phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình cần thơ

50 190 0
phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của đất nước thì hệ thống ngân hàng (NH) cũng có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là về lĩnh vực huy động vốn và cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của các ngành nghề, các tổ chức kinh tế xã hội (KTXH) nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu KTXH ngày càng cao. Trong đó, tín dụng (TD) là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động của NH, luôn đóng vai trò quan trọng và là mạch máu chính của nền kinh tế, TD không chỉ đóng vai trò thu hút và phân phối nguồn vốn trong xã hội mà nó còn là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH. Nắm bắt được tầm quan trọng của vốn đối với hầu hết bất kỳ doanh nghiệp, hộ sản xuất nào trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) An Bình đã thể hiện tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế, chủ đạo nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và cùng với sự đóng góp tích cực và mạnh mẽ để nền KTXH phát triển hơn, nguồn vốn luôn đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả. Không chỉ có nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc,… mà các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ xung cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng (KH), trả lương cho công nhân, mở rộng sản xuất,… Chính vì sự quan trọng của TD ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân như vậy, đồng thời với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, kích thích tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trẻ và hỗ trợ vốn vay ngắn hạn cho hộ kinh doanh, các ngân hàng thương mại (NHTM) đặc biệt là ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ đã có những biện pháp mở rộng hoạt động TD ngắn hạn nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh năng động và hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực TD ngắn hạn và đạt những thành tích cao trong công tác TD ngắn hạn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho Chi nhánh trước tình hình hiện nay là hoạt động cho vay ngắn hạn có hiệu quả và hạn chế rủi ro. Trong khi đó, Thành phố (TP) Cần Thơ là một trong những đầu mối kinh tế quan trọng, là trung tâm thương mại của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, nhu cầu vốn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của TP là rất lớn. Do đó, NH đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải nâng cao hiệu quả TD, đáp ứng nhu cầu vốn của KH một cánh hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, sau thời gian thực tập tại phòng TD ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích khái quát tình hình chung về hoạt động TD ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ (ABBank Cần Thơ) qua 3 năm 2009 – 2011, từ đó đề ra những giải pháp cho hoạt động TD đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, thời kỳ kinh tế hội nhập. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1 - Phân tích tình hình chung về TD ngắn hạn của NH; - Phân tích thực trạng tình hình hoạt động TD ngắn hạn của NH; - Đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ABBank Cần Thơ. 3. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của đề tài là tình hình biến động và hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn của NH 3 năm qua và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn tại ABBank Cần Thơ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về không gian Đề tài được thực hiện và hoàn thành tại NH ABBank Cần Thơ và các nguồn thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu được cung cấp bởi các bộ phận liên quan của NH. 3.2.2 Giới hạn vùng nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại Ngân hàng ABBank Cần Thơ trên địa bàn TP Cần Thơ. 3.2.3 Về thời gian - Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ ngày 02/01/2012 đến hết ngày 04/05/2012; - Nguồn thông tin sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2009 đến năm 2011. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị; Phần nội dung có 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về TD ngắn hạn và tình hình hoạt động TD ngắn hạn tại các NHTM Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động TD ngắn hạn tại ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn tại ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ 5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài được thực hiện có sự nghiên cứu của các đề tài trước đó có liên quan trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cụ thể như sau: - Huỳnh Thanh Tân (2008). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Cà Mau”, TP. Cần Thơ. Nội dung đã được nghiên cứu: Tình hình huy động vốn nói chung và tình hình huy động vốn ngắn hạn nói riêng, tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích tình hình dư nợ và xử lý nợ quá hạn,… bằng phương pháp so sánh các chỉ số tương đối và tuyệt đối, nhận xét,… để từ đó, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cả NH Á Châu. - Lâm Ngọc Châu (2007). “Phân tích hoạt động TD ngắn hạn tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng”, TP. Cần Thơ. Nội dung đã được nghiên cứu: Tác giả đã phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn, tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích nguyên nhân dư nợ và nợ quá hạn,… bằng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TD ngắn hạn là phương pháp chủ yếu và một số phương 2 pháp như: So sánh, đánh giá, nhận xét,… để trên cơ sở đó, đề ra giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn. Đúc kết từ luận văn trên, đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009 – 2011)”, kế thừa những kinh nghiệm và phát triển hơn nữa các nội dung nghiên cứu như: Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn, tình hình cho vay, tình hình dư nợ và nợ quá hạn,… bằng những phương pháp như: So sánh chỉ số tương đối và tuyệt đối, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng (Hệ số thu nợ, tổng dư nợ trên vốn huy động, vòng quay tín dụng, dư nợ bình quân và nợ xấu trên tổng dư nợ), phương pháp đánh giá, nhận xét,… để thấy rõ tình hình cho vay cũng như những nguyên nhân, tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động tín dụng. Đề tài khác với những đề tài khác và không trùng với các đề tài tại ABBank - Chi nhánh Cần Thơ. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NHTM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.1.1 Khái niệm về tín dụng  Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau: + Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, trang thiết bị. + Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng (theo thỏa thuận) người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay, một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ. Vốn (1) Người cho vay Người đi vay Vốn + lãi (2) Hình 1: Quy trình tín dụng Từ khái niệm trên, tín dụng thể hiện 3 mặt cơ bản như sau: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời - Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi. 1.1.2 Chức năng của tín dụng 1.1.2.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên Tín dụng (TD) là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này TD góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chỗ: - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua TD, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ TD nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. 1.1.2.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất Nhờ TD mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, TD góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.1.3 Phân loại tín dụng 1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng * TD ngắn hạn: Là TD có thời hạn 1 năm trở xuống ( ≤ 12 tháng), thường được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. 4 * TD trung hạn: Là loại TD có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, quy trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,… * TD dài hạn: Là TD có thời hạn cho vay trên 60 tháng, dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn,… 1.1.3.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - TD có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để NH có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Gọi là cho vay thế chấp bằng tài sản. - TD không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH, gọi là cho vay tín chấp. 1.1.3.3 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - TD thương mại: Là quan hệ TD giữa các nhà Doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - TD Nhà nước: Là quan hệ TD trong đó Nhà nước là Người đi vay, người cho vay là các tổ chức kinh tế. Nhà nước đi vay dân chúng và các tổ chức kinh tế dưới hình thức phát hành trái phiếu, công trái chính phủ - Tín dụng NH: Tín dụng NH là mối quan hệ giữa NH, các tổ chức TD khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội. 1.1.3.4 Căn cứ vào mục đích tín dụng * Tín dụng sản xuất: là hình thức TD nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ hàng hóa… * Tín dụng lưu thông hàng hóa: là hình thức TD dùng để cung cấp vốn cho doanh nghiệp để tiến hành buôn bán hàng hóa… * Tín dụng tiêu dùng: là hình thức TD nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình,… 1.1.4 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, tín dụng có vai trò quan trọng sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ thanh toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 1.1.5 Các phương thức tín dụng: Trên cở sở nhu cầu của KH và khả năng kiểm tra, giám sát của NH. ABBank Cần Thơ thỏa thuận với KH vay về việc lựa chọn các phưong thức cho vay sau đây: - Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng cho KH có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, KH và ABBank Cần Thơ là nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng TD. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với KH vay ngắn hạn có nhu cầu thường xuyên, kinh doanh ổn định. 5 - Cho vay theo dự án đầu tư: ABBank Cần Thơ cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của KH, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: KH vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp hành cho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức TD để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức TD. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức TD Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với các qui định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Các phương thức cho vay khác: thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình khi Chủ tịch Hội ĐồngQuản Trị chấp nhận. 1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NHTM Mặc dù, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn TP Cần Thơ hoạt động trong những năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và chịu nhiều biến động về KTXH trong nước và khu vực, thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, giá cả nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động, đặc biệt là nông dân, nhưng ABBank Cần Thơ đã từng bước khẳng định và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực tài chính TD trên địa bàn. Cùng các NHTM trong địa bàn, ABBank Cần Thơ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch nền kinh tế. Đã thực hiện tốt các chương trình TD theo sự chỉ đạo của Chính Phủ như cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản, cho vay mua xe tải, nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện, nâng cao đời sống, góp phần đưa nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển. Đồng thời, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, từng bước ổn định và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng các ngành các cấp thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Hoạt động kinh doanh của ABBANK là nhằm để thu lợi nhuận, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội, ABBank Cần Thơ hoạt động nhằm góp phần tạo cầu nối về vốn của NH với KH và góp phần thực hiện mục tiêu chung của NH, NH luôn phấn đấu để lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước, do đó quá trình phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ doanh thu (thu nhập) và chi phí giúp NH đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận hiện tại và hoạch định kế hoạch tương lai của NH. 1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng  Cho vay: Là một hình thức cấp TD, theo đó ABBank Cần Thơ, giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 6 X 100 % X 100 %  Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức TD theo qui định của pháp luật.  Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng TD giữa NH với KH.  Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho KH vay không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.  Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH thu về được vào một thời điểm nhất định nào đó.  Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay chưa đến hạn thu hồi và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Dư nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn (NQH). Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay (DSCV) và doanh số thu nợ (DSTN).  Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà KH không có khả năng trả nợ cho NH khi đến hạn mà không có lý do chính đáng. Nợ xấu bao gồm các khoản nhóm nợ: nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.  Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với DSCV nhất định, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, và ngược lại. Công thức tính: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (%) = Doanh số cho vay  Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần) = Vốn huy động  Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2  Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động TD của NH, nó cho thấy khả năng trả nợ của KH cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nợ xấu Nợ xấu / Tổng dư nợ (%) = Tổng dư nợ 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 7 1.2.2.1 Phương pháp thu nhập thông tin thứ cấp Tổng hợp các thông tin từ tạp chí NH, những tư liệu TD tại NH, sách báo về NH, tạp chí NH; trang web NH Nhà nước, Ngân hàng An Bình (www.abbank.vn). 1.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Cần Thơ qua các năm. Cụ thể: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán. + Bảng báo cáo thống kê DSCV, DSTN, dư nợ, NQHấu qua các năm 1.2.3 Phương pháp phân tích - Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp đánh giá và nhật xét. - Đối với mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng hai phương pháp: So sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối. - Đối với mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phương pháp xem xét, đánh giá tỷ trọng của từng thành phần trong tổng thể chung, qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng thành phần trong tổng thể có tác động đến hiệu quả hoạt động TD ngắn hạn. 8 Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI ABBANK CẦN THƠ 2.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ABBank 2.1.1.1 Quá trình hình thành của ABBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, dưới đây được gọi là Ngân hàng An Bình, được phép hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0031/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993 do Thống đốc NHNN cấp. - Trụ sở chính đặt tại: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM. - Tên đầy đủ tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH. - Tên đầy đủ tiếng Anh: AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. - Tên tắt tiếng Anh: ABBANK. - Điện thoại: (84-8) 38 224 855 - Fax: (84-8) 38 244 856 - Email: info@abbank.vn - Trang web: www.abbank.vn Sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ngân hàng An Bình hiện là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 4.200 tỷ đồng. Cùng với mạng lưới hơn 133 điểm giao dịch và còn tiếp tục được mở rộng, ABBank đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 KH doanh nghiệp và trên 100.000 KH cá nhân tại 29 tỉnh trên cả nước. 2.1.1.2 Quá trình phát triển của ABBank Quá trình phát triển của ABBank với một số điểm nhấn rất ấn tượng như việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tham gia làm cổ đông chiến lược của ABBank với tỉ lệ góp vốn điều lệ là 30% vào năm 2005; ABBank và công ty chứng khoán An Bình (ABS) phát hành thành công 2000 tỉ trái phiếu bản tệ cho EVN trong năm 2006; ABBank được tạp chí Asia Money 01.2007 bình chọn là “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á năm 2006”; ABBank được nhận giải thưởng Quả cầu vàng – the Best Banker do Ban Tổ chức Hội chợ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”. ABBank đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hoạt động với mô hình “siêu thị tài chính”, qua đó KH có thể dễ dàng chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình. Các nhóm KH mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm nhóm KH doanh nghiệp, nhóm KH cá nhân và nhóm KH đầu tư. + Đối với KH doanh nghiệp: ABBank sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính NH trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, … + Đối với KH cá nhân: ABBank cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm TD tiêu dùng hay các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt. Các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gởi, tiết kiệm bậc thang, … + Đối với các KH đầu tư: ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các KH công ty và cá nhân. Riêng với các KH công ty, ABBank cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, … 9 Định vị và sự khác biệt của ABBank với các NH khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của KH là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên. Vài nét về ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ gọi tắt là ABBank Cần Thơ ra đời ngày 08/03/2006. Đây là chi nhánh thứ 13 của ABBank nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của nền KTXH cũng như quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta và các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển. Trụ sở giao dịch của ABBank Cần Thơ đặt tại số 74 – 76 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý nhân sự của ABBank Cần Thơ - Cơ cấu tổ chức bộ máy của ABBank Cần Thơ được thể hiện qua sơ đồ ở hình 2 như sau: Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBank Cần Thơ Cơ cấu tổ chức của ABBank Cần Thơ bao gồm 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc và 07 phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc. - Nhiệm vụ của các phòng, ban: + Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của ABBank Cần Thơ trước ABBank hội sở. + Phó giám đốc: Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. + Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBank. + Phòng quan hệ KH: chia làm 2 bộ phận: KH doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với KH là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. 10 GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính và quản lí nhân sự Phòng quản lí rủi ro Phòng thanh toán quốc tế Phòng quan hệ khách hàng Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng giao dịch An Nghiệp Phòng điện toán . LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NHTM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1.1.1 Khái niệm về tín dụng  Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình. giả đã phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn, tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích nguyên nhân dư nợ và nợ quá hạn, … bằng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TD ngắn hạn là. nghiên cứu: Tình hình huy động vốn nói chung và tình hình huy động vốn ngắn hạn nói riêng, tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, phân tích tình hình dư nợ và xử lý nợ quá hạn, … bằng

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan