1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức mới trong day học nội dung số thập phân cho học sinh lớp 5

85 920 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 9,24 MB

Nội dung

Trang 1

LOI CAM ON

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ Phạm Đức Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô và học sinh

trường Tiểu học Đống Đa — Vĩnh Yên — Vĩnh Phúc đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khởi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các

bạn đồng nghiệp đề đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả và

số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 3

MUC LUC MỞ DAU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Các nhiệm vụ nghiên cứu 6 Cấu trúc của khóa luận

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.1 Tổng quan về phương pháp đạy học

1.2.Định hướng đối mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 1.3 Phương pháp gợi mở - vấn đáp

1.4 Nội dung số thập phân trong chương trình Tiểu học

1.5 Dạy học nội dung số thập phân trong chương trình Toán 5

1.6 Kết luận

Chương 2: Đề xuất hệ thống câu hói gợi mớ hình thành kiến thức

mới trong dạy học nội dung số thập phân cho học sinh lớp 5 2.1 Hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học nội dung số thập phân 2.1.1 Bài: Khái niệm số thập phân

2.1.2 Bài : Khái niệm số thập phân (tiếp theo)

2.1.3 Bài: Hàng của số thập phân Đọc, viết số thập phân 2.1.4 Bài: Số thập phân bằng nhau

2.1.5 Bài: So sánh hai số thập phân

Trang 4

2.1.7 Bài: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

2.1.8 Bài: Viết các số đo điện tích dưới dạng số thập phân 2.1.9 Bài: Cộng hai số thập phân

2.1.10 Bài: Tống nhiều số thập phân 2.1.11 Bài: Trừ hai số thập phân

2.1.12 Bài: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên 2.1.13 Bài: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 2.1.14 Bài: Nhân một số thập phân với một số thập phân

2.1.15 Bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên 2.1.16 Bài: Chia một số thập phan cho 10, 100, 1000

2.1.17 Bài: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm

được là một số thập phân

2.1.18 Bài: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân 2.1.19 Bài: Chia một số thập phân cho một số thập phân 2.2 Kết luận

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3.1 Mục đích thực nghệm 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 3.3 Đối tượng thực nghiệm

3.4 Thời gian, địa điểm tiễn hành thực nghiệm

Trang 5

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

1.1 Xuất phát từ việc tìm hiéu vị trí mơn Tốn ở trường Tiếu học

Bậc tiểu học được xem là cơ bản đặt nền móng cho việc hình thành và

phát triển nhân cách học sinh Mục tiêu nói trên được thực hiện qua việc dạy

học các môn học nói chung, mơn Tốn nói riêng

Cùng với Tiếng Việt và các môn học khác, mơn Tốn ở Tiểu học có vị

trí rất quan trọng vì:

Thứ nhất: Các kiến thức, kĩ năng mơn Tốn ở Tiểu học có rất nhiều ứng

dụng trong đời sống Chúng rất cần thiết cho người lao động Đó cũng là

những công cụ cơ sở cần thiết để học tập các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp mơn Tốn ở các bậc học sau này

Thứ hai: Mơn Tốn ở Tiểu học giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực Nhờ đó mà

học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và

biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống

Thứ ba: Mơn Tốn ở Tiêu học góp phần rất quan trọng trong việc phát triển năng lực trí tuệ và rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp luận, phương pháp giải quyết vấn đề Và Toán học góp phần đáng kế việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động: cần cù, cần

thận, có ý chí vượt khó

Trang 6

Cùng với phân sé, sỐ thập phân có vai trò rất quan trọng, được sử dụng

hàng ngày trong hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể coi là khái niệm

“chìa khóa” về mặt quan niệm giữa Toán học và thực tiễn

Vì vậy, số thập phân được đưa vào chương trình Toán như là một công

cụ biểu diễn số đo đại lượng, đó là kiến thức thông dụng trong đời sống Số thập phân góp phần hoàn chỉnh tương đối hệ thống số ở Tiểu học

giúp các em có những tri thức cần thiết ứng dụng trong cuộc sống cộng đồng Trong chương trình Toán tiểu học năm 2000, việc dạy học số thập phân

tập trung vào số tự nhiên và số thập phân, học sinh được học nội dung 86 thap

phân trong học kì I, lớp 5 qua 53 tiết

1.3 Xuất phát từ thực trạng dạy và học số thập phân ở bậc Tiểu học

Để học sinh lớp 5 nắm được mảng kiến thức cơ bản này, giáo viên cần có những phương pháp dạy học (PPDH) thích hợp Một trong những phương pháp đó là phương pháp gợi mở - vấn đáp mà cốt lõi của phương pháp này là hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh hình thành kiến thức

Việc sử dụng hệ thống câu hởi trong khi dạy học số thập phân như thế

nào để đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề đang được rất nhiều giáo viên

quan tâm

Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh có tiếp thu được bài giảng của giáo viên hay không, có hiểu đúng bản chất vấn đề hay không, giáo viên có khắc sâu được kiến thức của bài học hay không là nhờ một phần rất lớn vào hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh hình thành kiến thức

Sử dụng câu hỏi hợp lí sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo

Trang 7

dạy học giáo viên là chủ thể tổ chức, điều khiển và học sinh là chủ thể của

hoạt động học tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, hơn nữa lại là một giáo viên Tiểu học tương lai luôn mong muốn tìm ra những cách giảng dạy sao cho học sinh tiếp thu bài nhanh nhất, nhằm nâng cao hiệu quá dạy học Toán trong trường Tiểu học Vì vậy tôi chọn đề tài “Hệ thống câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức mới trong dạy học nội dung số thập phân cho học sinh lóp 5°

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học nội dung số thập phân cho học sinh lớp 5

- Trên cơ sở ấy đề xuất hệ thống câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức mới cho

học sinh lớp 5 trong đạy học nội dung số thập phân 3 Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thế

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp gợi mở

- van dap

- Đề xuất câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức mới cho học sinh lớp 5 trong dạy học nội dung số thập phân

- Thực nghiệm sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở đó với học sinh lớp 5A4 và 5A5 trường Tiêu học Đống Đa — Vĩnh Yên — Vĩnh Phúc

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan

- Phương pháp điều tra quan sát

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5 Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 8

- Thực tiễn giảng dạy với học sinh lớp 5 6 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận bao gồm các phần sau:

A Phần mở đầu

B Phần nội dung C Phần kết luận

Phần nội dung gồm có 3 chương:

Chương I1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Đề xuất hệ thống câu hỏi gợi mở hình thành kiến thức mới trong dạy học nội dung số thập phân cho học sinh lớp 5

Trang 9

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN 1.1 Tổng quan về phương pháp dạy học

1.1.1 Phương pháp dạy học

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học nhưng chúng

ta có thê hiểu:

Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt đông của giáo viên

nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh đề học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt mục tiêu đã

định

Phương pháp dạy học bao gồm 2 mặt hoạt động: Hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động dạy học giữ vai trò chủ đạo (tổ chức, điều khiển) Phương pháp dạy học luôn đặt trong mối quan hệ với mục tiêu,

phương tiện và những điều kiện khác 1.1.2 Phương pháp dạy học Toán

Phương pháp dạy học Toán là cách thức hoạt động của giáo viên và học

sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học Toán Hay nói cách khác đó là sự vận dụng

hợp lí các phương pháp dạy học theo đặc trưng của môn Toán

1.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 1.2.1 Sự cần thiết phải đỗi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Với mục tiêu giáo dục nhằm giúp học sinh “ Hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát

triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng co ban dé học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở” Chất lượng giáo đục phụ

Trang 10

hành trung ương Đảng VIII đã nêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học” yêu cầu về nội dung, phương pháp “Giáo dục Tiểu học phải

đảm bảo cho học sinh những hiểu biết sơ giản, cần thiết về tự nhiên xã hội „con người”( Điều 24 — Luật Giáo dục) Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra đòi hỏi Giáo dục Tiêu học phải có sự đổi mới đồng bộ, trong đó trước hết phải

đổi mới phương pháp đạy học ( PPDH ) Vì “ Tiểu học là bậc học của phương pháp” Phương pháp thường là yếu tố quyết định đến hiệu quả Giáo đục —

Đào tạo

Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ mà là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn Đồng thời tạo ra cái mới

tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có

Về thực chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp,

đối mới phương tiện và các hình thức tô chức triển khai phương pháp trên cơ

sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, giúp người học sớm đạt được năng lực mong muốn

1.2.2.Định hướng đỗi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

1.2.2.1.Trong quá trình dạy học Toán, giáo viên là người tô chức và hướng

dẫn hoạt động của học sinh Mọi học sinh đều hoạt động học tập dé phat trién

nang luc ca nhan

Lich sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy một

lớp đông học trò cùng lứa tuôi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có thể chăm lo từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy “thông báo —

Trang 11

khoa, cố gắng làm cho học sinh ghi nhớ những điều giáo viên giảng Cách day này đẻ ra cách học thụ động, thiên về ghi nhớ máy móc, ít chịu suy nghĩ cho nên đã hạn chế chất lượng, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của

xã hội hiện đại

Đề khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi đổi mới PPDH theo

hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động của

người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy

Trong PPDH tích cực, người học — đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động học dưới sự chỉ đạo

của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách

Cách dạy và học như thế sẽ phát huy tính tích cực tự giác của học sinh,

tạo ra hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập Tính tích cực học tập biểu hiện rõ

nhất ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bỗ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, hay

nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kế những vấn đề chưa rõ, chủ động vận

dụng những kiến thức kĩ năng để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó

1.2.2.2 Khi tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, giáo viên phải khai thác và vận dụng một cách hợp lí các mặt tích cực của PPDH cũ và

mới để giúp học sinh huy động các kiến thức của mình

Trang 12

minh, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có Thông

qua thảo luận, tranh luận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người đọc được nâng mình lên một trình độ mới Học sinh trở thành cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu

biết Đặc biệt là khi xuất hiện những vấn đề gay cắn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cá nhân và tập thê đề hoàn thành một nhiệm vụ chung Trong hoạt động nhóm sẽ không có hiện tượng ÿ lại; tính cách năng lực của

mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn phát triển; ý thức tổ chức tỉnh thần tương

trợ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội

Dạy và học như thế sẽ giúp học sinh biết cách hoạt động tích cực, tham

gia các chương trình hành động của cộng đồng

1.2.2.3 Đối mới PPDH Toán là một quá trình lâu dài, nó gắn bó chặt chế

với đối mới mục tiêu, nội dung, cơ sở vật chất, và thiết bị đào tạo giáo viên, chỉ đạo và đánh giá của môn học

Dé đối mới PPDH Toán thành công thì phải đổi mới đồng bộ, vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt nên chú ý đổi mới những vấn đề liên quan trực tiếp tới dạy và học

+ Trước hết là về mục tiêu dạy học

Chương trình dạy học Toán Tiểu học truyền thống chủ yếu bao gồm

các mục đích cần đạt và danh mục các nội dung dạy học, nên trong đổi mới

chương trình Toán Tiểu học truyền thống chủ yếu bao gồm: mục đích cuối cùng, những nội dung kiến thức và phâm chất năng lực cần đạt được ở học

sinh, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hoạt động cụ thể, cách

Trang 13

+ Vé dao tao giao duc

Giáo viên phải được đào tạo chu đáo, thích ứng với những thay đổi về

chức năng nhiệm vụ rất đa dạng của mình Có kiến thức sâu rộng, có trình độ

sư phạm lành nghề, biết ứng xử tỉnh tế, biết sử dụng công nghệ thông tin vào

dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục

nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức + Về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá nằm ở cuối một giai đoạn giáo dục và nó sẽ khởi đầu cho một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn

Kiểm tra đánh giá phải chuyên biến mạnh theo hướng phát triển thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào tình huống thực tế

1.3 Phương pháp gợi mớ - vấn đáp 1.3.1 Phương pháp vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những

câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và cả giáo viên, qua đó lĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất của hoạt động

nhận thức, người ta phân biệt 3 hình thức vấn đáp sau:

- Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt ra những câu hỏi, chỉ yêu cầu học

sinh nhớ lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Đó là hình thức cần dùng khi đặt mỗi quan hệ giữa kiến thức đã học với

kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học

- Vấn đáp gợi mở (hay còn gọi là vấn đáp tìm tòi): Giáo viên dùng một

hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để giúp học sinh từng bước phát hiện ra

bản chất sự vật

Trang 14

nào đó Giáo viên lần lượt nêu những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa

để học sinh dễ hiểu, đễ nhớ Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ

trợ của các phương tiện nghe nhìn

Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng cả 3 hình thức trên

Tuy nhiên, hình thức vấn đáp - gợi mở chiếm ưu thế hơn hắn Cần khuyến

khích giáo viên sử dụng hình thức này

1.3.2 Phương pháp gợi mớ - vẫn đáp trong dạy học Toán ở Tiểu học 1.3.2.1 Quan niệm

Phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học toán ở Tiểu học là PPDH trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử

dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ trả lời, từ đó tiến tới

các kĩ năng kiến thức cần thiết 1.3.2.2 Quy trình thực hiện

Ở Tiểu học, giáo viên thường tổ chức hoạt động của học sinh trong phương pháp gợi mở - vấn đáp theo các bước sau:

Bước l1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ

Bước 2: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc để học sinh tự

nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ trả lời)

Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa vào những câu trả lời đúng của học sinh

1.3.2.3 Vai trò, tác dụng và phạm vì sử dụng của phương pháp gợi mở - vẫn đáp trong dạy học Toán ở Tiểu học

- Pham vi sử dụng:

Trang 15

kiến thức mới, luyện tập củng cố các kiến thức vừa hình thành

Phương pháp gợi mở - vấn đáp được dùng khá phố biến ở các bước trong một tiết đạy Có thé khang định rằng, phương pháp gợi mở - vấn đáp rất

cần thiết và rất thích hợp với các dạng bài học Toán ở Tiểu học

- Vai tro:

Phương pháp gợi mở - vấn đáp phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bởi nó không bày đặt sẵn kiểu thức mà với phương pháp này, giáo viên kích thích học sinh tự tìm kiếm kiến thức thông qua hệ thống câu

hỏi

Phương pháp này phù hợp với việc dạy Toán ở Tiểu học (vì nhìn chung

đơn vị kiến thức trong mỗi tiết là nhỏ), nó giúp người học tập dượt suy nghĩ và điễn đạt khi trả lời câu hỏi, kiến thức được hình thành theo cách giúp nhớ

lâu hiểu kỹ và tự tin hơn - Tác dụng:

+ Phương pháp này tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ trong hành động để tìm ra kiến thức mới

+ Góp phần làm cho học Toán ở lớp sôi nổi, nảy sinh, gây hứng thú học

tập, tạo niềm tin vào khả năng học tập của mình, rèn luyện cho học sinh cách nghĩ và năng lực diễn đạt hiểu biết của mình, làm cho các em tiếp thu được

các kiến thức Toán học nhanh chóng, vững chắc

+ Giúp thu thập thông tin từ phía học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt

động dạy học

1.3.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sứ dụng phương pháp gợi mớ - vẫn đáp

Một là:

Xây dựng được một hệ thống câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:

Trang 16

khó hoặc quá dễ

- Mỗi câu hỏi cần có nội dung chính xác, phù hợp với mục đích, yêu cầu nội dung bài học Câu hỏi phải gọn, rõ ràng không mập mờ, khó hiểu

hoặc có thể hiểu theo cách khác

- Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau đề tư duy năng động, hiểu kiến thức từ nhiều góc độ

- Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau Câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau Câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi

trước Mỗi câu hỏi là một “cái nút” của từng bộ phận mà học sinh cần lần lượt

tháo gỡ để được kết quả cuối cùng

- Câu hỏi phải gợi mở ra vấn đề để cho học sinh suy nghĩ Thông thường

nội dung cuộc đàm thoại gắn với việc phát hiện - giải quyết vấn đề, tìm cách

giải một bài toán Nên hạn chế những câu hỏi mà chỉ cần trả lời có hoặc

không

- Trong dạy học Toán, có nhiều câu hỏi cần phải được khai thác bằng cách chẻ nhỏ, đôi khi thay thế bằng một số câu hỏi khác giúp hiểu bài

- Dựa vào kinh nghiệm dạy học, cần dự đoán trước khả năng trả lời để chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phụ, kiên trì dan dắt học sinh tìm tòi kiến thức

qua quá trình suy nghĩ trả lời câu hỏi Hai la:

- Sau khi các câu hỏi được đặt ra thì cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng

nghe và thảo luận về các câu trả lời, để nhận xét, bố sung sửa sai nếu cần Giáo viên phải là người đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng đắn

của các câu trả lời, cần chú ý làm rõ, khen ngợi những điều hay, sửa chữa, chỉ ra những chỗ đở và dựa vào đó mà chính xác hóa các kiến thức

Trang 17

câu hỏi, không yêu cầu học sinh trả lời ngay khi các em chưa kịp suy nghĩ, cũng không để thời gian quá dài gây mắt trật tự lớp học

Ba là:

- Cần sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp đúng lúc, đúng chỗ, đúng

mức độ Cần chú ý tới giá trị định hướng của câu hỏi, thể hiện rõ dụng ý sư

phạm hướng tới đối tượng nào hoặc hướng tới giải pháp nào Giáo viên tránh quá nhiều câu hỏi vụn vặt gây căng thẳng không cần thiết cho lớp học

- Dé ting thêm hiệu quá của phương pháp gợi mở - vấn đáp, giáo viên cần

tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh,

học sinh - giáo viên

e Kết luận

Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học Toán là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa với mỗi giáo viên Tiểu học Khai thác và sử dụng

hệ thống câu hỏi hợp lý, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc và có

hứng thú học tập Đề làm được điều đó đòi hỏi ở giáo viên sự linh hoạt và

sáng tạo trong tiết dạy

1.4 Nội dung số thập phân trong chương trình Tiểu học

Nội dung dạy học số thập phân ở Tiểu học thuộc chương trình Toán 5,

bao gồm các vấn đề cơ bản sau: a Khái niệm số thập phân

+ Khái niệm số thập phân

+ Hàng của số thập phân: Đọc, viết số thập phân + Số thập phân bằng nhau

b Đọc, viết, so sánh số thập phân

c Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân

Trang 18

+ Viết và chuyển đổi các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân + Viết và chuyền đổi các số đo diện tích dưới dạng số thập phân d Các phép tính trên số thập phân + Phép cộng -Cộng hai số thập phân -Tổng nhiều số thập phân +Phép trừ - Trừ hai số thập phân + Phép nhân

- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên - Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 + Phép chia

- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên - Chia một số thập phan cho 10,100.1000

- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một

số thập phân

-Chia một số tự nhiên cho một số thập phân

- Chia một số thập phân cho một số thập phân + Khái niệm tỉ số phần trăm, giải toán về ti số phần trăm + Củng cố về:

- Các yếu tố đại số đã học

- Sử dụng các đấu <; >; = khi so sánh các số thập phân

- Tính giá trị của các biểu thức chứa chữ, sử dụng các biểu thức chứa

chữ đề thiết lập các công thức khái quát về tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân số thập phân

Trang 19

- Giải các bài toán đơn, hợp với các số thập phân 1.5 Dạy học nội dung số thập phân trong chương trình Toán 5

1.5.1 Mục đích yêu cẳu dạy học nội dung số thập phân

Dạy học số thập phân ở Tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh Tiểu học một loại số mới, một công cụ biểu diễn số đo đại lượng, là một dạng biểu diễn của phân số thập phân, tiện dụng hơn trong tính toán và thực tiễn

Yêu cầu tối thiểu:

-Học sinh biết đọc, viết, phân tích cấu tạo hàng của số thập phân -Biết so sánh, sắp xếp thứ tự các số thập phân

-Thuộc các qui tắc và thực hiện khá thành thạo các phép tính với các

số thập phân Cu thé:

-Biết cộng hoặc trừ hai hay nhiều số thập phân không nhớ và có nhớ không quá 3 lần, với mỗi số hạng không quá 3 chữ số ở phần thập phân

-Học sinh biết nhân với số thập phân có không quá 3 tích riêng, biết chia cho số thập phân có không quá 3 chữ số kể cả phần nguyên và phần thập phân

-Biết ứng dụng 36 thap phan để biểu thị số đo đại lượng, tính giá trị các biểu thức và giải toán có liên quan

1.5.2 Dạy học số thập phân a) Dạy khái niệm về số thập phân

Khái niệm về số thập phân được giới thiệu cho học sinh Tiểu học đựa trên những kiến thức học sinh đã có về số tự nhiên và cấu tạo số thập phân của SỐ,

số đo độ đài, phân số Do đó học sinh bước đầu thấy sự mở rộng tập hợp số tự nhiên sang tập hợp số mới, thấy được sự tiện dụng của số thập phân là những

Trang 20

Có hai cách xây dựng số thập phân:

Cách 1: Xây dựng khái niệm phân số trước, sau đó xây đựng khái niệm số thập phân

Theo cách này, 36 thập phân được coi như là một dạng đặc biệt của phân

số có mẫu số là lũy thừa của 10 Các phân số thập phân được viết dưới dạng không mẫu số gọi là số thập phân

5 = 0,1; 5 là phân số thập phân

Theo cách này, số thập phân có thể nói là có 2 cách biểu diễn

Cách 2: Khái niệm số thập phân được hình thành trên cơ sở phép đo đại

lượng ( trong hệ ghi số thập phân )

Theo cách này, số thập phân được hiểu là cách viết lại số tự nhiên theo các đơn vị đo khác nhau, các đơn vị kế tiếp nhau hơn kém nhau 10 lần Như

vậy, hình thành khái niệm khái niệm số thập phân theo cách này, gắn chặt với việc đo đại lượng theo hệ đo lường thường gặp và hệ ghi số thập phân Đây là 1 1 1 so so truc giac dé hoc sinh nhan thirc vé —; —-; —— ctia cdc đại luong 10) 100” 1000 ˆ cơ bản thường gặp trước khi hiểu khái quát thế nào là Io — .cua 10°100° 1000

đơn vị trừu tượng Trên cơ sở đó làm cho học sinh hiểu sự tương đương giữa

hai cách biểu diễn số đo của cùng một đại lượng, hoặc dùng nhiều don vi do hỗn hợp hoặc viết dưới dạng có dấu phây tách phần đơn vị với phần nhỏ hơn đơn vị ( phần thập phân)

Trang 21

8, 56

Phan nguyéri Phần thập phân

b) Giới thiệu các hàng thập phân và quan hệ giữa các hàng thập phân

Để gúp học sinh hiểu được vị trí của các hàng thập phân, quan hệ giữa các hàng thập phân ta cần dựa chủ yếu trên những kiến thức về số đo đại lượng, về số tự nhiên, về cấu tạo thập phân của số, về quan hệ giữa các hàng

đơn vị trong hệ đếm thập phân

c) Dạy so sánh số thập phân * Số thập phân bằng nhau

Dựa trên hiểu biết về số đo đại lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo, học

sinh hiểu được:

+ Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó

Vi du 0,9 = 0,90

+ Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì

khi bỏ phần thập phân đó đi, ta được một số thập phân bằng nó

+ Cơ sở lí thuyết của qui tắc này là vận dụng tính chất cơ bản của phân số Việc viết thêm chữ số 0 vào tận cùng phần thập phân giúp cho việc so sánh

các số thập phân, tính toán đối chiếu với số thập phân được thuận tiện, dễ

dàng

* Dạy so sánh các số thập phân

Dạy học so sánh số thập phân dựa trên cơ sở: nguyên tắc so sánh số tự nhiên và nguyên tắc so sánh các phân số thập phân cùng mẫu số

Quy tắc 1: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn

Trang 22

Quy tắc 2: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn

Ví dụ: 35,7 > 35,698 ( phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7 > 6 ) Dạy học so sánh các số thập phân qua 3 bước sau:

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn , đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số

đó lớn hơn

- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai

số đó bằng nhau

d) Dạy học viết các số đo đại lượng dưới dang số thập phân

Ở các lớp dưới, học sinh đã học cách viết số đo đại lượng, chang han 8g, 12kg, 5 giờ, skm, 6m5đm Đến lớp 5 học sinh được học cách viết số đo đại

lượng dưới dạng số thập phân, bao giờ cũng biểu diễn kèm theo đơn vị đo

Dạy học viết các số đo đại lượng dưới dạng sỐ thập phân thường tiến hành theo qui trình sau đây:

* Hệ thống hóa các đơn vị đo của một đại lượng thành bảng đơn vị đo đại lượng * Chuyển đối đơn vị đo đại lượng liên quan đến số đo đại lượng có dạng số thập phân Việc chuyên đổi các đơn vị đo đại lượng liên quan đến số thập phân sử dụng các thao tác sau:

+ Xác định đơn vị đo đại lượng đã cho, đơn vị cần chuyên đổi và mối

Trang 23

+ Đặt đúng vị trí dấu phẩy, chuyên dịch dấu phẩy sang trái hoặc sang phái của số thập phân, sự xuất hiện dấu phẩy của số thập phân, sự mất đi dấu phẩy của số thập phân

+ Xác định vị trí các chữ số thập phân (sử dụng bảng đơn vị đo đại

lượng)

+ Chữ số 0 trong số thập phân (viết thêm chữ số 0 ở vị trí còn thiếu, hoặc

xóa bớt chữ sô 0)

+ Viết đúng tên đơn vị, đúng vị trí của số đo e) Dạy học 4 phép tính với sô thập phân

Nhìn chung, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia 86 thap phan 6 Tiéu hoc

được trình bày theo hệ thống sau:

- Hình thành phép tính

- Xây dựng qui tắc, biện pháp tính

- Thực hành tính toán và các tính chất của các phép tính (giao hoán, kết

hợp)

Vấn đề trọng tâm dạy học các phép tính với số thập phân là kĩ thuật tính ma mau chốt là cách đặt dấu phây trong các kết quả tính Mỗi phép tính cộng,

trừ, nhân, chia số thập phân được hình thành từ một bài toán đơn, thường là các bài toán có số liệu là các số đo độ đài, số đo khối lượng, chuyên các phép

tính với số thập phân về các phép tính với số tự nhiên (bằng cách đổi đơn vị

đo từ lớn đến nhỏ), đưa kết quả trở lại các đơn vị đo ban đầu So sánh và phân

tích kết quả đề rút ra qui tắc * Cộng, trừ số thập phân

Xây dựng qui tắc cộng trừ số thập phân ở Tiểu học được hình thành qua các bước :

Bước 1: Chuyển đổi don vi dé biểu diễn số đo dưới dạng số tự nhiên Bước 2: Thực hiện phép tính đối với số tự nhiên

Trang 24

Bước 4: Điền kết quả vào phép tính đã hình thành ban dau Bước 5: Rút ra qui tắc tổng quát

- Qui tắc cộng hai số thập phân: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thăng cột với nhau

+ Cộng như cộng các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở tổng thắng cột với dấu phây của các số hạng * Phép nhân các số thập phân

Phép nhân các số thập phân được chia thành các trường hợp từ đơn giản đến phức tạp Từ nhân số thập phân với một số tự nhiên đến nhân một số thập phân với một số thập phân

- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:

Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau: + Nhân như nhân các số tự nhiên

+ Đếm xem trong hàng thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kế từ phải sang trái

- Nhân một số thap phan voi 10, 100, 1000,

Nội dung này là sự vận dụng trực tiếp của qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, từ đó dẫn đến qui tắc nhân nhầm

Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta chỉ việc chuyên dấu

phây của số đó sang bên phải một, hai, ba, chữ số

-Nhân một số thập phân với một số thập phân

Dạy học nội dung này được tiến hành tương tự như dạy nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Trang 25

+ Nhân như nhân các số tự nhiên

+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phây tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kế từ phải sang trái * Phép chia số thập phân

Phép chia số thập phân được giới thiệu qua một số trường hợp bắt đầu

từ trường hợp đơn giản:

e_ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên

Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau:

+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia

+ Viết đấu phây vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số

đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia

+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia

Giáo viên lưu ý học sinh: Khi chia số thập phân cho số tự nhiên mà còn dư, ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư và tiếp tục chia

e Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,

Đây là trường hợp đặc biệt của phép chia số thập phân cho số tự nhiên Muốn chia một số thập phân cho 10,100,1000, ta chí việc chuyển dau phay

của số đó sang bên trái một, hai, ba, chữ SỐ

e Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:

+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương

+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp

Trang 26

rồi tiếp tục chia, va có thé ctr làm như thế mãi

e_ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân

Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:

+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phân thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0

+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên e_ Chia một số thập phân cho một số thập phân

Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phây ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số tự nhiên

* Khi dạy học các phép tính với số thập phân, giáo viên hướng dẫn dé học

sinh nắm chắc từng qui tắc thực hiện phép tính đề tránh nhằm lẫn, có kĩ năng

thực hành tính toán nhanh, chính xác

1.5.3 Những thuận lợi, khó khăn khi dạy học nội dung số thập phân

1.5.3.1 Thuận lợi

- Hầu hết các tiết dạy về số thập phân đều có lượng kiến thức vừa phải, có nhiều những tình huống đưa ra rất gần gũi với đời sống thực tế, tạo hứng thú

học tập, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu của học sinh

- Các bước giảng rõ ràng, lượng kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến

phức tạp giúp học sinh dé dang tiép thu

- Các kiến thức về số thập phân dựa trên các kiến thức cơ bản về số tự nhiên - Kiến thức về phân số học sinh đã được học ở lớp 4, làm cơ sở học về nội

dung số thập phân

1.5.3.2 Khó khăn

- Một số qui tắc, tính chất còn quá dài, nếu giáo viên không hướng dẫn kĩ dé học sinh nắm rõ bản chất thì dễ gây nhằm lẫn

Trang 27

- Sau khi đưa ra qui tắc, giáo viên nên đưa ra ví dụ cho học sinh làm hoặc cho

học sinh lấy vi dụ, tránh tình trạng học sinh chỉ thuộc qui tắc, chưa hiểu cốt

lõi vẫn đề

1.6 Kết luận

Những cơ sở lí luận và thực tiễn trên cho thấy việc sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp là cần thiết khi dạy học phát huy tính tích cực và tương

tác của học sinh Đặc biệt, trong dạy học nội dung sỐ thập phân giúp học sinh

hình thành kiến thức mới Đó là cơ sở chính cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở cụ thê trong từng bài dạy

Với những ưu thế nổi bật của hệ thống câu hởi gợi mở, người dạy sẽ

coi đó như là một phương tiện để kích thích học sinh tự học, tự suy nghĩ và

làm việc nhiều hơn Điều đó sẽ giúp các em nắm vững và hiểu sâu kiến thức

Trang 28

CHUONG 2

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI MỞ HÌNH THÀNH KIẾN

THỨC MỚI TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN CHO HỌC SINH

LỚP 5

2.1 Hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học nội dung số thập phân 2.1.1 Bài : Khái niệm số thập phân

2.1.1.1 Kiến thức cần hình thành

- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân dạng đơn giản

- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản

Trang 29

Tra Idi: 1m = 100cm 1 lcm = —m 100 Cau hoi 6: ram còn được viết bằng bao nhiêu m? Trả lời: -—¬ =0,01m 100 Câu hỏi 7: Có 0m, 0dm, 0cm, 1mm tức là có may mm? Trả lời: Có 0m, 0dm, 0cm, Imm tức là có 1mm Câu hỏi 8: Im bằng bao nhiêu mm ? Vậy Imm bằng bao nhiêu m? Trả lời: Im= 1000mm — lmm= ——m 1000 ^ as 1 ` kets a Cau hoi 9: to00 còn được việt băng bao nhiéu m? Trả lời: ——m =0,001m 1000 Câu hỏi 10: Hãy nêu các phân số thập phân vừa tìm được? 3 Tài CZ An ok thủ aq, lL 1 1

Tra loi: Cac rả lời: Các phân số thập phân là 7 ; r0: nano phi thập phân là — ; —; ——

Câu hỏi 11: Các phân số đó được viết thành các số nào?

Tra lời: Các phân số đó được viết thành 0,1 ;0,01 ; 0,001

Trang 30

Câu hỏi 12: 5dm thì bằng mấy phần mười của m? Tra loi: Sdm =m 10 Cau hoi 13: mm viết dưới đạng số thập phân thì bằng bao nhiêu? Trả lời: -—m=0,5m 10 Câu hỏi 14: 7em bằng mấy phần của m? Trả lời: 7em =-m 100 Cau hoi 15: mạm viết dưới đạng số thập phân thì bằng bao nhiêu? qr: 7 Trả lời: ——m = 0,07m 100 Câu hỏi 16: 9mm bằng mấy phần của m? Tra loi: 9mm = — _m 1000 Cau hoi 17: ruam viết dưới đạng số thập phân thì bằng bao nhiêu? Trả lời: —”—m = 0,009m 1000 a a: „ A- VÁ 2 7 9 4s a ky Câu au hoi hỏi 18: Cac ac phan 8075 1002 1000 gọi là phân sô gì ph —;—:._— là ph ? 2 TA , ak 5 7 9 fa a kaa a

Tra loi: C ra loi: Cac phan sô 10° 100° 1000 gọi là các phân sô thập phân hi =; —; — 1 h th hân Câu hỏi 19: Các số đó được viết thành các số thập phân nào?

Trả lời: = = 0,5 ( Không phẩy năm )

a= 0,07 ( Không phẩy không bảy )

Trang 31

Câu hỏi 20: Nêu cách đọc các số thập phân đó? Trả lời: Đọc từ trái sang phải

Câu hỏi 21: Hãy nhận xét về các số thập phân?

Trả lời: Có một chữ số đứng trước dấu phẩy và các chữ số đứng sau đấu phẩy Câu hỏi 22: Hãy so sánh số thập phân với số tự nhiên và phân số khác nhau ở

điểm nào?

Tra lời: Số thập phân có dấu phẩy ngăn cách, còn số tự nhiên thì không có dấu phẩy, phân số thì có dấu gạch ngang ngăn cách giữa tử số và mẫu số Câu hỏi 23: Hãy lấy ví dụ về số thập phân?

Trả lời: Ví dụ : 0,3; 0,04; 0,007

2.1.2 Bài: Khái niệm số thập phân (tiếp theo) 2.1.2.1 Kiến thức cần hình thành

- Học sinh nhận biết ban đàu về khái niệm số thập phân ở dạng thường gặp và

cấu tạo của số thập phân

- Biết đọc, viết các số thập phân ở các dạng đơn giản thường gặp 2.1.2.2 Hệ thống câu hỏi gợi mở

Trang 32

Câu hỏi 3: Đổi 2m thanh sé thap phan?

Tra loi: 2 10 m= 2,7 m

Câu hỏi 4: Hãy đọc số thập phân vừa tìm được? Trả lời: Hai phẩy bảy mét

Câu hỏi 5: Nhận xét: Hàng thứ hai có mây m, mấy dm, may cm? Trả lời: Hàng thứ hai có 8m, 5dm, 6cm Câu hỏi 6: Có 8m, 5dm, 6cm tức là có mấy m, mấy cm? Trả lời: Có 8m, 5dm, 6cm tức là có 8m56em Câu hỏi 7: Hãy viết §m56cm dưới dạng số đo có một đơn vị đo là m? Tra loi: 8m 56cm = sm Câu hỏi 8: Đối sm thành số thập phân? Trả lời: 8m = 8,56m 100

Câu hỏi 9: Hãy đọc số thập phân vừa tìm được? Tra lời: Tám phây năm mươi sáu mét

Trang 33

Câu hỏi 14: Hãy đọc số thập phân vừa tìm được?

Trả lời: Không phây một chín lăm

Câu hỏi 15: Các số 2,7; 8,56; 0,195 được gọi chung là gì?

Trá lời: Các số 2,7; 8,56; 0,195 được gọi chung là các sỐ thập phân Vì có các

chữ số đứng trước dấu phầy và các chữ số đứng sau dấu phây Giáo viên nêu:

-_ Các chữ số đứng trước dấu phây gọi là phần nguyên

- _ Các chữ số đứng sau dấu phây gọi là phần thập phân

Câu hỏi 16: Vậy em hãy cho biết số thập phân có cấu tạo như thế nào?

Trả lời: Số thập phân gồm có hai phần: phần nguyên và phần thập phân

Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc phần nguyên Những chữ số ở bên

phái đấu phẩy thuộc phần thập phân

Câu hỏi 17: Hãy nêu khái niệm số thập phân?

Trả lời: Mỗi số thập phân gồm 2 phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phây

Những chữ số ở bên trái dấu phầy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phái đấu phẩy thuộc về phần thập phân

Giáo viên viết bảng 2 số thập phân 8,56 và 90,638

Câu hỏi 18: Nêu cấu tạo của số thập phân 8,56 và 90,638?

Trả lời: - Số 8,56 có cấu tạo gồm hai phần: phần nguyên là 8, phần thập phân › 56 là — 100 - Số 90,638 có cấu tạo gồm hai phần, phần nguyên là 90, phần thập phân 638 1000

Trang 34

Tra loi: Vi du 12,1 ; 17,8 ; 19,23

2.1.3 Bài: Hàng của số thập phân Đọc, viết số thập phân

2.1.3.1 Kiến thức cần hình thành

- Học sinh nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp) Nắm được quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau

- Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân 2.1.3.2 Hệ thống câu hỏi gợi mở

a ) Giới thiệu hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng Giáo viên treo bảng phụ : Sô thập | 3 7 5 , J4 0 6 phân Hàng Tram |Chuc | Don vi Phan | Phan Phan mười | trăm nghìn Câu hỏi 1: Nêu sô thập phân được viết trong bảng? Trả lời: Số thập đó là 375,406

Câu hỏi 2: Nêu các chữ số ở phần nguyên của số thập phân trên?

Trả lời: Phần nguyên của số thập phân gồm các chữ số 3; 7 và 5 Câu hỏi 3: Nêu các chữ số ở phần thập phân của số thập phân trên? Trả lời: Phần thập phân của số thập phân gồm các chữ số 4; 0 và 6

Câu hỏi 4: Dựa vào bảng trên, hãy nêu các hàng của phần nguyên?

Trả lời : Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng : đơn vị, chục, trăm Phần thập phân gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn Câu hỏi 4: Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau?

Trang 35

Câu hỏi 5: Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hang cao hon liền trước?

Trả lời: Mỗi đơn vị của một hàng bằng = đơn vị của hàng cao hơn liền trước b) Hướng dẫn học sinh tự nêu cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi

đọc số đó

* Trong số thập phân 375,406

Câu hỏi 6: Phần nguyên của số này gồm có những gì? Trả lời: Phần nguyên gồm 3 trăm, 7 chục và 5 dơn vị Câu hỏi 7: Phần thập phân của số này gồm có những gì?

Trả lời: Phần thập phân gồm 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn Câu hỏi 8: Hãy đọc số thập phân trên?

Trả lời: Ba trăm bảy lăm phẩy bốn trăm linh sáu * Trong số thập phân 0,1985

Câu hỏi 9: Phần nguyên của số này gồm những gì? Trả lời: Phần nguyên gồm có 0 đơn vị

Câu hỏi 10: Phần thập phân của số này gồm những gì?

Trả lời: Phần thập phân gồm có: 1 phần mười, 9 phần trăm, § phần nghìn, 5 phần chục nghìn

Câu hỏi 10: Đọc số thập phân trên?

Trả lời: Không phầy một nghìn chín trăm tám mươi lăm

Câu hỏi L1: Qua 2 ví dụ trên ,em hãy nêu cách đọc 36 thap phan?

Trả lời: muốn đọc số thập phân ta đọc từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, doc dau phay, sau đó đọc phần thập phân

Câu hỏi 12: Em hãy viết các số thập phân sau : - Ba tram bay lim phay bén trăm linh sáu

Trang 36

Trả lời: 375, 406 và 0,1985

Câu hỏi 13:Em hãy nêu cách viết các số thập phân?

Trả lời: muốn viết một số thập phân , ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân 2.1.4 Bài: Số thập phân bằng nhau

2.1.4.1 Kiến thức can hinh thành

Học sinh nhận biết được: khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân

hoặc bỏ bớt chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của

số thập phân không thay đổi

2.1.4.2 Hệ thống câu hỏi gợi mở a) Ví dụ:

Câu hỏi 1: 9dm bằng bao nhiêu cm? Tra loi: 9dm = 90cm

Câu hỏi 2: 9dm bằng mấy phần mười của mét?

(Giáo viên có thể hỏi câu hỏi phụ trước khi đặt ra câu hỏi 2: + 1m bang bao nhiéu dm?

Trang 37

Trả lời: 90cm = 9 m 100 Câu hỏi 6: Đổi =m ra số thập phân? Tra loi: 2° m = 0,90m 100 Câu hỏi 7: Vậy 90em viết dưới dạng số thap phan véi don vi là mét thì bằng bao nhiêu? Trả lời: 90cm = 0,90m Câu hỏi 8: Hãy so sánh 0,9m và 0,90m? vì sao? Trả lời: 0,9m = 0,90m Vì 0,9m = 9dm; 0,90m = 90cm Mà 9dm = 90cm Nên 0,9m =0,90m Câu hỏi 9: Biết 0,9m = 0.90m Hãy so sánh 0,9 và 0,902 Trả lời : 0,9 = 0,90

Câu hỏi 10: So sánh 0,9 và 0,90 khác nhau ở chỗ nào?

Trả lời: số 0,90 có thêm số 0 ở đẳng sau

Câu hỏi 11: Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân thì

được một số thập phân như thế nào?

Trả lời: Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân thì được

một số thập phân bằng số thập phân đã cho Câu hỏi 12: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ nhận xét trên?

Trả lời : ví dụ:

12,6 = 12,60 = 12,600 13,5 = 13,50 = 13,500

Trang 38

Trả lời: khi bỏ bớt chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì số đó không thay đổi

Câu hỏi 14: Mọi số tự nhiên có được coi là số thập phân không? Ví dụ?

Trả lời: Mọi số tự nhiên đều được coi là số thập phân với phần thập phân là các chữ 0 Ví dụ: 12 = 12,0 = 12,00 9 =9,0 = 9,00 2.1.5 Bài: So sánh hai số thập phân 2.1.5.1 Kiến thức cần hình thành

- Học sinh biết so sánh hai số thập phân với nhau

- Áp dụng so sánh 2 phân số thập phân đề sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn 2.1.5.2 Hệ thống câu hỏi gợi mở a) Vi du 1: So sánh 8,Im và 7,9m Câu hỏi 1: Đổi 8,1m và 7,9m ra dm? Trả lời: 8,lm = 8ldm; 7,9m = 79dm Cau hoi 2: Hay so sanh 81dm va 79dm? Tra loi: Ta c6 81dm >79dm Cau hoi 3: Tu do, hay so sanh 8,1m va 7,9m? Tra loi: 8,1m >7,9m Câu hỏi 4:Biét 8,1m >7,9m ,em hay so sanh 8,1 và 7,9? Tra loi: 8,1 >7,9

Câu hỏi 5: Hãy so sanh phan nguyén cua 8,1 va 7,92 Tra loi: phan nguyén 8 >7

Trang 39

Trả lời: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau,số thập nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn

b) Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 35,698m

Câu hỏi 7: Nhận xét về phần nguyên của hai số thập phân trên? Trả lời: Hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau (đều bằng 35)

Câu hỏi 8: Vậy để so sánh hai số thập phân trên ta phải so sánh phần nào? Trả lời: Ta phải so sánh phần thập phân của hai số đó

Câu hỏi 9: Nhận xét phần thập phân của 35,7m?

Trả lời: Phần thập phân của 35,7m là :

iạm = 7dm (=700mm)

Câu hỏi 10: Nhận xét phần thập phân của 35,698m?

Trang 40

Trả lời: Trong 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn

Câu hỏi 17: Nếu cả phần nguyên và hàng phần mười đều bằng nhau thì ta làm như thế nào?

Trả lời: ta so sánh tiếp đến hàng phần trăm, số nào có hàng phần trăm lớn hơn

thì lớn hơn

Câu hỏi 18: Vậy muốn so sánh hai số thập phân ta có các trường hợp nào? Nhắc lại cách so sánh trong từng trường hợp?

Trả lời : có hai trường hợp so sánh số thập phân - phần nguyên khác nhau

- phần nguyên bằng nhau

2.1.6 Bài: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

2.1.6.1 Kiến thức cần hình thành

Học sinh ôn lại được các kiến thức sau :

- Bang đơn vị đo độ dài

- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kể và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng

-_ Luyện tập viết số đo độ dài đưới dạng 36 thap phan theo cac don vi do

khac nhau

2.1.6.2 Hệ thống câu hỏi gợi mở

Ngày đăng: 31/10/2014, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w