1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho

94 814 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 788,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths VŨ THỊ HỒNG NHUNG LƯƠNG THỊ HỒNG ĐÀO MSSV: 4043408 Lớp: Tài chính-Ngân hàng. K30 Cần Thơ – 2008 i MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1. Không gian nghiên cứu 3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu 3 1.3.3.Giới hạn nội dung 3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại 5 2.1.1.1.Khái niệm 5 2.1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại 5 2.1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại 5 2.1.2. Một số khái niệm về hoạt động tín dụng 6 2.1.2.1.Khái niệm tín dụng 6 2.1.2.2.Các hình thức tín dụng 6 2.1.2.3.Vai trò và ý nghĩa của tín dụng 7 2.2. Một số quy định chung về tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 7 2.2.1. Nguyên tắc vay vốn 7 2.2.2. Điều kiện vay vốn 9 2.2.3. Hồ sơ vay vốn 9 2.2.4. Đối tượng vay vốn 10 2.2.5. Đối tượng và nhu cầu vốn không đươc cho vay 10 2.2.6. Thời hạn vay vốn 11 ii 2.2.7. Lãi suất vay vốn 11 2.2.8. Quy trình hoạt động cho vay 12 2.2.9. Phương thức cho vay 15 2.2.10. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.2.1: Phương pháp thu thập số liệu 17 2.2.2: Phương pháp phân tích 17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 20 3.1. Quá trình hình thành và phát triển 20 3.2. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT TP Mỹ Tho 21 3.2.Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho 23 3.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007 24 3.5. Phương hướng hoạt động năm 2008 25 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 27 4.1. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007 27 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007 31 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 31 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 31 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 34 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ 40 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 40 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 42 4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 47 4.2.3.1.Dư nợ theo thời hạn tín dụng 47 4.2.3.2.Dư nợ theo ngành kinh tế 49 4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu 54 iii 4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng 54 4.2.4.2. Nợ xấu theo ngành kinh tế 56 4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007 61 4.5. Xu hướng biến động tình hình cho vay tại chi nhánh 63 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 69 5.1. Đánh giá chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2005-2007 ……………………………………………….69 5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 72 5.3.1. Đối với công tác huy động vốn 72 5.3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Tho 74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 6.1. KẾT LUẬN 79 6.2.KIẾN NGHỊ 80 6.2.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho 80 6.2.2. Đối với NHN o & PTNT tỉnh Tiền Giang 82 6.2.3. Đối với Chính Quyền địa phương 83 iv CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển của hệ thống tài chính là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế của một đất nước. Một hệ thống tài chính phát triển đóng vai trò như mạch máu lưu thông trong nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, do thị trường tài chính- tiền tệ chưa phát triển đồng bộ nên hiện nay tín dụng Ngân hàng đang là một kênh cung cấp vốn quan trọng của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì Ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc và ổn định. Việt Nam có đặc điểm là một nước với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định. Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng là hết sức to lớn. Đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.Với vai trò là trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng khẳng định vị trí của mình hơn, Ngân hàng luôn tự đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông thôn thông qua hoạt động tín dụng.Tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả các Ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh tế của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro 1 trước tiên phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các Ngân hàng. Là một Ngân hàng quốc doanh hoạt động theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho cũng đã đưa việc phân tích tín dụng lên hàng đầu để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư. Từ những lí do trên nên em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO” để làm luận văn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại chi nhánh. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho qua 3 năm từ 2005 – 2007, đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Phân tích xu hướng biến động và dự báo doanh số cho vay cũng như phân tích xu hướng biến động nguồn vốn huy động nhằm xác định khả năng đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng. Đồng thời đề xuất giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007. - Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề. - Phân tích doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề. - Phân tích tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề. - Tình hình nợ xấu cho vay theo theo kỳ hạn tín dụng và theo ngành nghề. - Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả hoat động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007. - Phân tích xu hướng biến động và dự báo doanh số cho vay và vốn huy động. - Đánh giá chung hoạt động tín dụng tại chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007. 1.3.3.Giới hạn nội dung Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho qua 3 năm từ 2005 – 2007 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình học tập nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề tín dụng của Ngân hàng, em đã đọc, tham khảo những tài liệu sau: “Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành” do tác giả Lê Thị Ngọc Lĩnh viết luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành trong thời gian qua. Từ những cơ sở lí luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành trên địa bàn TP Cần Thơ, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng. Cùng với nhịp độ phát triển và đổi mới không ngừng của hệ thống Ngân hàng ở nước ta như hiện nay thì các Ngân hàng thương mại đã không ngừng đổi mới để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt chính vì vậy tác giả Trịnh Quốc Trung viết về “ Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay ”. Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những tồn tại của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập, trong đó có vấn đề về tín dụng ngắn hạn, các vấn đề về vốn, các chính sách còn hạn chế của chính phủ về thuế, lãi suất Từ đó luận văn đã đưa ra một số biện pháp, đặc biệt là các kiến nghị về mở cửa hội nhập Ngân hàng và nâng cao sức cạnh tranh các Ngân hàng. 3 Đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank An Giang” do tác giả Nguyễn Ngọc Thủy viết nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Từ những cơ sở lí luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng, đưa ra biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nâng cao sức cạnh tranh của Sacombank An Giang với các Ngân hàng khác trong tỉnh. Phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng em nhận thấy vấn đề về tín dụng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kĩ lưỡng và đầy đủ. Trên cơ sở lí luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho để thực hiện đề tài và sử dụng hàm số đường thẳng để phân tích xu hướng biến động doanh số cho vay nhằm đưa ra những nhận xét đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại: (Th.s THÁI VĂN ĐẠI. Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại”) 2.1.1.1.Khái niệm Theo pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của hội đồng Nhà Nước xác định “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” 2.1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế - Ngân hàng thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh - Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. 2.1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại - Chức năng tập trung và phân phối vốn: đây là chức năng cơ bản của tín dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “thừa” sang nơi “cần” để đầu tư phát triển. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hoá quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. - Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông: nhờ hoạt động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông không dùng tiền mặt như: kỳ phiếu, trái phiếu, các loại sec, các thẻ thanh toán cho phép thay thế một lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên quan đến việc in ấn, đúc tiền, vận chuyển - Chức năng tạo tiền: quá trình tạo ra tiền của Ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống Ngân hàng. 5 2.1.2. Một số khái niệm về hoạt động tín dụng: (TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI (2005). Bài giảng “Tiền tệ - Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ và Th.s THÁI VĂN ĐẠI. Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại”) 2.1.2.1.Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị, dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn. 2.1.2.2.Các hình thức tín dụng 2.1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.2.2.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. - Tín dụng không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. 2.1.2.2.3. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà Doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là Người đi vay, người cho vay là các tổ chức kinh tế. Nhà nước đi vay dân chúng và các tổ chức kinh tế dưới hình thức phát hành trái phiếu, công trái chính phủ 6 [...]...- Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội 2.1.2.2.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản suất và lưu thông hàng hóa: Loại tín dụng được cấp cho các doanh nghiệp và các chủ thể sản suất, kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá và lưu thông hàng hoá - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được... hơn, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối để phát triển giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới 2.2 Một số quy định chung về tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt... tới 19 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 3.1 Quá trình hình thành và phát triển Quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (NHNo & PTNTTG) luôn gắn bó chặc chẽ với sự chuyển đi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành Ngân hàng Có thể phân chia quá trình đó thành 3 thời kì: - Thời... gửi, khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng sử dụng các sản phẩm mới + Chương trình thi đua: phát động các đợt thi đua ngắn ngày, mục tiêu là hạ thấp nợ xấu và tăng cường thu nợ rủi ro, khai thác khách hàng tiềm năng CHƯƠNG 4 26 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 4.1 Khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua... cho công tác huy động vốn Mặt khác, trên địa bàn có 6 Ngân hàng quốc doanh và 8 Ngân hàng 30 cổ phần cùng hoạt động, lãi suất huy động các ngân hàng cổ phần cao hơn Ngân hàng Nhà Nước, điều này gây sức ép cạnh tranh khá lớn đối với chi nhánh, làm công tác huy động vốn của chi nhánh chưa được tăng cao 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007 4.2.1 Phân tích doanh số cho... sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt động của khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay Ngân hàng Các bên hữu quan luôn luôn xác định hiệu quả sử dụng tiền vay của Ngân hàng Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của khách hàng với hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tất yếu, nhưng có tính... Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ Tho đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn Trên cơ sở nhận thức “Xác định công việc khai thác khách hàng tiền gửi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển. .. Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chánh (24/05/1990) và hàng loạt các Nghị định, quyết định của chính phủ được ban hành trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp là doanh nghiệp Nhà Nước dạng đặc biệt Năm 1990, Ngân hàng Nông Nghiệp Tiền Giang chính thức thành lập và năm 1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, là một chi nhánh của... đến uy tín và sự tồn tại của Ngân hàng Đối với công việc hạch toán của từng Ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tạo điều kiện vật chất ( thu nhập) cho sự duy trì và phát triển của Ngân hàng, thể hiện tính kinh doanh của tín dụng Hơn nữa, do phương thức hoạt động của các Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, nên tính hoàn trả của tín dụng càng khẳng định như một cơ chế tồn tại của Ngân hàng Tiền... cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường Tuy nhiên trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chi n lược lãi suất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình Trong quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho cũng đã gặp không . HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP MỸ THO 27 4.1. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2005-2007 27 4.2. Phân tích hoạt động. vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho để thực hiện đề tài và sử dụng hàm số đường thẳng để phân tích xu hướng biến động. các Ngân hàng. Là một Ngân hàng quốc doanh hoạt động theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP Mỹ Tho cũng đã đưa việc phân tích tín dụng

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. T.s. LÊ THỊ MẬN . “Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế”, NXB tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế
Nhà XB: NXBtổng hợp TPHCM
2. TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI (2005). Bài giảng “Tiền tệ - Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng “Tiền tệ -Ngân hàng”
Tác giả: TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI
Năm: 2005
3. Th.s THÁI VĂN ĐẠI. Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
6. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DỜN. “Tín dụng Ngân hàng”. Trường Đại học kinh tế TPHCM, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
4. VÕ THỊ THANH LỘC. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB thống kê năm 2000 Khác
5. Sổ tay tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Khác
7. Các báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Mỹ Tho Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 1 Kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng (2005-2007) (Trang 28)
Bảng 2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 2 Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005-2007) (Trang 32)
Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 39)
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 6 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 47)
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 8 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 54)
Bảng 9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 9 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng (2005-2007) (Trang 58)
Bảng 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 10 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế (2005-2007) (Trang 61)
Bảng 11: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng (2005-2007) - phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tp mỹ tho
Bảng 11 Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng (2005-2007) (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w