Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
804,5 KB
Nội dung
Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Người dân huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi là nghề chính đối với họ và tất nhiên việc thiếu vốn là điều không tránh khỏi, nên với họ nhu cầu vay vốn là rất cần thiết. Đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất của NHN 0 & PTNT huyện Thoại Sơn trong ba năm 2009-2011.Phân tích thực trạng và kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và cả nợ quá hạn sẽ được phân tích rõ cho ta thấy được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất và khả năng đáp ứng của Ngân hàng thông qua số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng tín dụng tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn, dùng phương pháp tuyệt đối và tương đối để biết được chênh lệch tăng, giảm qua ba năm. Bên cạnh đó từ kết quả phân tích tìm ra nguyên nhân và đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu từ đó đề ra một số biện pháp nhằm giúp Ngân hàng nâng cao hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 1 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình chung về nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 23 Bảng 2: Tình hình huy động qua ba năm (2009-2011) 24 Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn qua ba năm (2009-2011) 26 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2009-2011) 27 2 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Bảng 5: Nhu cầu vốn của hộ sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NHN 0 chi nhánh huyện Thoại Sơn 32 Bảng 6: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất qua ba năm (2009-2011) 33 Bảng 7: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất qua ba năm (2009-2011) 37 Bảng 8: Dư nợ đối với hộ sản xuất qua ba năm (2009-2011) 41 Bảng 9: Nợ quá hạn đối với hộ sản xuất qua ba năm (2009-2011) 45 Bảng 10 : Các tỷ số trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất qua ba năm (2009-2011) 47 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Quy trình cho vay 16 Hình 2: Cơ cấu tổ chức của NHN 0 huyện Thoại Sơn 19 Hình 3: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 25 3 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Hình 4: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 28 Hình 5: Biểu đồ so sánh giữa nhu cầu và thực tế 32 Hình 6: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 34 Hình 7: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 38 Hình 8: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 42 Hình 9: Biểu đồ thể hiện nợ quá hạn của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long NHN 0 & PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CBCNV: Cán bộ công nhân viên TGTK: Tiền gửi tiết kiệm 4 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn CBTD: Cán bộ tín dụng HSX: Hộ sản xuất DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa TSĐB: Tài sản đảm bảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cơ cấu kinh tế của nước ta, nông nghiệp luôn là thế mạnh, cùng với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp và nông thôn đang có những bước tiến vượt bậc. Với khát vọng làm giàu chính đáng của mình, người nông dân đã và đang khai thác những tiềm năng kinh tế của địa phương điển hình là tỉnh An 5 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Giang - một trong những tỉnh của khu vực ĐBSCL - có thế mạnh về nông nghiệp. Với một diện tích trồng trọt khá lớn và màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào hợp cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu năm của người dân đã tạo nên thế mạnh riêng của tỉnh. Sản lượng lương thực lớn nhất nước, khối lượng thực phẩm khá lớn với thị trường ngày càng mở rộng, góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, đồng thời cũng làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà. Huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thiếu vốn thường xuyên xảy ra nên nhu cầu vay vốn là rất cần thiết. Mục đích vay chủ yếu là để trồng lúa, hoa màu, mua sắm thiết bị nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, … cho nên thời hạn vay thường là ngắn hạn và trung hạn. NHN O & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - một trong những đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của NHN O & PTNT An Giang - trong những năm qua đã hoạt động tích cực để thực hiện tốt việc giải quyết vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người nông dân trên địa bàn huyện giúp cho nhân dân cải thiện một bước về đời sống vật chất, kết quả là hoạt động tín dụng trong thời gian qua tại chi nhánh tăng trưởng, đã khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với khu vực này. Xuất phát từ những vấn đề trên nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” làm đề tài tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất qua ba năm 2009 - 2011. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. 2.2 Mục tiêu cụ thể 6 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng Tín dụng tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang qua các năm 2009, 2010 và 2011. - Thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng Internet có liên quan đến đề tài. 3.2 Phương pháp phân tích số liệu Phân tích số liệu theo phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối: + Phương pháp tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa vào kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước. + Phương pháp tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: là những số liệu cho vay tại Ngân hàng, những báo cáo có liên quan đến hoạt động cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2009 – 2011. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian:đề tài được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh NHN 0 & PTNT huyện. Về thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong ba năm từ 2009 đến 2011, thời gian thực hiện đề tài từ 02/01/2012 đến 02/05/2012. 6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 7 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - Hộ sản xuất là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì người dân huyện Thoại Sơn chủ yếu làm nghề nông nên qua nghiên cứu có thể thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cụ thể là biết được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng đối với các HSX trong huyện và hiệu quả công việc của họ thông qua tình hình thu nợ của Ngân hàng, từ đó giúp ban lãnh đạo Ngân hàng có những biện pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực để vừa làm cho doanh thu Ngân hàng ngày càng tăng và đời sống người dân cũng được cải thiện. 7. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Phần mở đầu - Chương 1: cơ sở lý luận - Chương 2: phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. - Chương 3: một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. - Phần kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 8 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1988 công nhận sự tồn tại hàng đầu và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, kinh tế hộ trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Hộ sản xuất được hiểu là hộ kinh tế tự chủ độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của kinh tế hộ. Với mọi chính sách Đảng và Chính phủ cũng như Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để họ chủ động trong quá trình sản xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành dịch vụ. 1.1.2 Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động, có các điều kiện vể đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường. 1.1.3 Vai trò của sản xuất đối với nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Như chúng ta đã biết việc phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hàng hoá, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Đẩy mạnh quá trình tích tụ tập trung vốn ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất của người dân, giảm tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn. Hộ sản xuất là một trong những nhân tố quyết định tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm phong phú đa dạng hoá trong nền nông nghiệp. Từ việc sản xuất hàng hoá mang tính tự cấp, hộ sản xuất là đơn vị sản xuất hàng hoá tự chủ, tiến hành sản xuất trong điều kiện tự nhiên phải cạnh tranh với nhiều ngành kinh tế. Ngày nay, kinh tế hộ sản xuất phát triển nhờ có cơ chế chính sách mới của Đảng, cho hộ tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, phát huy được tính năng 9 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn động sáng tạo nhanh nhạy trong công việc, thay đổi cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu sản xuất. Tóm lại, từ việc phát triển kinh tế hộ đã mở rộng các thị trường tiêu thụ hàng hoá ngày một phát triển, làm cho nền kinh tế nông thôn ngày một đổi mới.Vì vậy, trong điều kiện hiện nay cần phải tập trung phát triển kinh tế hộ là điều tất yếu. 1.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 1.2.1 Khái niệm Tín dụng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới dạng hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định hoàn trả lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Như vậy, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: Thứ nhất, có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn). Thứ hai, là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ. Thứ ba, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng nữa. Trong tín dụng đối với kinh tế HSX thì Ngân hàng là người chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( người cung ứng vốn-người cho vay), còn HSX là người ( nhận cung ứng vốn-người đi vay). Sau một thời gian nhất định HSX trả lại số vốn đã nhận được từ Ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi). 1.2.2 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. 10 [...]... NHNO & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Thoại Sơn là 1 trong 12 chi nhánh thuộc NHN0 & PTNT tỉnh An Giang, là đơn vị kinh doanh trực thuộc được thành lập vào tháng 08/1988 ( trước là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Thoại Sơn) có trụ sở chính tại đường Nguyễn Huệ - thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn Từ khi thành lập đến nay, trãi qua hơn 20 năm hoạt động chi nhánh. .. suất cho vay - Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHNo & PTNT cấp trên trong từng thời kỳ - Cho vay theo hạn mức tín dụng lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ - Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng - Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay 19 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại. .. địa phương Với phương châm “ Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh” 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 2: Cơ cấu tổ chức của NHN0 & PTNT huyện Thoại Sơn Ban Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Hành chínhnhân sự Phòng Kế toán - ngân quỹ 23 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Chi nhánh Phú Hoà Chi nhánh Vọng... hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội; bởi vì nó sẽ tạo nguồn 28 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu gởi tiền của người dân và vay vốn tại chỗ thuận lợi, an toàn Kết quả nguồn vốn huy động trong những năm qua đạt được như sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn qua... phong làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng 25 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động Các chi nhánh cấp 3 ( Phú Hoà, Vọng Thê) Hiện nay NHN0 & PTNT huyện Thoại Sơn có 2 chi nhánh cấp 3 tại thị trấn Phú Hòa và xã Vọng Thê là những đơn vị giao dịch... 2010 là 1,37% và năm 2011 giảm xuống còn 1,18% đều chưa vượt chỉ tiêu tỉnh giao 31 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn 2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2009-2011) Qua ba năm chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Thoại Sơn đạt một số kết quả nhất định Tình hình về thu nhập, chi phí, lợi nhuận như sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm (2009... khăn 2.2.2.1 Thuận lợi Trên địa bàn huyện Thoại Sơn, chi nhánh NHN o & PTNT được thành lập sớm nhất và không những nhanh chóng chi m thị phần lớn và tạo niềm tin trong dân Nằm ngay trung tâm huyện nên nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và thuận tiện cho việc giao dịch 33 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây... cho vay - Đối tượng cho vay là “tam nông” : nông nghiệp, nông thôn và nông dân - Các hộ cá thể thu mua và kinh doanh nông sản - Doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thu mua nông sản như phân bón, lúa gạo, … - Các hộ chăn nuôi như heo, bò,… 1.5.2 Nguyên tắc cho vay HSX vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 17 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn. .. nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng (6) Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và gởi giấy báo nợ cho khách hàng khi đến hạn do kế toán lập để thu hồi nợ CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH... HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 2.1.1 Vài nét về NHNO & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang 2.1.1.1 Khái quát về NHNO & PTNT 21 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định số 53 HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng . thể 6 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. - Phân tích tình hình cho vay, . ĐỀ TÀI 7 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn - Hộ sản xuất là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì người dân huyện Thoại Sơn chủ yếu làm. huyện Thoại Sơn 19 Hình 3: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm (2009-2011) 25 3 Phân tích tình hình cho vay đối với HSX tại NHN 0 & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Hình