđộng tối đa các nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng… làmục tiêu hoạt động hàng đầu của mình

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động của SGD VRB

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 – Phòng Kế hoạch Nguồn vốn)

Ban lãnh đạo SGD VRB đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốnvới nhiều hình thức huy động như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,tiết kiệm gửi góp… Tùy từng thời kỳ, Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩmhuy động với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt Kỳ hạn gửi cũng rất đa dạng, từ kỳhạn rất ngắn như 1 tuần đến kỳ hạn dài 60 tháng… Lãi suất rất linh hoạt và

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w